Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 12 từ tiết 54 đến tiết 56
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:57 21/11/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 37,8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 18/11/2023 Giảng: 21+23/11/2023 Tiết 54,55,56 Văn bản: BẾP LỬA - Bằng Việt- A. Mục tiêu 1. Kiến thức * Nhận biết: Cảm nhận được những t/c, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, người cháu - và h/a người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. * Thông hiểu:Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của t/c. * Vận dụng: Phân tích giá trị nt của các h/a thơ tiêu biểu 2. Năng lực: - Năng lực xác định mục tiêu học tập. - NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe văn bản thơ hiện đại; cảm nhận cái hay của các chi tiết, hình ảnh thơ) - Năng lực thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản: về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc, bố cục, các chi tiết, hình ảnh.... - Năng lực hợp tác và làm việc nhóm. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa, về người bà và tình bà cháu. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng cho h/s tình cảm kính trọng và th¬ương yêu ông bà và lòng yêu quê h¬ương đất n¬ước. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm - Tình yêu quê hương, đất nước gia đình, - Lòng kính yêu bà. - Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU * Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm * Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Thời gian: 5 phút b) Mục tiêu: Gv giới thiệu bài mới c) Nội dung: - HS suy trả lời theo yêu cầu của GV. d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. e) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Chương trình lớp 7 chúng ta đã được học bài thơ nào về tình bà cháu? Đọc thuộc bài thơ? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc và câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển dẫn: Ở lớp 7 các em đã được học bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh một bài thơ viết về tình cảm bà cháu thật cảm động. Cũng cảm hứng này một nhà thơ trẻ - Bằng Việt nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm thiếu thời và gọi những ước mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của ông - khi đang còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu. -> chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2 THÀNH KIẾN THỨC MỚI (37’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM HĐ2.1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (10 phút) a. Mục tiêu: Học sinh nắm được thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm b. Nội dung: GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. c. Sản phẩm: -Nội dung HS trình bày trước lớp d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi : ? Hãy thuyết minh vài nét về nhà thơ Bằng Việt? ? Giới thiệu về tác phẩm và h/c ra đời của bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm - Phần chú thích tác giả SGK - Là nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. - Thơ BV trong trẻo mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ và nhất là trong nhà trường. - H/c sáng tác : 1963 khi tác giả đang là sinh viên học tại Liên Xô, mới bắt đầu đến với thơ. GV bổ sung: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc, thấm thía vừa quen thuộc với mọi người. Đó là những t/cảm và kỉ niệm của t/g trong thời thơ ấu. Tuy nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn tác giả và n/v trữ tình – người cháu trong bài thơ. Bởi vì khi s/tác b/thơ, nhà thơ đã tạo nên hình tượng cái “tôi” trữ tình để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nó không chỉ là tác giả mà còn mang ý nghĩa rộng hơn. Hoạt động 2.2 (30 phút) a. Mục tiêu: Đọc và phân tích, cảm thụ được nghệ thuật, nội dung bài thơ b. Nội dung: H đọc, hiểu tác phẩm. c. Sản phẩm: -Nội dung đáp án câu trả lời của HS trình bày trước lớp d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn đọc: T/cảm chậm rãi, lắng đọng, bồi hồi. GV đọc mẫu và y/c HS lắng nghe. ? HS đọc lại và nhận xét? ? Giải nghĩa từ “chiến khu”, “đinh ninh”? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Vậy n/vật trữ tình trong bài thơ là ai? N/v trữ tình: người cháu. ? Theo em mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của b/thơ này là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm - Cảm hứng chủ đạo: Là t/cảm bà cháu, là nỗi nhớ, là lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. * Mạch cảm xúc: - Bếp lửa → gợi kỉ niệm về bà → suy ngẫm về bà → gửi niềm mong nhớ với bà. - Hồi tư¬ởng quá khứ → hiện tại; kỷ niệm → suy ngẫm theo dòng hồi t¬ưởng. GV: Bthơ được mở ra với h/ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà 8 năm ròng, làm h/ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan vất vả và yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kn đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quí của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. ? Bố cục của VB có thể được sắp xếp ntn ? HS: - 3 phần: + P1: Khổ 1: (3 dòng đầu) là phần mở đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cxúc về bà. + P2: 5 khổ tiếp: Hồi tưởng những kn tuổi thơ sống bên bà và ha' bà gắn liền với ha' bếp lửa; Suy ngẫm về bà và cđ bà. + P3: Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng ko nguôi nhớ về bà. ? Trong ba câu thơ đầu hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những lời thơ nào? ? Trong kí ức của người cháu, h/ảnh nào hiện lên đầu tiên ? HS : H/ảnh bếp lửa. ? H/ảnh bếp lửa đư¬ợc hình dung trong trí nhớ của tác giả ntn ? HS: Đó là h/ảnh bếp lửa quen thuộc ở làng quê VN. - Đó là “một bếp lửa”: “chờn vờn”,“ấp iu”, “nồng đượm”. ? Biện pháp NT nào được t/g s/dụng ở 3 câu thơ trên? HS: - Điệp ngữ “một bếp lửa”. - Từ láy: “chờn vờn”, “ấp iu”. ? Từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi cho em những h/ảnh và cảm xúc gì ? HS: + “chờn vờn” trong sương sớm” → h/ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi gia đình “chờn vờn” – giúp hình dung làn sư¬ơng sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của ký ức theo thời gian. + “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của ngư¬ời nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. “ấp iu” là sự kết hợp 2 từ “ấp ủ” và “nâng niu”. ? Cách nói “biết mấy nắng mư¬a” hay ở chỗ nào ? Đó có là từ chỉ thời tiết bình thường không? HS: - “Biết mấy nắng mư¬a” : ẩn dụ – cuộc đời vất vả, lo toan của bà. - Đây không phải là sự tả thực bình thường. Cháu thương bà trước hết vì bà vất vả, khó nhọc. “Biết mấy nắng mưa” – không thể tính hết nỗi vất vả khó nhọc triền miên của bà. GV bình: Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” là h/ảnh thực, đó là 1 bếp lửa được đốt lên trong buổi sáng sớm tinh sương. Nó bập bùng, chập chờn, lung linh, huyền ảo trong sương. Đó là h/ảnh rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình VN. “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ trẻ, nó gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp. Từ h/ảnh “bếp lửa” mà liên tưởng tới người nhóm bếp, đến tình thương bà của t/g. ? Vậy qua p/tích trên đây em thấy hé mở về một tình bà cháu ntn ? HS : GV chốt và tiểu kết : I. Giới thiệu chung 1. Tác giả (Sinh năm 1941) - Nhà thơ tr¬ưởng thành trong k/c chống Mỹ. - Thơ Bằng Việt trong trẻo mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước tuổi trẻ. - Tác phẩm tiêu biểu: “Hương cây – Bếp lửa” (1968), “Những g¬¬ương mặt - Những khoảng trời”, “Đất sau m¬¬ưa”, “Cát sáng”, “Bếp lửa khoảng trời”. 2. Tác phẩm * H/c sáng tác : Bài thơ ra đời 1963 khi tác giả đang là sinh viên học tại Liên Xô, mới bắt đầu đến với thơ. - In trong tập “Hương cây – Bếp lửa”. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và hiểu chú thích a) Đọc b) Chú thích 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ : thơ trữ tình 8 tiếng(chữ). - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (Tự sự kết hợp với miêu tả và bình luận) - N/v trữ tình: người cháu. - Mạch cảm xúc: - Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích: 3.1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc * Hình ảnh bếp lửa: chờn vờn, ấp iu, nồng đượm - Từ ngữ gợi tả, ẩn dụ, điệp ngữ -> sống động, bình dị, thân thuộc, gợi nỗi nhớ thương bà chân thành, mãnh liệt. H/ảnh “bếp lửa” gần gũi giản dị, ấm áp gợi tình bà cháu và tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. TIẾT 2 Hoạt động 2.2.2: Dòng hồi tưởng của người cháu (45 phút) Nhiệm vụ 1 (10 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Đọc 5 khổ thơ tiếp? 1. Trong kí ức của người cháu, bếp lửa và người bà hiện lên trong những khoảng thời gian nào? 2. Những kỷ niệm tuổi thơ gắn với những sự kiện nào ? Cuộc sống ra sao ? Sự kiện nào h/ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả nhất ? Vì sao ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ, thảo luận, tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm 1- Từ thưở ấu thơ: “Lên bốn tuổi cháu đã ...mùi khói” - Qua tuổi niên thiếu: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. - Tuổi trưởng thành: “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ” 2 - Kỷ niệm thời thơ ấu hiện về từ rất xa (4 tuổi) những ám ảnh suốt cả đời đó là năm “đói mòn đói mỏi”. Tuổi thơ bên bà nhiều gian khổ nhọc nhằn có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945, bố đi đánh xe con ngựa gầy rạc. Những ấn tư¬ợng nhất là mùi khói bếp khói hun nhèm mắt cháu, khói cay khét vì củi ướt vì sư¬ơng lạnh. GV bình: Bằng Việt sinh năm 1941, năm lên 4 tuổi là năm 1945, cái năm mà nạn đói khủng khiếp đã xảy ra trên đất nước ta làm hơn 2 triệu người chết đói. Câu thơ gợi lên một kỉ niệm buồn của tuổi thơ, người thì “đói mòn đói mỏi”, ngựa thì “gầy khô rạc”. Bà cháu nhờ hơi ấm của bếp mà ấm lòng. Khói bếp nhà nghèo chẳng làm no lòng người nhưng lưu lại 1 kỉ niệm chua xót “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Mùi khói từ những năm đầu đời vẫn còn nguyên trong ký ức chẳng thể tiêu tan. Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại hay là nhớ thư¬ơng từ hiện tại làm sống dậy ngọn khói quá khứ? Nhiệm vụ 2 (25 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: *Hs đọc 11 câu thơ tiếp giọng tha thiết bồi hồi ? Sau h/ảnh chi tiết mùi khói, còn h/ảnh chi tiết nào gợi liên t¬ưởng của n/v trữ tình ở thời niên thiếu? ? Tiếng chim tu hú vang vọng trong trí nhớ giúp tác giả nhớ những gì về bà? Nó thể hiện tâm trạng gì của t/g? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm - Gợi nhớ: Cháu ở cùng bà; bà bảo cháu nghe; bà dạy cháu làm; bà chăm cháu học; bà nhóm bếp lửa. - Nhớ những kỷ niệm : h/cảnh chung của nhiều g/đình VN trong kháng chiến chống Pháp – cha mẹ đi công tác – cháu sống trong sự c¬ưu mang dạy dỗ của bà sớm phải tự lập lo toan. => Nhớ quê hương, nhớ bà da diết. GV bình : Nhà thơ nh¬ư tách ra khỏi hiện tại đắm chìm trong kỷ niệm suy t¬ưởng về bà, câu hỏi “bà còn nhớ không bà” → t/cảm chân thành tự nhiên cảm động. Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? - Tiếng chim tu hú tha thiết, khắc khoải từ cánh đồng xa gợi không gian mênh mông buồn vắng; Tiếng tu hú nhắc cảnh mùa màng sao trớ trêu trong những ngày đói kém, tiếng tu hú lạc lõng bơ vơ, côi cút như¬ khát khao đư¬ợc chở che ấp iu. Đứa cháu được sống trong sự chăm sóc ấm áp của bà đã chạnh lòng thương con tu hú bé bỏng thiệt thòi. Thương con tu hú bất hạnh bao nhiêu là biết ơn những ngày hạnh phúc được sống trong sự đùm bọc chăm chút của bà bấy nhiêu. Những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về bà đang quay lại thật chậm, thật rõ nét, có sức lay động và ám ảnh khôn nguôi. Nhiệm vụ 3 (10 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Hs đọc “Năm giặc đốt làng ... niềm tin dai dẳng”? ? Những “năm giặc đốt làng” gợi cho t/g nhớ về những kỉ niệm gì? ? Đoạn thơ dẫn trực tiếp lời bà dặn cháu nhằm mục đích gì? Qua đó em có cảm nhận gì về h/ảnh người bà trong k/chiến? ? Từ h/ảnh “bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn” đến cuối đoạn xuất hiện điệp ngữ “một ngọn lửa” chứa niềm tin dai dẳng” có dụng ý NT gì ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm - Nhớ những ngày cha mẹ đi công tác vắng, xa nhà, 2 bà cháu nương tự vào nhau. - Thể hiện p/chất cao quí của bà : bình tĩnh, vư-ợt mọi thử thách, bà mẹ VN yêu nư¬ớc, tần tảo, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa. Đó là h/ảnh tiêu biểu của người phụ nữ VN gián tiếp tham gia k/c bằng cách làm yên lòng những người ở tiền tuyến, nuôi cháu cho con đi k/c. Bếp lửa Bà Ngọn lửa - cụ thể - ấp iu - y/tố tượng trưng khái quát - gần gũi - nhen nhóm - sức sống - yếu tố vật chất - gìn giữ - tinh thần - “Bếp lửa” cụ thể, còn “ngọn lửa” trừu t¬ượng: ngọn lửa → là tấm lòng ấm áp tình yêu th¬ương con cháu, ngọn lửa niềm tin dai dẳng và bền chặt vào tương lai k/c →đó là ngọn lửa của lòng yêu th¬ương của niềm tin và sức sống bất diệt. GV bình: Từ h/ảnh “bếp lửa” quen thuộc, thân thương trong mỗi g/đ Việt, đến cuối đoạn thơ này đã được chuyển hóa thành h/ảnh “ngọn lửa”. Từ “bếp lửa” tả thực, cụ thể đã trở thành ngọn lửa tượng trưng khái quát. Bếp lửa gợi sự ấm áp của t/cảm gia đình, của tình bà cháu thì “ngọn lửa” là của trái tim, của niềm tin và sức sống con người. Nếu “bếp lửa” làm ấm lòng người thì “ngọn lửa” sẽ soi sáng đường cho ta đi. “Bếp lửa” phải qua bàn tay nhen nhóm của bà mới trở thành “ngọn lửa”. Ngọn lửa chính là niềm tin mãnh liệt vào cuộc k/c thắng lợi. TIẾT 3 Hoạt động 2.2.2: Dòng hồi tưởng của người cháu (tiếp) Nhiệm vụ 4 (17 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? HS đọc đoạn "Lận đận đời bà → bếp lửa" (khổ 6)? Gv: Đây là những kỉ niệm của t/g khi đã ở tuổi trưởng thành. ? Khi tác giả trưởng thành, những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà? ? Biện pháp NT nào được sử dụng ở trong khổ thơ này ? Tác dụng ? ? Điệp từ "nhóm" trong từng câu thơ có những ý nghĩa giống và khác nhau ntn ? Em hãy chỉ ra ? ? Vì sao tác giả lại viết "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa !"? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm 1.Nhóm: + niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. + nồi xôi gạo mới sẻ chung vui + những tâm tình tuổi nhỏ. 2. Điệp từ ‘nhóm’’bà không chỉ là người giữ bếp, nhóm bếp. Điệp từ diễn tả cảm xúc dạt dào, xoáy sâu vào tâm tư. Dường như tất cả mọi ngọt bùi, nồng đượm, niềm vui của tâm tình tuổi thơ đều được bàn tay bà nhóm lên. 3.* Giống : đều gắn với hành động nhóm bếp lửa. * Khác : + nhóm (1,2,3)→ nghĩa chính nhóm lên ngọn lửa để s¬ưởi ấm bà cháu, luộc khoai sắn. + nhóm (4) → nghĩa chuyển bà khơi dậy trong cháu những tâm tình, những niềm tin. Ngọn lửa ấy đã thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bư¬ớc ng¬ười cháu trên suốt chặng đ-ường dài. 4. “Kì lạ”là sức sống bền bỉ, dẻo dai, 1 ngọn lửa nhỏ nhoi vượt qua cái đói, bom đạn chiến tranh để trường tồn trước thời gian. Đó là biểu tượng của sức sống con người VN. - “Thiêng liêng”t/cảm bà cháu, tình thương của bà dành cho cháu như sức mạnh và niềm tin nâng bước cháu trên đường đời... ? H/ảnh bếp lửa đư¬ợc nhắc tới bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là ngư¬ời cháu nhớ đến bà, và ng¬ược lại khi nhớ về bà là nhớ ngay đến h/ảnh bếp lửa ? H/ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này ? HS: - Có tới 10 lần tg' nhắc tới bếp lửa và hiển diện cùng bếp lửa là ha' cung bà- ng pnvn muôn thủa với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yt. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những kh2 gian khổ đời bà. GV bình: Bởi vì “bếp lửa” là tình bà ấm nóng, là bàn tay bà chăm chút. “Bếp lửa” gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. Bà “nhóm bếp” chính là nhóm lên niềm vui sự sống, niềm yêu thư¬ơng chi chút dành cho con cháu và mọi ng¬ười. - H/ảnh bếp lửa thật kì diệu & thiêng liêng. Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu th¬ương, niềm tin mãnh liệt. ? Vậy qua toàn bộ phần phân tích trên đây em có cảm nhận gì về h/ảnh bếp lửa? Qua đó em thấy h/ảnh người bà như thế nào? HS: GV chốt và tiểu kết: Hoạt động 2.2.3: Nỗi nhớ bà khôn nguôi (8 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? HS đọc khổ thơ cuối? ? Cuộc sống hiện tại của người cháu là cuộc sống ntn? ? Nhưng những cái “có” đó vẫn chưa đủ để lòng cháu thanh thản, vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: *Dự kiến sản phẩm 1. C/sống hiện đại, đầy đủ và hạnh phúc: “có khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Khác hẳn với c/sống gian khó khi ở cùng bà suốt những năm tháng tuổi thơ. 2. “Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? người cháu không thể quên được ánh sáng và hơi ấm của bếp lửa của bà nơi quê hương. GV bình : Người cháu đang được sống trong c/sống hiện đại, đầy đủ nơi xa xôi nhưng chẳng lúc nào quên quá khứ, không bao giờ quên được h/ảnh bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp. H/ảnh trung tâm mở đầu, khơi nguồn mạch cảm xúc của bài thơ của dòng hồi tưởng đã khép lại bằng chính h/ảnh ấy. ? Vậy qua em thấy tình cảm của người cháu dành cho bà ntn ? HS : GV chốt và tiểu kết - Hướng dẫn tổng kết: 5 phút Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ?Tổng kêt nhưng nội dung và nghệ thuật của bài thơ? ? Những điều cần nhớ qua vb? ?Từ việc pt em hiểu gì về ý nghĩa triết lí thầm kín của bthơ? ? Tc' yt và biết ơn bà của tg' có ý nghĩa ntn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H Bước 4: Kết luận, nhận định: GV: Tình yt lòng biết ơn chính là một biểu hiện cụ thể của tình yt, sự gắn bó với gđ, qh và đó cũng là sự khởi đầu của ty con ng, ty đất nước. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Lòng kính yêu bà. - HS: Đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) a. Mục tiêu: HS làm một số bài tập thực hành đọc và cảm thụ bài thơ b. Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học để bài tập c. Sản phẩm: - Nội dung đáp án câu trả lời của HS trình bày trước lớp d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Đọc diễn cảm bài thơ. ? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về h/ảnh bếp lửa trong bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - 1+2 H đọc - HS viết (đã chuẩn bị ở nhà) Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của H - Đọc đoạn văn Bước 4: Kết luận, nhận định: * Tích hợp giáo dục đạo đức - Tình yêu quê hương, đất nước gia đình, 3.2. Dòng hồi tưởng của người cháu * Kỉ niệm năm lên bốn tuổi: * Kỉ niệm 8 năm ròng * Kỉ niêm năm giặc đốt làng * Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà Bếp lửa hiện diện nh¬ư tình bà ấm áp, là chỗ dựa tinh thần chở che đùm bọc cháu. Bà tần tảo nhẫn nại, giàu yêu thư¬ơng đầy đức hy sinh, và niềm tin vào c/sống. Tình bà như ngọn lửa thắp sáng, soi sáng và nâng bước cháu trong suốt cuộc đời. H/ảnh bếp lửa bình dị thân thuộc mà kỳ diệu thiêng liêng và h/ảnh bà chịu thương chịu khó là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người VN . 3.3. Nỗi nhớ bà khôn nguôi Dù c/sống ở nơi xa xôi có đầy đủ và hiện đại nhưng người cháu không lúc nào quên hình ảnh bà với sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh và tình bà ấm áp như ngọn lửa đã nuôi cháu trưởng thành. 4. Tổng kết 4.1. Nôị dung - H/ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - H/ảnh người bà và những kỉ niệm về tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - H/ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà. 4.2. Nghệ thuật - X/d h/ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa m/tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. 4.3. Ghi nhớ/SGK III. Luyện tập ? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về h/ảnh bếp lửa trong bài thơ? HOẠT ĐỘNG VÀ VẬN DỤNG (5’) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: - Nội dung đáp án câu trả lời của H d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Tình cảm của em với bà của mình? -Tìm đọc tập thơ Hương cây - Bếp lửa. - Những lời bình về bài thơ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: H. Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận: H trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc bài thơ và các nội dung kiến thức đã học. - Hoàn thiện các bài tập.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.