Danh mục
KHBD Ngu van 7 tuan 14,15
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:47 04/12/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 03/12/2023 Ngày dạy: 05/12/2023 Tiết 53 NÓI VÀ NGHE Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cách trình bày ý kiến, trao đổi về một vấn đề đời sống, biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - Tương thân, tương ái, sống giàu tình yêu thương. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu những hình ảnh mang tính biểu tượng của hoạt động thiện nguyện và phát vấn câu hỏi: Những biểu tượng trên gợi cho em suy nghĩ đến điều gì?, sau đó chiếu những hình ảnh hoạt động thiện nguyện của mọi người. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn vào bài học: Trong giờ học Viết, các em đã có dịp chia sẻ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình về một con người, sự việc. Chắc hẳn sự việc, con người mà em lựa chọn để viết đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người, để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Trong phần này, buổi học ngày hôm nay, các em sẽ thực hiện hoạt động trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Đây cũng là vấn đề mà xã hội quan tâm và có những quan niệm khác nhau. Chúng ta sẽ cùng vào bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Trước khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Chuẩn bị nội dung một bài nói em cần chuẩn bị những gì? Các bước chuẩn bị? + Dàn ý một bài nói gồm những phần nào? + Những hoạt động thiện nguyện tiêu biểu? + Đối tượng được giúp đỡ của các hoạt động thiện nguyện là ai? + Bản chất, vai trò của những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng? + Những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung - Viết ra giấy các ý chính của bài nói thành dạng dàn ý - Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, những từ ngữ then chốt, những từ ngữ quan trọng không thể bỏ qua. - Chuẩn bị những tranh ảnh, bài hát, đoạn phim có liên quan đến hoạt động thiện nguyện. 2. Luyện tập - Tập luyện một mình - Trình bày trước bạn bè, người thân - Chọn cách nói tự nhiên, gần gũi, rút kinh nghiệm sau những lần tập luyện - Quản lí thời gian nói để đảm bảo thời gian phù hợp - Cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói 2.2. Trình bày bài nói (20 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu đề bài: Ví dụ: “Trình bày ý kiến của em về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng” - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tiến hành tìm ý và lập dàn ý - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu - Chào hỏi, giới thiệu và gợi dẫn vào vào vấn đề cần trao đổi: hoạt động thiện nguyện - Ví dụ Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về một cách sống đẹp, sống cho đi và yêu thương những mảnh đời chưa đươc may mắn. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không?. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn có được cho mình sự đủ đầy, trọn vẹn. Có bao nhiêu người ngoài xã hội kia gặp những khó khăn, trắc trở, bất hạnh trong cuộc đời, dù đã nỗ lực, cố gắng vẫn khó có thể một mình vượt qua. Bởi vậy, vòng tay giúp đỡ, nhân ái của những tấm lòng từ bi, bác ái là điều rất được trân trọng, là những "tấm lòng vàng" với những hành động đầy nhân văn của họ. Hiện nay, khi mạng xã hội đang phát triển, việc từ thiện qua mạng được lan rộng và là một vấn đề đáng được quan tâm. 2. Nội dung chính - Trình bày mạch lạc, đầy đủ những vấn đề đã chuẩn bị với lí lẽ và bằng chứng thuyết phục… + Giới thiệu khái quát suy nghĩ của em về hđ thiện nguyện + Chỉ ra được những hoạt động thiện nguyện tiêu biểu + Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm đó - Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, cử chỉ, cảm xúc sao cho phù hợp… - Có thể sử dụng tranh ảnh, video hỗ trợ để bài nói hấp dẫn, sinh động, thu hút người nghe. 3. Kết luận - Phát biểu suy nghĩ của em, lời cảm ơn Ví dụ: Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. *Những lưu ý khi trình bày bài nói: 1. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, thống nhất ngôi kể 2. Kể theo dàn ý, đảm bảo thời gian quy định 3. Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt…) 4. Không sa vào việc liệt kê quá nhiều những hành động cụ thể 2.3. Sau khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: Học sinh biết trao đổi, nhận xét về nội dung của bài nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. SAU KHI NÓI Người nghe - Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành. - Có thể trao đổi về một số nội dung như: + Những điều khiến em xúc động hoặc có ấn tượng sâu sắc trong bài trình bày của bạn. + Sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...) với nội dung bài trình bày. + Một vài điểm có thể bổ sung để phần trình bày trở nên hoàn thiện hơn. Người nói Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc. + Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó là đúng và hợp lí HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (10 phút) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu: “Trình bày ý kiến của em về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng” - GV yêu cầu HS: chia 4 nhóm, tập nói trong thời gian 10 phút và cử 1 đại diện nhóm nên thực hiện bài nói. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Bài nói tham khảo Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về một cách sống đẹp, sống cho đi và yêu thương những mảnh đời chưa đươc may mắn. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không?. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn có được cho mình sự đủ đầy, trọn vẹn. Có bao nhiêu người ngoài xã hội kia gặp những khó khăn, trắc trở, bất hạnh trong cuộc đời, dù đã nỗ lực, cố gắng vẫn khó có thể một mình vượt qua. Bởi vậy, vòng tay giúp đỡ, nhân ái của những tấm lòng từ bi, bác ái là điều rất được trân trọng, là những "tấm lòng vàng" với những hành động đầy nhân văn của họ. Hiện nay, khi mạng xã hội đang phát triển, việc từ thiện qua mạng được lan rộng và là một vấn đề đáng được quan tâm. hết, những người sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn với đồng loại, họ đáng được ca ngợi bởi tấm lòng " tương thân tương ái" của mình. Lướt facebook một vòng, ta không khỏi gặp những hoàn cảnh thương tâm, trớ trêu của số phận được các nhà hảo tâm kêu gọi giúp đỡ. Đó là hình ảnh người phụ nữ tần tảo ngày đêm cũng không đủ sức nuôi hai đứa con thơ bị chất độc da cam, là hình ảnh em bé ung thư đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh, bố mẹ nghèo bán hết của cải cũng chẳng đủ để lộ chữa trị cho em. Là bao lời thiết tha cùng những câu thơ thấm đẫm lòng người của bao nhiêu tấm lòng tuyệt vời khi xót xa trước cảnh đau thương, khốn cùng của người dân miền Trung khi thiên tai hoành hành tàn ác. Dù cách này hay cách khác, bằng vật chất, tiền bạc, áo quần hay đơn giản chỉ bằng những nút chia sẻ đầy yêu thương, họ đã lan tỏa tình thương, là sứ mệnh tình nguyện của bản thân mình tới những tấm lòng vàng, để họ được chia sẻ, được yêu thương nhiều hơn, lấy động lòng trắc ẩn của mỗi người. Mạng xã hội giờ đây trở thành một công cụ hữu hiệu vô cùng, kết nối con người lại gần nhau hơn. Ta không khỏi xúc động trước sự quyên góp ủng hộ của cộng động, dù chỉ là dành một phần ăn sáng bé nhỏ hay một lý cà phê tối thôi dù dành ra vài chục nghìn hay vài trăm đồng để chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le ấy, đó là những nghĩa cử đầy nhân văn. Chúng ta đã từng không khỏi khâm phục trước những lời kêu gọi đầy tình người và hành động đầy thiết thực của MC Phan Anh hay ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi đồng nghiệp và người hâm mộ chung tay giúp đỡ người dân miền Trung. Là lời động viên và kêu gọi quyên góp giúp đỡ từ các đồng nghiệp cho một nữ diễn viên trẻ đang phải chống chọi từng ngày với căn bệnh hiểm nghèo lại phải đơn thân nuôi con nhỏ. Là những tiếng thơ, những lời văn, lời động viên đầy xúc động của công đồng mạng dành cho những số phận ngang trái đau thương. Nguồn giúp đỡ về vật chất và tinh thần lớn lao ấy mãi mãi sáng ngời trong lòng mỗi người. Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. * Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục tập luyện nởi nhà, quay video và nộp lại cho cô qua zalo - Soạn bài: Viết…. (tiếp) và củng cố, mở rộng, thực hành đọc. Ngày soạn: 03/12/2023 Ngày dạy: 05/12/2023 Tiết 54 VIẾT Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc (tiết 3) - Củng cố, mở rộng và thực hành đọc I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS viết được bài văn nêu cảm xúc, suy nghĩ về một con người hoặc sự việc để lại cho mình ấn tượng sâu sắc; đảm bảo bố cục và số lượng câu đúng quy định, đúng cấu trúc văn biểu cảm 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV dùng kĩ thuật LWLH ? Ở tiết trước, em đã biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày ? Tiết này, em muốn biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày - Gv chốt/kết luận/ dẫn dắt vào bài mới …. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (25 phút) a. Mục tiêu: -Nhận biết được các yêu cầu khi viết một bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc -HS nắm được các bước thực hành viết một bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? . Sau khi trả bài, hs nhận ra được những điểm mạnh cần phát huy và điểm hạn chế trong bài viết của mình; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1 GV: kiểm tra bài viết: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em. Đọc bài viết 2. Nhận xét ưu nhược điểm a. Ưu điểm b. Nhược điểm NHIỆM VỤ 2 - Yêu cầu HS: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hs đọc bài viết của hs - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi về ưu điểm và nhược điểm một số bài viết của hs - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs Thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV trình chiếu mẫu phiếu Stt Tiêu chí Đạt K/Đạt 1 Bài viết đã giới thiệu giới thiệu được người và sự việc mà em muốn bộc lộ tình cảm.. 2 Bài viết đã nêu được những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc để lại ấn tượng trong em. 3 Thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của em. 4 Đọc lại và chỉnh sửa bài viết (lỗi chính tả, diễn đạt). III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết Ví dụ: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em 2. Viết bài 3. Chỉnh sửa bài viết - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Bài tham khảo “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy. Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn. Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống. Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui. Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em. Hoạt động 3: Củng cố, mở rộng và thực hành đọc (15 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn: GV yêu cầu HS hoàn thiện PHT cá nhân Mùa xuân nho nhỏ Gò me Tình cảm, cảm xúc của tác giả Biện pháp tu từ nổi bật Hình ảnh đặc sắc Gợi ý đáp án Mùa xuân nho nhỏ Gò me Tình cảm, cảm xúc của tác giả - Cảm xúc tự hào, yêu mến, trân trọng và khao khát cống hiến của tác giả dành cho quê hương, đất nước. - Tình cảm gắn bó, yêu quý, tự hào của tác giả dành cho miền quê và những con người lao động nơi quê hương xứ sở. Biện pháp tu từ nổi bật - So sánh, liệt kê, điệp ngữ. - So sánh, liệt kê, điệp ngữ. Hình ảnh đặc sắc - Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,…) - Hình ảnh con người (người lao động, người cầm súng làm việc hăng say, con người khao khát được cống hiến) - Hình ảnh thiên nhiên đặc sắc, có hồn, tươi đẹp (con đê cát đỏ, vườn mía lao xao, ao làng trong vắt,…) - Hình ảnh con người khéo léo, cần cù, hăng say lao động (cô gái Gò Me) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Bài tập 2. GV hướng dẫn hs đọc văn bản thơ “ Chiều biên giới”. ----------------------------------------------------- Ngày soạn: 03/12/2023 Ngày dạy: 08/12/2023 (tiết 55,56) 12/12/2023 (tiết 57) BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN Môn : Ngữ văn, Lớp 7 Số tiết: 12 tiết Tiết 55,56,57 Văn bản 1: THÁNG GIÊNG MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT -Vũ Bằng- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết chủ đề của bài học - Trình bày được các khái niệm về tùy bút, tản văn… - Năm được thể thức văn bản tường trình và ngôn ngữ vùng miền của các dân tộc - Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” - Hiểu được nội dung chi tiết của văn bản - Nhận biết phân tích nội dung chi tiết quy luật tình cảm con người với mùa xuân - Nhận biết chất trữ tình, cái tôi của tác giả ngôn ngữ của tùy bút, hiểu được mùa xuân miền Bắc trong niềm thương nỗi nhớ trong lòng tác giả nhất là khoảng khắc trước rằm tháng giêng và sau rằm tháng giêng. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: Nhận biết chất trữ tình, cái tôi của tác giả ngôn ngữ của tùy bút, hiểu được mùa xuân miền Bắc trong niềm thương nỗi nhớ trong lòng tác giả nhất là khoảng khắc trước rằm tháng giêng và sau rằm tháng giêng. - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: Tìm điểm du lịch? GV đưa ra các hình ảnh, HS dựa vào những hình ảnh đó để đoán về những địa danh, địa điểm du lịch được nhắc đến. - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV dẫn dắt vào bài mới: Nhà văn Ra-xun Gam-da-tốp từng nói: “Tôi yêu cuộc đời, yêu hành tinh tôi ở. Yêu đến từng góc nhỏ khắp gần xa”. Và đúng như vậy, mỗi vùng miền có thể ví như một mảnh ghép làm nên bức tranh thế giới muôn màu. Mỗi mảnh ghép ấy có những vẻ đẹp riêng. Cho dù đó là nơi gần gũi hay xa lạ, hãy đón nhận nó bằng trái tim ấm áp và nụ cười thân thiện. Trong bài học này, những trang tùy bút, tản văn (kết hợp văn bản thông tin) sẽ mang đến cho em những cảm nhận thú vị về sắc màu cuộc sống trên quê hương, xứ xở và trên thế giới rộng lớn, bao la. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tri thức ngữ văn (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại kí, tùy bút, tản văn, văn bản tường trình, ngôn ngữ vùng miền b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau: + Tìm hiểu về thể loại kí, tản văn, tùy bút, ngôn ngữ vùng miền, văn bản tường trình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. *. TRI THỨC NGỮ VĂN 1. Kí - Không phải là loại hình văn học thuần nhất mà bao gồm nhiều thể loại. - Kí là sự kết hợp của tự sự, trữ tình, nghị luận cùng các thao tác tư duy khoa học. - Kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Ví dụ: Cây tre Việt Nam, Hang Én… 2. Tùy bút - Là một thể loại thuộc loại hình kí. - Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. - Tùy bút thiên về trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. - Bố cục: khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. - Không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. - Ngôn từ: giàu hình ảnh, giàu chất thơ - Ví dụ: Thương nhớ mười hai, Thăm thẳm bóng người… 3. Tản văn - Là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. - Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. - Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu. - Ngôn từ: gần gũi với đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự. 4. Văn bản tường trình - Là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng, có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết. - Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. 5. Ngôn ngữ vùng miền - Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. - Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. - Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân VD: - Từ nhút (Nghệ Tĩnh)  món ăn được muối từ sơ mít - Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt (Nam Bộ) - Cá quả, lợn (Bắc Bộ); cá tràu, heo (Trung Bộ); cá lóc, heo (Nam Bộ) Hoạt động 2.2: Tìm văn bản “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”. Hoạt động 2.2.1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: nối tiếp + Đọc giọng to, rõ ràng và truyền cảm. + Thể hiện rõ giọng điệu tha thiết, bồi hồi của tác giả - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về tác giả Vũ Bằng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nêu những thông tin về tác phẩm: xuất xứ, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích - Đọc nối tiếp nhau - Giọng đọc: chậm, nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Quê: Hà Nội - Là nhà văn, nhà báo. - Sở trường viết truyện ngắn, tùy bút, bút kí. - Tùy bút giàu chất trữ tình và chất thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Là bài đầu tiên của tập tùy bút Thương nhớ Mười Hai - Thể loại: Tùy bút - Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước bị chia cắt, Vũ Bằng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự. - Bố cục: + Phần 1 (từ đầu đến mê luyến mùa xuân): Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên. + Phần 2 (tiếp đến mở hội liên hoan): Cảnh sắc và không khí mùa xuân của thiên nhiên đất trời và lòng người. + Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc mùa xuân đất Bắc từ sau rằm tháng Giêng. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (90 phút) a. Mục tiêu: - Phân tích được tình cảm của con người với mùa xuân, cảnh sắc mùa xuân b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mùa xuân của thiên nhiên, đất trời a. Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (15 phút) Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội được hiện lên như thế nào? HS hoàn thành PHT Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội Không gian gia đình Đầu tháng Giêng Sau rằm tháng Giêng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức TIẾT 2 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ý b và Sức sống của con người và thiên nhiên (45 phút) II. Khám phá văn bản 1. Những ấn tượng về không gian Hà Nội – miền Bắc trong nỗi nhớ của tác giả a. Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội - Đầu tháng Giêng + Mưa riêu riêu + Gió lành lạnh + Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình. + Đất trời mang mang + Đường sá không còn lầy lội nữa + Cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. - Sau rằm tháng Giêng + Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại nức một mùi hương man mác + Mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nến trời đùng đục như màu pha lê mờ. + Bầu trời đã có những vệt xanh tươi, đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. + Nền trời trong có những làn sáng hồng... + Đêm xanh biêng biếc, có mưa dây, nhìn rõ từng cánh sếu bay. + Trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc b. Không gian gia đình Âm hưởng của Tết: Nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên. Sinh hoạt đời thường: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh.  Qua việc hồi tưởng về những điều có thực trong không gian Hà Nội vào mùa xuân mà mình đã từng trải nghiệm, tác giả đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, tình cảm gắn bó, mến yêu tha thiết với quê hương, gia đình. Đây cũng chính là một trong những nét đặc trưng của thể loại tùy bút. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào? Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến. Các chi tiết diễn tả sức sống của thiên nhiên và con người Cách diễn tả thế giới tâm hồn của nhà văn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Sức sống của con người và thiên nhiên a. Các chi tiết diễn tả sức sống của thiên nhiên và con người trong tiết trời mùa xuân - Các chi tiết diễn tả sức sống của con người trong tiết trời mùa xuân + nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống; nhựa sống ở trong người căng lên; tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn; “sống” lại và thèm khát yêu thương, thấy ai cũng muốn yêu thương; trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan; cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa;... + rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn; đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động; sông xanh, núi tím; máu cũng căng lên trong lộc của loại nai; mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ;... b. Cách diễn tả thế giới tâm hồn của nhà văn - Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu sắc gợi; nhưng so sánh dễ hình dung; cách nói mới lạ, thú vị... tác giả đã diễn tả những cảm giác vô hình, khó nắm bắt. - Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh, chất thơ, biểu hiện ở những hình ảnh giàu sức gợi. - Diễn đạt bằng từ ngữ thể hiện tình cảm như “tôi yêu”, “muốn yêu thương”, “thèm khát yêu thương”. TIẾT 3 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các phần 3,4,5 (30 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 3. Cách triển khai bài tùy bút - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về mùa xuân - Nêu chủ đề: “ai cũng chuộng mùa xuân” - Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng: Lí lẽ: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Dẫn chứng: là những “phỏng đoán” đầy tính chủ quan dưới dạng câu hỏi, đồng thời là câu trả lời cho các nhân vật tưởng tượng: em gái, chàng trai, thiếu phụ.  Chứng minh lời khẳng định trên bằng chính những trải nghiệm của mình về mùa xuân – “mùa xuân của tôi” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 4. Cái tôi của người viết trong tùy bút - Những sắc thái nghĩa khác nhau + Mùa xuân của tôi: Những kỉ niệm của ông với quê nhà + Mùa xuân thần thánh của tôi: Mùa xuân quê hương có ý nghĩa như thế nào với riêng người viết (đem đến những đổi thay kì diệu) + Mùa xuân của Hà Nội thân yêu Sự gắn bó sâu nặng của tác giả - người con xa quê – với quê nhà.  Hình bóng cái tôi tác giả được thể hiện khá rõ trong bài tùy bút. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó của lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 5. Lời văn của bài tùy bút - Lời văn của bài tùy bút như lời trò chuyện tâm tình + Ơi ơi người em ái xõa tóc bên cửa sổ! + Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. + Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.  Những câu văn như lời nói thường, như là nhà văn đang trò chuyện với ai đó, đồng thời như lời hô gọi làm cho người đọc ấn tượng. Khoảng cách giữa người viết và người đọc sẽ bị rút ngắn. Hướng dẫn HS tổng kết (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê - Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh - Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ 2. Nội dung - Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh sắc và không khí mùa xuân. * Yêu cầu: - Hình thức: đoạn văn dung lượng khoảng 5 đến 7 câu. - Nội dung: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc và không khí mùa xuân. + Khi nhắc đến mùa xuân, điều gì hiện lên đầu tiên trong tâm trí em? + Khi hình dung lại rõ hơn về điều đó, em có cảm giác gì? + Em hãy tìm những hình ảnh cụ thể để diễn tả những cảm giác đó. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Hãy vẽ một bức tranh về chủ đề mùa xuân - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.