Danh mục
KHBD Văn 9 tuần 9 tiết 41,44
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:12 01/11/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 39,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn : 29/10/2023 Ngày dạy: 31/10/2023 Tiết 41 Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn): + Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta. + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. + Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Năng lực: - Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại - Nhận biết và phân tích chi tiết, hìnhảnh nghệ thuật…trong bài thơ - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được tác phẩm thơ hiệnđạicó cùng chủ đề và đề tài - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình -Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí + Máy chiếu, máy tính xách tay, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: kĩ thuật KWLH ? Ở tiết 1 em đã biết được gì về Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”? - HS... ? Tiết học này em muốn biết thêm những điều gì về bài thơ? - HS... * Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời * Báo cáo kết quả: HS nhận xét về phần trả lời Dự kiến câu trả lời : * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài tiết 2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (34 phút) (tiếp) Hs đọc thơ (từ đầu -> “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày -> ra lính ? Lời thơ nào tái hiện những tâm sự của người lính về hoàn cảnh riêng của mình? Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính ? Hình ảnh “ gian nhà không mặc kệ gió lung lay” gợi trong em điều gì? - “ gian nhà không” : Gian nhà thiếu thốn, khó khăn, xiêu vẹo - “gian nhà không”-> Vừa diễn tả cái nghèo về vật chất, đồng thời diễn tả sự thiếu vắng các anh- người trụ cột trong gia đình ? Qua đây em hiểu đc hoàn cảnh của những người lính ntn? ? Còn ý chí của các anh ra sao? Từ “mặc kệ” mang ý nghĩa gì? - Từ “ mặc kệ” : thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm ra đi bảo vệ Tổ quốc (bất chấp tất cả, mang chút gì đó bất cần) 2/ Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”? - Hình ảnh thơ chọn lọc: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” -> là hình ảnh quen thuộc, gắn bó như máu thịt với người nông dân. - Biện pháp nhân hóa: “ giếng nước gốc đa” là những vật vô tri vô giác cũng có t/cảm, cảm xúc, biết nhớ người ra trận - Hoán dụ: “ giếng nước gốc đa” -> còn chỉ quê hương, hậu phương, những người thân, người mẹ, người chị, người em nơi quê nhà đang hướng theo bước chân người ra trận ? Em hiểu gì về tâm tư nỗi lòng của những người lính? ? Hãy hình dung khi tâm sự với nhau về cảnh ngộ riêng, trong họ nảy sinh tình cảm gì? -> Từ tâm sự, họ thấu hiểu, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau, tình đồng chí càng thêm gắn bó keo sơn, quyết tâm vì thế cũng càng cao. Như vậy tình đồng chí có sức mạnh như thế nào khi họ thấu hiểu tâm sự về hoàn cảnh riêng? Gv: Các anh đều là những người nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, lũy tre làng. Tình cảm với gia đình vô cùng sâu đậm song vượt lên tất cả là tình cảm với quê hương, đất nước. Họ phải dứt áo ra đi, bỏ lại sau lưng bao kỉ niệm ngọt ngào, thân thương. Tạm gác những tình cảm riêng tư như tình bạn, tình yêu, gia đình, người thân…để thực hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng. ?Thấu hiểu cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh nỗi lòng của nhau chính là một biểu hiện của tình đồng chí và biểu hiện tiếp theo là cùng nhau trải qua chịu đựng những thiếu thốn tột cùng trong cuộc sống của người lính đọc những câu thơ nói về biểu hiện này? Đọc đoạn thơ (từ “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh -> tay nắm lấy bàn tay”) ? Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời quân ngũ của người lính? - Chi tiết: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày ? em hiểu từ “biết” trong câu thơ “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh” có nghĩa là gì? - Gợi sự hiểu nhau, chia sẻ và cùng cảm nhận hiện thực cuộc sống ? Đó là những hiện thực nào? - ớn lạnh, run người-> sốt rét, bệnh tật ? Phân tích từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật được sử dụng trong6 câu thơ?Tác dụng? - Sử dụng bút pháp tả thực-> tái hiện sự khắc nghiệt của những cơn sốt rét rừng đang tàn phá cơ thể của người lính - Thủ pháp liệt kê “ áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày”-> để miêu tả một cách cụ thể và chính xác những thiếu thốn của những người lính - Bút pháp miêu tả chân thực-> nhà thơ đã vẽ lên bức tranh hiện thực, sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc GV: Các em ạ, trong hoàn cảnh chiến khu, bệnh sốt rét là căn bệnh phổ biến nhất. Đó là những cơn sốt rét rừng ác tính diễn ra trường xuyên trong các cuộc hành quân. Hai câu thơ đã cho chúng ta biết triệu chứng của bệnh sốt rét. Người nhiễm bệnh lúc đầu thường thấy ớn lạnh sau đó rét run cầm cập. Sốt đến “vầng trán ướt mồ hôi” nhưng thực chất bên trong cơ thể lại rất lạnh. Sau đó sẽ kéo theo vàng da, viêm gan B, viêm lá nách...Nhà thơ Quang Dũng trong “ Tây Tiến” cũng nhắc đén căn bệnh quái ác này “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng” Trong bài thơ “Cá nước” nhà thơ Tố Hữu cũng viết về những người lính bị căn sốt rét hoành hành: Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế ? Như vậy, qua những câu thơ em vừa phân tích, em thấy biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện như thế nào? ? Các anh vượt qua khó khăn gian khổ bằng cách nào?Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh thơ'' thương nhau tay nắm lấy bàn tay''? - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay hình ảnh cụ thể chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng gợi sự đoàn kết gắn bó yêu thương. Cái nắm lấy tay ấy: + Thể hiện sự cảm thông chân thành. + Sự sẻ chia lặng lẽ, sâu lắng. + Lời thề quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. ? Qua h.ảnh thơ "Miệng cười ...'', em biết thêm nét đẹp nào của các anh ? - Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan coi thường gian khổ ?Qua phân tích chỉ ra những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội? - Sát cánh bên nhau bất chấp mọi khó khăn gian khổ thiếu thốn Gv: đôi bàn tay là sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế hơn mọi ngôn ngữ. Bàn tay nói hộ tất cả những gì muốn nói. Các anh truyền hơi ấm đôi bàn tay cho nhau để sẻ chia, động viên và cũng là sức mạnh vuwotj qua thử thách và làm nên chiến thắng. Nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng từng viết: Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói, bàn tay đã nói I. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: 2. Tác phẩm II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc - hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục 3. Phân tích: 3.1. Cơ sở của tình đồng chí: 3.2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí a. Biểu hiện của tình đồng chí + Ruộng nương ...gửi bạn thân cày + Gian nhà không mặc kệ gió lung lay * Hoàn cảnh: Ra đi từ những gia đình khó khăn, vất vả, neo người, rất cần có bàn tay trai tráng thu vén, chèo chống. * Ý chí: Quyết tâm bỏ lại tất cả gia đình, quê hương, những gì gắn bó, thân thuộc nhất để ra đi bảo vệ Tổ quốc. - Hình ảnh thơ chọn lọc: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” - Biện pháp nhân hóa + hoán dụ: “ giếng nước gốc đa” * Tâm tư, nỗi lòng: Quyết tâm là thế, bất cần là thế nhưng các anh vẫn tha thiết nỗi nhớ quê hương, hậu phương => Tình đồng chí giúp người lính sẻ chia, thấu hiểu hoàn cảnh, ý chí, tâm tư, nỗi lòng của nhau. Cùng nhau vượt lên hoàn cảnh để gắn bó trọn vẹn với cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước. b. Sức mạnh của tình đồng chí - Cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng hành hạ + Hình ảnh thơ cụ thể chân thực, mộc mạc, giản dị. + Cấu trúc câu thơ song hành đối xứng: áo anh - quần tôi, rách vai - vài mảnh vá”) - Thủ pháp liệt kê: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày” - Trang phục phong phanh, thiếu thốn giữa mùa đông lạnh giá. -> Đồng cam cộng khổ, cùng nhau chịu đựng cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường - Tay nắm lấy bàn tay: + Sưởi ấm cho nhau, để vượt qua cái giá lạnh của mùa đông + Tiếp thêm cho nhau sức mạnh, ý chí, nghị lực, niềm tin để chiến đấu và chiến thắng + Thắm nghĩa tình đồng đội => Tình đồng chí tiếp thêm cho nhau sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng. Tình đồng đội gắn bó thắm thiết keo sơn, cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, người thân, sẻ chia mọi buồn vui, tâm tư nguyện vọng, mọi gian lao, thiếu thốn, tiếp thêm cho nhau sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. GV gọi Học sinh đọc 3 câu cuối ? Ba câu thơ cuối có nội dung là gì? HS khuyết tật ? Trong ba câu thơ cuối người lính hiện lên trong hoàn cảnh như thế nào?Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ấy? + Gợi thời gian: đêm + Không gian: rừng hoang + Thời tiết: Mùa đông có sương muối ? Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, những người lính xuất hiện trong tư thế ntn? - Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới + Hình ảnh “ đứng cạnh bên nhau” -> cho thấy tinh thần đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau tron mọi hoàn cảnh + Hình ảnh “chờ giặc tới” -> cho thấy tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu của người lính ? Điều gì giúp họ vượt qua được hoàn cảnh ấy? Gv: Và trong tư thế chờ giặc ấy họ vẫn nhận ra “ Đầu súng trăng treo” Đó là một đêm trăng trên chiến khu. Một tứ thơ đẹp, bất ngờ xuất hiện: Trăng Việt Bắc GV chiếu bức tranh ? Bức tranh trong SGK minh hoạ cho nội dung nào? Tại sao em lại xác định như vậy? - Bức tranh minh hoạ cho 3 câu thơ cuối bài vì nó có đủ 3 hình ảnh trong bài là: Đôi bạn lính, cây súng người lính khoác trên vai và vầng trăng lung linh sáng trên đầu giữa nơi “rừng hoang sương muối”. GV: Như vậy, chúng ta thấy trong bức tranh ấy có 3 hình ảnh đã gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng ? Cảm nhận của em về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” - Nghĩa thực: Trong đêm phục kích, mh]ngx người lính đứng bên nhau, mũi súng hướng lên trời cao, trong một khoảnh khắc nào đó, từ một góc độ nào đó, mũi súng như chạm vào vầng trăng và có cảm giác trăng đang treo nơi đầu súng. - Nghĩa biểu tượng: + “súng” và “trăng” là: gần và xa, hiện thực và lãng mạn, nhiệm vụ và lí tưởng, chiến tranh và hòa bình, Chiến sĩ và thi sĩ ? Qua đó cho ta giúp ta hiểu được điều gì trong tâm hồn người lính? Gv: Thông thường người chiến sĩ ra trận thì có: “ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan”. Song ở đây, giữa núi rừng chiến khu, người lính đang phục kích giặc trong đêm đông có ánh trăng tỏa trong màn sương huyền ảo. Về khuya , trăng như xà xuống, treo lơ lửng trên không như đang ở rất gần. Gần đến nỗi các anh có cảm giác như vầng trăng đang ở trên đầu mũi súng. Như vậy thiên nhiên là người bạn đồng hành không thể thiếu và càng không thể thiếu với những người lính : Ngược đường xa anh bước Trăng non ló đỉnh rừng Bởi thiên nhiên chính là một trong những người bạn thân thiết đem lại cho họ vẻ đẹp lạc quan, lãng mạn trong chiến đấu, và họ chiến đấu cũng vì trăng, để bảo vệ vầng trăng hòa bình. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ kháng chiến, vì vậy tg đã lấy hình ảnh đó đặt tên cho tập thơ- đóa hoa đầu mùa của mình 3. Vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí, đồng đội - Ba câu thơ tái hiện lại 1 đêm phục kích của những người lính - Hoàn cảnh: một đêm mùa đông, nơi rừng hoang sương muối lạnh giá => Hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt - Tư thế: Chủ động, hiên ngang => Tình đồng chí, đồng đội đã giúp các anh vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết để giữ cho mình tư thế hiên ngang - Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng - Vẻ đẹp trong lí tưởng của người lính: Các anh đang chiến đấu để bảo vệ vầng trăng, bảo vệ hòa bình, bảo vệ sự sống bình yên trên mảnh đất này - Vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính: Chất hiện thực hòa trong chất lãng mạn, chất chiến sĩ hòa trong chất thi sĩ Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết với nhau trên nền cảnh rừng đêm giá rét là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ; về tình đồng chí - đồng đội giàu chất hiện thực và lãng mạn. HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút: * GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? - 1 HS đọc ghi nhớ: HS khuyết tật 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thể thơ tự do, phù hợp mạch cảm xúc - Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, thủ thỉ, tâm tình. - Hình ảnh thơ vừa thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc : nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ 4.2. Nội dung Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 4.3. Ghi nhớ: SGK 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV gọi HS đọc yêu cầu của đề bài ? Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa ánh và tôi. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy ? Hoạt động cá nhân vào vở. - HS thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát - Gọi đại diện HS trình bày sản phẩm - Các HS còn lại lắng nghe nhận xét - GV nhận xét- chốt kiến thức chống Pháp, những người lính cùng nhau san sẻ ? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp người lính và tình đồng chí trong bài thơ. Hoạt động cặp đôi. - HS thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát - Gọi đại diện HS trình bày sản phẩm - Các HS còn lại lắng nghe nhận xét - GV nhận xét- chốt kiến thức GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! (Theo Chính Hữu, Đồng chí, trong Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 128) 1. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào ? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào ? 2. Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào ? Thuộc bài thơ nào ? Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ đó có điểm gì giống nhau, khác nhau ? 3. Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh? Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. Bài 1: - Những cụm từ “quê hương anh” và “làng tôi” đứng sóng đôi với nhau ở hai đầu câu thơ ….dù ở những miền quê khác nhau nhưng đều chung nguồn gốc xuất thân là nông dân nghèo - Với một loạt câu thơ có hình ảnh sóng đôi: “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá đã nói lên sự gian khó trong thời kì kháng chiến Bài 2: Bài tham khảo 1. Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là hai, phải chép lại là đôi : Anh với tôi đôi người xa lạ. - Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ : Hai là từ chỉ số lượng còn đôi là danh từ chỉ đơn vị. Từ hai chỉ sư riêng biệt, từ đôi chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ dã có cơ sở của sự thân quen ? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ. 2. Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Du có từ tri kỉ : Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ + Từ tri kỉ trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. + Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác : ở câu thơ của Chính Hữu, tri kỉ chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, tri kỉ lại chỉ tình bạn giữa trăng với người. 3. Tác dụng: – Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ… - Về nội dung: Giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: biểu hiện sự cô đặc, dồn thụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả…) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (1 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Câu thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…(HS thực hiện ở nhà) * Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS nộp bài vào đầu giờ sau * Đoạn văn tham khảo: Bài thơ ” Đồng chí” của Chính Hữu ca ngợi tình cảm cao đẹp của những người lính anh bộ đội cụ Hồ trong đó tính hàm xúc của bài thơ được đặc biệt thể hiện ở dòng thơ thứ 7 trong bài thơ ” Đồng chí”, dòng thơ chỉ có một từ kết hợp với dấu chấm than, đứng riêng thành một dòng thơ và có ý nghĩa biểu cảm lớn, nhấn mạnh tình cảm mới mẻ thiêng liêng – tình đồng chí. Đây là tình cảm kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, có nghĩa được bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời là sự gắn kết của bài thơ, nó là bản lề khẳng định khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí của sáu câu thơ trước, còn với những câu thơ phía sau là sự mở rộng, sự triển khai biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên dòng thơ thứ 7 đã được lấy làm nhan đề cho bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. * Kết luận, đánh giá. * Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài thơ, pt 3 câu cuối của bài - Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính: + Tìm hiểu tg’ tp’, bố cục, ptbđ + Trả lời các câu hỏi sgk chú ý những ND: . H/ả những chiếc xe không kính ?Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với ta hình ảnh gì? ? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? ? Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo ở chỗ nào? ? Bom đạn và chiến tranh làm cho những chiếc xe biến dạng ntn? ------------------------------ Ngày soạn : 29/10/2023 Ngày dạy: 31/10/2023 Tiết 44 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Phạm Tiến Duật) A- Mục tiêu cần đạt 1- Về kiến thức (bao gồm cả HSKT) - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm ; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2- Về năng lực - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. - Phát hiện và phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. - Vận dụng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề gợi ra từ bài thơ. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3- Về phẩm chất - Yêu quý, trân trọng tình cảm cao đẹp và lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ. - Tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha anh; có trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. * Tích hợp GDQPAN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội trong chiến tranh. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b- Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c- Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d- Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Đoạn phim tư liệu đã tái hiện được hiện thực nào? - Chiếu đoạn phim tư liệu về những năm tháng chống Mĩ ở Trường Sơn . B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: - dg: tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: Các em vừa được sống trong những giây phút hào hùng trên con đường Trường Sơn lịch sử - con đường của biết bao gian lao và biết bao kì tích. Góp phần làm nên huyền thoại của Trường Sơn không chỉ là những công binh, nữ thanh niên xung phong, mà còn là người lính lái xe không kính. Có thể nói, hình ảnh đoàn xe không kính băng băng trên trận tuyến là hình ảnh thần thoại của thế kỉ XX. Và hình ảnh chiếc xe không kính ấy càng trở nên độc đáo, sinh động hơn trong những vần thơ sôi nổi, trẻ trung của Phạm Tiến Duật. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông để thêm hiểu hơn về cội nguồn làm nên những kì tích của Trường Sơn, cũng như của dân tộc Việt Nam. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (37 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm( đề tài, thể thơ, bố cục, nhân vật trữ tình,..). Hiểu được hiện thực cuộc KC chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại. b. Nội dung: Tác giả, tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập cá nhân. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: 10 phút B1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Dựa vào SHD, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 1’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: 1/ Văn bản viết năm bao nhiêu, về đề tài gì? 2/ Nêu xuất xứ VB? Hoạt động 2: 27 phút - HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc, tìm hiểu chú thích: Giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng. Đoạn cuối giọng chân tình, chậm, êm, sôi nổi, 1 chút ngang tàng 2 hs đọc => Gv đọc mẫu 1 đoạn và g.thích 1 số từ khó B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1/ Vb được viết theo thể thơ nào? 2/ Phương thức biểu đạt chính của Vb? 3/ Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai? 4/ Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? (gợi ý:Nếu bỏ từ hai chữ “bài thơ”ý nghĩa nhan đề có gì thay đổi không?) 5/ Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là hình ảnh nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân, cặp đôi B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: - GV tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: Đó cũng là thời kì thế hệ trẻ Việt Nam sôi nổi, đầy nhiệt huyết: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai. Bài thơ cũng chính là những trải nghiệm của tác giả nơi tuyến đường máu lửa Trường Sơn). (6,7): Lời tâm sự của Phạm Tiến Duật: Tôi phải thêm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. (Phạm Tiến Duật) B1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tìm những hình ảnh thơ nói về những chiếc xe không kính - GV chiếu 2 câu thơ đầu và 2 câu cuối: Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Và: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. 1/ Hai câu thơ đầu có nhiệm vụ gì? 2/ Hình ảnh " bom giật", " bom rung" gợi tả được điều gì? - Hình ảnh "bom giật bom rung”: gợi tả tính chất khốc liệt của chiến tranh làm những chiếc kính xe bị vỡ. ? Chỉ ra nghệ thuật trong những câu thơ đó? tác dụng? 3/ Em có nhận xét gì về dung lượng, giọng điệu thơ ở hai câu thơ đầu? 4/ Hai câu thơ đầu cho em biết điều gì? 5/ Khổ thơ cuối hình ảnh những chiếc xe vận tải quân sự được miêu tả ntn? 6/ Nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ này là gì? tác dụng? Nhân lên, làm chồng chất những mất mát khốc liệt mà quân thù gieo xuống.Cho thấy chiến tranh càng vào sâu càng ác liệt xe bị tàn phá nặng nề. 7/ Em có nhận xét gì về hình ảnh những chiếc xe không kính mà tác giả đưa vào thơ? Mục đích của tác giả khi miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính mang ý nghĩa gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: + HĐ cá nhân 2’; B3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo. + HS khác nhận xét bổ sung. B4: Kết luận, nhận định: Gv: Những chiếc xe không kính hể hiện sự gắn bó, am hiểu của t/g về cuộc sống chiến trường I- Giới thiệu chung 1- Tác giả - Phạm Tiến Duật sinh năm (1941 – 2007), quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - Vị trí: Là nhà thơ trẻ, trưởng thành trong K/C chống Mĩ, chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. - Đề tài: Thơ của ông tập trung viết về h/a htees hệ trẻ trong cuộc k/c chống Mĩ qua các hình tượng người lính, cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - Phong cách: thơ của ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch. - Tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa” (1970), “Thơ một chặng đường” (1971), “ Ở hai đầu núi” (1981), “ Nhóm lửa” ( 1996), “ Tiếng bom và tiếng chuông chùa” ( Trường ca – 1997) 2- Tác phẩm * Đề tài: người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ * Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, giữa lúc cuộc KC chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, in trong tập Vầng trăng - quầng lửa”( 1970), ” Thơ một chặng đường” ( 1994). II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: thơ tự do - PTBĐ: Biểu cảm - Nhân vật trữ tình: Ta – tác giả - người lính lái xe. - Nhan đề bài thơ. +Nhan đề dài như thừa hai chữ bài thơ thu hút người đọc ở sự mới lạ độc đáo. + Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không có kính + Tác giả lại thêm 2 chữ "bài thơ":còn muốn khai thác chất thơ của hiện thực khốc liệt ấy. - Những chiếc xe không kính, người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. 3- Phân tích 3.1- Hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn * Lí giải vì sao xe không có kính: - Điệp ngữ “không có” mang ý nghĩa phủ định, “bom” kết hợp các động từ mạnh giật, rung - Câu thơ dài, giọng thơ tự nhiên, như lời nói thường => Hai câu đầu tái hiện hình ảnh những chiếc xe Trương Sơn: Đó là những chiếc xe không kính; đồng thời giải thích nguyên nhân xe không kính là do bom đạn của kẻ thù( Do chiến tranh đã làm chiếc xe biến dạng) * Hình ảnh những chiếc xe quân sự: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. - Nghệ thuật : + điệp ngữ phủ định: “không có” nhắc lại ba lần + liệt kê các hình ảnh: kính, đèn, mui, thùng => Nhấn mạnh, làm nổi bật h/a những chiếc xe: Đó là những chiếc xe cũ kĩ, tồi tàn, mang trên mình đầy thương tích. Những chiếc xe không kính là hình ảnh hiện thực trần trụi mang dấu ấn tàn phá khốc liệt của chiến tranh, thể hiện đk sống và chiến đấu vô cùng khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm của người c/s lái xe, góp phần khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. * Hướng dẫn về nhà (3 phút) - Ôn tập theo những kiến thức đã ôn giờ sau Kiểm tra giữa kì. - Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ? Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lái xe ntn? Hãy phân tích? ? Trên đường hành quân, người lính lái xe sinh hoạt ntn? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? ? Em hiểu gì qua câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”? ? Hình ảnh chiếc xe không kính ở cuối bài thơ có gì đặc biệt? Hãy phân tích? ? Hãy nhận xét về những người chiến sĩ lái xe thể hiện qua bài thơ? . Những nghệ thuật tiêu biểu…

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.