
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM

Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/8/23 9:58 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/12 /2023 Ngày giảng: 09/12/2023 Tiết 14 ÔN TẬP: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố về bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu. 2. Năng lực: - Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại - Nhận biết và phân tích chi tiết, hình ảnh nghệ thuật…trong bài thơ - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được tác phẩm thơ hiện đại có cùng chủ đề và đề tài - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn 3. Phẩm chất: -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình - Nhân ái: yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính xách tay, - Học liệu: Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động mở đầu * Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video về Chiến dịch Thu đông 1947 c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video về Chiến dịch Thu đông 1947. ? Em có suy nghĩ gì sau khi xem video trên ? ? Các video gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào về đề tài người lính đã học ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Giới thiệu tình đồng chí đồng đội B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15 phút a) Mục tiêu: Ôn, củng cố những nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung – nghệ thuật 2 bài thơ. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp 3 nhóm: yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm, mỗi nhóm 1 câu: GV đặt câu hỏi: ? Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu? ? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao? ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người lính cách mạng trong những ngày đầu của kháng chiến chống Pháp? ? Vẻ đẹp đó được làm rõ bởi những yếu tố nghệ thuật nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: trình bày theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, HS tự ghi tóm tắt vào vở. I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê Hà Tĩnh. - Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Tác phẩm tiêu biểu: “Đầu súng trăng treo” (1966), “Thơ Chính Hữu” (1997), “Tuyển tập thơ Chính Hữu” (1998). b. Tác phẩm + Bài thơ ra đời năm 1948. Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình. 2. Nội dung, nghệ thuật a. Nội dung- Ý nghĩa: *ND: Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp-> Sức mạnh của tình đồng chí. * Ý nghĩa: + Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. b. Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. + Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 20 phút a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 2 nhóm, giao mỗi nhóm 1 bài tập - HS suy nghĩ làm cá nhân theo nhóm trong 7 phút - 1 số HS trình bày đáp án -> HS nhận xét chữa - GV nhận xét, kết luận Bài tập 1: Cho câu thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua” (“Đồng chí” - Chính Hữu) Câu 1. Chép 6 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ. Câu 3. Hãy chỉ ra một từ chép sai trong câu thơ sau: “Anh với tôi hai người xa lạ”. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. (Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9) Câu 1: Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí, có bạn học sinh viết: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ’. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên. Câu 2: Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. Câu 3: Về câu thơ cuối cùa bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đâu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). Dự kiến SP Bài 1. 1. Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! 2. Thành ngữ: “Nước mặn đồng chua” - Ý nghĩa: + Nghĩa thực: Chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn, là những vùng đất xấu, khó trồng trọt. + Nghĩa trong đoạn thơ: Chỉ vùng quê nghèo. 3.Từ chép sai đó là "hai“. (từ đúng: ''đôi'‘) - Giá trị biểu cảm của câu thay đổi: + “hai” : là số từ chỉ số lượng đơn thuần, chỉ hai cá thể riêng biệt. + “đôi”: là danh từ chỉ đơn vị vừa có ý nghĩa chỉ số lượng, vừa mang giá trị biểu cảm chỉ sự gắn kết không thể tách rời của những người lính nên nếu dùng từ ''hai'' thay thế thì câu thơ mất nhiều giá trị. Bài 2 Câu 1: Sửa lại xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích tư tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp”. Câu 2: Tác phẩm có cùng năm sáng tác (1948): - Tác phẩm: Làng - Tác giả: Kim Lân Câu 3: Việc bớt đi từ “mảnh” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa: - Chữ được bớt là: “mảnh” - Tác dụng: Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh; góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Câu 4: Viết đoạn văn: cần đảm báo các nội dung sau: - Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, những người lính vẫn đựng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” là tư thế chủ động của người lính - Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tinh cảm ấm nồng của người lính với đồng đội. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Chính tình đồng chí đã sưởi ấm các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ vả thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn. - Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Em có nhận xét gì về người lính trong thời hòa bình? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS HS đưa ra nhận định. d. Tổ chức thực hiện: Cho hs tham khảo những cảm xúc do các em viết về những người lính đảo: Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Biển đảo - Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc … Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười. Khắp mọi miền trên Tổ quốc bao trái tim đang hướng về biển đảo, thế hệ học sinh chúng em cũng có những tình cảm đặc biệt đối với mảnh đất xanh của Tổ quốc, dành lòng khâm phục cho những người lính, những người nơi đầu sóng ngọn gió đang làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đã có ai đó nói người lính đảo là linh hồn của biển cả, bởi tâm hồn các anh thấm đẫm vị của biển, từ làn da rám nắng đến tình yêu đều mang hơi thở của đại dương. Người lính biển đã trở thành hình tượng đẹp trên mặt trận biển cả. Với mỗi học sinh, sinh viên ý thức về tình yêu biển đảo và người lính biển dần càng lớn theo thời gian… Tình yêu ấy nở hoa và trỗi dậy mạnh mẽ theo tiếng gọi của những con sóng biển, những chuyến tàu chở người lính ra khơi, khi hòa chung nhịp đập vào những câu hát về biển Đó là những trái tim hồng, rực lửa yêu thương và khao khát được yêu thương. Đáp lại những trái tim ấy là bao tình cảm ấm lòng của những thế hệ thanh niên trẻ và nhân dân trong miền đất liền. Tình yêu ấy được thể hiện qua những câu chuyện cảm động,trong hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương 2011”, một sinh viên đã mang theo nắm đất từ đất liền ra Trường Sa với ý nghĩa để đảo bớt phần bé nhỏ trước biển cả. Câu chuyện đầy xúc động ấy đã gợi nhắc người ta nghĩ tới trách nhiệm hành động thật thiết thực và tích cực vì biển đảo quê hương, vì chủ quyền của dân tộc, bắt đầu cho cuộc vận động “Góp đá xây dựng Trường Sa”. Tình yêu đã viết nên những câu chuyện cồ tích. Tình cảm của người dân đất liền đối với những chiến sĩ, các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu đậm, đang in dấu trong lòng của những bé thơ trong từng lớp học, câu hát, bài thơ. Ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây của các em cũng luôn hướng về các chú lính biển kiên cường. Hôm nay, ngày mai và cả tận sau này tình yêu về biển đảo và những người lính biến sẽ không bao giờ tắt mà như một ngọn đuốc vẫn bùng cháy mãnh liệt ngày đêm. Những câu chuyện cổ tích lại sẽ mở ra, tiếp nối và phát triển đất nước qua màu xanh của biển. Em tin chắc rằng, ở nơi biển xa các anh cũng luôn hướng về đất liền nơi những người vợ, người mẹ hay người yêu đang sống với tình cảm nồng nàn thắm thiết… với nỗi nhớ da diết của con tim. Dù chưa một lần ra thăm đảo nhưng tình yêu mà em dành cho biển đảo đã có từ thời thơ bé qua sự dạy dỗ của gia đình, thầy cô, tình yêu ấy lớn dần khi em nhận thức rõ được tầm quan trọng của biển đảo đối với quê hương đất nước, khi em biết rằng đó là máu mủ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Tình yêu ấy nở hoa qua những nụ cười của người lính biển để em thêm yêu và quý trọng các anh hơn. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. + Tìm đọc và ghi lại những câu thơ hay trong các bài thơ khác cùng đề tài. + Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/8/23 9:58 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/12 /2023 Ngày giảng: 09/12/2023 Tiết 14 ÔN TẬP: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố về bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu. 2. Năng lực: - Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại - Nhận biết và phân tích chi tiết, hình ảnh nghệ thuật…trong bài thơ - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được tác phẩm thơ hiện đại có cùng chủ đề và đề tài - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn 3. Phẩm chất: -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình - Nhân ái: yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính xách tay, - Học liệu: Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động mở đầu * Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video về Chiến dịch Thu đông 1947 c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video về Chiến dịch Thu đông 1947. ? Em có suy nghĩ gì sau khi xem video trên ? ? Các video gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào về đề tài người lính đã học ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Giới thiệu tình đồng chí đồng đội B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15 phút a) Mục tiêu: Ôn, củng cố những nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung – nghệ thuật 2 bài thơ. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp 3 nhóm: yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm, mỗi nhóm 1 câu: GV đặt câu hỏi: ? Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu? ? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao? ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người lính cách mạng trong những ngày đầu của kháng chiến chống Pháp? ? Vẻ đẹp đó được làm rõ bởi những yếu tố nghệ thuật nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: trình bày theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, HS tự ghi tóm tắt vào vở. I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê Hà Tĩnh. - Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Tác phẩm tiêu biểu: “Đầu súng trăng treo” (1966), “Thơ Chính Hữu” (1997), “Tuyển tập thơ Chính Hữu” (1998). b. Tác phẩm + Bài thơ ra đời năm 1948. Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình. 2. Nội dung, nghệ thuật a. Nội dung- Ý nghĩa: *ND: Ca ngợi tình đồng chí keo sơn, gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp-> Sức mạnh của tình đồng chí. * Ý nghĩa: + Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. b. Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. + Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 20 phút a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 2 nhóm, giao mỗi nhóm 1 bài tập - HS suy nghĩ làm cá nhân theo nhóm trong 7 phút - 1 số HS trình bày đáp án -> HS nhận xét chữa - GV nhận xét, kết luận Bài tập 1: Cho câu thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua” (“Đồng chí” - Chính Hữu) Câu 1. Chép 6 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ. Câu 3. Hãy chỉ ra một từ chép sai trong câu thơ sau: “Anh với tôi hai người xa lạ”. Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. (Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9) Câu 1: Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí, có bạn học sinh viết: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ’. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên. Câu 2: Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. Câu 3: Về câu thơ cuối cùa bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đâu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). Dự kiến SP Bài 1. 1. Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! 2. Thành ngữ: “Nước mặn đồng chua” - Ý nghĩa: + Nghĩa thực: Chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn, là những vùng đất xấu, khó trồng trọt. + Nghĩa trong đoạn thơ: Chỉ vùng quê nghèo. 3.Từ chép sai đó là "hai“. (từ đúng: ''đôi'‘) - Giá trị biểu cảm của câu thay đổi: + “hai” : là số từ chỉ số lượng đơn thuần, chỉ hai cá thể riêng biệt. + “đôi”: là danh từ chỉ đơn vị vừa có ý nghĩa chỉ số lượng, vừa mang giá trị biểu cảm chỉ sự gắn kết không thể tách rời của những người lính nên nếu dùng từ ''hai'' thay thế thì câu thơ mất nhiều giá trị. Bài 2 Câu 1: Sửa lại xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích tư tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp”. Câu 2: Tác phẩm có cùng năm sáng tác (1948): - Tác phẩm: Làng - Tác giả: Kim Lân Câu 3: Việc bớt đi từ “mảnh” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa: - Chữ được bớt là: “mảnh” - Tác dụng: Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh; góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Câu 4: Viết đoạn văn: cần đảm báo các nội dung sau: - Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, những người lính vẫn đựng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” là tư thế chủ động của người lính - Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tinh cảm ấm nồng của người lính với đồng đội. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Chính tình đồng chí đã sưởi ấm các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ vả thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn. - Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Em có nhận xét gì về người lính trong thời hòa bình? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS HS đưa ra nhận định. d. Tổ chức thực hiện: Cho hs tham khảo những cảm xúc do các em viết về những người lính đảo: Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Biển đảo - Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc … Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười. Khắp mọi miền trên Tổ quốc bao trái tim đang hướng về biển đảo, thế hệ học sinh chúng em cũng có những tình cảm đặc biệt đối với mảnh đất xanh của Tổ quốc, dành lòng khâm phục cho những người lính, những người nơi đầu sóng ngọn gió đang làm nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đã có ai đó nói người lính đảo là linh hồn của biển cả, bởi tâm hồn các anh thấm đẫm vị của biển, từ làn da rám nắng đến tình yêu đều mang hơi thở của đại dương. Người lính biển đã trở thành hình tượng đẹp trên mặt trận biển cả. Với mỗi học sinh, sinh viên ý thức về tình yêu biển đảo và người lính biển dần càng lớn theo thời gian… Tình yêu ấy nở hoa và trỗi dậy mạnh mẽ theo tiếng gọi của những con sóng biển, những chuyến tàu chở người lính ra khơi, khi hòa chung nhịp đập vào những câu hát về biển Đó là những trái tim hồng, rực lửa yêu thương và khao khát được yêu thương. Đáp lại những trái tim ấy là bao tình cảm ấm lòng của những thế hệ thanh niên trẻ và nhân dân trong miền đất liền. Tình yêu ấy được thể hiện qua những câu chuyện cảm động,trong hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương 2011”, một sinh viên đã mang theo nắm đất từ đất liền ra Trường Sa với ý nghĩa để đảo bớt phần bé nhỏ trước biển cả. Câu chuyện đầy xúc động ấy đã gợi nhắc người ta nghĩ tới trách nhiệm hành động thật thiết thực và tích cực vì biển đảo quê hương, vì chủ quyền của dân tộc, bắt đầu cho cuộc vận động “Góp đá xây dựng Trường Sa”. Tình yêu đã viết nên những câu chuyện cồ tích. Tình cảm của người dân đất liền đối với những chiến sĩ, các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu đậm, đang in dấu trong lòng của những bé thơ trong từng lớp học, câu hát, bài thơ. Ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây của các em cũng luôn hướng về các chú lính biển kiên cường. Hôm nay, ngày mai và cả tận sau này tình yêu về biển đảo và những người lính biến sẽ không bao giờ tắt mà như một ngọn đuốc vẫn bùng cháy mãnh liệt ngày đêm. Những câu chuyện cổ tích lại sẽ mở ra, tiếp nối và phát triển đất nước qua màu xanh của biển. Em tin chắc rằng, ở nơi biển xa các anh cũng luôn hướng về đất liền nơi những người vợ, người mẹ hay người yêu đang sống với tình cảm nồng nàn thắm thiết… với nỗi nhớ da diết của con tim. Dù chưa một lần ra thăm đảo nhưng tình yêu mà em dành cho biển đảo đã có từ thời thơ bé qua sự dạy dỗ của gia đình, thầy cô, tình yêu ấy lớn dần khi em nhận thức rõ được tầm quan trọng của biển đảo đối với quê hương đất nước, khi em biết rằng đó là máu mủ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Tình yêu ấy nở hoa qua những nụ cười của người lính biển để em thêm yêu và quý trọng các anh hơn. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. + Tìm đọc và ghi lại những câu thơ hay trong các bài thơ khác cùng đề tài. + Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

