
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:40 11/03/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 374,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 10/03/2024 Tiết 121,122 Giảng: 12/03/2024 Văn bản: SANG THU -Hữu Thỉnh - I. Mục tiêu 1. Kiến thức + Mức độ nhận biết - Giúp hs thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tg’. + Mức độ thông hiểu: HS cảm nhận vẻ đẹp của đất trời khi giao mùa đồng thời hiểu những nghệ thuật tinh tế của tác giả + Mức độ vận dụng -HS có khả năng phân tích hình tượng thơ trữ tình. * HS khuyết tật: vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ. + Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm. + Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. - Nhân ái: Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học. - Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Hữu Thỉnh và mùa thu,...phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: 5 phút a) Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm. b) Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Nội dung câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về phong cảnh mùa thu. ? Bức tranh vẽ hình ảnh gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bắt dẫn vào bài: Đất n¬ước Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Miền Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ thu, đông. Vào thời điểm chuyển mùa, thiên nhiên vạn vật cũng đều có sự thay đổi rõ rệt và đó cũng là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Mùa thu đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ rất nhiều, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ. Chúng ta đã biết đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, "Đây mùa thu tới" (Xuân Diệu), Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân? Hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nét cảm nhận mới lạ của nhà thơ Hữu Thỉnh khi đất trời chuyển sang thu qua văn bản "Sang thu". HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 40 phút - Mục tiêu: Đọc- hiểu thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ để có cách cảm nhận về ý nghĩa và những hình ảnh thơ trong tác phẩm. Đọc hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1.Trình bày dự án tác giả Hữu Thỉnh. 2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hs khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chốt kiến thức: GV trình chiếu chân dung tác giả và bổ sung. - Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. - Ông nhập ngũ vào binh chủng Tăng- Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, IV, V.... * GV trình chiếu hình ảnh một số tập thơ: Thu mùa đông, trường ca biển, Từ chiến hào đến thành phố. - HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. - Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991. Năm 1977, Hữu Thỉnh tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”. Nhiệm vụ 2: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: HĐ NHÓM (3 phút): ? Bài thơ đọc going ntn cho phù hợp? ? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào ? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào? ? Xác định thể thơ? ? Đối tượng để Hữu Thỉnh biểu cảm trong bài thơ này người hay hiện tượng, sự vật? Cụ thể đối tượng đó là gì? ? ấn tượng ban đầu của em về bài thơ? ? Tại sao đây lại là bài thơ trữ tình? Nhân vật trữ tình là ai? ? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào? Xác định bố cục của bài thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Giọng đọc: Chậm, nhẹ nhàng, trầm lắng. - GV đọc mẫu - 3 hs đọc => HS nhận xét => GV nhận xét. - Thể thơ: Thơ tự do (5 chữ) - Đối tượng biểu cảm trong bài thơ không phải là con người, đó là một hiện tượng trong tự nhiên- sự chuyển mùa từ Hạ sang Thu. - Là bài thơ trữ tình, gây xúc động. -Vì bài thơ bộc lộ tình cảm, cản xúc của tác giả trước lúc sang thu. - Nhân vật trữ tình là tác giả . - Biểu cảm, miêu tả. - Bố cục: 3 phần (3 khổ). + Khổ 1: Tín hiệu báo thu. + Khổ 2: Quang cảnh đất trời. + Khổ 3: Những biến đổi âm thanh trong lòng cảnh vật. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Nhiệm vụ 3: 20 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hoạt động nhóm: 5 phút * HS đọc khổ thơ 1 ? Tg’ nhận ra những tín hiệu nào chứng tỏ mùa thu sang? Nhận xét? ? Nhà thơ cảm nhận mùa thu sang = các giác quan nào? ? Em hiểu “ Hương ổi phả”, "gió se", "sương chung chình" là như thế nào? ? Em nhận xét gì về cảm nhận ấy của nhà thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Tín hiệu: Hương ổi, gió se, sương Chùng chình: từ láy * Cảm nhận bằng các giác quan: - Khứu giác: Hương ổi - Xúc giác: Gió se -Thị giác: Sương chùng chình… - Cảm nhận của lí trí: Hình như thu đã về. * GV: Chỉ có những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có được những cảm nhận tinh tế đến thế. - Động từ: phả =>Toả vào, trộn lẫn, đột ngột => Lan toả 1 màu vàng sóng sánh, ngọt ngào, khó quên. GV bình: Tác gỉa dùng từ “ phả” thật đắc địa. Hương ổi luồn vào trong gió đầu mùa, được tinh lọc, cô đặc thêm, đó là hương thu. “...mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...” (Lời tác giả). - Gió se: gió nhẹ, khô và hơi lạnh -> gió heo may dấu hiệu của mùa thu. - Chùng chình (từ láy): vạt sương thu mờ ảo, nửa muốn ở lại, nửa muốn đi, cú vương vất nơi ngõ xóm. "Sương chùng chình" là sương như đang phân tâm, lưu luyến đợi chờ mùa thu hay còn nuối tiếc mùa hạ. - Cảm nhận của nhà thơ thật nhạy bén và bất ngờ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV mở rộng Đã bao bài thơ viết về mùa thu, từ thơ xưa cho tới nay. Nhưng với Hữu Thỉnh, mùa thu được cảm nhận riêng, đẹp, không có cái lá rụng như thơ xưa Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Nguyễn Khuyến không có màu vàng như mùa thu trong thơ mới Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng rơi (Lưu Trọng Lư ) mà bằng cảm nhận rất riêng, rất mới lạ: cảm nhận thu sang bằng các giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình), -> tiết giao mùa với những biến đổi của đất trời nhẹ nhàng, êm ái. ? Thành công của khổ thơ không chỉ là tả cảnh mà còn là tả tình. Tình ở đây là thái độ của tác giả khi đất trời sang thu. Em hãy tìm trong khổ thơ đầu những từ ngữ thể hiện điều đó? - Bỗng: - Hình như: ? Em hiểu gì về thái độ của tác giả qua từ ngữ này? HS. Trình bày ? Cảm nhận thu sang qua những tín hiệu được diễn tả qua những biện pháp nghệ thuật và ngôn ngữ thơ như thế nào? - Nhân hoá: Sương chùng chình - Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, tinh tế, giọng thơ êm nhẹ. GV. - Bỗng, hình như -> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước sự thay đổi biến chuyển của đất trời lúc sang thu. Phải là một người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với làng quê mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy. - Thu đến nhưng chưa hẳn đã đến. Điều đó được nhà thơ cảm nhận bằng các giác quan. "Bỗng" không chỉ là sự ngỡ ngàng mà còn cảm thấy khẽ giật mình...."Hình như" không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. Phút giây giao mùa của thiên nhiên, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn cảm thấy sững sờ đến khó tin. ? Sự biến đổi của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa được tg cảm nhận ntn trong khổ 1? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả (1942) - Ông là nhà thơ chuyên sáng tác về đề tài nông thôn và mùa thu. - Tác phẩm tiêu biểu: Thu mùa đông, trường ca biển, Từ chiến hào đến thành phố. 2. Tác phẩm: - Bài thơ viết năm 1977, in ttrong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: Thơ tự do (5 chữ) - PTBĐ: Biểu cảm - Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: 3.1. Tín hiệu báo thu về - Tín hiệu: + Hương ổi: phả + Gió se + Sương: chùng chình - Cảm xúc của tác gải: + Bỗng: Đột ngột, bất ngờ + Hình như: tình thái -> chưa tin hẳn =>Động từ, từ láy, nhân hóa Sự biến đổi của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa được cảm nhận bằng các giác quan tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của một tâm hồn tính tế. TIẾT 2 Nhiệm vụ 4: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc khổ 2 và trả lời câu hỏi: ? Cảnh đất trời sang thu được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào, bằng từ ngữ đặc sắc nào? ? Một cảnh tượng ntn được vẽ ra qua lời thơ: “Sông được lúc dềnh dàng”? ? Cánh chim “vội vã” là cánh chim như thế nào? Báo hiệu điều gì? ? Em có cẩm nhận ntn về vẻ đẹp 2 câu thơ “Có đám mây..... sang thu”? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: 1.- Sông dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã - Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu 2. Sông trôi thanh thản, dòng nước lớn dâng lên nhưng không cuộn chảy, mà lặng lẽ phẳng lặng, không vẩn đục, thác lũ như sông mùa hạ- mùa mưa. Sông êm dịu, phút nghỉ ngơi. 3. Chim bắt đầu vội vã: theo đến nó gấp gáp làm tổ, tha mồi chuẩn bị cho mùa đông rét mướt. 4. Đám mây: vắt nửa mình sang thu => Nhân hoá + liên tưởng độc đáo. ( HS khá – giỏi) GV. Cánh chim chiều vội vã, đôi cánh đập nhanh hơn, gấp gáp hơn trước bởi thu đã sang, ngày ngắn hơn và chiều đến nhanh hơn. *GV bình: Đám mây mùa hạ như dải lụa mềm mại, như tấm khăn của người thiếu nữểtên bầu trời nửa còn đang là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Mùa hạ, mùa thu là 2 đầu bến thương nhớ mà đám mây là nhịp cầu Ô Thước dịu dàng vắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối 2 bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Con sông quê dềnh nước chở mùa thu, những cánh chim vội vã,... Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Lời nhà thơ còn tâm sự: “ Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS ? Cảm nhận của tg về thiên nhiên đất trời sang thu ở khổ 2 có gì khác với khổ 1? - GV trình chiếu bảng so sánh Nhiệm vụ 5: 15 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc khổ cuối và trả lời câu hỏi: ? Sự giao mùa của thiên nhiên ở khổ 3 được tác giả cảm nhận ntn? Có gì khác so với 2 khổ trên? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: - Nắng – vẫn còn - Mưa – vơi dần - Sấm- bớt bất ngờ => Quan sát, nx tinh tế: Vẫn còn dấu ấn của nắng, mưa mùa hạ nhưng số lượng giảm dần => Đặc trưng của mùa thu. => Từ cảm nhận = các giác quan đã chuyển sang cảm nhận = lí trí. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * GV trình chiếu 4 bức tranh: nắng, mưa, sấm, hàng cây. GV bình: "Nắng vẫn còn " nghĩa là nắng đầu thu đã không còn gay gắt, chói chang nhưng là nắng cuối mùa nên vẫn còn nồng, còn sáng. " Mưa vơi dần " tức là đất trời cuối hạ đầu thu đã vơi dần những cơn mưa rào, mưa dông ào ạt chợt đến chợt đi và chính điều đó cũng cho thấy sự bớt dần của những tiếng sấm bất ngờ chỉ có trong mùa hạ." Vẫn còn, vơi dần, bớt " là các từ ngữ có sắc thái đong đếm để miêu tả những hiện tượng thiên nhiên mà vốn không thể đong đếm cụ thể và chính xác được. Để diễn tả sự chuyển hoá cái trạng thái gay gắt, bất thường của mùa hạ thành dịu êm, nhẹ nhàng của mùa thu. Nối kết ba câu thơ với nhau ta thấy những hiện tượng thiên nhiên giảm dần, nhưng nếu đặt trong mối quan hệ với câu cuối thì chiều giảm đột ngột thành chiều tăng- hàng cây đứng tuổi. Nhiệm vụ 6: 5 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc 2 câu cuối của khổ 3 và trả lời câu hỏi: ? Có ý kiến cho rằng, hai câu thơ cuối bài hay bởi nó vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Cảm nhận riêng của em về hai dòng thơ này? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: - 2 câu cuối: - Nghĩa tả thực: sang thu nắng dịu, bớt mưa, sấm cũng thưa và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây với những tán lá già dặn như đã trải qua hai mùa xuân hạ -> Hàng cây không còn bất ngờ, giật mình vì sấm. - Nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống, trời đất 4 mùa đã đi qua hai, có sự chín chắn, chuẩn bị hơn, trước những tác động bất thường của ngoại cảnh (Con người khi từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh). - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * GV bình: Với cách tả thực và hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ta thấy cái đứng tuổi của cây là cái chốt cửa mở sang 1 thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người. Phải chăng,vẻ chín chắn của cây chính là sự từng trải của con người sau những bão táp cuộc đời? Thế mới biết, con người từng trải sẽ sâu sắc hơn, chín chắn hơn… G. Hướng dẫn HS tổng kết: 5 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Hãy khái quát giá trị ND và NT của bài thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hs khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt - HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3, 4: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a) Mục tiêu: làm bài tập vận dụng để củng cố phần đọc – hiểu -Thời gian: 10’ b) Nội dung: HS tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - 2 hs đọc diễn cảm bài thơ ? Đọc một số câu thơ về đề tài mùa thu mà em biết? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. “Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo...” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) “Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu- Lưu Trọng Lư ) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS 3.2. Quang cảnh đất trời sang thu - Sông: Dềnh dàng - Chim: Vội vã => Từ láy, nhân hoá, đối lập - Đám mây: vắt nửa mình sang thu => Nhân hoá + liên tưởng độc đáo. => Đất trời biến chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Ranh giới từ hạ sang thu vốn mỏng manh hiện lên cụ thể. Đám mây là nhịp cầu của sự giao mùa. Nhà thơ ngây ngất trước sự vận động sang thu của cảnh vật. 3.3. Những biến đổi trong lòng cảnh vật – suy ngẫm về đời người - Cảnh: + Nắng: vẫn còn + Mưa: vơi dần + Sấm: bớt bất ngờ + Hàng cây: đứng tuổi (già) => Bản lĩnh cứng cỏi, điềm tĩnh - Phép liệt kê => Quan sát, nhận xét tinh tế: => Nghĩa tả thực và ẩn dụ => chiêm nghiệm về đời người Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, tác giả liên t¬ưởng đến thay đổi của đời ngư¬ời: khi con người từng trải thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn. 4. Tổng kết 4.1. Nội dung - Bài thơ là sự cảm nhận của 1 tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trước những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu 4.2. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và thể thơ 5 chữ linh hoạt… 4.3. Ghi nhớ III. Luyện tập 1. Đọc diễn cảm bài thơ 2. Theo em, câu thơ nào là câu thơ tinh tế nhất trong bài này? Vì sao? HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ như đã hướng dẫn. Làm bài luyện tập 2 (sgk). - Chuẩn bị bài sau: Luyện nói: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ + Lập dàn ý và tập nói ở nhà cho 2 đề sau: . Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. . Đề 2: Phân tích và cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23:40 11/03/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 374,4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Soạn: 10/03/2024 Tiết 121,122 Giảng: 12/03/2024 Văn bản: SANG THU -Hữu Thỉnh - I. Mục tiêu 1. Kiến thức + Mức độ nhận biết - Giúp hs thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tg’. + Mức độ thông hiểu: HS cảm nhận vẻ đẹp của đất trời khi giao mùa đồng thời hiểu những nghệ thuật tinh tế của tác giả + Mức độ vận dụng -HS có khả năng phân tích hình tượng thơ trữ tình. * HS khuyết tật: vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ. + Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm. + Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. - Nhân ái: Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích. *Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học. - Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Hữu Thỉnh và mùa thu,...phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: 5 phút a) Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm. b) Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Nội dung câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về phong cảnh mùa thu. ? Bức tranh vẽ hình ảnh gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bắt dẫn vào bài: Đất n¬ước Việt Nam chúng ta, đặc biệt là Miền Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ thu, đông. Vào thời điểm chuyển mùa, thiên nhiên vạn vật cũng đều có sự thay đổi rõ rệt và đó cũng là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Mùa thu đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ rất nhiều, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ. Chúng ta đã biết đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, "Đây mùa thu tới" (Xuân Diệu), Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân? Hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nét cảm nhận mới lạ của nhà thơ Hữu Thỉnh khi đất trời chuyển sang thu qua văn bản "Sang thu". HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 40 phút - Mục tiêu: Đọc- hiểu thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ để có cách cảm nhận về ý nghĩa và những hình ảnh thơ trong tác phẩm. Đọc hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1.Trình bày dự án tác giả Hữu Thỉnh. 2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hs khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chốt kiến thức: GV trình chiếu chân dung tác giả và bổ sung. - Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. - Ông nhập ngũ vào binh chủng Tăng- Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, IV, V.... * GV trình chiếu hình ảnh một số tập thơ: Thu mùa đông, trường ca biển, Từ chiến hào đến thành phố. - HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. - Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991. Năm 1977, Hữu Thỉnh tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”. Nhiệm vụ 2: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: HĐ NHÓM (3 phút): ? Bài thơ đọc going ntn cho phù hợp? ? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào ? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào? ? Xác định thể thơ? ? Đối tượng để Hữu Thỉnh biểu cảm trong bài thơ này người hay hiện tượng, sự vật? Cụ thể đối tượng đó là gì? ? ấn tượng ban đầu của em về bài thơ? ? Tại sao đây lại là bài thơ trữ tình? Nhân vật trữ tình là ai? ? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào? Xác định bố cục của bài thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Giọng đọc: Chậm, nhẹ nhàng, trầm lắng. - GV đọc mẫu - 3 hs đọc => HS nhận xét => GV nhận xét. - Thể thơ: Thơ tự do (5 chữ) - Đối tượng biểu cảm trong bài thơ không phải là con người, đó là một hiện tượng trong tự nhiên- sự chuyển mùa từ Hạ sang Thu. - Là bài thơ trữ tình, gây xúc động. -Vì bài thơ bộc lộ tình cảm, cản xúc của tác giả trước lúc sang thu. - Nhân vật trữ tình là tác giả . - Biểu cảm, miêu tả. - Bố cục: 3 phần (3 khổ). + Khổ 1: Tín hiệu báo thu. + Khổ 2: Quang cảnh đất trời. + Khổ 3: Những biến đổi âm thanh trong lòng cảnh vật. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Nhiệm vụ 3: 20 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hoạt động nhóm: 5 phút * HS đọc khổ thơ 1 ? Tg’ nhận ra những tín hiệu nào chứng tỏ mùa thu sang? Nhận xét? ? Nhà thơ cảm nhận mùa thu sang = các giác quan nào? ? Em hiểu “ Hương ổi phả”, "gió se", "sương chung chình" là như thế nào? ? Em nhận xét gì về cảm nhận ấy của nhà thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Tín hiệu: Hương ổi, gió se, sương Chùng chình: từ láy * Cảm nhận bằng các giác quan: - Khứu giác: Hương ổi - Xúc giác: Gió se -Thị giác: Sương chùng chình… - Cảm nhận của lí trí: Hình như thu đã về. * GV: Chỉ có những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có được những cảm nhận tinh tế đến thế. - Động từ: phả =>Toả vào, trộn lẫn, đột ngột => Lan toả 1 màu vàng sóng sánh, ngọt ngào, khó quên. GV bình: Tác gỉa dùng từ “ phả” thật đắc địa. Hương ổi luồn vào trong gió đầu mùa, được tinh lọc, cô đặc thêm, đó là hương thu. “...mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...” (Lời tác giả). - Gió se: gió nhẹ, khô và hơi lạnh -> gió heo may dấu hiệu của mùa thu. - Chùng chình (từ láy): vạt sương thu mờ ảo, nửa muốn ở lại, nửa muốn đi, cú vương vất nơi ngõ xóm. "Sương chùng chình" là sương như đang phân tâm, lưu luyến đợi chờ mùa thu hay còn nuối tiếc mùa hạ. - Cảm nhận của nhà thơ thật nhạy bén và bất ngờ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV mở rộng Đã bao bài thơ viết về mùa thu, từ thơ xưa cho tới nay. Nhưng với Hữu Thỉnh, mùa thu được cảm nhận riêng, đẹp, không có cái lá rụng như thơ xưa Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Nguyễn Khuyến không có màu vàng như mùa thu trong thơ mới Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng rơi (Lưu Trọng Lư ) mà bằng cảm nhận rất riêng, rất mới lạ: cảm nhận thu sang bằng các giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình), -> tiết giao mùa với những biến đổi của đất trời nhẹ nhàng, êm ái. ? Thành công của khổ thơ không chỉ là tả cảnh mà còn là tả tình. Tình ở đây là thái độ của tác giả khi đất trời sang thu. Em hãy tìm trong khổ thơ đầu những từ ngữ thể hiện điều đó? - Bỗng: - Hình như: ? Em hiểu gì về thái độ của tác giả qua từ ngữ này? HS. Trình bày ? Cảm nhận thu sang qua những tín hiệu được diễn tả qua những biện pháp nghệ thuật và ngôn ngữ thơ như thế nào? - Nhân hoá: Sương chùng chình - Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, tinh tế, giọng thơ êm nhẹ. GV. - Bỗng, hình như -> Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước sự thay đổi biến chuyển của đất trời lúc sang thu. Phải là một người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với làng quê mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy. - Thu đến nhưng chưa hẳn đã đến. Điều đó được nhà thơ cảm nhận bằng các giác quan. "Bỗng" không chỉ là sự ngỡ ngàng mà còn cảm thấy khẽ giật mình...."Hình như" không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. Phút giây giao mùa của thiên nhiên, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà vẫn cảm thấy sững sờ đến khó tin. ? Sự biến đổi của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa được tg cảm nhận ntn trong khổ 1? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả (1942) - Ông là nhà thơ chuyên sáng tác về đề tài nông thôn và mùa thu. - Tác phẩm tiêu biểu: Thu mùa đông, trường ca biển, Từ chiến hào đến thành phố. 2. Tác phẩm: - Bài thơ viết năm 1977, in ttrong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: Thơ tự do (5 chữ) - PTBĐ: Biểu cảm - Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: 3.1. Tín hiệu báo thu về - Tín hiệu: + Hương ổi: phả + Gió se + Sương: chùng chình - Cảm xúc của tác gải: + Bỗng: Đột ngột, bất ngờ + Hình như: tình thái -> chưa tin hẳn =>Động từ, từ láy, nhân hóa Sự biến đổi của thiên nhiên đất trời lúc giao mùa được cảm nhận bằng các giác quan tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của một tâm hồn tính tế. TIẾT 2 Nhiệm vụ 4: 10 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc khổ 2 và trả lời câu hỏi: ? Cảnh đất trời sang thu được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào, bằng từ ngữ đặc sắc nào? ? Một cảnh tượng ntn được vẽ ra qua lời thơ: “Sông được lúc dềnh dàng”? ? Cánh chim “vội vã” là cánh chim như thế nào? Báo hiệu điều gì? ? Em có cẩm nhận ntn về vẻ đẹp 2 câu thơ “Có đám mây..... sang thu”? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: 1.- Sông dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã - Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu 2. Sông trôi thanh thản, dòng nước lớn dâng lên nhưng không cuộn chảy, mà lặng lẽ phẳng lặng, không vẩn đục, thác lũ như sông mùa hạ- mùa mưa. Sông êm dịu, phút nghỉ ngơi. 3. Chim bắt đầu vội vã: theo đến nó gấp gáp làm tổ, tha mồi chuẩn bị cho mùa đông rét mướt. 4. Đám mây: vắt nửa mình sang thu => Nhân hoá + liên tưởng độc đáo. ( HS khá – giỏi) GV. Cánh chim chiều vội vã, đôi cánh đập nhanh hơn, gấp gáp hơn trước bởi thu đã sang, ngày ngắn hơn và chiều đến nhanh hơn. *GV bình: Đám mây mùa hạ như dải lụa mềm mại, như tấm khăn của người thiếu nữểtên bầu trời nửa còn đang là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Mùa hạ, mùa thu là 2 đầu bến thương nhớ mà đám mây là nhịp cầu Ô Thước dịu dàng vắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối 2 bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Con sông quê dềnh nước chở mùa thu, những cánh chim vội vã,... Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Lời nhà thơ còn tâm sự: “ Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS ? Cảm nhận của tg về thiên nhiên đất trời sang thu ở khổ 2 có gì khác với khổ 1? - GV trình chiếu bảng so sánh Nhiệm vụ 5: 15 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc khổ cuối và trả lời câu hỏi: ? Sự giao mùa của thiên nhiên ở khổ 3 được tác giả cảm nhận ntn? Có gì khác so với 2 khổ trên? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: - Nắng – vẫn còn - Mưa – vơi dần - Sấm- bớt bất ngờ => Quan sát, nx tinh tế: Vẫn còn dấu ấn của nắng, mưa mùa hạ nhưng số lượng giảm dần => Đặc trưng của mùa thu. => Từ cảm nhận = các giác quan đã chuyển sang cảm nhận = lí trí. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * GV trình chiếu 4 bức tranh: nắng, mưa, sấm, hàng cây. GV bình: "Nắng vẫn còn " nghĩa là nắng đầu thu đã không còn gay gắt, chói chang nhưng là nắng cuối mùa nên vẫn còn nồng, còn sáng. " Mưa vơi dần " tức là đất trời cuối hạ đầu thu đã vơi dần những cơn mưa rào, mưa dông ào ạt chợt đến chợt đi và chính điều đó cũng cho thấy sự bớt dần của những tiếng sấm bất ngờ chỉ có trong mùa hạ." Vẫn còn, vơi dần, bớt " là các từ ngữ có sắc thái đong đếm để miêu tả những hiện tượng thiên nhiên mà vốn không thể đong đếm cụ thể và chính xác được. Để diễn tả sự chuyển hoá cái trạng thái gay gắt, bất thường của mùa hạ thành dịu êm, nhẹ nhàng của mùa thu. Nối kết ba câu thơ với nhau ta thấy những hiện tượng thiên nhiên giảm dần, nhưng nếu đặt trong mối quan hệ với câu cuối thì chiều giảm đột ngột thành chiều tăng- hàng cây đứng tuổi. Nhiệm vụ 6: 5 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS đọc 2 câu cuối của khổ 3 và trả lời câu hỏi: ? Có ý kiến cho rằng, hai câu thơ cuối bài hay bởi nó vừa có ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Cảm nhận riêng của em về hai dòng thơ này? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: - 2 câu cuối: - Nghĩa tả thực: sang thu nắng dịu, bớt mưa, sấm cũng thưa và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây với những tán lá già dặn như đã trải qua hai mùa xuân hạ -> Hàng cây không còn bất ngờ, giật mình vì sấm. - Nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống, trời đất 4 mùa đã đi qua hai, có sự chín chắn, chuẩn bị hơn, trước những tác động bất thường của ngoại cảnh (Con người khi từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh). - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * GV bình: Với cách tả thực và hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ta thấy cái đứng tuổi của cây là cái chốt cửa mở sang 1 thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người. Phải chăng,vẻ chín chắn của cây chính là sự từng trải của con người sau những bão táp cuộc đời? Thế mới biết, con người từng trải sẽ sâu sắc hơn, chín chắn hơn… G. Hướng dẫn HS tổng kết: 5 phút - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Hãy khái quát giá trị ND và NT của bài thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hs khuyết tật) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt - HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3, 4: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a) Mục tiêu: làm bài tập vận dụng để củng cố phần đọc – hiểu -Thời gian: 10’ b) Nội dung: HS tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - 2 hs đọc diễn cảm bài thơ ? Đọc một số câu thơ về đề tài mùa thu mà em biết? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. “Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo...” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) “Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu- Lưu Trọng Lư ) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS 3.2. Quang cảnh đất trời sang thu - Sông: Dềnh dàng - Chim: Vội vã => Từ láy, nhân hoá, đối lập - Đám mây: vắt nửa mình sang thu => Nhân hoá + liên tưởng độc đáo. => Đất trời biến chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Ranh giới từ hạ sang thu vốn mỏng manh hiện lên cụ thể. Đám mây là nhịp cầu của sự giao mùa. Nhà thơ ngây ngất trước sự vận động sang thu của cảnh vật. 3.3. Những biến đổi trong lòng cảnh vật – suy ngẫm về đời người - Cảnh: + Nắng: vẫn còn + Mưa: vơi dần + Sấm: bớt bất ngờ + Hàng cây: đứng tuổi (già) => Bản lĩnh cứng cỏi, điềm tĩnh - Phép liệt kê => Quan sát, nhận xét tinh tế: => Nghĩa tả thực và ẩn dụ => chiêm nghiệm về đời người Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, tác giả liên t¬ưởng đến thay đổi của đời ngư¬ời: khi con người từng trải thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn. 4. Tổng kết 4.1. Nội dung - Bài thơ là sự cảm nhận của 1 tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trước những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu 4.2. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và thể thơ 5 chữ linh hoạt… 4.3. Ghi nhớ III. Luyện tập 1. Đọc diễn cảm bài thơ 2. Theo em, câu thơ nào là câu thơ tinh tế nhất trong bài này? Vì sao? HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc lòng bài thơ, phân tích bài thơ như đã hướng dẫn. Làm bài luyện tập 2 (sgk). - Chuẩn bị bài sau: Luyện nói: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ + Lập dàn ý và tập nói ở nhà cho 2 đề sau: . Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. . Đề 2: Phân tích và cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

