Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 35 tiết 137,138
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 5/19/25 8:51 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 31.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 17/5/2025 Ngày giảng: 19 1 /5/2025 Tuần 34 - Tiết 137,138 VIẾT VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. - HS xác định được hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra, biết liên hệ thực tế và biết đánh giá, nhận xét về hiện tượng đời sống ấy. - HS nắm được yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống; biết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. - Yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách. 2. Về năng lực - Năng lực nhận diện hiện tượng đời sống từ những cuốn sách đã đọc và từ thực tế cuộc sống. - Năng lực viết đoạn văn, bài văn về một hiện tượng đời sống. - Năng lực thể hiện quan điểm cá nhân trước một hiện tượng đời sống. - Năng lực giới thiệu hoặc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ sách. 3. Về phẩm chất - Qua bài học, giúp học sinh hình thành và phát triển được những phẩm chất tốt đẹp: Yêu sách, thích đọc sách, yêu cuộc sống; làm việc có trách nhiệm; trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu * Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi, phiếu học tập, sản phẩm học tập của Hs III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế hào hứng, huy động trải nghiệm bản thân trước khi viết b. Nội dung: HS tham gia hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: ? Theo em, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc thuộc kiểu bài nào? ? Em sẽ sử dụng chủ yếu những yếu tố nào khi viết bài văn thuộc kiểu văn bản này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS:- Hồi tưởng lại các kiểu bài đã học. - Suy nghĩ cá nhân - HS chia sẻ về cuốn sách yêu thích và hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đó. GV: Dự kiến khó khăn HS gặp: không nhận ra được kiểu bài. - Tháo gỡ bằng cách gợi ý và đặt thêm câu hỏi phụ: ? Em đã từng viết bài văn kể về một hiện tượng đời sống ở bài học về chủ đề nào? Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đưa phần đáp án trên bảng phụ nhóm. - GV nghe HS trình bày và đưa đáp án để HS tự so sánh kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét câu trả lời của HS - Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc”. - Kiểu văn bản: nghị luận văn học - Các yếu tố chủ yếu: lí lẽ và dẫn chứng 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới *Hoạt động 2.1. Yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc (7 phút) a. Mục tiêu: - HS nêu được hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra, biết liên hệ thực tế và biết đánh giá, nhận xét về hiện tượng đời sống ấy. - HS nắm được yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống; biết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. b. Nội dung: - HS nêu được yêu cầu của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - HS theo dõi để trả lời, làm việc theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu hướng dẫn HS đọc tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - HS thảo luận về các yêu cầu theo cặp: + Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc thuộc thể loại nào? Vấn đề được đề cập trong bài viết thuộc phạm vi ở đâu? + Cơ sở để người viết bày tỏ ý kiến phải xuất phát từ đâu? + Yếu tố cơ bản của bài văn là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi + HS cần xác định rõ: Sự việc hiện tượng đời sống được gợi ra từ chi tiết, sự việc trong cuốn sách. Từ đó, HS biết suy nghĩ, tìm hiện tượng trong đời sống cần suy nghĩ, để bày tỏ ý kiến của mình trước hiện tượng, sau đó biết phân tích nguyên nhân, hậu quả/ lợi ích, đề xuất pháp khắc phục/ phát huy sự việc đó. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện cặp đôi trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn (nếu cần) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc: - Thể loại: Văn bản nghị luận xã hội - Vấn đề bàn luận: hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. • - Yếu tố cơ bản: Lí lẽ và bằng chứng • - Yêu cầu cơ bản: • + Nêu được tên sách và tác giả. • + Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và ý kiến của em về hiện tượng đó. • + Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng *Hoạt động 2.2. Phân tích bài viết tham khảo: Nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm của con người với môi trường (15 phút) a. Mục tiêu: HS tham khảo một bài viết cụ thể để rút ra các thao tác cơ bản để thực hiện bài viết của mình, tạo ý tưởng cho bài viết của mỗi HS. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi qua việc phân tích, chắt lọc kiến thức SGK,HS thảo luận nhóm kĩ thuật mảnh ghép. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời trong phiếu học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Phiếu học tập số 1. STT Yêu cầu Nôi dung 1 Tên sách, tác giả, sự việc đã gợi suy nghĩ cho người viết …………………………………….. 2 Hiện tượng đời sống được bàn luận …………………………………….. 3 Ý kiến của người viết về hiện tượng …………………………………….. 4 Lí lẽ …………………………………….. 5 Bằng chứng …………………………………….. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu hướng dẫn HS đọc tìm hiểu bài viết tham khảo - GV yêu cầu HS đọc VB, - Thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép. Thời gian: 10 phút * Vòng chuyên sâu (5 phút) - Chia lớp ra làm 6 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6 - Bài viết trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gì? Nhờ đâu em nhận ra điều đó?Hiện tượng này được gợi ra từ cuốn sách nào? Của ai?chi tiết nào trong câu chuyện khiến người viết suy nghĩ? - Người viết bày tỏ thái độ như thế nào trước hiện tượng ấy? - Người viết đưa ra những lí lẽ gì để bàn về hiện tượng (vấn đề)? - Những bằng chứng nào được sử dụng? Phiếu học tập số 1 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Vòng mảnh ghép (5 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2. Nhiệm vụ mới: - Bài viết có bố cục mấy phần, nêu nhiệm vụ của mỗi phần?. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn (nếu cần) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo: Nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm của con người với môi trường - Vấn đề nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường- một hiện tượng phổ biến, đáng lo ngại. - Cơ sở để có suy nghĩ về hiện tượng: chi tiết cái chết của Ken-ga do ngộ độc váng dầu trong cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Lu-I Xe-pun-ve-da. - Thái độ của người viết: lo lắng, băn khoăn, muốn tìm cách khắc phục. - Lí lẽ: 1- Thực trạng về hiện tượng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm váng dầu do con người gây ra khá phổ biến ở nhiều vùng biển. 2- Hậu quả nghiêm trọng là hủy hoại môi trường, de dọa sự sống của nhiều sinh vật 3- Nguyên nhân của hiện tượng là do hành vi của con người 4- Giải pháp khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường - Bằng chứng: + Hiện tượng tràn dầu, rác thải nhựa, nước thải; + Hiện tượng ô nhiễm môi trường: mặt biển, không khí, bầu trời.. + Những việc người viết đã làm khi đi du lịch biển, lúc ở nhà, … - Bố cục: 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài được trình bày thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn đảm bảo ý chính *Hoạt động 2.3. Thực hành viết theo các bước (18 phút) a. Mục tiêu: Viết được một bài văn trình bày ý kiến về 1 hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc theo đúng các bước - Biết lựa chọn hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách, gần gũi với thực tế - Biết tạo lập lí lẽ và bằng chứng phù hợp b. Nội dung: Hs thực hành viết theo các bước- cá nhân và nhóm c. Sản phẩm: Phần thực hành của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: + Gv hướng dẫn HS đọc phần mục đích viết và đối tượng người đọc để xác định yêu cầu về mục đích. *Nhiệm vụ 1 ?1.Trước khi viết, em cần chuẩn bị những gì ? ?2.HS thảo luận nhóm hai bàn hoàn thành PHT số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- TÌM Ý Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả? Chi tiết, sự vật, nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Chi tiết, sự vật, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào? Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đời sống đó Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn *Dự kiến sản phẩm 1.Trước khi viết, em cần chuẩn bị: (a) Lựa chọn đề tài: (b) Tìm ý (c) Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý ?GV hỏi thêm: Em có thể lựa chọn những đề tài nào? (Gv gợi mở một số đề tài: Gió lạnh đầu màu, chi tiết chị em Sơn mang áo bông cho cái Hiên->chia sẻ, giúp đỡ trong bão lũ hoặc dịch bệnh; Cô bé bán diêm: người đi đường thờ ơ, vô cảm cô bé-> hiện tượng vô cảm trong xã hội. 2.Tìm ý ( PHT số 1) Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức. Ghi lên bảng/ chiếu Slide. III. Thực hành viết các bước 1.Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài: Chọn một cuốn sách em yêu thích và suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra. b. Tìm ý: – Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả của cuốn sách đó? – Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? – Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào? – Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- TÌM Ý Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả? Dế Mèn phiêu lưu kí Chi tiết, sự vật, nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? - Em ấn tượng với nhân vật Dế Mèn - Chi tiết Dế Mèn ỷ mạnh ức hiếp, bắt nạt Dế Choắt Chi tiết, sự vật, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào? - Hiện tượng bắt nạt học đường. Hiện nay, trong trường học, có một số bạn thích thể hiện bản thân chuyên đi ức hiếp, bắt nạt các bạn khác Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đời sống đó Đây là một hiện tượng xấu, để lại nhiều hệ lụy *Nhiệm vụ 2 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn ? Hoàn thành PHT số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - LẬP DÀN Ý Mở bài Giới thiệu tên sách, tác giả, hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra ...................................................................... Thân bài Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng ........................................................... Lí lẽ:................................................. Bằng chứng:............................... Chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn ......................... Kết bài Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV: - Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phiếu lập dàn ý. HS: - Đọc những gợi ý trong SGK/106 - Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. - Sửa lại bài sau khi viết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: - Đọc sản phẩm của mình. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. c. Lập dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả, hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra. - Thân bài: + Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng). + Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến cá nhân về hiện tượng cần bàn luận. + Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn. - Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa thực tế của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. TIẾT 2 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài văn theo các ý đã lập (PHT số 1) -Viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn ( theo phiếu học tập số 2) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS suy nghĩ theo yêu cầu của GV - GV Hướng dẫn HS viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS thực hiện viết bài theo dàn ý Bước 4: Kết luận, nhận định Nhận xét thái độ học tập của HS. 2. Viết bài - Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý. - Phân biệt mở bài, thân bài, kết bài. - Có thể tách các ý trong phần thân bài thành các đoạn văn. - Quan điểm (ý kiến) về hiện tượng phải rõ ràng, nhất quán. - Các câu văn, đoạn văn có sự liên kết, mạch lạc. 3. Chỉnh sửa bài viết 3. Hoạt động 3: Luyện tập 4. Hoạt động 4: Vận dụng - Thời lượng: 2p a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vừa học để phát hiện và nêu ý kiến về các hiện tượng đời sống trong các cuốn sách khác. b. Nội dung: - Tìm đọc các cuốn sách thuộc các đề tài gần gũi (GV có thể gợi ý: Truyện Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Hùng, Nguyễn Nhật Ánh,…; Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh…) - Phát hiện những hiện tượng đời sống có thể được gợi ra từ cuốn sách. - Viết bài văn trình bày ý kiến về một trong những hiện tượng vừa chỉ ra. c.Sản phẩm: - Tên sách và các hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách. - Bài viết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Thực hiện tại nhà, chia sẻ kết quả thực hiện trong giờ hoạt động ngoại khóa Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs nhận nhiệm vụ về nhà thực hiện Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Theo dõi, nhận xét trong các giờ ngoại khóa. *Hướng dẫn về nhà - Đọc, xem lại bài viết - Đọc- chuẩn bị nội dung bài Nói và nghe: Về đích - Ngày hội với sách

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.