
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:09 19/12/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 98,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19+21/12/2023 Tiết 76,77,78 Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức + Nhận biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện "Chiếc lược ngà" + Hiểu tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. + Nắm sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: + Nhân ái: Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những hi sinh của thế hệ cha anh. + yêu nước: Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. * Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm - Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. - Tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi thông minh 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU * Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: HS xem và nghe bài hát: Màu hoa đỏ (Phạm Minh Tuấn) - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi nghe và xem bài hát? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Để có được độc lập của dân tộc ngày hôm nay, những người lính đã phải hi sinh đi rất nhiều thứ. Có người đã ngã xuống vì hai chữ "Tự do", có người không còn lành lặn để trở về, có người phải quên đi hạnh phúc cá nhân....Cảm kích trước những sự hi sinh này, có không ít nhà văn, nhà thơ đã đưa vào tác phẩm của mình những hình ảnh thật ý nghĩa. Một trong những tác phẩm đó là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm là một câu chuyện rất cảm động viết về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (7’) a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng ? ? Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên giới thiệu dung nhà văn N.Q.S các tác phẩm của ông và bổ sung: Nguyễn Quang Sáng tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1945 tập kết ra Bắc, viết văn. Kháng chiến chống Mĩ ông về Nam tiếp tục khỏng chiến, viết văn. Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và khi hoà bình. Truyện của ông thường có cốt truyện khá hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Ngôn ngữ truyện của ông gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ. Nhà văn đã có những tiểu thuyết chuyển thể thành phim: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng.v.v... Gv chiếu h/ả Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Matxcva (1981). * Sáng tác vào thời điểm khi cuộc kháng chiến đang diễn ra quyết liệt. Đáng chú ý là truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người – tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng thật cảm động=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tiêu biểu cho những đặc điểm trong nghệ thuật viết truyện ngắn của N.Q.Sáng. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục (23’) a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: NV1 : * Giáo viên hướng dẫn đọc: To rõ ràng, chú ý nhấn mạng những từ ngữ miêu tả tâm trạng, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật: Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh-> xúc động, yêu thương ba. Ông Sáu yêu con, buồn vì con không nhận mình, khi con nhận lại xúc động. NV2 : Giáo viên tóm tắt phần lược bỏ ở đầu truyện: Bác Ba & 1 số đồng chí khác trong 1 chuyến công tác đã gặp cô giao liên thông minh, nhanh trí, dũng cảm đã đưa đoàn cán bộ cách mạng qua quãng sông an toàn trước sự dữ dội của bom đạn. Bác Ba đã hỏi ra mới biết tên cô giao liên & hình ảnh của cô giúp bác nhớ lại câu chuyện cha con ông Sáu- 1 người bạn của ông đã hi sinh. * Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt văn bản * NV3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích sgk qua 1 số câu hỏi : ? Trong văn bản có sử dụng 1 số từ ngữ địa phương em hãy tìm & giải nghĩa chúng ? ? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản ? ? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản ? ? Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ? ? Em hãy xác định bố cục đoạn trích ? - HS tiếp nhận văn bản. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: HS tóm tắt + Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Trước khi chuẩn bị đi tập kết, ông Sáu cùng bạn là ông Ba về thăm nhà. Lúc này con gái của ông Sáu( bé Thu ) đã lên 8 tuổi. Bé Thu không nhận ra Ba vì sẹo trên mặt ba làm ba em không giống với bức hình chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ làm cho ông Sáu rất khổ tâm. Đến lúc bé Thu nhận ra ba mình, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược cho người bạn ( ông Ba ) để trao lại cho đứa con gái yêu quý của mình. + Ngôi kể : ngôi thứ nhất ( Lựa chọn anh Ba- người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) -> tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Bố cục 2 phần + P1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống: Tình cha con ông Sáu trong 3 ngày về nghỉ phép. + P 2: Còn lại: Ở khu căn cứ ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu tình huống truyện (10’) a. Mục tiêu: HS nắm tình huống truyện và ý nghĩa b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Trong đoạn trích tình huống nào bộc lộ sâu sắc, cảm động tình cảm cha con của ông Sáu ? ? Em nhận xét gì về cách đưa tình huống truyện của tác giả ? Cốt truyện có gì đặc biệt ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Tình huống 1: Sau 8 năm xa cách, 2 cha con ông Sáu gặp nhau nhưng bé Thu không nhận cha, đến khi hiểu ra thì ông Sáu phải ra đi -> bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành với cha. + Tình huống 2: Ông Sáu ở chiến khu làm cây lược ngà tặng con nhưng ông đã hi sinh. Lúc sắp hi sinh chỉ kịp trao cho đồng đội nhờ chuyển chiếc lược cho con -> bộc lộ tình cảm người cha với con - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Truyện có 2 tình huống sâu sắc, qua đó tạo tình huống truyện éo le, các nhân vật bộc lộ được tâm trạng, cảm xúc của mình. TIẾT 2,3 A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Sinh năm 1932- Quê ở Quảng Ngãi - Ông là nhà văn đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. - Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Truyện của ông hấp dẫn, giàu kịch tính xoay quanh những tình huống bất ngờ, tự nhiên, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ. - Tác phẩm tiêu biểu: + Truyện ngắn: “Con chim vàng” (1957), “Chiếc lược ngà”(1966)… + Truyện vừa: “Câu chuyện bên trận địa pháo” (1966), “Cái áo thằng hình rơm” (1975)… + Tiểu thuyết: “Nhật kí người ở lại” (1962), “Dòng sông thơ ấu” (1985)… + Kịch bản phim: “Mùa gió chướng” (1977) “Cánh đồng hoang” (1978)… 2. Tác phẩm: + Sáng tác năm 1966 được in trong tập truyện cùng tên “Chiếc lược ngà” + Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện. B. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục: + Thể loại: Truyện ngắn + PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận. + Ngôi kể: Thứ nhất, lời kể của anh Ba - người chứng kiến câu chuyện -> Tạo cảm giác chân thực... + Bố cục: 2 phần 3. Phân tích: a. Tình huống truyện: + Tạo tình huống truyện éo le. + Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ -> Làm câu chuyện hấp dẫn, các nhân bộc lộ được tâm trạng, cảm xúc của mình. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng người cha (30’) a. Mục tiêu: HS phân tích được diễn biến tâm trạng người cha b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu văn bản ? Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng như thế nào? Hành động nào thể hiện rõ nhất điều đó? ? Vì sao anh lại có những hành động đó ? ? Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động như thế nào? Điều đó thể hiện tình cảm gì của ông Sáu ? ? Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng ra sao? ? Tại sao ông Sáu lại có tâm trạng đó ? ? Hình ảnh Ông Sáu lúc này được miêu tả như thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng : + Tình người cha cứ nôn nao trong người anh. + Khi xuồng vào bến, không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con khiến xuồng tạt ra. + Vì xa nhà gần 8 năm, chưa được gặp con, anh rất mong được gặp con... Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động : + Kêu to: Thu ! Con + Đưa tay đón, giọng run run.. Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng: Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Anh Sáu khao khát gặp con để được nghe một tiếng gọi ba của con bé. Và ông cũng nghĩ đứa con sẽ chạy sà vào loàng ông để ông ôm ấp, vỗ về-> nhưng anh đó bị từ chối. + Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm : hụt hẫng, * Cả cha và con đều khao khát gặp nhau nhưng đến khi gặp rồi con lại không nhận ra cha chỉ vì cha có vết sẹo làm khuôn mặt biến dạng -> Tác giả không miêu tả chiến tranh khốc liệt nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự tàn nhẫn của chiến tranh: huỷ hoại con người, chia rẽ tình cảm gia đình: tình cảm vợ chồng, tình cha con,… Nhiệm vụ 2 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV : Để truyện được liền mạch một học sinh kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện theo tranh. * GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm : Nhóm 1,3 : Sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày đoàn tụ. ? Trong suốt 3 ngày thăm nhà thăm nhà, ông Sáu khao khát điều gì?Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? ? Thậm chí trong lúc nồi cơm có nguy cơ bị nhão, nồi to, con không bắc xuống được, ông Sáu vẫn ngồi im. Chi tiết đó có ý nghĩa gì? ? Trong bữa cơm, ông đã làm gì? gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra, ông Sáu đã có phản ứng như thế nào? ? Theo em vì sao ông Sáu lại hành động như vậy ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tâm lí nhân vật? ? Từ những hành động trên ta có nhận xét gì về tình cảm của ông Sáu với bé Thu? Nhóm 2,4 : Sử dụng phiếu học tập số 2 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong buổi chia tay ? Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó nói lên điều gì ? Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động như thế nào? Em có cảm nhận như thế nào về nỗi lòng người cha trong cuộc chia tay? Nhóm 5,6 : Sử dụng phiếu học tập số 3 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày xa con * Theo dõi đoạn: “tôi hãy còn nhớ…mong gặp lại con” ? Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ như thế nào? ? Tại sao anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con ? ? Tác giả đã miêu tả ông Sáu làm lược cho con như thế nào? ? Nét NT đặc sắc nào được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh ông Sáu làm lược cho con? ? Những hành động này tiếp tục khẳng định tình cảm của ông Sáu với con như thế nào ? ? Hạnh phúc chưa kịp mỉm cười với anh, viên đạn của kẻ thù đã ngăn cách tình cha con. Trước khi hi sinh anh sáu đã làm gì? ? Em có cảm nhận gì về hành động và tình cảm của ông Sáu với con? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: Khi con gọi vào ăn cơm nhưng nó nói trổng ( nói trông không) ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu Trong bữa cơm, ông đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra 🡪 ông Sáu đánh con 🡪 hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi -> ông rất yêu con. Nhóm 2,4 : Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Nhóm 5,6 : Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ : Vui mừng, hớn hở như trẻ con được quà. Anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con vì sự day dứt, ân hận, vì đã đánh con khi nóng giận -> Làm lược tặng con để hi vọng gặp lại con, làm dịu nỗi ân hận. + Cây lược tự làm: Ông gửi gắm biết bao tình cảm yêu mến, nhớ thương... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức * Những ngày ở nhà, bé Thu bướng bỉnh không nhận cha. Đánh con là hành động bột phát trong khi nóng giận trước những hành vi bướng bỉnh ngang ngạnh của con, rồi chính hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi, qua đó cho thấy ông rất yêu con. Có đặt mình vào hoàn cảnh của ông Sáu mới thấy nỗi buồn của người cha thật lớn: xa con trong mấy năm trời, từ lúc con còn tấm bé, sống nơi chiến trường, nơi bom rơi đạn nổ chẳng chừa một ai, trở về thăm nhà với mong muốn giản đơn: mong được gặp con, khao khát được nghe một tiếng ba vậy mà giây phút gặp thật trớ trêu: con không nhận. Một người cha vào sinh ra tử nơi chiến trường khốc nghiệt mà đành bất lực trước sự ương ngạnh của đứa con gái bé bỏng. * Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó tuy buồn nhưng giàu tình yêu thương độ lượng. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Đó là cuộc chia tay đầy nước mắt, nó làm cho bao người chứng kiến như nghẹt thở. Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. Niềm hạnh phúc vỡ òa. Ông Sáu cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành, nồng nhiệt từ con. Ông làm cây lược ngà để tặng con, đó là biểu hiện tình cảm trong sáng, sâu nặng, yêu nhớ con. Dường như mỗi răng lược, mỗi dòng chữ…-> Ông dồn hết tình yêu & nỗi nhớ thương con vào từng chi tiết khi làm lược.Đó là sự yêu mến, nhớ mong, muốn bù đắp cho con. * GV bình: Trước khi hi sinh ông Sáu vẫn nhớ tới con, nhớ tới chiếc lược ngà. Nhờ đồng đội chuyển nó cho con. Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống. Hành động đó khẳng định" tình cha con bất diệt. Kẻ thù có thể hủy diệt tất cả nhưng chúng không hủy diệt được tình cha con và hành động đó cũng giúp ta nhận ra tình cảm tha thiết, mãnh liệt với con của người cha.Chính tình yêu thương của ông Sáu đã truyền sức mạnh cho bé Thu khôn lớn và trưởng thành, bước tiếp con đường mà ông đã đi. Hoạt động 4: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha (15’) a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: Giai đoạn 1: Trước khi nhận ông Sáu là cha ? Thế nhưng khi được gặp con, đáp lại sự vồ vập của ông Sáu là những phản ứng gì của bé Thu ? ? Bé Thu có phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba” ? ? Những chi tiết đó biểu hiện thái độ, cảm xúc gì của bé Thu ? ? Những biểu hiện đó của bé Thu có hợp lí không? Vì sao ? ? Vì sao Thu lại có tâm trạng ấy ? ? Cách miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả có đặc điểm gì ? ? Trong 2 ngày sau đó, thái độ của bé Thu đối với anh Sáu như thế nào ? ? Vì sao ông Ba lại nhận xét “ Con bé đáo để thật”? ? Với những hành động đó, bé Thu đã tỏ ra là 1 cô bé như thế nào ? ? Sự ương ngạnh đó của bé Thu có đáng trách hay không? Tại sao? ? Có ý kiến cho rằng: Những phản ứng trên của bé Thu thể hiện tình cảm của em thật sâu sắc, chân thật, yêu quý ba. Em có đáng yêu không? Vì sao? ? Qua việc bé Thu không nhận cha vì có vết thẹo dài trên má, em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh của Mỹ ? ? Em có nhận xét gì về bé Thu qua đoạn truyện này ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Bé Thu có phản ứng khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba”: + Hành động: giật mình, tròn mắt nhìn, vụt chạy, kêu thét… + Thái độ: ngơ ngác, lạ lùng, thấy lạ quá, mặt tái đi… -> Cử chỉ nhanh, mạnh, biến đổi -> Cảm xúc ngờ vực, sợ hãi + Bé Thu có phản ứng như vậy là hoàn toàn hợp lí. Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em cha đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. + Thu ngờ vực ông Sáu không phải là cha của mình. Vì vậy, ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông Sáu là ba, nhất định không nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi trên bếp. Trong 2 ngày sau đó, thái độ của bé Thu đối với anh Sáu : + Khi ông Sáu vỗ về, con bé đẩy ra. + Nói trống không. + Không gọi ba. + Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho. + Bỏ về nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh. => Thái độ: Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. Sự ương ngạnh đó của bé Thu không đáng trách vì hoàn cảnh xa cách trắc trở của chiến tranh. Bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết + Nhận xét về bé Thu: Một cô bé có tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt với cha: kiên quyết không nhận người cha có vết thẹo dài trên má(không giống với bức hình chụp chung với má) 🡪 Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, hành động quyết liệt để bảo vệ tình cha con của mình. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức - Bé Thu có phản ứng khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba” . Tâm trạng ấy hoàn toàn hợp lí. Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em cha đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. - Thu ngờ vực ông Sáu không phải là cha của mình. Vì vậy, ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông Sáu là ba, nhất định không nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi trên bếp. 🡪 Cách miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả rất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu. + Có thể coi những hành động của bé Thu là sự ương ngạnh nhưng không đáng trách, vì hoàn cảnh xa cách trắc trở của chiến tranh. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, nó còn chứng tỏ cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc nồng nàn & lớn lao mà em đã dành cho người cha yêu quý. 🡪 Qua đó chứng tỏ N.Q.Sáng rất am hiểu tâm lí trẻ thơ-> miêu tả 1 cách chân thực, tinh tế, tỉ mỉ, phù hợp đến như vậy. + Bé Thu có tình cảm đối với Ba thật sâu sắc, chân thật. Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình yêu dành cho ngời cha trong tấm hình chụp chung với má. Cô bé yêu cha sâu sắc đến nỗi nêu ai không giống cha nó trong ảnh thì nó không thể nhận. - Nhưng dù thế nào đi nữa, tình cảm con người vẫn là thiêng liêng, bất diệt. Tình cha con bé Thu là minh chứng cụ thể. Trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã nhận cha như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu ở tiết sau. - Rõ ràng bé Thu rất yêu cha, vì yêu cha mà cô không nhận người có vết sẹo là cha. Cô bé tôn thờ người cha trong bức ảnh, mong chờ giây phút gặp mặt cha. Vậy khi bé Thu đã nhận ra ông Sáu là cha, cô bé sẽ có những hành động, lời nói như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 5: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha mình (25’) a. Mục tiêu: hiểu được thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba mình. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: * Theo dõi đoạn: Sáng hôm sau (SGK- 197) ? Trong buổi sáng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu có gì khác mọi ngày? Hãy tìm các chi tiết thể hiện điều đó ? ? Vẻ mặt đó biểu hiện 1 nội tâm như thế nào ? ? Khi ba chào để đi, thì bé Thu đã có những cử chỉ, hành động gì ? ? Em cảm nhận được gì qua tiếng gọi ba của bé Thu ? ? Những câu nói của bé Thu “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con. Ba về ba mua cho con 1 cây lược nghe ba” thể hiện điều gì ? ? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu của tác giả ? ? Qua đó, tác giả muốn thể hiện tình cảm của bé Thu đối với người cha của mình như thế nào? ? Cử chỉ: Hôn lên vết thẹo của ba chứng tỏ điều gì ở bé Thu? ? Tại sao bé Thu lại có sự thay đổi như vậy ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Trong buổi sáng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu: + Bé Thu thay đổi hoàn toàn. Vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, nhìn không chớp, không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu sa. 🡪 Không còn lo lắng, sợ hãi như những hôm trước nữa. Khi ba chào để đi, thì bé Thu đã có những cử chỉ, hành động: + Cất tiếng gọi ba, tiếng kêu như tiếng xé. + Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như 1 con sóc, ôm chặt lấy cổ ba nó. + Hôn ba nó: tóc, cổ, vai, cả vết thẹo dài trên má. + Hai tay siết chặt lấy cổ ba, dang 2 chân câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run... 🡪 Bé Thu rất yêu ba, muốn được ba chăm sóc, che chở. Cử chỉ: Hôn lên vết thẹo của ba . Yêu quý, kính trọng, thương & tự hào về những chiến công của ba; người chiến sĩ anh dũng - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv chuẩn kiến thức: + Tiếng gọi ba nghe như tiếng xé lòng, đau đớn, xót xa. Lần này bé Thu cũng kêu thét nhưng không phải gọi má mà là gọi ba, không phải là tiếng kêu biểu lộ biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. + Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh 1 trạng thái nhưlà sự ân hận, hối tiếc “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng nó lại thở dài như người lớn”. Vì thế trong giờ phút chia tay với ba, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn cả hối hận. Trong trí nhớ, ba của bé Thu đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, ba mang vết sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ. Vậy mà bé Thu lại không hiểu, xa lánh khiến ba đau khổ thêm. Khi hiểu ra thì đã muộn. Cha sắp đi xa, xa mẹ, xa con, tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ -> Vì thế Thu siết chặt cổ ba, níu chặt lấy cha như muốn đền bù sự hẫng hụt vừa qua. 🡪 thể hiện sự am hiểu tâm lí trẻ thơ & thể hiện nó thật tài tình. Hoạt động 3: Tổng kết (5’) a. Mục tiêu: nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Văn bản "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung ca ngợi điều gì ? ? Em học được cách kể chuyện như thế nào của tác giả Nguyễn Quang Sáng ? ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS 3. Phân tích: b. Nhân vật ông Sáu * Lần đầu tiên gặp con: + Tình người cha cứ nôn nao trong người anh. + Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con, vừa gọi, vừa chìa tay đón con. + Nỗi nhớ thương, xúc động, khao khát, vui mừng khi gặp con. + Khi con không nhận là cha: Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm : hụt hẫng, thất vọng, buồn khổ vô cùng. -> Tình yêu thương con tha thiết nhưng chưa được đền đáp. * Những ngày đoàn tụ : Ông Sáu khao khát mong con gọi 1 tiếng " ba": + Không đi đâu xa,vỗ về, ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu -> ông Sáu kiên trì cảm hóa con, mong chờ con gọi một tiếng ba đến cùng. + Quan tâm, gắp trứng cá cho con, con hất ra- đánh con -> Hành động bột phát do nóng giận trước sự bướng bỉnh của con. => Xây dựng tâm lí phù hợp với tình huống và nhân vật: Yêu thương con mãnh liệt, nhưng chưa được con đền đáp, bất lực trước sự ương ngạnh của con. * Trong buổi chia tay: - Buồn, độ lượng - Cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành nồng nhiệt từ con. =>Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. * Những ngày xa con: - Ân hận, dằn vặt vì chót đánh con. -> yêu thương con vô bờ bến, hiền lành, nhân hậu. - Vui mừng, hớn hở khi tìm được khúc ngà voi. + Làm lược - Để xoa bớt nỗi ân hận, gửi tình cảm nhớ thương đến con. - Thận trọng, tỉ mỉ, cố công , gò lưng, tẩn mẩn, như người thợ bạc, khắc chữ vào lược. -> liệt kê, so sánh, kết hợp bình luận. => yêu mến, nhớ, mong muốn bù đắp cho con. + Trước khi hi sinh: nhờ đồng đội trao lược cho con ->Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống, khẳng định tình cha con bất diệt => Người cha yêu thương con tha thiết, mãnh liệt, sâu nặng, tận tụy vì con. 3.3. Nhân vật bé Thu * Trước khi nhận ông Sáu là cha: + Khi gặp ông Sáu: ngơ ngác, sợ hãi, lảng tránh, ngờ vực, lạnh nhạt. + Hai ngày sau đó bé Thu vẫn không nhận cha, lại xa lánh ông Sáu, bướng bỉnh, ương ngạnh: nói trống không, hất trứng cá, bỏ về nhà ngoại -> cự tuyệt một cách quyết liệt trước sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằngông không phải là cha mình. -> Gan lì, ương bướng, cương quyết… -> Bé Thu là một em bé rất ngây thơ, hồn nhiên song cũng có cá tính mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng, tình cảm với ba chân thành, sâu sắc. * Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba mình: + Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên+ hành động-> Tình yêu thương dồn nén, mãnh liệt, xúc động trào dâng -> Miêu tả dáng vẻ, lời nói, hành động để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận => Tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt, tự hào về ba. 4. Tổng kết a Nội dung- Ý nghĩa: * ND: Tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bất diệt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt. * Ý nghĩa của văn bản: + Là của chuyện về tình cha con sâu nặng. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b Nghệ thuật: + Tạo tình huống truyện éo le. + Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. + Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. c Ghi nhớ: (Sgk-202) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: ? Có thể đặt những tên gọi nào khác cho truyện ngắn này ? ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Cuộc gặp gỡ cuồi cùng. + Tình cha con. + Câu chuyện cảm động. + Chuyện kể của anh Ba - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV đặt câu hỏi: Em có giữ kỉ vật nào của người thân không? Hãy chia sẻ với bạn những suy nghĩ của em về kỉ vật và tình cảm của người thân đó đối với em. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’) + Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết chứng minh cho những nội dung này. + Đóng vai bé Thu nói lên tình cảm, tâm trạng của bé Thu khi nghe bà ngoại kể chuyện vết sẹo trên má cha nó & khi ông Sáu trở lại đơn vị. + Chuẩn bị: " Ôn tập Tập làm văn” ----------------------------------------- Ngày soạn : 16/12/2023 Ngày dạy : 22+23 /12/2023 Tiết 79, 80 Tập làm văn: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: + Năm được khái niệm văn bản tự sự. + Biết kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự. + Năm hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. 2. Năng lực: - Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt; sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ và tạo lập VB. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi thông minh 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại các kiến thức đã học về văn tự sự và thuyết minh ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt:Thể loại Tập làm văn trọng tâm của học kì I là thể văn tự sự. Tự sự khác với văn thuyết minh ở chỗ nào? Các yêu tố cần kết hợp và chúng có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? Tiết ôn tập này cô trò ta cùng nhau ôn lại. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (50 phút) Hoạt động 1: Ôn tập văn tự sự a. Mục tiêu: nắm được các kiến thức về văn thuyết minh. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm + Hình thức: phiếu học tập đã làm ở nhà + Thời gian: 5 phút + Yêu cầu: tổng kết về văn TS * GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ cho học sinh thảo luận Nhóm 1 : Tìm hiểu đặc điểm văn tự sự Nhóm 2 : So sánh hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Hãy cho ví dụ 1 đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và 1 đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ? Nhóm 3 : ? Ở lớp 9 giới thiệu thêm về người kể. Có thể chuyển đổi ngôi kể như thế nào ? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? ? Tìm 2 đoạn văn tự sự trong đó 1 đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất 1 đoạn kể theo ngôi thứ 3. Sau đó nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu ? ? Nhận xét tác dụng của mỗi hình thức kể trên ? Nhóm 4 : Chỉ ra sự giống nhau của nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các lớp dưới ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Học sinh thảo luận nhóm- ghi vào bảng nhóm- cử đại diện trình bày. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Lớp 6, 7, 8 đã được học: + Nhân vật chính và 1 số nhân vật phụ + Văn bản tự sự phải có cốt truyện ( bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. 4. Văn tự sự Văn tự sự Khái niệm Đặc điểm Yếu tố NL Miểu tả nội tâm + Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, cuối cùng dẫn đến 1 kết cục, thể hiện 1 ý nghĩa. + Tự sự giúp người kể giải thích đựơc sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ sự khen chê + Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. + Sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm + Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự -> Thấy rõ vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố trên và kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự. + Yếu tố nghị luận thường xuất hiện trong các đối thoại, độc thoại trong đó nguời nói nêu ra những nhận xét, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về 1 vấn đề nào đó-> Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. + Yếu tố miêu tả nội tâm giúp người đọc thấy rõ những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng nhân vật, góp phần thể hiện chân dung nhân vật. Đối thoại Độc thoại Độc thoại nội tâm KN Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người. . Là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Người độc thoại không cất thành tiếng ->Giúp đi sâu vào nội tâm nhân vật, độc thoại nội tâm để thấy rõ diễn biến tâm lí nhân vật, bộc lộ tình cảm nhân vật, giúp cho bài văn sinh động, tạo không khí như cuộc sống thật. Hình thức Trong văn bản thể hiện bằng dấu gạch đầu dòng ( lời trao, lời đáp), mỗi lượt lời là 1 dấu gạch đầu dòng Trong văn bản người độc thoại cất thành tiếng thì trước câu nói đó có gạch đầu dòng. Nói với chính mình, không gạch đầu dòng VD Lan từ tốn hỏi: Bạn ăn cơm chưa? Hoa nhẹ nhàng đáp lại: - Tớ ăn cơm rồi. 6.Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự: + Ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ 3 + Người kể: + Kể theo ngôi thứ nhất 7. Văn bản tự sự lớp 9 có gì giống và khác các lớp dưới: * Giống: + Kể các sự việc theo mối quan hệ nào đấy: quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng. + Mục đích: nhận thức sự việc. * Khác: + Có sự lặp lại nhưng nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng. Chương trình lớp 9: + Sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả nội tâm và biểu cảm + Sự kết hợp giữa tự sự và các yếu tố nghị luận + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong nhân vật. + Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự -> Thấy được vai trò, vị trí của các yếu tố trên, đồng thời có khả năng sử dụng chúng làm nổt bật nhân vật. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết vào làm bài tập. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm : Nhóm 1 : * Giáo viên giúp học sinh xác định và phân tích việc sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh. + Yêu cầu: XĐ và phân tích việc sử dụng BPNT trong văn bản TM trình bày kết quả thảo luận Nhóm 2 : * So sánh các văn bản tự sự khác nhau để thấy được sự khác nhau giữa các ngôi kể. ? Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng? và " Làng" của nhà văn Kim Lân ? ? Xác định ngôi kể và tác dụng của người kể chuyện trong “Lặng lẽ Sa Pa” ? Nhóm 3 : + Yêu cầu: Phân tích để thấy được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một văn bản tự sự. ? Chỉ ra các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong đoạn văn tự sự sau ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: II. Luyện tập: Bài tập số 1. Xác định và phân tích việc sử dụng Biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Dê sống ở vùng núi khi vui đùa thường hay húc nhau bằng trán, đẩy bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn, nhưng ít khi đá nhau bằng móng. Thông thường, một trong hai con dê đang vui đùa gác vào gáy hoặc cổ bạn và muốn bằng cách này quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước vào dưới ngực của con kia, rồi " nhấc" bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương. Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ con. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chủ nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu bị đánh oan, dê "be" ầm ĩ để phản đối. * Nghệ thuật nhân hóa, liệt kê-> những hoạt động của đàn dê trở nên thân thiết, quen thuộc, gần gũi như hoạt động của trẻ con => Đối tượng thuyết minh trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn người đọc. Bài tập số 2. Ngôi kể trong văn bản tự sự a, Lời kể của cậu bé Hồng xưng " Tôi" ( Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng) Người kể có thể kể ra trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình đã trải qua, có thể nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình -> ngôi kể thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “ Tôi”. - Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật b. Tác phẩm: “Làng" : Người kể có thể linh hoạt, tự do thể hiện quan sát, miêu tả khách quan đối tượng (có cái nhìn nhiều chiều, nhiều nhân vật)-> Kể theo ngôi thứ 3 + “Lặng lẽ Sa Pa”: ngôi kể thứ 3. Đôi lúc người kể chuyện nhập vai anh thanh niên (“Lặng lẽ Sa Pa”), nói hộ suy nghĩ của anh -> tạo ra cái nhìn nhiều chiều, thay tác giả bộc lộ tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình, khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi thì đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả khách quan… Bài tập số 3. * Ví dụ: Đoạn trích “Lão Hạc” + “…Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm…những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế…” -> Miêu tả nội tâm, nghị luận + “ Lão Hạc ơi lão Hạc, thì ra đến lúc cùng lão cũng liều hơn ai hết…một con người như thế ấy…”-> Miêu tả nội tâm + “…Cuộc đời này quả thật cứ nỗi ngày 1 thêm đáng buồn…” -> Nghị luận => Miêu tả nội tâm và nghị luận có vai trò giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn những suy nghĩ, đánh giá, nhìn nhận của nhân vật. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập : ? Vậy theo em, có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt không? ? Ngoài yếu tố tự sự còn có những yếu tố nào khác tham gia với vai trò yếu tố phụ trợ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Không có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt, mà có sự kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhằm bổ trợ cho phương thức chính. + Nghị luận, miêu tả nội tâm - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Luyện tập các bài tập trong SGK + Ôn tập các kiến thức đã học cuẩn bị KTCKI
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:09 19/12/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 98,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 16/12/2023 Ngày dạy: 19+21/12/2023 Tiết 76,77,78 Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức + Nhận biết về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện "Chiếc lược ngà" + Hiểu tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. + Nắm sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: + Nhân ái: Giáo dục học sinh có thái độ biết ơn, trân trọng những hi sinh của thế hệ cha anh. + yêu nước: Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. * Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm - Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình. - Tình phụ tử trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi thông minh 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU * Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: HS xem và nghe bài hát: Màu hoa đỏ (Phạm Minh Tuấn) - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi nghe và xem bài hát? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Để có được độc lập của dân tộc ngày hôm nay, những người lính đã phải hi sinh đi rất nhiều thứ. Có người đã ngã xuống vì hai chữ "Tự do", có người không còn lành lặn để trở về, có người phải quên đi hạnh phúc cá nhân....Cảm kích trước những sự hi sinh này, có không ít nhà văn, nhà thơ đã đưa vào tác phẩm của mình những hình ảnh thật ý nghĩa. Một trong những tác phẩm đó là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm là một câu chuyện rất cảm động viết về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (7’) a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: ? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng ? ? Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên giới thiệu dung nhà văn N.Q.S các tác phẩm của ông và bổ sung: Nguyễn Quang Sáng tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1945 tập kết ra Bắc, viết văn. Kháng chiến chống Mĩ ông về Nam tiếp tục khỏng chiến, viết văn. Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu, gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến và khi hoà bình. Truyện của ông thường có cốt truyện khá hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Ngôn ngữ truyện của ông gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ. Nhà văn đã có những tiểu thuyết chuyển thể thành phim: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng.v.v... Gv chiếu h/ả Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Matxcva (1981). * Sáng tác vào thời điểm khi cuộc kháng chiến đang diễn ra quyết liệt. Đáng chú ý là truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người – tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ Cách mạng thật cảm động=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tiêu biểu cho những đặc điểm trong nghệ thuật viết truyện ngắn của N.Q.Sáng. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục (23’) a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: NV1 : * Giáo viên hướng dẫn đọc: To rõ ràng, chú ý nhấn mạng những từ ngữ miêu tả tâm trạng, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật: Bé Thu bướng bỉnh, ngang ngạnh-> xúc động, yêu thương ba. Ông Sáu yêu con, buồn vì con không nhận mình, khi con nhận lại xúc động. NV2 : Giáo viên tóm tắt phần lược bỏ ở đầu truyện: Bác Ba & 1 số đồng chí khác trong 1 chuyến công tác đã gặp cô giao liên thông minh, nhanh trí, dũng cảm đã đưa đoàn cán bộ cách mạng qua quãng sông an toàn trước sự dữ dội của bom đạn. Bác Ba đã hỏi ra mới biết tên cô giao liên & hình ảnh của cô giúp bác nhớ lại câu chuyện cha con ông Sáu- 1 người bạn của ông đã hi sinh. * Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt văn bản * NV3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 số chú thích sgk qua 1 số câu hỏi : ? Trong văn bản có sử dụng 1 số từ ngữ địa phương em hãy tìm & giải nghĩa chúng ? ? Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản ? ? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản ? ? Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ? ? Em hãy xác định bố cục đoạn trích ? - HS tiếp nhận văn bản. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: HS tóm tắt + Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Trước khi chuẩn bị đi tập kết, ông Sáu cùng bạn là ông Ba về thăm nhà. Lúc này con gái của ông Sáu( bé Thu ) đã lên 8 tuổi. Bé Thu không nhận ra Ba vì sẹo trên mặt ba làm ba em không giống với bức hình chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ làm cho ông Sáu rất khổ tâm. Đến lúc bé Thu nhận ra ba mình, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn ông Sáu đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược cho người bạn ( ông Ba ) để trao lại cho đứa con gái yêu quý của mình. + Ngôi kể : ngôi thứ nhất ( Lựa chọn anh Ba- người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) -> tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Bố cục 2 phần + P1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống: Tình cha con ông Sáu trong 3 ngày về nghỉ phép. + P 2: Còn lại: Ở khu căn cứ ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu tình huống truyện (10’) a. Mục tiêu: HS nắm tình huống truyện và ý nghĩa b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên đặt câu hỏi : ? Trong đoạn trích tình huống nào bộc lộ sâu sắc, cảm động tình cảm cha con của ông Sáu ? ? Em nhận xét gì về cách đưa tình huống truyện của tác giả ? Cốt truyện có gì đặc biệt ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Tình huống 1: Sau 8 năm xa cách, 2 cha con ông Sáu gặp nhau nhưng bé Thu không nhận cha, đến khi hiểu ra thì ông Sáu phải ra đi -> bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành với cha. + Tình huống 2: Ông Sáu ở chiến khu làm cây lược ngà tặng con nhưng ông đã hi sinh. Lúc sắp hi sinh chỉ kịp trao cho đồng đội nhờ chuyển chiếc lược cho con -> bộc lộ tình cảm người cha với con - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Truyện có 2 tình huống sâu sắc, qua đó tạo tình huống truyện éo le, các nhân vật bộc lộ được tâm trạng, cảm xúc của mình. TIẾT 2,3 A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Sinh năm 1932- Quê ở Quảng Ngãi - Ông là nhà văn đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. - Đề tài: cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Truyện của ông hấp dẫn, giàu kịch tính xoay quanh những tình huống bất ngờ, tự nhiên, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ. - Tác phẩm tiêu biểu: + Truyện ngắn: “Con chim vàng” (1957), “Chiếc lược ngà”(1966)… + Truyện vừa: “Câu chuyện bên trận địa pháo” (1966), “Cái áo thằng hình rơm” (1975)… + Tiểu thuyết: “Nhật kí người ở lại” (1962), “Dòng sông thơ ấu” (1985)… + Kịch bản phim: “Mùa gió chướng” (1977) “Cánh đồng hoang” (1978)… 2. Tác phẩm: + Sáng tác năm 1966 được in trong tập truyện cùng tên “Chiếc lược ngà” + Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện. B. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục: + Thể loại: Truyện ngắn + PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận. + Ngôi kể: Thứ nhất, lời kể của anh Ba - người chứng kiến câu chuyện -> Tạo cảm giác chân thực... + Bố cục: 2 phần 3. Phân tích: a. Tình huống truyện: + Tạo tình huống truyện éo le. + Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ -> Làm câu chuyện hấp dẫn, các nhân bộc lộ được tâm trạng, cảm xúc của mình. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng người cha (30’) a. Mục tiêu: HS phân tích được diễn biến tâm trạng người cha b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi phần đầu văn bản ? Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng như thế nào? Hành động nào thể hiện rõ nhất điều đó? ? Vì sao anh lại có những hành động đó ? ? Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động như thế nào? Điều đó thể hiện tình cảm gì của ông Sáu ? ? Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng ra sao? ? Tại sao ông Sáu lại có tâm trạng đó ? ? Hình ảnh Ông Sáu lúc này được miêu tả như thế nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Khi được về thăm nhà ông Sáu có cảm giác, tâm trạng : + Tình người cha cứ nôn nao trong người anh. + Khi xuồng vào bến, không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con khiến xuồng tạt ra. + Vì xa nhà gần 8 năm, chưa được gặp con, anh rất mong được gặp con... Khi được gặp con, anh Sáu có những cử chỉ, hành động : + Kêu to: Thu ! Con + Đưa tay đón, giọng run run.. Khi con không nhận là cha, ông Sáu có biểu hiện và tâm trạng: Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Anh Sáu khao khát gặp con để được nghe một tiếng gọi ba của con bé. Và ông cũng nghĩ đứa con sẽ chạy sà vào loàng ông để ông ôm ấp, vỗ về-> nhưng anh đó bị từ chối. + Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm : hụt hẫng, * Cả cha và con đều khao khát gặp nhau nhưng đến khi gặp rồi con lại không nhận ra cha chỉ vì cha có vết sẹo làm khuôn mặt biến dạng -> Tác giả không miêu tả chiến tranh khốc liệt nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự tàn nhẫn của chiến tranh: huỷ hoại con người, chia rẽ tình cảm gia đình: tình cảm vợ chồng, tình cha con,… Nhiệm vụ 2 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV : Để truyện được liền mạch một học sinh kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện theo tranh. * GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm : Nhóm 1,3 : Sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày đoàn tụ. ? Trong suốt 3 ngày thăm nhà thăm nhà, ông Sáu khao khát điều gì?Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? ? Thậm chí trong lúc nồi cơm có nguy cơ bị nhão, nồi to, con không bắc xuống được, ông Sáu vẫn ngồi im. Chi tiết đó có ý nghĩa gì? ? Trong bữa cơm, ông đã làm gì? gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra, ông Sáu đã có phản ứng như thế nào? ? Theo em vì sao ông Sáu lại hành động như vậy ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tâm lí nhân vật? ? Từ những hành động trên ta có nhận xét gì về tình cảm của ông Sáu với bé Thu? Nhóm 2,4 : Sử dụng phiếu học tập số 2 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong buổi chia tay ? Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó nói lên điều gì ? Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động như thế nào? Em có cảm nhận như thế nào về nỗi lòng người cha trong cuộc chia tay? Nhóm 5,6 : Sử dụng phiếu học tập số 3 đã làm ở nhà để tìm hiểu phần nỗi niềm người cha trong những ngày xa con * Theo dõi đoạn: “tôi hãy còn nhớ…mong gặp lại con” ? Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ như thế nào? ? Tại sao anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con ? ? Tác giả đã miêu tả ông Sáu làm lược cho con như thế nào? ? Nét NT đặc sắc nào được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh ông Sáu làm lược cho con? ? Những hành động này tiếp tục khẳng định tình cảm của ông Sáu với con như thế nào ? ? Hạnh phúc chưa kịp mỉm cười với anh, viên đạn của kẻ thù đã ngăn cách tình cha con. Trước khi hi sinh anh sáu đã làm gì? ? Em có cảm nhận gì về hành động và tình cảm của ông Sáu với con? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: Khi con gọi vào ăn cơm nhưng nó nói trổng ( nói trông không) ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu Trong bữa cơm, ông đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng nó hất ra 🡪 ông Sáu đánh con 🡪 hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi -> ông rất yêu con. Nhóm 2,4 : Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Nhóm 5,6 : Khi tìm đựơc khúc ngà voi anh có thái độ : Vui mừng, hớn hở như trẻ con được quà. Anh không mua lược mà lại tự làm lược cho con vì sự day dứt, ân hận, vì đã đánh con khi nóng giận -> Làm lược tặng con để hi vọng gặp lại con, làm dịu nỗi ân hận. + Cây lược tự làm: Ông gửi gắm biết bao tình cảm yêu mến, nhớ thương... - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức * Những ngày ở nhà, bé Thu bướng bỉnh không nhận cha. Đánh con là hành động bột phát trong khi nóng giận trước những hành vi bướng bỉnh ngang ngạnh của con, rồi chính hành động đó đã làm ông ân hận, dày vò bản thân mình mãi, qua đó cho thấy ông rất yêu con. Có đặt mình vào hoàn cảnh của ông Sáu mới thấy nỗi buồn của người cha thật lớn: xa con trong mấy năm trời, từ lúc con còn tấm bé, sống nơi chiến trường, nơi bom rơi đạn nổ chẳng chừa một ai, trở về thăm nhà với mong muốn giản đơn: mong được gặp con, khao khát được nghe một tiếng ba vậy mà giây phút gặp thật trớ trêu: con không nhận. Một người cha vào sinh ra tử nơi chiến trường khốc nghiệt mà đành bất lực trước sự ương ngạnh của đứa con gái bé bỏng. * Buổi chia tay, ông Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Ánh mắt đó tuy buồn nhưng giàu tình yêu thương độ lượng. Hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Khi bỏ sang ngoại, nó đã được ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ông, bé Thu đã nhận cha. Khi con nhận, ông Sáu đã có hành động : 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. Đó là cuộc chia tay đầy nước mắt, nó làm cho bao người chứng kiến như nghẹt thở. Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. Niềm hạnh phúc vỡ òa. Ông Sáu cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành, nồng nhiệt từ con. Ông làm cây lược ngà để tặng con, đó là biểu hiện tình cảm trong sáng, sâu nặng, yêu nhớ con. Dường như mỗi răng lược, mỗi dòng chữ…-> Ông dồn hết tình yêu & nỗi nhớ thương con vào từng chi tiết khi làm lược.Đó là sự yêu mến, nhớ mong, muốn bù đắp cho con. * GV bình: Trước khi hi sinh ông Sáu vẫn nhớ tới con, nhớ tới chiếc lược ngà. Nhờ đồng đội chuyển nó cho con. Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống. Hành động đó khẳng định" tình cha con bất diệt. Kẻ thù có thể hủy diệt tất cả nhưng chúng không hủy diệt được tình cha con và hành động đó cũng giúp ta nhận ra tình cảm tha thiết, mãnh liệt với con của người cha.Chính tình yêu thương của ông Sáu đã truyền sức mạnh cho bé Thu khôn lớn và trưởng thành, bước tiếp con đường mà ông đã đi. Hoạt động 4: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha (15’) a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: Giai đoạn 1: Trước khi nhận ông Sáu là cha ? Thế nhưng khi được gặp con, đáp lại sự vồ vập của ông Sáu là những phản ứng gì của bé Thu ? ? Bé Thu có phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba” ? ? Những chi tiết đó biểu hiện thái độ, cảm xúc gì của bé Thu ? ? Những biểu hiện đó của bé Thu có hợp lí không? Vì sao ? ? Vì sao Thu lại có tâm trạng ấy ? ? Cách miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả có đặc điểm gì ? ? Trong 2 ngày sau đó, thái độ của bé Thu đối với anh Sáu như thế nào ? ? Vì sao ông Ba lại nhận xét “ Con bé đáo để thật”? ? Với những hành động đó, bé Thu đã tỏ ra là 1 cô bé như thế nào ? ? Sự ương ngạnh đó của bé Thu có đáng trách hay không? Tại sao? ? Có ý kiến cho rằng: Những phản ứng trên của bé Thu thể hiện tình cảm của em thật sâu sắc, chân thật, yêu quý ba. Em có đáng yêu không? Vì sao? ? Qua việc bé Thu không nhận cha vì có vết thẹo dài trên má, em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh của Mỹ ? ? Em có nhận xét gì về bé Thu qua đoạn truyện này ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Bé Thu có phản ứng khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba”: + Hành động: giật mình, tròn mắt nhìn, vụt chạy, kêu thét… + Thái độ: ngơ ngác, lạ lùng, thấy lạ quá, mặt tái đi… -> Cử chỉ nhanh, mạnh, biến đổi -> Cảm xúc ngờ vực, sợ hãi + Bé Thu có phản ứng như vậy là hoàn toàn hợp lí. Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em cha đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. + Thu ngờ vực ông Sáu không phải là cha của mình. Vì vậy, ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông Sáu là ba, nhất định không nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi trên bếp. Trong 2 ngày sau đó, thái độ của bé Thu đối với anh Sáu : + Khi ông Sáu vỗ về, con bé đẩy ra. + Nói trống không. + Không gọi ba. + Hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho. + Bỏ về nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh. => Thái độ: Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. Sự ương ngạnh đó của bé Thu không đáng trách vì hoàn cảnh xa cách trắc trở của chiến tranh. Bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết + Nhận xét về bé Thu: Một cô bé có tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt với cha: kiên quyết không nhận người cha có vết thẹo dài trên má(không giống với bức hình chụp chung với má) 🡪 Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, hành động quyết liệt để bảo vệ tình cha con của mình. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức - Bé Thu có phản ứng khi nghe ông Sáu gọi là “con” và xưng là “ba” . Tâm trạng ấy hoàn toàn hợp lí. Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em cha đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. - Thu ngờ vực ông Sáu không phải là cha của mình. Vì vậy, ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh, không chịu gọi ông Sáu là ba, nhất định không nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi trên bếp. 🡪 Cách miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả rất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu. + Có thể coi những hành động của bé Thu là sự ương ngạnh nhưng không đáng trách, vì hoàn cảnh xa cách trắc trở của chiến tranh. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, nó còn chứng tỏ cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc nồng nàn & lớn lao mà em đã dành cho người cha yêu quý. 🡪 Qua đó chứng tỏ N.Q.Sáng rất am hiểu tâm lí trẻ thơ-> miêu tả 1 cách chân thực, tinh tế, tỉ mỉ, phù hợp đến như vậy. + Bé Thu có tình cảm đối với Ba thật sâu sắc, chân thật. Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình yêu dành cho ngời cha trong tấm hình chụp chung với má. Cô bé yêu cha sâu sắc đến nỗi nêu ai không giống cha nó trong ảnh thì nó không thể nhận. - Nhưng dù thế nào đi nữa, tình cảm con người vẫn là thiêng liêng, bất diệt. Tình cha con bé Thu là minh chứng cụ thể. Trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã nhận cha như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu ở tiết sau. - Rõ ràng bé Thu rất yêu cha, vì yêu cha mà cô không nhận người có vết sẹo là cha. Cô bé tôn thờ người cha trong bức ảnh, mong chờ giây phút gặp mặt cha. Vậy khi bé Thu đã nhận ra ông Sáu là cha, cô bé sẽ có những hành động, lời nói như thế nào, cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 5: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha mình (25’) a. Mục tiêu: hiểu được thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba mình. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: * Theo dõi đoạn: Sáng hôm sau (SGK- 197) ? Trong buổi sáng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu có gì khác mọi ngày? Hãy tìm các chi tiết thể hiện điều đó ? ? Vẻ mặt đó biểu hiện 1 nội tâm như thế nào ? ? Khi ba chào để đi, thì bé Thu đã có những cử chỉ, hành động gì ? ? Em cảm nhận được gì qua tiếng gọi ba của bé Thu ? ? Những câu nói của bé Thu “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con. Ba về ba mua cho con 1 cây lược nghe ba” thể hiện điều gì ? ? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu của tác giả ? ? Qua đó, tác giả muốn thể hiện tình cảm của bé Thu đối với người cha của mình như thế nào? ? Cử chỉ: Hôn lên vết thẹo của ba chứng tỏ điều gì ở bé Thu? ? Tại sao bé Thu lại có sự thay đổi như vậy ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Trong buổi sáng trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu: + Bé Thu thay đổi hoàn toàn. Vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, nhìn không chớp, không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu sa. 🡪 Không còn lo lắng, sợ hãi như những hôm trước nữa. Khi ba chào để đi, thì bé Thu đã có những cử chỉ, hành động: + Cất tiếng gọi ba, tiếng kêu như tiếng xé. + Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như 1 con sóc, ôm chặt lấy cổ ba nó. + Hôn ba nó: tóc, cổ, vai, cả vết thẹo dài trên má. + Hai tay siết chặt lấy cổ ba, dang 2 chân câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run... 🡪 Bé Thu rất yêu ba, muốn được ba chăm sóc, che chở. Cử chỉ: Hôn lên vết thẹo của ba . Yêu quý, kính trọng, thương & tự hào về những chiến công của ba; người chiến sĩ anh dũng - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv chuẩn kiến thức: + Tiếng gọi ba nghe như tiếng xé lòng, đau đớn, xót xa. Lần này bé Thu cũng kêu thét nhưng không phải gọi má mà là gọi ba, không phải là tiếng kêu biểu lộ biểu lộ sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt. + Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở Thu nảy sinh 1 trạng thái nhưlà sự ân hận, hối tiếc “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng nó lại thở dài như người lớn”. Vì thế trong giờ phút chia tay với ba, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn cả hối hận. Trong trí nhớ, ba của bé Thu đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, ba mang vết sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ. Vậy mà bé Thu lại không hiểu, xa lánh khiến ba đau khổ thêm. Khi hiểu ra thì đã muộn. Cha sắp đi xa, xa mẹ, xa con, tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ -> Vì thế Thu siết chặt cổ ba, níu chặt lấy cha như muốn đền bù sự hẫng hụt vừa qua. 🡪 thể hiện sự am hiểu tâm lí trẻ thơ & thể hiện nó thật tài tình. Hoạt động 3: Tổng kết (5’) a. Mục tiêu: nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Văn bản "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng tập trung ca ngợi điều gì ? ? Em học được cách kể chuyện như thế nào của tác giả Nguyễn Quang Sáng ? ? Văn bản có ý nghĩa như thế nào ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS 3. Phân tích: b. Nhân vật ông Sáu * Lần đầu tiên gặp con: + Tình người cha cứ nôn nao trong người anh. + Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy lên bờ để gặp con, vừa gọi, vừa chìa tay đón con. + Nỗi nhớ thương, xúc động, khao khát, vui mừng khi gặp con. + Khi con không nhận là cha: Ông đứng sững lại, đau đớn, mặt sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy -> Miêu tả nội tâm : hụt hẫng, thất vọng, buồn khổ vô cùng. -> Tình yêu thương con tha thiết nhưng chưa được đền đáp. * Những ngày đoàn tụ : Ông Sáu khao khát mong con gọi 1 tiếng " ba": + Không đi đâu xa,vỗ về, ngồi im, giả vờ không nghe, khe khẽ lắc đầu -> ông Sáu kiên trì cảm hóa con, mong chờ con gọi một tiếng ba đến cùng. + Quan tâm, gắp trứng cá cho con, con hất ra- đánh con -> Hành động bột phát do nóng giận trước sự bướng bỉnh của con. => Xây dựng tâm lí phù hợp với tình huống và nhân vật: Yêu thương con mãnh liệt, nhưng chưa được con đền đáp, bất lực trước sự ương ngạnh của con. * Trong buổi chia tay: - Buồn, độ lượng - Cảm động, sung sướng, hạnh phúc đón nhận tình cảm chân thành nồng nhiệt từ con. =>Trong giây phút cuối cùng ngắn ngủi, quý giá, tình cảm của người cha mới được đền đáp. * Những ngày xa con: - Ân hận, dằn vặt vì chót đánh con. -> yêu thương con vô bờ bến, hiền lành, nhân hậu. - Vui mừng, hớn hở khi tìm được khúc ngà voi. + Làm lược - Để xoa bớt nỗi ân hận, gửi tình cảm nhớ thương đến con. - Thận trọng, tỉ mỉ, cố công , gò lưng, tẩn mẩn, như người thợ bạc, khắc chữ vào lược. -> liệt kê, so sánh, kết hợp bình luận. => yêu mến, nhớ, mong muốn bù đắp cho con. + Trước khi hi sinh: nhờ đồng đội trao lược cho con ->Hành động đó của ông như chuyển giao một sự sống, khẳng định tình cha con bất diệt => Người cha yêu thương con tha thiết, mãnh liệt, sâu nặng, tận tụy vì con. 3.3. Nhân vật bé Thu * Trước khi nhận ông Sáu là cha: + Khi gặp ông Sáu: ngơ ngác, sợ hãi, lảng tránh, ngờ vực, lạnh nhạt. + Hai ngày sau đó bé Thu vẫn không nhận cha, lại xa lánh ông Sáu, bướng bỉnh, ương ngạnh: nói trống không, hất trứng cá, bỏ về nhà ngoại -> cự tuyệt một cách quyết liệt trước sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằngông không phải là cha mình. -> Gan lì, ương bướng, cương quyết… -> Bé Thu là một em bé rất ngây thơ, hồn nhiên song cũng có cá tính mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng, tình cảm với ba chân thành, sâu sắc. * Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba mình: + Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên+ hành động-> Tình yêu thương dồn nén, mãnh liệt, xúc động trào dâng -> Miêu tả dáng vẻ, lời nói, hành động để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận => Tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt, tự hào về ba. 4. Tổng kết a Nội dung- Ý nghĩa: * ND: Tình cha con sâu nặng mà cảm động, cao đẹp, thắm thiết, bất diệt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt. * Ý nghĩa của văn bản: + Là của chuyện về tình cha con sâu nặng. Câu chuyện cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b Nghệ thuật: + Tạo tình huống truyện éo le. + Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. + Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. c Ghi nhớ: (Sgk-202) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: ? Có thể đặt những tên gọi nào khác cho truyện ngắn này ? ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Cuộc gặp gỡ cuồi cùng. + Tình cha con. + Câu chuyện cảm động. + Chuyện kể của anh Ba - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV đặt câu hỏi: Em có giữ kỉ vật nào của người thân không? Hãy chia sẻ với bạn những suy nghĩ của em về kỉ vật và tình cảm của người thân đó đối với em. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’) + Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. - Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết chứng minh cho những nội dung này. + Đóng vai bé Thu nói lên tình cảm, tâm trạng của bé Thu khi nghe bà ngoại kể chuyện vết sẹo trên má cha nó & khi ông Sáu trở lại đơn vị. + Chuẩn bị: " Ôn tập Tập làm văn” ----------------------------------------- Ngày soạn : 16/12/2023 Ngày dạy : 22+23 /12/2023 Tiết 79, 80 Tập làm văn: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: + Năm được khái niệm văn bản tự sự. + Biết kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự. + Năm hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học. 2. Năng lực: - Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt; sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ và tạo lập VB. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi thông minh 2. Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại các kiến thức đã học về văn tự sự và thuyết minh ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt:Thể loại Tập làm văn trọng tâm của học kì I là thể văn tự sự. Tự sự khác với văn thuyết minh ở chỗ nào? Các yêu tố cần kết hợp và chúng có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? Tiết ôn tập này cô trò ta cùng nhau ôn lại. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (50 phút) Hoạt động 1: Ôn tập văn tự sự a. Mục tiêu: nắm được các kiến thức về văn thuyết minh. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm + Hình thức: phiếu học tập đã làm ở nhà + Thời gian: 5 phút + Yêu cầu: tổng kết về văn TS * GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ cho học sinh thảo luận Nhóm 1 : Tìm hiểu đặc điểm văn tự sự Nhóm 2 : So sánh hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? Hãy cho ví dụ 1 đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và 1 đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ? Nhóm 3 : ? Ở lớp 9 giới thiệu thêm về người kể. Có thể chuyển đổi ngôi kể như thế nào ? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? ? Tìm 2 đoạn văn tự sự trong đó 1 đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất 1 đoạn kể theo ngôi thứ 3. Sau đó nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu ? ? Nhận xét tác dụng của mỗi hình thức kể trên ? Nhóm 4 : Chỉ ra sự giống nhau của nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các lớp dưới ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. Học sinh thảo luận nhóm- ghi vào bảng nhóm- cử đại diện trình bày. (GV lưu ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Lớp 6, 7, 8 đã được học: + Nhân vật chính và 1 số nhân vật phụ + Văn bản tự sự phải có cốt truyện ( bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. 4. Văn tự sự Văn tự sự Khái niệm Đặc điểm Yếu tố NL Miểu tả nội tâm + Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, cuối cùng dẫn đến 1 kết cục, thể hiện 1 ý nghĩa. + Tự sự giúp người kể giải thích đựơc sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ sự khen chê + Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. + Sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm + Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự -> Thấy rõ vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố trên và kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự. + Yếu tố nghị luận thường xuất hiện trong các đối thoại, độc thoại trong đó nguời nói nêu ra những nhận xét, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về 1 vấn đề nào đó-> Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. + Yếu tố miêu tả nội tâm giúp người đọc thấy rõ những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng nhân vật, góp phần thể hiện chân dung nhân vật. Đối thoại Độc thoại Độc thoại nội tâm KN Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người. . Là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Người độc thoại không cất thành tiếng ->Giúp đi sâu vào nội tâm nhân vật, độc thoại nội tâm để thấy rõ diễn biến tâm lí nhân vật, bộc lộ tình cảm nhân vật, giúp cho bài văn sinh động, tạo không khí như cuộc sống thật. Hình thức Trong văn bản thể hiện bằng dấu gạch đầu dòng ( lời trao, lời đáp), mỗi lượt lời là 1 dấu gạch đầu dòng Trong văn bản người độc thoại cất thành tiếng thì trước câu nói đó có gạch đầu dòng. Nói với chính mình, không gạch đầu dòng VD Lan từ tốn hỏi: Bạn ăn cơm chưa? Hoa nhẹ nhàng đáp lại: - Tớ ăn cơm rồi. 6.Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự: + Ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ 3 + Người kể: + Kể theo ngôi thứ nhất 7. Văn bản tự sự lớp 9 có gì giống và khác các lớp dưới: * Giống: + Kể các sự việc theo mối quan hệ nào đấy: quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng. + Mục đích: nhận thức sự việc. * Khác: + Có sự lặp lại nhưng nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng. Chương trình lớp 9: + Sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả nội tâm và biểu cảm + Sự kết hợp giữa tự sự và các yếu tố nghị luận + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong nhân vật. + Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự -> Thấy được vai trò, vị trí của các yếu tố trên, đồng thời có khả năng sử dụng chúng làm nổt bật nhân vật. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết vào làm bài tập. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm : Nhóm 1 : * Giáo viên giúp học sinh xác định và phân tích việc sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh. + Yêu cầu: XĐ và phân tích việc sử dụng BPNT trong văn bản TM trình bày kết quả thảo luận Nhóm 2 : * So sánh các văn bản tự sự khác nhau để thấy được sự khác nhau giữa các ngôi kể. ? Nhận xét về vai trò của ngôi kể trong Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng? và " Làng" của nhà văn Kim Lân ? ? Xác định ngôi kể và tác dụng của người kể chuyện trong “Lặng lẽ Sa Pa” ? Nhóm 3 : + Yêu cầu: Phân tích để thấy được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một văn bản tự sự. ? Chỉ ra các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong đoạn văn tự sự sau ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: II. Luyện tập: Bài tập số 1. Xác định và phân tích việc sử dụng Biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Dê sống ở vùng núi khi vui đùa thường hay húc nhau bằng trán, đẩy bằng lưng hoặc vai, ôm nhau xoay tại chỗ, húc vào sườn, nhưng ít khi đá nhau bằng móng. Thông thường, một trong hai con dê đang vui đùa gác vào gáy hoặc cổ bạn và muốn bằng cách này quật ngã hoặc đè bạn xuống đất. Trong những trường hợp khác, một con luồn đầu và cổ, có khi cả nửa thân trước vào dưới ngực của con kia, rồi " nhấc" bạn của mình lên, nhưng không bao giờ làm bạn bị thương. Dê cũng biết nghịch ngợm như trẻ con. Người chăn dê định đi hướng này, nó lại tự ý chạy theo hướng khác. Chủ nó vỗ về, nó trở nên ngoan ngoãn. Nhưng nếu bị đánh oan, dê "be" ầm ĩ để phản đối. * Nghệ thuật nhân hóa, liệt kê-> những hoạt động của đàn dê trở nên thân thiết, quen thuộc, gần gũi như hoạt động của trẻ con => Đối tượng thuyết minh trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn người đọc. Bài tập số 2. Ngôi kể trong văn bản tự sự a, Lời kể của cậu bé Hồng xưng " Tôi" ( Đoạn trích: “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng) Người kể có thể kể ra trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình đã trải qua, có thể nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình -> ngôi kể thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “ Tôi”. - Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật b. Tác phẩm: “Làng" : Người kể có thể linh hoạt, tự do thể hiện quan sát, miêu tả khách quan đối tượng (có cái nhìn nhiều chiều, nhiều nhân vật)-> Kể theo ngôi thứ 3 + “Lặng lẽ Sa Pa”: ngôi kể thứ 3. Đôi lúc người kể chuyện nhập vai anh thanh niên (“Lặng lẽ Sa Pa”), nói hộ suy nghĩ của anh -> tạo ra cái nhìn nhiều chiều, thay tác giả bộc lộ tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của mình, khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi thì đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả khách quan… Bài tập số 3. * Ví dụ: Đoạn trích “Lão Hạc” + “…Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm…những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế…” -> Miêu tả nội tâm, nghị luận + “ Lão Hạc ơi lão Hạc, thì ra đến lúc cùng lão cũng liều hơn ai hết…một con người như thế ấy…”-> Miêu tả nội tâm + “…Cuộc đời này quả thật cứ nỗi ngày 1 thêm đáng buồn…” -> Nghị luận => Miêu tả nội tâm và nghị luận có vai trò giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn những suy nghĩ, đánh giá, nhìn nhận của nhân vật. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập : ? Vậy theo em, có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt không? ? Ngoài yếu tố tự sự còn có những yếu tố nào khác tham gia với vai trò yếu tố phụ trợ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Không có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt, mà có sự kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhằm bổ trợ cho phương thức chính. + Nghị luận, miêu tả nội tâm - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Luyện tập các bài tập trong SGK + Ôn tập các kiến thức đã học cuẩn bị KTCKI
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

