Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 4
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:45 03/10/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 39,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30 /9/2024 Ngày giảng: 03+05/10/2024 Bài 2: GÕ CỬA TRÁI TIM Môn học: Ngữ văn ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (số tiết:12 ) MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2 1. Về kiến thức - Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ; - Phép tu từ ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ; - Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả; - Bài văn ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 2. Về năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực về vấn đề được đặt ra trong văn bản. - Năng lực trình bày: Biết trình bày vấn đề một cách trôi chảy, mạch lạc trước tập thể. - Năng lực đọc hiểu văn bản: Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ - Năng lực tư duy sáng tạo: Chủ động thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày. -Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Tiết 13,14,15 Văn bản 1: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI -XUÂN QUỲNH- I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Chủ đề của bài thơ; - Số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người; - Những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v… - Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh , biện pháp tu từ độc đáo. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động thực hiện những côn việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực về vấn đề được đặt ra trong văn bản. - Năng lực trình bày: Biết trình bày vấn đề một cách trôi chảy, mạch lạc trước tập thể. - Năng lực đọc hiểu văn bản: Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ viết về chuyện cổ tích loài người. - Năng lực tư duy sáng tạo: Chủ động thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội như chấp hành tốt nội quy, quy định của pháp luật II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: -Thiết bị: Máy tính, máy chiếu - Học liệu: một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh; video “Sự tích con Rồng cháu Tiên”; Đoạn truyện Thần thoại “ Thần trụ trời”. - Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi KT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: *Kiểm tra( 5p) Câu hỏi: Nêu những bài học mà em rút ra được từ những văn bản của chủ đề 1- tình bạn? 1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kỳ lạ? (GV có thể gợi ý một số truyện như chuyện về Lạc Long Quân – Âu Cơ, Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người, truyện trong Kinh Thánh – Jehova sáng tạo ra con người, v.v... ); - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu tên truyện kể về nguồn gốc và nói về sự ra đời kỳ lạ của loài người trong truyện kể đó; - GV chiếu đoạn video “Sự tích con Rồng cháu Tiên”; Đoạn truyện Thần thoại “ Thần trụ trời”. - Từ các nội dung đó,GV dẫn dắt vào bài học mới 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1 Giới thiệu tri thức Ngữ văn ( 15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,... b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và thảo luận theo nhóm: Mỗi nhóm hãy chọn ra một bài thơ mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: ? Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? ? Nội dung của bài thơ là gì? Bài thơ thiên về kể chuyện hay bày tỏ cảm xúc, nỗi lòng? Em hãy chỉ ra những đoạn thơ thể hiện điều đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng. GV có thể bổ sung thêm: - Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu Một số đặc điểm của thơ -Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Vần là phương tiện tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng thơ dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. Mỗi thể thơ sẽ có những quy định về vị trí đặt vần khác nhau tạo nên những quy tắc gieo vần khác nhau. Có hai loại vần:  Vần chân (cước vận): được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách,… và là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.   Vần lưng (yêu vận): Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. Vần lưng khiến dòng thơ giàu nhạc tính. (GV tự nêu ví dụ).  “Long lanh đáy nước in trời  Thành xây khói biết non phơi bóng vàng.” - Nhịp là các chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. - Thanh điệu là thanh tính của âm điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú về thanh điệu (6 thanh điệu). - Âm điệu là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ, được tạo nên từ vần, nhịp, thanh điệu và các yếu tố khác của âm thanh ngôn ngữ trong bài thơ. A. Tìm hiểu chung: Giới thiệu tri thức Ngữ văn Một số đặc điểm của thơ - Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài,… - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, v.v…) - Khi phân tích thơ, phải gắn nội dung với hình thức nghệ thuật, chú ý đến các đặc điểm như: vần, nhịp, thanh điệu, âm điệu, v.v… - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu văn bản: Chuyện cổ tích về loài người a. Mục tiêu: - Nắm được cách đọc văn bản, thông tin chính về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, đọc văn bản. - HS nắm được chủ đề văn bản: Chuyện cổ tích về loài người. Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v… - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hiểu biết cá nhân kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS,kết quả phiếu thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: NV1: Đọc và tìm hiểu văn bản (20’) Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Bài thơ cần đọc với giọng điệu tn? ? Nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ? ? Trình bày phần chuẩn bị của các nhóm về tác giả, tác phẩm và xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục của bài thơ? B2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS:các nhóm trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Xuân Quỳnh, ý nghĩa của nhan đề chuyện cổ tích về loài người; xuất xứ bài thơ; bố cục, thể loại, cách gieo vần, ngắt nhịp ( đã chuẩn bị ở nhà). - Dự kiến sản phẩm: (2) + Mặc dù có nhiều yếu tố tự sự nhưng CCTVLN vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương giành cho trẻ thơ.Về hình thức, mỗi dòng thơ chỉ có 5 tiếng, các dóng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn về số lượng dòng trong một bài. + Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ. VD: Từ cánh cò rất trắng/Từ vị gừng rất đắng/Từ vết lấm chưa khô/Từ đầu nguồn cơn mưa/Từ bãi sông cát vắng. + Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, tạo âm điệu nnhipj nhàng. VD: Trời sinh ra/trước mắt Chỉ toàn là/trẻ con … Màu xanh/bắt đầu cỏ Màu xanh/bắt đầu cây (3) + Xuân Quỳnh có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, là nhà thơ của thiếu nhi, thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với những nụ mầm tươi mới đang cần được bồi đắp để bước vào đời. +Chuyện cổ tích về loài người (1978) là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết về nguồn gốc của loài người dành cho thiếu nhi. B3. Báo cáo kết quả, thảo luận: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá B4. Kết luận, nhận định -HS đề xuất cách đọc văn bản; GV hướng dẫn, đọc mẫu- HS đọc văn bản- GV nhận xét, đánh giá -Giáo viên chốt và mở rộng kiến thức: - Xuân Quỳnh có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa đầu tiên của hội nhà văn Việt Nam (1962-1964). - Xuân Quỳnh được xem là nhà thơ nữ hàng đầu, cuối thế kỉ 20. - Chủ đề XQ viết:kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. – TP truyện và thơ bà viết cho thiếu nhi là: -Lời ru trên mặt đất . -Bầu trời trong quả. -Bến tàu trong thành phố. -> Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Tiết 2,3: NV 2. Khám phá văn bản (60’) Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu 1: Thế giới trước và sau khi trẻ con ra đời - Chia lớp ra làm 3 nhóm - Phát các phiếu học tập & giao nhiệm vụ: -HS thảo luận và trả lời câu hỏi: N1: ? Thế giới trước và sau khi có sự xuất hiện của trẻ em đã có sự thay đổi. Em hãy nêu những sự thay đổi đó? N2:?Sự thay đổi về thế giới từ tối tăm sang có ánh sáng chỉ xuất hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh hay còn xuất hiện ở những câu chuyện khác? Nếu có, hãy kể tên những chuyện đó. N3: ? Vì trẻ em mà thế giới đã thay đổi, điều đó nói lên ý nghĩa gì của trẻ em đối với thế giới? *Yêu cầu 2: Vai trò của bố, mẹ, bà trong gia đình đối với trẻ em GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Nhóm 1: ?Trong văn bản, món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến cho trẻ? ? Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì. Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là gì. Nhóm 2: ? Điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều mẹ và bà dành cho trẻ. Nhóm 3: ? Mỗi thành viên trong gia đình đều cho trẻ những điều rất riêng, Em có suy nghĩ gì về điều đó? Nhóm 4:Trong khổ thơ cuối hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện ra ntn? Bước 2: thực hiện nhiệm vụ -Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi trên phiếu học tập - GV quan sát, theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ. * Sản phẩm dự kiến: Yêu cầu 1: -Thế giới trước khi có trẻ con xuất hiện: Trái đất trụi trần, chưa có mặt trời, bóng đêm, chưa có màu sắc + Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện. Từ tối tăm sang có ánh sáng. Các sự vật, màu sắc : mặt trời, cỏ cây chị hót làn gió, sông biển, cá, tôm, cánh buồm...con đường - Mẹ, bà , bố sinh ra... Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới.  Sự thay đổi của thế giới từ sự sinh ra của trẻ em, tác giả đã đi lí giải cụ thể cho sự xuất hiện của mỗi SVht) Yêu cầu 2: GV mở rộng: Món quà tình cảm chỉ có thể mẹ đem đến cho các em: +Những lời ru quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hóa. +Lời ru mộc mạc dễ hiểu, dễ ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ. - Bà thỏa mãn việc kể chuyện cho nghe: + Chuyện ngày xưa: chuyện cổ con cóc nàng tiên, cô tấm và lí thông. Đây là ước mơ về lẽ công bằng, doàn kết, lạc quan tin tưởng vào những điều tốt dẹp. + Chuyện ngày sau:Những chuyện trong trải nghiệm của bà, chuyện bà tiên đoán để dạy cháu...chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp. -Bố đại diện cho lí trí, bố cho sự hiểu biết…Bố vừa nghiêm khắc lại vừa yêu thương. - Trường lớp hiện ra sau cùng thật thân thương gần gũi…có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tri thức và nuôi dưỡng ước mơ cho trẻ.  Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần) - GV: Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày NV3: Tổng kết (10phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Giao nhiệm vụ nhóm: Nhóm 1: ? Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao một bài thơ là có nhan đề là chuyện cổ tích? Điều này có gì mâu thuẫn hay đặc biệt không? Nhóm 2: ? Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm là gì? Bước 2. thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3.Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - Dự kiến sản phẩm: + Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người là sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự. - Yếu tố tự sự trong thơ: phương thức biểu cảm kết hợp tự sự; nhan đề chuyện cổ tích gợi liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kỳ ảo.  Thơ trữ tình kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả. +Bài thơ kể về nguồn gốc loài người nhưng ko phải là người lớn sinh ra trước mà là trẻ con. Trẻ con là trung tâm của vũ trụ => Sự khác biệt mang thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm. B. Đọc và tìm hiểu văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc: 2. Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả: -Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942- 1988) quê ở Hà nội. - Bà có nhiều truyện và thơ viết cho thiếu nhi thể hiện qua hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo phù hợp với suy nghĩ của trẻ em. b.Tác phẩm - Trích từ tập thơ “ lời ru trên mặt đất”, NXB TP mới ,Hà Nội 1978.  - Thể loại:- Thơ 5 chữ  Mỗi dòng thơ có năm tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài; - Sử dụng vần chân, ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 - PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả - Bố cục: 2 phần. + Phần 1: Khổ 1.( Thế giới trước khi có trẻ con xuất hiện) + Phần 2: Khổ 2,3,4,5,6. ( Thế giới sau khi có trẻ con xuất hiện) III. Khám phá văn bản: 1.Thế giới trước và sau khi trẻ con ra đời - Trời được sinh ra đầu tiên, lúc này thế giới chưa có gì, tất cả là màu đen. - Sự thay đổi của hiên nhiên:Mặt trời bắt đầu nhô cao, ánh sáng xuất hiện bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài cỏ cây hoa lá-> Để trẻ nhìn rõ, mang đến màu sắc tươi sáng cho trẻ - Loài vật: chim thú sinh ra cho trẻ nghe tiếng hót. -Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường-> mang cho trẻ tắm mát, cá tôm, đi đây đó mở rộng hiểu biết... -> Tưởng tượng có nét tương đồng với các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới; + Thế giới từ tối tăm chưa có gì đến có ánh sáng, màu sắc, muôn loài giống với nhiều truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới. + Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện. Từ tối tăm sang có ánh sáng. Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới. Trẻ em là trung tâm của thế giới, là cội nguồn của sự sống. => Mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Sự xuất hiện đó góp phần nuôi dưỡng giúp trẻ trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn. 2.Vai trò gia đình và xã hội đối với trẻ em. + Mẹ cho bé tình yêu và lời ru ĐT “bế bồng” và “chăm sóc” Tình yêu bao la - Điệp từ “ Từ” => Nhấn mạnh nguồn gốc của lời ru. Là lời nhắn nhủ ân cần về cách sống biết yêu thương, chia sẻ , nhân ái, thủy chung. Trong lời ru của mẹ có cả hương thơm, vị đắng có cả những vết lấm và màu sắc thân quen ->Dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. +Bà cho bé những câu chuyện ngày xưa và ngày sau ->chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp. +Bố cho bé hiểu biết, kiến thức=> giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ. + Hình ảnh trường lớp và thầy giáo mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức,nuôi dưỡng những ước mơ đẹp. => Tất cả mọi người sinh ra để yêu thương, quan tâm giúp trẻ trưởng thành. IV. Tổng kết 1.Nội dung- Ý nghĩa - Bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người đến sự xuất hiện đầu tiên là trẻ em. - Thông điệp: + Hãy yêu thương chăm sóc và dành cho trẻ những tình cảm tốt đẹp. +Hãy trân trọng những người thân yêu trong gia đình bởi họ dã dành cho các em những tình cảm tốt đẹp nhất. 2. Nghệ thuật - Thơ 5 chữ ( ngũ ngôn) - Thơ trữ tình kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả. - Âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gần gũi với trẻ em. - Sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập. d.Nội dung: HĐ cá nhân- HS viết đoạn thơ, đoạn văn. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d. Tổ chức thực hiện: * B1: Chuyển giao nhiệm vụ : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm( 4 HS) ? Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện nguồn gốc loài người mà em biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào? *B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm: - Giống: đều có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo; đều nói về nguồn gốc của loài người; - Điểm khác biệt của nhà thơ Xuân Quỳnh: + Không phải người lớn được sinh ra trước mà là trẻ con  Tư tưởng: trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, là những thế hệ mầm non, tương lai  Cần được nâng niu, hướng dẫn; + Cách kể mang nét độc đáo, gần gũi với ca dao, tưởng phi lý nhưng lại rất đúng: Có trẻ con rồi người lớn mới trở thành bậc ông bà, cha mẹ: Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông. =>Sự khác biệt giữa VB của nhà thơ Xuân Quỳnh với những chuyện kể khác là cách thể hiện. Thơ của Xuân Quỳnh tập trung vào trẻ em, trẻ em là trung tâm, trẻ em có trước và mọi thứ có sau. * B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.  Sự khác biệt đó thể hiện điều nữ nhà thơ muốn nhắn gửi: + Tới trẻ em: Yêu thương những người thân trong gia đình từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất, giản dị, gần gũi nhất; + Tới các bậc làm cha mẹ: yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất vì các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( 10 phút) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV về thơ , đặc điểm của thơ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài Chuyện cổ tích về loài người. --GV chia nhóm và mỗi nhóm sẽ viết về một hình ảnh( thiên nhiên, mẹ, bà , bố, thầy giáo) -Học sinh viết được đoạn văn và trình bày. * B2: HS thực hiện nhiệm vụ: -HS làm việc cá nhân- viết tại lớp ( hoặc về nhà nếu hết thời gian) * B3:Báo cáo, thảo luận - HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của cá nhân, các bạn khác nghe. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. * B4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá và dặn dò HS chuẩn bị bài học sau ĐV tham khảo: Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người. Đoạn thơ mà em yêu thích và xúc động nhất đó là tình yêu và lời ru của mẹ ở khổ thơ thứ ba. Người mẹ ra đời đem đến cho trẻ em nhiều tình yêu thương, sự chăm sóc qu lời hat ru của mẹ. Lời ru chính là dòng sữa mát lạnh nuôi dường tâm hồn con trẻ. Mẹ đã truyền cho con những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống đó là sự sẻ chia, nhân ái, thủy chung, hiếu nghĩa…. Thế mới thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng biết bao!

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.