Danh mục
KHBD Ngu van 9 tuan 2 tiet 6,7,8,9,10
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 9/14/23 8:27 AM
Lượt xem: 4
Dung lượng: 303.9kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 11/9/2023 Ngày dạy: 14+15/9/2023 Tiết 6,7 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Ga-bri-en Gác-xi-a Mác- ket) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức + Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. + Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. * HSKT Nhìn 9D3: nhận thức chiến tranh hạt nhân và hiểm họa của nó với thế giới; hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2. Năng lực + Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. + Giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hoà bình. + Ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thế giới hoà bình. * HSKT Nhìn 9D3: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình - Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. - GD bảo vệ môi trường: - GD KNS: KN suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá về nguy cơ chiến tranh hạt nhân. KN giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân. KN ra quyết định về những việc làm cụ thể về một thế giới hoà bình. - GD đạo đức: Tình yêu hòa bình, tinh thần chống chiến tranh, lòng yêu thương con người, sự sống trên trái đất. Giáo dục lòng nhân ái, sự bao dung, lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên. => giáo dục các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung... *Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM - Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hoà bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác *Tích hợp QPAN: -Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, của bom nguyên tử II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + Tư liệu, bài tập trắc nghiệm, tranh ảnh về sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, hậu quả của c.tranh để lại. + Tìm thêm các thông tin thời sự trên báo, ti vi về chiến tranh hạt nhân - Bài hát phản đối chiến tranh (Thiếu nhi thế giới liên hoan). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾT 1 A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS quan sát 1 số bức tranh và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Em muốn sống trong đất nước ở 2 bức tranh bên trái hay bên phải? Tại sao? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Có lẽ mong ước lớn nhất của mọi người dân trên thế giới là có được cuộc sống hòa bình, yên ổn, không có chiến tranh, mất mát hay đau thương. Tuy nhiên, hiểm họa chiến tranh có thể xảy đến bất cứ lúc nào và đe dọa cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào ý thức được trách nhiệm của chính mình.... HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 7 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả Ga-bri-en Gác–xi - a Mác-két ? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? Có ý nghĩa gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV trình chiếu ảnh chân dung tác giả và bổ sung: + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. - Năm 1982, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. + Tháng 8/1986, ông được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 6 nước (Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô, với nội dung kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khi hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới. + Văn bản này trích từ tham luận của ông đọc tại hội nghị chống c.tranh hạt nhân (8/1986)-> mang ý nghĩa như một bức thông điệp của lương tri thức tỉnh con người. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục, chi tiết nội dung và nghệ thuât *Thời gian 33 phút NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết (chú ý con số,thuật ngữ, tên riêng ). - GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc (HSKT đọc 1 đoạn nhỏ) GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Em hiểu gì về các tổ chức UNICEF, FAO? ? Em biết gì về điển tích: Thanh gươm Đamôclet? ? Hạt nhân là gì? ? Hành tinh là gì? ? VB đề cập đến vấn đề gì? Xét về nội dung, VB thuộc kiểu Vb gì? Vì sao? ? VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Cuộc c.tranh dùng vũ khí có các chất hoá học huỷ diệt sự sống và để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp + Hành tinh chính là trái đất thân yêu của chúng ta + Nội dung: Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Kiểu văn bản nhật dụng. NV2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Nêu luận điểm chính của văn bản? ? Luận điểm này được triển khai bằng một hệ thống luận cứ ntn? ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm và luận cứ trong bài viết này? ? Tác giả mở đầu bài viết như thế nào? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của tác giả trong đoạn văn bản này ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Luận điểm chính: Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân cho thế giới hòa bình. + Luận cứ: (1) Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có nguy cơ hủy diệt trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời. (2) Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang. (3) Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, tự nhiên. (4) Nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. 🡪 Nhận xét: Chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch. - Cách mở đầu: + “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8/8/1986” + “Nói nôm na ra… mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy… mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”. Cách mở đầu dưới dạng 1câu hỏi tự trả lời “Chúng ta đang ở đâu” 🡪 Gây ấn tượng đối với người đọc. NV3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo phiếu học tập ? Để khẳng định nguy cơ to lớn và sức huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những con số và lí lẽ nào? ? Em nhắc lại sự kiện Mĩ ném hai quả bom xuống 2 thành phố của Nhật? ? Để gây ấn tượng mạnh hơn nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn được tác giả so sánh ntn? ? Tác dụng của biện pháp so sánh đó? ? Việc so sánh thể hiện thái độ gì của tác giả? ? Tác giả muốn cảnh báo điều gì trong đoạn đầu VB? ? Dụng ý của tác giả khi đưa ra những con số và lí lẽ ấy là gì ? Nhận xét về dẫn chứng tác giả đưa ra? Tại sao tác giả đưa ra thời gian, số liệu cụ thể như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: 1. Những con số và số liệu: + Ngày 8.8.1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã đươc bố trí trên khắp hành tinh. + Có nghĩa là mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. + Tất cả nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải một lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. 2. Sự kiện Mĩ ném bom xuống 2 TP của Nhật Ngày 8/8/1986 (kỷ niệm ngày Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroxima &Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945 (Khi sắp kết thúc c.tranh thế giới lần 2) và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân được sử dụng Hiện nay TG đã có kho vũ khí hạt nhân có sức tàn phá gấp hàng triệu lần quả bom nguyên tử đầu tiên đó. đủ để tiêu diệt hàng chục lần sự sống trên trái đất. Số nước có vũ khí này đã lên tới hàng chục... 3. Tác giả đã so sánh + So sánh với điển tích phương Tây (Thần thoại Hy Lạp) Thanh gươm Đamôclet& dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt. + Điển tích này có ý tương đương với hình ảnh trong tục ngữ VN: "Ngàn cân treo sợi tóc" 🡪 Tác dụng: Tác giả muốn nhấn mạnh trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ - là thảm hoạ tiềm tàng, ghê gớm, khủng khiếp nhất. 🡪 Qua đó, thể hiện sự hồi hộp, lo âu về cái chết có thể xảy ra trong thực tế bất cứ lúc nào đối với trái đất. 4. Giáo viên: Tất cả những con số cụ thể tác giả nêu ra tuy vô cảm nhưng tác động đến miền nhạy cảm nhất của con người. Dụng ý : + Gây ấn tượng, chỉ cho người đọc thấy rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. - GD KNS: KN suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá về nguy cơ chiến tranh hạt nhân. KN giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân. KN ra quyết định về những việc làm cụ thể về một thế giới hoàbình. - GD đạo đức: Tình yêu hòa bình, tinh thần chống chiến tranh, lòng yêu thương con người, sự sống trên trái đất. Giáo dục lòng nhân ái, sự bao dung, lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nhân loại và môi trường tự nhiên. => giáo dục các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ,TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG... A. Giới thiệu chung 1. Tác giả: + Mác- két (1928- 2014), là nhà văn của Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động sáng tác văn học và hoạt động xã hội. + Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1982. - Tác phẩm tiêu biểu: Trăm năm cô đơn, Ty thời thổ tả 2. Tác phẩm: + Trích tham luận của Mac-ket đọc tại cuộc họp các nguyên thủ quốc gia Mêhicô viết 8/1986. B. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2. Kết cấu và bố cục: + Kiểu loại văn bản: Nhật dụng + PTBĐC: Nghị luận + Bố cục: 3 phần + Phần 1: Cảnh báo nguy cơ của chiến tranh hạt nhân + Phần 2: Sự phi lý và tốn kém của chiến tranh hạt nhân. + Phần 3: Nhiệm vụ 3. Phân tích * Tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản: + Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. -> Mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc tạo sức thuyết phục của lập luận 3.1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân: + Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếp thu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề. Bằng cách vào đề trực tiếp, kết hợp lí lẽ và chứng cứ, cách t/giả đã cho người đọc thấy được c/tranh hạt nhân đang là mối đe dọa lớn nhất, là hiểm họa kinh khủng nhất và nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới. TIẾT 2 HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. NV4: *Thời gian 35 phút a) Mục tiêu: Tìm hiểu Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV gọi học sinh đọc đoạn 2: “Niềm an ủi....cho toàn thế giới”. * GV yêu cầu HS thảo luận Nhóm 1,3: ? Em có nhận xét gì về cách nói của tác giả ở đầu đoạn văn? * Gợi ý: Mở đầu đoạn văn là 1 mệnh đề khái quát, thể hiện qua câu văn nào? ? Em hiêu mệnh đề này trình bày vấn đề gì? ? Cách nói như vậy có tác dụng gì ? ? Tác giả làm sáng tỏ điều đó bằng những dẫn chứng nào? ? Những hình ảnh so sánh trên gợi cho em suy nghĩ gì ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Nhóm 2,4: ? Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. Theo em có đúng không? Vì sao? * Gợi ý: ? Em hiểu lí trí tự nhiên có ý nghĩa là gì? ? Để làm nổi bật luận cứ này, tác giả đã đưa ra các chứng cứ gì ? ? Có được cuộc sống ngày hôm nay là một sự tiến hoá rất lâu bền nhưng nếu cuộc tranh hạt nhân xảy ra thì kết quả sẽ ra sao? ? Trong phần văn bản hai chữ “ trái đất” được nhắc đến nhiều, em có suy nghĩ gì khi nhắc đến danh từ này ? ? Câu văn cuối của đoạn văn “ trong thời đại...của nó” giống như một lời bình, nội dung lời bình ấy là gì ? ? Cụm từ “ bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới hoà bình” có ý nghĩa ntn ? ? Qua đoạn văn em thấy nhà văn bày tỏ thái độ và có những kiến nghị như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: + Mệnh đề: “Niềm an ủi…hạt nhân” thể hiện Cán cân công lí đã mất đi sự thăng bằng, nó đang nghiêng về 1 phía: phía bất công, phi lí. + Dịch hạch : Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do một loại vi khuẩn từ bọ chét của chuột đã mắc bệnh truyền sang người, khi thành dịch lây lan rất nhanh đe doạ tính mạng nhiêù người + Dịch hạch hạt nhân: Cách nói ẩn dụ : Vũ khí hạt nhân đe doạ loài người như nguy cơ bệnh dịch hạch. 🡪 tác dụng: Gây ấn tượng đối với người đọc, cách nói cụ thể giúp cho người dễ hình dung. + Tác giả đề cập đến 4 lĩnh vực quan trọng và bức xúc trong cuộc sống của loài người hiện nay : + Chăm sóc trẻ em. + Y tế. + Thực phẩm. + Giáo dục. - Tác giả lần lượt đưa ra những ví dụ so sánh: Các lĩnh vực của đời sống xã hội Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân 100 tỉ USD g/quyết n vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế gdục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên toàn thế giới Gần bằng chi qhí cho 100 m/bay ném bọm B, 1B & 7 000 tên lửa vượt đại châu. K/phí ctrình phòng bệnh 14 năm & bệnh sốt rét cho 1 tỉ người Bằng giá 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986-2000 1985 có 575 tr người thiếu ddưỡng Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm Bằng tiền 27 tên lửa MX Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân Nhóm 2,4: * Học sinh đọc “ không những đi ngược lại lí trí của con người ... điểm xuất phát của nó” + Lí trí tự nhiên là qui luật tự nhiên, lô gíc tất yếu của tự nhiên. Các chứng cứ: + Tác giả đưa ra chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy : + “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất…380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở… 4 kỷ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”. + “Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. + Cuộc tranh hạt nhân là hành động ngu ngốc, cực kì dã man, phi lí, đáng lên án, nó đi ngược lại lí trí của con người. + Cụm từ “ bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới hoà bình” : + Đó là tiếng nói của tất cả các công luận trên thế giới chống cuộc tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. - Thái độ của nhà văn: + Rất tích cực phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng trữ vũ khí hạt nhân, tác giả không dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh của nhân loại. + Nhưng tiếng nói ấy có thể không ngăn chặn được hiểm hoạ hạt nhân, nó có thể vẫn cứ xảy ra => Đưa ra kiến nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân, để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong. 🡺 Qua đây Mác – két muốn kêu gọi: Hãy ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ con người bảo vệ sự sống. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Tác giả là một nhà văn đầy tâm huyết, quan tâm sâu sắc đến vấn đề hạt nhân, yêu chuộng hoà bình và có những hành động thiết thực xây dựng một c/sống hoà bình hạnh phúc cho nhân loại -> Vì lẽ đó, ông cũng là nhà văn được nhận giải thưởng Nô ben văn học vào năm 1982. * Giáo viên: Hiện nay cuộc xâm lược I – Rắc của Mĩ ... bị loài người lên án, phản đối những hành động chạy đua vũ trang. Và chúng ta đang cố gắng chống lại hành động đó, đem tiếng nói của mình tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng Hoạt động 2: Tổng kết a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? ? Theo em, tính thuyết phục và hấp dẫn của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị này là ở những yếu tố nghệ thuật nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Đại diện 1-2 nhóm trình bày. (chú ý gọi HSKT) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: 3.2. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó + Sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua hạt nhân. + Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục. => Nghệ thuật lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. * Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân: + Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên. + Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên-> Hành động phi lí. Chiến tranh hạt nhân là việc làm đi ngược lại lý trí lành mạnh của con ngư¬ời, tước đi mọi cơ hội sống tốt đẹp của loài người, đi ngược lại lý trí của tự nhiên. Đó là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng lên án. 3.3. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình + Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. + Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy con người vào thảm hoạ hạt nhân. Mọi ngư¬ời phải đoàn kết xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có chiến tranh hạt nhân. Đồng thời lên án các thế lực hiếu chiến đáng nguyền rủa. 4. Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: *Nội dung: + Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy-> Giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, bảo vệ môi trường sống bình yên. * Ý nghĩa của văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác két đối với hoà bình nhân loại b Nghệ thuật: + Có lập luận chặt chẽ + Có chứng cứ cụ thể, xác thực + Sử dụng NT so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. c. Ghi nhớ SGK-21 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Vì sao văn bản này lại được đặt tên “đấu tranh cho một thế giới hoà bình”? ? Bác Hồ là một nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hoà bình nhân loại. Bằng kiến thức bản thân em hãy chứng minh điều đó? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung, NT và ý nghĩa của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học bài, Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. + Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiên trong văn bản. + Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản + Chuẩn bị: "Các phương châm hội thoại" (Tiếp) ........................................................ Ngày soạn: 11/9/2023 Ngày dạy: 15/9/2023 Tiết 8 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại * HSKT Nhìn 9D3: những hiểu biết cốt yếu vế ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được cácphương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại - Thu thập và xử lí thông tin về các phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại. - Biếtquản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn 9D3: năng giải quyết vấn đề, năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 3. Phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS chơi trò chơi và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức trò chơi " Đuổi hình bắt thành ngữ”, HS nhìn hình đoán các thành ngữ - GV yêu cầu giải nghĩa các thành ngữ trên? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Trong giao tiếp, người ta không chỉ cần chú ý tới lượt lời mà cần chú ý tới việc tuân thủ các phương châm hội thoại. Ngoài việc phải tuân thủ phương châm về chất, phương châm về lượng chúng ta cần phải đảm bảo những điều gì? Trong giờ học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tìm hiểu vấn đề này. Các thành ngữ ấy sẽ liên quan đến nội dung các phương châm mà các em học hôm nay HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ *Thời gian 6 phút a. Mục tiêu: hiểu được phương châm quan hệ b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: NV1: GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu ( SGK- Tr 21) GV phân công Tổ 1: Em hiểu gì về nghĩa của thành ngữ: "Ông nói gà, bà nói vịt" Tổ 2: Thành ngữ chỉ tình huống này như thế nào? Tổ 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? V2: GV giao việc cả lớp - GV đặt tiếp câu hỏi: ? Qua đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp? ? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói vi phạm phương châm quan hệ khi giao tiếp? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Các nhóm trình bày. (HSKT) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Đáp án Tổ 1: - Trường hợp 2 người đối thoại mỗi người nói 1 phách không ăn nhập với nhau, do không hiểu nhau (vi phạm phương châm về lượng) Tổ 2: - Đây là tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đề tài khác nhau không ăn khớp với nhau Tổ 3: - Con người sẽ không hiểu nhau, không giao tiếp được với nhau, các hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Gv bổ sung GV: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó. Ví dụ: - à này, còn chuyện hôm qua thì sao? - Thôi, nói chuyện khác cho vui đi. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm cách thức *Thời gian 6 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương châm cách thức b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia nhóm thảo luận: - Nhóm 1,3: ? Thành ngữ "Dây cà ra dây muống", "Lúng búng như ngậm hột thị" dùng để chỉ những cách nói ntn? ? Những cách nói như vậy có ảnh hưởng đến giao tiếp ? ? Từ đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp? Nhóm 2,4: ? Hãy nêu cách hiểu của em về câu: "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy". ? Để người nghe không hiểu lầm, phải nói ntn? ? Qua đó em rút ra kết luận gì? * Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu cả lớp ? Phân tích truyện cười "Cháy" ? Đây chính là phương châm cách thức. Để đảm bảo phương châm cách thức, khi giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: - "Dây cà ra dây muống"-> Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà - "Lúng búng như ngậm hột thị" -> chỉ cách nói ấp úng không rành mạch, không thành lời. - Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt -> Làm cho giao tiếp không đạt được hiệu quả mong muốn. Nhóm 2,4: + Có thể hiểu theo hai cách tuỳ thuộc vào việc xác định cụm từ "của ông" bổ nghĩa cho từ "nhận định" hay "truyện ngắn" Để người nghe không hiểu lầm, có thể nói: - Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn - Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác. - Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về tr/ngắn của ông ấy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, bởi những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau gây trở ngại cho qúa trình giao tiếp. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS nắm được PC lịch sự b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc truyện: "Người ăn xin" ? Nêu nội dung câu chuyện? ? Vì sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó? ? Em nhận ra tình cảm nào của cậu bé dành cho ông lão ăn xin qua cái nắm tay ấy? ? Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Vậy cậu bé đã thể hiện điều gì qua giao tiếp? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Mặc dù cả hai người đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình (qua cái nắm chặt tay). Tình cảm của cậu bé với ông lão: Đặc biệt là tình cảm chân thành tôn trọng và quan tâm của cậu bé dành cho ông lão ăn xin. Thể hiện qua chi tiết: + Bàn tay run run nắm chặt (hành động) + Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả (lời nói) - Cậu bé chú ý đến vai xã hội: người dưới - người trên - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: - Trong giao tiếp dù địa vị xã hội hay hoàn cảnh của người đối thoại có ntn thì người nói cũng vẫn phải có những hành động và lời lẽ lịch sự thể hiện sự tôn trọng. - Không nên thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà có lời lẽ và hành động thiếu lịch sự. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập theo nhóm Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 Nhóm 3: bài 3 Nhóm 4: bài 4 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (HSKT 1 câu trong bài 1) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I. Phương châm quan hệ: 1. ngữ liệu: (SGK/21) - Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”: Hai người đối thoại mỗi người nói 1 đằng, không hiểu nhau -> cuộc thoại không thực hiện được. => Nói đúng đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề. 2. Ghi nhớ : (SGK/21) * Lưu ý: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó. II Phương châm cách thức 1. ngữ liệu: (SGK/21) + Thành ngữ: - “Dây cà ra dây muống": Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà - "Lúng búng như ngậm hột thị": chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, không thành lời. -> Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rành mạch + Câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có 2 cách hiểu khác nhau -> Diễn đạt không rõ ràng. ->Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. 2.Ghi nhớ:(SGK/22) III. Phương châm lịch sự: 1. ngữ liệu: (SGK/22) - Người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận đc sự chân thành và tôn trọng của nhau -> Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác 2. Ghi nhớ. (SGK/23) III. Luyện tập Bài 1: (SGK/23) a.Những câu ca dao, tục ngữ khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn. b.Những câu có nội dung tương Bài 2 (SGK/23) VD: Bài văn của bạn chưa hay lắm => bài văn viết dở (Nói giảm, nói tránh). Bài 3 (SGK/23) a-nói mát b-nói hớt c-nói móc d-nói leo e-nói ra đầu ra đũa Bài 4 (SGK/23 Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: GV tổ chức trò chơi tiếp sức - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Tìm nhanh các thành ngữ theo yêu cầu - Phân công: Tổ 1: Tìm những thành ngữ, ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c cách thức Tổ 2: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c quan hệ Tổ 3: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c lịch sự c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Đáp án mong muốn Tổ 1: - Nửa úp nửa mở - Người khôn ăn nói nửa chừng Để cho người dại nửa mừng nửa lo - Ăn không nên miếng nói không nên lời Tổ 2 - Đánh trống lảng - Ông nói gà bà nói vịt Tổ 3 - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Nói như đấm vào tai d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 3 p + Học bài, hoàn chỉnh các bài tập. + Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ p/c về lượng, p/c về chất trong một hội thoại. + Chuẩn bị: "Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh" (Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi, chuẩn bị các bài tập) + Hãy chỉ rõ những câu văn đã sử dụng yếu tố miêu tả khi tả sự biến đổi của hình ảnh đảo đá. + Viết đoạn văn thuyết minh về cây lúa trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. + Tìm các hình ảnh về lăng Bác, Khuê Văn Các, các trò chơi dân gian: cờ người, múa lân, đập niêu đất, ...( gửi trên trường học kết nối) và viết các đoạn văn miêu tả về các sự vật đó) ---------------------------------------- Ngày soạn: 11/9/2023 Ngày dạy: 16/9/20223 Tiết 9 Tập làm văn: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Biết và hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản TM: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần TM * HSKT Nhìn 9D3: hiểu tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng TM hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng. 2. Năng lực: - Nhận biết và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Thu thập và xử lí thông tin vềvai trò của miêu tả trong văn bản TM - Biếtquản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn 9D3: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: -Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 2 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê VN mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thưở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn những con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ 1 cách ngon lành. Lớn lên 1 chút thì nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại,.... Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ mỗi người biết bao kỉ niệm ngọt ngào! Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn “nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho ta có cảm giác không khí của làng quê VN sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi! ? Em hãy lược bỏ những từ in đậm và nhận xét đoạn văn mới có được? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Trong VBTM, khi trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống hàng ngày như các loài cây, các di tích, thắng cảnh...bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm giá trị, quá trình hình thành của các đối tượng...cũng cần vận dụng biện pháp miêu tả. Vậy sử dụng yếu tố miêu tả ntn trong văn bản TM, chúng ta cùng tim hiểu.... HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: HD học sinh ôn tập về văn thuyết minh *Thời gian 16 phút a. Mục tiêu: hiểu được khái niệm, đặc điểm văn bản TM b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Viết ra bảng nhóm nội dung câu hỏi - Phân công: Tổ 1 ? Nhắc lại k/n văn bản TM? (HS khuyết tật) Tổ 2 ? Đặc điểm chủ yếu của văn bản TM? Tổ 3: Các phương pháp TM. - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Đáp án mong muốn * Nhóm 1: Là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, t/c, nguyên nhân...của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích... * Nhóm 2: - Tri thức khách quan, hữu ích, chính xác. - Trình bày chính xác, rõ ràng. * Nhóm 3 Phân tích phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh a. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: ? Nhan đề của VB có ý nghĩa gì? ? Nêu đối tượng thuyết minh của VB? ? Bố cục của văn bản? Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút - Yêu cầu: Viết ra bảng nhóm nội dung câu trả lời đại diện trình bày Phân công Tổ 1+2: ? Văn bản TM những đặc điểm gì của cây chuối? Tìm các câu văn trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối Việt Nam? Nhóm 3: ? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối trong VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. *Đáp án mong muốn NV1: Nhan đề nhấn mạnh vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay, thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả giá trị của cây chuối Đối tượng: Cây chuối Việt Nam. Bố cục của văn bản: + Đoạn 1: Từ đầu-> con đàn cháu lũ. + Đoạn 2: Người phụ nữ -> ngày nay. + Đoạn 3: Còn lại NV2: Nhóm 1+2 - Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối . - Cây chuối rất ưa nước ... bạt ngàn vô tận - Người phụ nữ nào ...từ gốc đến hoa quả - Quả chuối là một món ăn ngon . - Nào chuối hương... hương thơm hấp dẫn mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối - Có buồng chuối trăm quả nghìn quả . - Quả chuối chín ... da dẻ mịn màng - Nến chuối chín... bữa ăn hàng ngày - Chuối xanh nấu ... không thay thế được . - Người ta có thể ... trên mâm ngũ quả chuối thờ ... dùng nguyên nải. - ngày lễ tết ...thờ chuối chín Nhóm 3 + Tả thân cây chuối: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ... + Tả vòm tán lá: Toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng + Tả chuối trứng cuốc: Vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc. + Tả cách ăn chuối: Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc...hay ăn gỏi. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Tác dụng của yếu tố miêu tả : - Tác dụng : Gợi hình ảnh cụ thể, nổi bật, ấn tượng để thuyết minh về cây chuối đc sinh động và hấp dẫn hơn V/b chưa cung cấp đầy đủ tri thức về cây chuối chưa. Có thể bổ sung thêm + Các loại chuối: chuối tây, chuối hột, chuối lá... + Cấu tạo của chuối: - Thân chuối: Gồm nhiều lớp bẹ xếp lại với nhau - Lá chuối: Gồm lávà cuống - Hoa chuối: Màu hồng có nhiều bẹ - Gốc: có củ và rễ + Công dụng của chuối. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 1.ngữ liệu SGK/24 Văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam” + Nhan đề của VB : - Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay. -Thái độ đúng đắn của con người đối với cây chuối + Đối tượng: Cây chuối Việt Nam + Bố cục : 3 đoạn - TM những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Nơi trồng, đặc điểm sống, các loại chuối, buồng chuối, quả chuối. - Câu văn có yếu tố miêu tả : +Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng +Toả ra vòm tán lá xanh mướt. + Khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. +Cách ăn chuối xanh... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 17 phút a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân công làm việc nhóm: Nhóm 1, 3: Bài tập 1/trang 26 Nhóm 2, 4: Bài tập 2/trang 26 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (HS khuyết tật ½ bài 1) Bài 1: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như cây cột trụ mọng nước, mịn màng. ( tròn mát rượi, mọng nước, gồm nhiều lớp bẹ có cuống lá. - Lá chuối tươi xanh rờn phơi mình dưới nắng, Thỉnh thoảng vẫy lên phần phật như gọi mời ai đó - Lá chuối khô: khi giá lá chuối ngả màu vàng rồi quắt lại ngả màu đất, dọc lá rủ xuống quanh thân dùng gói bánh gai dễ bóc lại thơm. - Nõn chuối xanh non cuốn tròn như một phong thư còn kín chưa được mở ra. - Bắp chuối hình thuỷ lôi màu tím là một món nộm tuyệt ngon ( Bắp chuối màu phớt hồng đung đưa như một búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu) - Quả chuối cong cong Bài 2: + Chén (tách) uống trà: Tách là loại chén của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai + Cách uống trà: khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. - Vai trò: - Tác dụng: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. - GV yêu cầu: Viết một đoạn văn thuyết minh về cây phượng, trong đó có ít nhất hai câu có yếu tố miêu tả c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Chuẩn bị cho bài sau: "Luyện tập...trong văn bản thuyết minh" + Đề bài "Con trâu ở làng quê Việt Nam" Đọc bài , xây dựng dàn bài, Xác định những yếu tố miêu tả sẽ đưa vào bài thuyết minh --------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.