Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 8 Tuần 11 tiết 43,44
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06:24 23/11/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 38,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: BÀI 4 – TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ I. MỤC TIÊU CHUNG  Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cụcniêm, luật, vẫn, nhịpđối  Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng  Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó; hiểu được sắc thái nghĩa của từ ngữ và biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với sắc thái  Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.  Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội Ngày soạn: 21/11/2024 Ngày giảng: 23/11/2024 Tiết 43, 44 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN Văn bản 1: LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU ---Trần Tế Xương--- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Một sổ yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. - Tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - HS nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú ĐƯờng luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. - HS nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng. - HS liên hệ được nội dung VB với những vấn đề của xã hội đương đại; có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động. - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. Có ý thức phê phân cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. - Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động A: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn a.Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Tiếng cười trào phúng trong thơ và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ trào phúng, từ Hán Việt và sắc thái nghĩa của từ. b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 80) và nêu chủ để của bài học. ?Kể tên các văn bản trong bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ, xác định thể loại đọc hiểu chính được tìm hiểu trong bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề: Tiếng cười trào phúng trong thơ - Văn bản: +Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Trần Tế Xương) +Lai Tân (Hồ Chí Minh) →thể loại đọc hiểu chính: Thơ Đường luật + Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (Trần Thị Hoa Lê) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK (trang 81) và khái quát những tri thức Ngữ văn được học, chỉ ra đâu là tri thức đọc hiểu văn bản, đâu là tri thức tiếng Việt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. II. Tri thức Ngữ văn -Thơ trào phúng (nội dung, nghệ thuật) -Từ Hán Việt - Sắc thái nghĩa của từ. Hoạt động B: Đọc hiểu văn bản “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” (65 phút) I. Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó, bố cục trong văn bản. Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, Khám phá đặc điểm của của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Rút ra ý nghĩa của văn bản và bài học cho bản thân. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, giọng mỉa mai. Sử dụng các chiến lược đọc như theo dõi chú ý. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu một lần 2 HS thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản ? Nêu bối cảnh và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  GV bổ sung: Về tác giả: Tú Xương lớn lên vào buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, xã hội VN đang chuyển mình theo hướng tư sản hóa, trước hết là ở các đô thị. Tại đây xuất hiện rất nhiều cảnh “chướng tai gai mắt”, Trần Tế Xương sáng tác nhiều thơ Nôm đậm chất trữ tình và trào phúng phản ánh rõ nét bức tranh xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta cuối TH 19, đầu TK 20. Tiếng cười trong thơ ông có nhiều cung bậc, có khi là châm biếm sâu cay, có khi là đả kích quyết liệt, có khi lại là nụ cười tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiết. Ông để lại rất nhiều tác phẩm tiêu biểu: Năm mới chức nhau, Thương vợ… Về hoàn cảnh sáng tác: Sau khi TDP tiến hành xâm lược nước ta, chúng đã mang văn hóa phương Tây xâm nhập vào nước ta điều này khiến cho nền Hán học của Việt Nam đi đến thời kì suy tàn. Điều này khiến các kì thi truyền thống không còn sự nghiêm túc, khắt khe mà trở nên ô hợp và cực kì hỗn độn. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm trong thời gian ông tham dự kì thi Hương tại trường thì Hà – Nam năm Đinh Dậu (1897). Từ khoa thi Bính Tuấn năm 1886 do TDP đánh chiếm Hà Nội trường thi Hương ở Hà Nội bị bãi bỏ, TDP lo sợ sự bất bình của dân chúng nên đã tổ chức thi chung trường Hà Nội với trường Nam ĐỊnh tại Nam ĐỊnh, gọi chung là trường Hà Nam. Vợ chồng viên toàn quyền ĐÔng DƯơng Pôn – ĐU me và vợ chồng viên công sứ Nam ĐỊnh Lơ – nóc – măng có tới dự lễ xướng danh. Tại chốn tuyển chọn nhân tài cho đất nước VN cái bóng của bọn thực dân cướp nước đã trùm lên tất cả. Là nhà nho có lòng tự trọng vốn tin vào đạo lí thánh hiền và luôn tha thiết với truyền thống của dân tộc Trần Tế Xương đã rất đau đớn, phẫn uất. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã vẽ lên tình trạng suy đồi của Nho học thời bấy giờ. Đặc điểm văn bản thơ trào phúng: - Được trình bày bằng hình thức thơ - Đối tượng nhắm tới là những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa. - DÙng tiếng cười giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích… thể hiện xúc cảm thái độ với đối tượng. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một bài thơ trào phúng: - là một bài thơ thất ngôn bát cú - nhắm vào đối tượng là những biểu hiện nhếch nhác, trớ trêu của khoa cử VN khi đất nước bị TDP đô hộ, còn Nho học thì suy tàn. - dùng tiếng cười để phê phán những cái xấu thông qua các biên pháp tu từ đảo ngữ, đối… I.Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - đọc - chú thích 2.Tác giả - Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương - Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân - Thơ của ông đậm chất trữ tình và trào phúng, phản ánh - Một số tác phẩm như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,. 2. Tác phẩm a. Xuất xứ - “Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác năm 1897, in trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. - Thể loại: Thất ngôn bát cú - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm b. Bố cục - Hai câu đề: Giới thiệu chung về kì thi HƯơng năm Đinh Dậu (1897) - Hai câu thực: Hình ảnh các nhân vật trong kì thi - Hai câu luận: Sự hiện diện của những người nước ngoài “phủ bóng” lên khung cảnh của kì thi - Hai câu kết: Lời nhắc nhở các nhân tài đất Bắc. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cụcniêm, luật, vẫn, nhịpđối Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng HS chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Khăn trải bàn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX? Sự kiện đó có chỗ nào không bình thường? Qua đó em có nhận xét gì về kì thi này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng II/ Tìm hiểu chi tiết a. Hai câu đề (Sự khác thường của kì thi Hương năm Đinh Dậu) - Nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương → sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo một thông tin bình thường: Ba năm mở một khoa - Tính không bình thường ở cách thức tổ chức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Sử dụng từ “lẫn”: thể hiện sự lẫn lộn, báo hiệu 1 kì thi ô hợp, hỗn tạp, nhốn nháo thiếu nghiêm túc của kì thi này. → Hai câu đề với kiểu câu tự sự có tính chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Biện pháp tu từ nào đã được sử dung trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa’? Nêu rõ tác dụng cúa biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. b. Hai câu thực - Hình ảnh: + Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác. + Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ. - Nghệ thuật: + Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi. + Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường. + Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”. → Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước. → Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Hình ảnh quan sứ và mụ đầm được miêu tả qua những chi tiết nào? Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. c. Hai câu luận - Hình ảnh: + Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể. + Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà. → Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi. + Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. → Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến. Nhiệm vụ 4: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. d. Hai câu kết - Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. - Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật đối, đảo ngữ - Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm 2. Nội dung Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Viết kết nối với đọc c. Sản phẩm học tập: bài viết của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện viết đoạn văn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu để hoàn thành bài tập b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1 : Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu được viết bằng thể thơ gì? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Thất ngôn trường thiên Câu 2: Câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì? A.Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm. B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. C.Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm. D.Tất cả đều sai. Câu 3: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất? A. Sĩ tử và quan trường B. Quan sứ và bà đầm C. Quan sứ và quan trường D. Quan trường và bà đầm Câu 4: Giá trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ là: A. Tư tưởng yêu nước B. Tư tưởng nhân đạo C. Tư tưởng thân dân D. Tất cả đều đúng Câu 5: Vì sao kì thi Hương lại phải tổ chức thi ở Trường Nam? A. Vì Trường Nam tổ chức thi tốt hơn B. Vì Trường Hà không tổ chức thi C. Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam D. Cả nước chỉ có duy trường thi duy nhất là trường Nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Phụ lục: Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) TỐT (5 – 7 điểm) XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.