
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:33 08/05/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 151,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/05/2025 Ngày giảng: 08+09/5/2025 Tuần 33 - Tiết 131, 132 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu HKII. 2. Kỹ năng - Năng lực, tổng hợp. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập * Năng lực chung: các năng lực: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. * Năng lực đặc thù: - Biết thu thập thông tin, trình bày, phân tích, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết (bài 8,9). - Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa cuối học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. - Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập. 3. Phẩm chất - Tự giác, nghiêm túc, chăm chỉ ôn tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Thiết bị: Máy tính, ti vi TM. 2. Học liệu: - KHBD, tư liệu tham khảo, ác văn bản ngoài SGK. III. Tiến trình dạy học * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) - GV yêu cầu HS nhắc nhanh những loại, thể loại văn bản đã được học trong chương trình kì II. - HS suy nghĩ,trả lời nhanh (Văn bản nghị luận, thơ tự do, văn thuyết minh) - GV dẫn vào bài * HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP VÀ VẬN DỤNG (87 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC * GV hướng dẫn HS tóm tắt đặc điểm của các loại, thể loại văn bản bằng bảng hoặc sơ đồ phù hợp. - HS trình bày - HS nhận xét, GV nhận xét - HS làm việc (cặp đôi)- 2p * Em hãy liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong NV8, tập hai. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này. Đặc điểm Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến Giống nhau Khác nhau - HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ? Thơ tự do có những đặc điểm gì khác so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện các thể thơ này. - HS suy nghĩ,trả lời - HS nhận xét,GV nhận xét,chốt KT I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 1. Các văn bản đã học - Bảng phụ lục 1 - Truyện ngắn: bảng phụ lục 2 - Thơ tự do: Bảng phụ lục 3 - GV hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình kì II. * Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh họa cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt. 2. Phần Tiếng Việt - Bảng phụ lục 4. - GV chia lớp thành 4 nhóm (thảo luận 2p) yêu cầu các nhóm nêu lại yêu cầu của các kiểu bài và dàn ý của các kiểu bài mà em đã thực hành viết ở Ngữ văn 8, tập 2. Hãy lập sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó. + Nhóm 1:Viết bài văn phân tích một tác phẩm(truyện) + Nhóm 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. + Nhóm 3: Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. + Nhóm 4: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. - Sau khi GV gọi HS lên trình bày,HS nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét, chốt lại kiến thức (?)Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao? - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức. 3. Phần Tập làm văn 3.1. Yêu cầu và dàn ý của các kiểu bài. a. Viết bài văn phân tích một tác phẩm(truyện) * Yêu cầu(SHS/tr 26) * Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm(nhan đề,tác giả);Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Thân bài: + Nêu nội dung chính của tác phẩm + Nêu chủ đề của tác phẩm + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa,giá trị của tác phẩm. b. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do * Yêu cầu(SHS/tr 52) * Dàn ý - Mở đoạn:Giới thiệu bài thơ và tác giả;nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân đoạn: + Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. + Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện,mạch cảm xúc,nét độc dáo của bài thơ. - Kết đoạn:Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. c. Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. * Yêu cầu (SHS/tr 102) * Dàn ý - Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này. - Thân bài: + Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên. + Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật. + Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người; nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. - Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. d. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống * Yêu cầu (SHS/105) * Dàn ý: - Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan), nêu vấn đề kiến nghị. * Phần nội dung: + Trình bày các biểu hiện của vấn đề kiến nghị. + Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từ cá nhân hay tập thể cộng đồng. + Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có). + Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí. - Phần kết thúc: bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện. 3.2: Những đề tài nói và nghe. * Các đề tài nói và nghe đã thực hiện: - Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) - Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân) - Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân Bảng phụ lục 1 Thể loại Đặc điểm Văn bản nghị luận - Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. Thể thơ tự do – Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. Văn thuyết minh – Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. Bảng phụ lục 2 Đặc điểm Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến Giống nhau - Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác. Khác nhau - Chỉ có một mạch sự kiện. - Hệ thống sự kiện đơn giản, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính. - Tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. - Hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gắn với số phận các nhận vật chính. Văn bản - Xe đêm, Lặng lẽ Sapa, Những ngôi sao xa xôi. - Chiếc lá cuối cùng; Mắt sói. Bảng phụ lục 3 Thể thơ Đặc điểm - Cách nhận biết Thơ tự do Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết. Thơ lục bát - Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru. - Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau: + Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh + Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B - Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ. Thơ bốn chữ - Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu. - Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T - Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Thơ năm chữ - Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên. Thơ thất ngôn bát cú - Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết). Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật - Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt. - Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ - Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ). Bảng phụ lục 4 STT Bài học Kiến thức được củng cố Kiến thức mới 1 Trợ từ Cách nhận biết trợ từ - Tác dụng của trợ từ. 2 Thán từ + biện pháp tu từ - Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng. - Hai loại thán từ chính 3 Biện pháp tu từ + nghĩa của từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy. 4 Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu. 5 Thành phần biệt lập - Cách nhận biết thành phần biệt lập - Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết. 6 Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. - Các kiểu câu tiếng Việt - Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể 7 Câu phủ định và câu khẳng định - Các kiểu câu tiếng Việt. - Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO TỰ ÔN ĐỀ SỐ 1: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Lão Hạc – Bi kịch bảo tồn thiên lương Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Nó được thể hiện qua những đức tính như tự lực, tự lập, tự tin, tự trọng, tự ái,… Ý thức về nhân cách chính là cơ sở của loại đức tính này. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch. Xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. (1) Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người. (2) Vì đói nghèo, lão Hạc phải sống cuộc sống lay lắt trong sự cô đơn. (3) Vì đói nghèo, lão phải bán đi người bạn thân thiết của mình là cậu Vàng. (4) Cái đói cũng khiến lão phải lựa chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con và giữ lương tâm trong sạch. (5) Cuộc đời lão Hạc là những tấn bi kịch chất chồng - nghèo khó, bệnh tật, đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần - mà chung quy lại đều xuất phát từ tấm lòng của một người cha, của một con người quá đỗi lương thiện. Đọc “Lão Hạc” ta thấy thấm thía và xót xa về một kiếp người khốn khổ, là đại diện cho số phận những người nông dân ở chế độ cũ bị cái nghèo, cái đói dồn ép họ đến đường cùng, hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần buộc họ phải chọn cho mình cái chết để giải thoát. (nguon tai.lieu.vn) Câu 1. Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 3. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn 2 trong phần trích trên? Chỉ rõ các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong đoạn 2? Câu 4. Đâu là câu văn có chưa thành phần biệt lập trong đoạn 3? Chỉ rõ và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Câu 5. Theo tác giả, thiên lương là gì? Tìm thêm 4 từ trong đoạn trích cũng thuộc nhóm từ Hán Việt? Câu 6. Câu “Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch” là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao? Câu 7. Câu: “Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người” là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao? Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Vì đói nghèo, lão Hạc phải sống cuộc sống lay lắt trong sự cô đơn. Vì đói nghèo, lão phải bán đi người bạn thân thiết của mình là cậu Vàng. Cái đói cũng khiến lão phải lựa chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con và giữ lương tâm trong sạch.” Câu 9. Từ câu chuyện về cuộc đời lão Hạc em có suy nghĩ và rút ra bài học gì cho bản thân mình trong cuộc sống. Câu 10. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân câu phủ định) ĐỀ SỐ 2: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn. Tuỳ theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thân có thê đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi vào bờ, sóng thần có sức tàn phá rât ghê gớm. Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thê mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thê biết nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thể biết khi nào sóng thần bắt đâu xuất hiện. [...]. Do đó, bạn khó có thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một dợt sóng thần. Có thể vì thế mà trong phút chốc, cơn sóng thần do trận động đất mạnh ở Ấn Độ Dương gây ra ngày 26/12/2004 đã lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở hơn chục quốc gia. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ. Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể thấy dấu hiệu rõ ràng của sóng thần. Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước. Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh huỷ diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Ở vùng nước nông, một con sóng thân khổng lồ có thể cao đến 30 m hoặc hơn (ngọn sóng thần tấn công vịnh Li-tu-y-a(Lituya)* , A-lát-xca (Alaska) vào năm 1958 cao đến 525 m). Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước)... Thảm hoạ sóng thần chấn động ngày 26/12/2004 là hệ quả của một trận động đất xảy ra do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ-ma (Burma), sau khi mảng Bơ-ma bất ngờ trôi lên, cao hơn mảng Ẩn Độ. Đó là trận động đất cực mạnh với 9 độ rích-te (richter), lớn nhất trong bốn thập niên kể từ trận động đất Gút Phrai-đây (Good Friday) 9,2 độ rích-te tấn công A-lát-xca vào năm 1964 và là trận lớn thứ tư kể từ năm 1900. Trận động đất lớn đến mức lan sang tận Xô-ma-li-a (Somalia), cách tâm chấn 4100 km. Tâm chấn động đất ở độ sâu 10 km, cách tây Su-ma-tra (Sumatra)4 khoảng 160 km, nằm trong khu vực “vòng đai lửa châu Á - Thái Bình Dương”. Dấu hiệu sắp có sóng thần Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình. Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng khổng lồ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ... Do vậy, khi đứng trên bãi biển và nhìn thấy nước biển đột ngột rút nhanh xuống, bạn hãy thông báo cho mọi người xung quanh biết là sắp có sóng thần và di chuyển nhanh khỏi bãi biển, đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến. Các thảm hoạ sóng thần trong lịch sử Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ. Năm 365, sóng thần tại A-lêch-xan-dri-a (Alexandria) làm hàng nghìn người thiệt mạng. Sóng thần tai hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a (Krakatoa) tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến 36 000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23 m làm hơn 26 000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11 m làm hơn 1 000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile). Ngày 16/8/1976, hơn 5 000 người chết tại vịnh Mo-ro (Moro), Phi-líp-pin (Philippines) vì sóng thần. Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê (Papua New Guinea). (Theo Một số kiến thức về sóng thần, https://nhandan.vn, ngày 16/3/2022) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản trên, dựa vào đâu em xác định được thể loại như vậy? Câu 2: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? đề cập đến hiện tượng tự nhiên nào? Câu 3: Theo văn bản, sóng thần là gì? Câu 4. Khi sóng thần được tạo ra ngoài khơi xa, sóng có đặc điểm gì? Câu 5. Những nguyên nhân nào gây ra sóng thần? Câu 6: Dấu hiệu đầu tiên khi sắp có sóng thần là gì? Câu 7: Vận tốc lan truyền của sóng thần phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 8. Dấu hiệu nào dưới đây báo hiệu sắp có sóng thần? Câu 9. Đọc văn bản trên, giúp em hiểu thêm điều gì về sóng thần? Câu 10. Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần em hãy hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần. Câu 11. Câu: “Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thê mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa.” là câu khẳng định hay phủ định? Vì sao? Câu 12. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn” và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? ĐỀ SỐ 3: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. “CÁNH ĐỒNG HOANG”: VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH CỦA ĐIỆN ẢNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM Cánh đồng hoang là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, công chiếu đúng ngày 30/4/1979. Dự án quy tụ một loạt anh tài thời bấy giờ, gồm diễn viên Lâm Tới, Thúy An, nhà văn Nguyễn Quang Sáng (biên kịch) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc phim). […] Dựa trên kịch bản gốc, đạo diễn Hồng Sến đã làm nên một tác phẩm thấm đẫm tình người và cuộc sống Nam bộ. Sau những trận chiến, Ba Đô và Sáu Xoa vẫn là những người miền Tây đôn hậu và hào sảng. Đan xen giữa những cảnh bom đạn là giọng hát, tiếng đàn và những lời yêu thương của đôi vợ chồng. Có thể nói, Cánh đồng hoang là một trong những phim cách mạng đậm chất trữ tình nhất từ trước đến nay. […] Cảnh quay kinh điển của phim là khi hai chiếc trực thăng quần thảo trên không, đôi vợ chồng phải cho con vào bịch ni-lông, cột miệng lại và dìm xuống nước để che giấu. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết ra tình tiết này từ chuyện có thật ở chiến trường. Trên trường quay, cảnh này cũng được ghi hình thật. Nhà quay phim Đường Tuấn Ba kể rằng ông từng lo lắng đến rơi nước mắt khi thực hiện đoạn này. Ở cảnh khác, cậu bé rớt xuống nước vì với theo chiếc ca nhựa, một lần nữa lại khiến nhà quay phim bật khóc. […] Cánh đồng hoang còn để lại dư vị về tính nhân văn phổ quát, không phân biệt chiến tuyến. Cuối phim có cảnh một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo… ( https://www.phunuonline.com.vn/canh-dong-hoang-ve-dep-tru-tinh-cua-dien-anh-cach-mang-viet-nam-a1462483.html) Câu 1: Xác định thể loại, và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên, căn cứ vào đâu mà em xác định thể loại như vậy. Câu 2: Đâu là cảnh quay “kinh điển” của bộ phim “Cánh đồng hoang”? Câu 3: Đề tài chính được thể hiện trong bộ phim “Cánh đồng hoang”? Câu 4: Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Có thể nói, Cánh đồng hoang là một trong những phim cách mạng đậm chất trữ tình nhất từ trước đến nay.” Và cho biết đó là thành phần gì? A. Có thể - thành phần tình thái. Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn văn thứ hai? A. Vẻ đẹp trữ tình và đôn hậu của người dân Nam bộ. Câu 6: Đoạn văn thứ ba đã đề cập đến nguyên nhân nào dẫn đến “Cánh đồng hoang” trở thành tác phẩm kinh điển? Câu 7: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cuối phim có cảnh một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo…” là gì? Thể hiện lời nói còn bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. Câu 7: Hãy nên thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ đoạn trích? Chiến tranh gây nên rất nhiều đau thương mất mát cho con người, vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và bảo vệ nền hòa bình mà chúng ta đang có. Câu 8: Cuối phim có cảnh “một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo” gợi cho em suy nghĩ gì về những người lính Mỹ? Họ cũng là những con người bình thường bị đẩy vào bi kịch, Vì chiến tranh, họ phải rời xa gia đình, cũng phải chịu đau thương và mất mát và họ cũng là nạn nhân của chiến tranh. Câu 9: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì? -Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích quảng bá và giới thiệu bộ phim Cánh đồng hoang đến đến đông đảo bạn đọc và công chúng, đồng thời ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; là tài liệu để tìm về quá khứ. Câu 10: Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về những mất mát đau thương mà chiến tranh đem đến cho con người trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập và một câu phủ định. Gạch chân dưới thành phần biệt lập và câu phủ định đó. ĐỀ SỐ 4: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO Được biết đến là cây bút nổi bật trong thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu dệt nên các tác phẩm của ông hầu hết là những sự vật quen thuộc xung quanh. Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ máy bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, nổi trội nhất vẫn là tập thơ Góc sân và khoảng trời. Bằng những bài thơ đặc sắc, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa. Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta] Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?] Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng dao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng trong cách chơi chữ, xứng đáng với danh xưng “thần đồng thi ca”. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn có chiều sâu và đầy tinh tế...[ Cây dừa] Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ... Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là vì tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm. (Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em cho là đúng nhất từ câu 1- câu 8. Câu 1. Xác định thể loại đoạn trích trên, căn cứ vào đâu mà em xác định thể loại như vậy. Thể loại: nghị luận văn học Căn cứ: VB bàn về một vấn đề của văn học (một tác giả) Câu 2. Theo văn bản, chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì? phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào? Chất liệu: Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh Phong cách thơ Trần Đăng Khoa: Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc Câu 3. Các câu: “Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương.”sử dụng phương tiện liên kết nào? Phép nối: Không những thế Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ “Trăng ơi từ đâu đến?” Nhân hóa: Gọi vật (trăng) như gọi người, giúp trăng hiện lên gần gũi, gắn bó với con người, góp phần làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 5. Theo văn bản, đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa là gì? Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy Câu 6. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Giới thiệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời. Câu 7. “Bằng những bài thơ đặc sắc, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.” là câu khẳng định hay phủ định? Vì sao? Câu khẳng định Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là vì tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam.” So sánh: Trần Đăng Khoa với vì tinh tú trên bầu trời văn học để khẳng định, đề cao, ca ngợi vai trò và những đóng góp to lớn của Trần Đăng Khoa đối với văn học VN, đồng thời giúp tăng sức gợi hình gợi cảm, giúp câu văn hay hơn. Câu 9. Đoạn kết của văn bản trên muốn khẳng định điều gì? Qua đoạn văn bản em có suy nghĩ và tình cảm gì với nhà thơ Trần Đăng Khoa? Khẳng định vai trò và vị trí của TĐK trong nền văn học VN Suy nghĩ: đây là một nhà tài hoa, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà Tình cảm: yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca… Câu 10. Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau của nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập và một câu phủ định. Gạch chân dưới thành phần biệt lập và câu phủ định đó. Trăng ơi…từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà… (Trăng ơi từ đâu đến?) ĐỀ VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH TRUYỆN Đề số 1: HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI […] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay cố ôm lấy thân cây. Xứ này đâu lạ gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến. Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, gà, vịt, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn. Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu không thể gột rửa hết bùn đất trên cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ chồng đứa con trai có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi ký ức đau buồn trong nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ dừng lại nơi này. Từ khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng nó vài câu chứ bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió. [..] Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to mua về để ăn Tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích. Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ Tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng, bùn bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách. Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá, lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo: - Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa rồi. - Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh phúc. Có thật vậy không cô? - Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai. Lụm nhắm mắt, ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai... (Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang) * Chú thích: 1. Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ. - Vũ Thị Huyền Trang là tác giả của 14 đầu sách văn học đã xuất bản, sở hữu một bộ sưu tập khá lớn các giải thưởng lớn nhỏ trong các cuộc thi sáng tác văn xuôi, truyện ngắn. Các sáng tác chủ yếu viết về đề tài gia đình và người phụ nữ. Ở chị luôn có sự yêu thương day dứt cho những số phận, những bi kịch của con người nhất là người phụ nữ và trẻ em. 2. Truyện Hoa đào nở trên vai: là câu chuyện cảm động, giàu giá trị nhân văn, để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng tốt đẹp về tình cảm của con người sau mùa lũ. Đọc truyện, chắc hắn trong trái tim ta cảm thấy vô cùng ấm áp bởi tình cảm của bố con ông Vại dành cho Lụm - cậu bé bị trôi dạt theo dòng nước lũ may mắn được ông Vại cứu sống và cưu mang. Đề số 2: THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ … Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - họa sĩ và Hiền - kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi: - Cậu có nhớ thầy Bản không? - Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không? (…) Hồi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ. Chỉ biết là thầy dạy học đã lâu, nhiều cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.(…)Thầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run. (…)Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa, hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội họa, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kỳ lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh họa. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kỹ, không hiểu có đẹp không, những tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy có mấy ai biết đến tên họa sĩ Nguyễn Thừa Bản. Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội họa, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo giờ đây nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: - Ở triển lãm mỹ thuật thành phố, người ta có bày một bức tranh của tôi… – Thầy mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm – Các em đến xem thử… Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi - trong đó có Châu và Hiền - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hòa ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn sang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cũ, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: Chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết: “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản!”. “Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Họa sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc họa sĩ mạnh khỏe, v.v…”. Rồi chúng tôi ký những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này.Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: - Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi… cũng được một số người thích… Họ có ghi cảm tưởng… Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại… Thầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận: - Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều… Thương thầy quá, chúng tôi suýt òa lên khóc. Bây giờ, nhiều năm đã trôi qua, chúng tôi đã lớn lên, đã làm nhiều nghề khác nhau, có người là cán bộ quân đội, có người là công nhân, Hiền trở thành kỹ sư và tôi làm nghề viết báo. Chỉ có Châu là họa sĩ. Tuy còn trẻ, Châu đã có nhiều tác phẩm, được quần chúng và đồng nghiệp đánh giá cao… Nhưng Châu và chúng tôi chẳng hề quên thầy Bản. Không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội họa, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình. Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý trọng biết bao. Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: Chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kỳ triển lãm ấy. Bây giờ, thầy Bản không còn nữa! Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy… Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em và muốn lần nữa được thưa với thầy rằng: Chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy… (Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) • Hướng dẫn về nhà: Làm đề cương ôn tập theo hướng dẫn • Nắm được dàn ý chung và cách làm các kiểu bài viết đã ôn. ---------------
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:33 08/05/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 151,0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/05/2025 Ngày giảng: 08+09/5/2025 Tuần 33 - Tiết 131, 132 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu HKII. 2. Kỹ năng - Năng lực, tổng hợp. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập * Năng lực chung: các năng lực: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. * Năng lực đặc thù: - Biết thu thập thông tin, trình bày, phân tích, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu, viết (bài 8,9). - Khái quát được các nội dung cơ bản đã học trong nửa cuối học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. - Phân tích được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập. 3. Phẩm chất - Tự giác, nghiêm túc, chăm chỉ ôn tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Thiết bị: Máy tính, ti vi TM. 2. Học liệu: - KHBD, tư liệu tham khảo, ác văn bản ngoài SGK. III. Tiến trình dạy học * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) - GV yêu cầu HS nhắc nhanh những loại, thể loại văn bản đã được học trong chương trình kì II. - HS suy nghĩ,trả lời nhanh (Văn bản nghị luận, thơ tự do, văn thuyết minh) - GV dẫn vào bài * HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP VÀ VẬN DỤNG (87 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC * GV hướng dẫn HS tóm tắt đặc điểm của các loại, thể loại văn bản bằng bảng hoặc sơ đồ phù hợp. - HS trình bày - HS nhận xét, GV nhận xét - HS làm việc (cặp đôi)- 2p * Em hãy liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong NV8, tập hai. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này. Đặc điểm Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến Giống nhau Khác nhau - HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ? Thơ tự do có những đặc điểm gì khác so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện các thể thơ này. - HS suy nghĩ,trả lời - HS nhận xét,GV nhận xét,chốt KT I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 1. Các văn bản đã học - Bảng phụ lục 1 - Truyện ngắn: bảng phụ lục 2 - Thơ tự do: Bảng phụ lục 3 - GV hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình kì II. * Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh họa cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt. 2. Phần Tiếng Việt - Bảng phụ lục 4. - GV chia lớp thành 4 nhóm (thảo luận 2p) yêu cầu các nhóm nêu lại yêu cầu của các kiểu bài và dàn ý của các kiểu bài mà em đã thực hành viết ở Ngữ văn 8, tập 2. Hãy lập sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó. + Nhóm 1:Viết bài văn phân tích một tác phẩm(truyện) + Nhóm 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. + Nhóm 3: Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. + Nhóm 4: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống. - Sau khi GV gọi HS lên trình bày,HS nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét, chốt lại kiến thức (?)Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao? - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức. 3. Phần Tập làm văn 3.1. Yêu cầu và dàn ý của các kiểu bài. a. Viết bài văn phân tích một tác phẩm(truyện) * Yêu cầu(SHS/tr 26) * Dàn ý - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm(nhan đề,tác giả);Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Thân bài: + Nêu nội dung chính của tác phẩm + Nêu chủ đề của tác phẩm + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa,giá trị của tác phẩm. b. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do * Yêu cầu(SHS/tr 52) * Dàn ý - Mở đoạn:Giới thiệu bài thơ và tác giả;nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân đoạn: + Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. + Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện,mạch cảm xúc,nét độc dáo của bài thơ. - Kết đoạn:Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. c. Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. * Yêu cầu (SHS/tr 102) * Dàn ý - Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này. - Thân bài: + Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên. + Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật. + Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người; nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. - Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. d. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống * Yêu cầu (SHS/105) * Dàn ý: - Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan), nêu vấn đề kiến nghị. * Phần nội dung: + Trình bày các biểu hiện của vấn đề kiến nghị. + Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từ cá nhân hay tập thể cộng đồng. + Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có). + Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí. - Phần kết thúc: bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện. 3.2: Những đề tài nói và nghe. * Các đề tài nói và nghe đã thực hiện: - Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) - Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay) - Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân) - Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân Bảng phụ lục 1 Thể loại Đặc điểm Văn bản nghị luận - Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. Thể thơ tự do – Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. Văn thuyết minh – Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. Bảng phụ lục 2 Đặc điểm Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến Giống nhau - Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác. Khác nhau - Chỉ có một mạch sự kiện. - Hệ thống sự kiện đơn giản, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính. - Tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. - Hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gắn với số phận các nhận vật chính. Văn bản - Xe đêm, Lặng lẽ Sapa, Những ngôi sao xa xôi. - Chiếc lá cuối cùng; Mắt sói. Bảng phụ lục 3 Thể thơ Đặc điểm - Cách nhận biết Thơ tự do Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết. Thơ lục bát - Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru. - Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau: + Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh + Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B - Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ. Thơ bốn chữ - Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu. - Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T - Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Thơ năm chữ - Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên. Thơ thất ngôn bát cú - Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết). Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật - Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt. - Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ - Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ). Bảng phụ lục 4 STT Bài học Kiến thức được củng cố Kiến thức mới 1 Trợ từ Cách nhận biết trợ từ - Tác dụng của trợ từ. 2 Thán từ + biện pháp tu từ - Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng. - Hai loại thán từ chính 3 Biện pháp tu từ + nghĩa của từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy. 4 Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu. 5 Thành phần biệt lập - Cách nhận biết thành phần biệt lập - Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết. 6 Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. - Các kiểu câu tiếng Việt - Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể 7 Câu phủ định và câu khẳng định - Các kiểu câu tiếng Việt. - Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định. MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU THAM KHẢO TỰ ÔN ĐỀ SỐ 1: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Lão Hạc – Bi kịch bảo tồn thiên lương Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Nó được thể hiện qua những đức tính như tự lực, tự lập, tự tin, tự trọng, tự ái,… Ý thức về nhân cách chính là cơ sở của loại đức tính này. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch. Xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. (1) Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người. (2) Vì đói nghèo, lão Hạc phải sống cuộc sống lay lắt trong sự cô đơn. (3) Vì đói nghèo, lão phải bán đi người bạn thân thiết của mình là cậu Vàng. (4) Cái đói cũng khiến lão phải lựa chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con và giữ lương tâm trong sạch. (5) Cuộc đời lão Hạc là những tấn bi kịch chất chồng - nghèo khó, bệnh tật, đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần - mà chung quy lại đều xuất phát từ tấm lòng của một người cha, của một con người quá đỗi lương thiện. Đọc “Lão Hạc” ta thấy thấm thía và xót xa về một kiếp người khốn khổ, là đại diện cho số phận những người nông dân ở chế độ cũ bị cái nghèo, cái đói dồn ép họ đến đường cùng, hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần buộc họ phải chọn cho mình cái chết để giải thoát. (nguon tai.lieu.vn) Câu 1. Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 3. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn 2 trong phần trích trên? Chỉ rõ các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong đoạn 2? Câu 4. Đâu là câu văn có chưa thành phần biệt lập trong đoạn 3? Chỉ rõ và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Câu 5. Theo tác giả, thiên lương là gì? Tìm thêm 4 từ trong đoạn trích cũng thuộc nhóm từ Hán Việt? Câu 6. Câu “Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch” là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao? Câu 7. Câu: “Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người” là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao? Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Vì đói nghèo, lão Hạc phải sống cuộc sống lay lắt trong sự cô đơn. Vì đói nghèo, lão phải bán đi người bạn thân thiết của mình là cậu Vàng. Cái đói cũng khiến lão phải lựa chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con và giữ lương tâm trong sạch.” Câu 9. Từ câu chuyện về cuộc đời lão Hạc em có suy nghĩ và rút ra bài học gì cho bản thân mình trong cuộc sống. Câu 10. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân câu phủ định) ĐỀ SỐ 2: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn. Tuỳ theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thân có thê đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi vào bờ, sóng thần có sức tàn phá rât ghê gớm. Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thê mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thê biết nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thể biết khi nào sóng thần bắt đâu xuất hiện. [...]. Do đó, bạn khó có thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một dợt sóng thần. Có thể vì thế mà trong phút chốc, cơn sóng thần do trận động đất mạnh ở Ấn Độ Dương gây ra ngày 26/12/2004 đã lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở hơn chục quốc gia. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ. Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể thấy dấu hiệu rõ ràng của sóng thần. Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước. Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh huỷ diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Ở vùng nước nông, một con sóng thân khổng lồ có thể cao đến 30 m hoặc hơn (ngọn sóng thần tấn công vịnh Li-tu-y-a(Lituya)* , A-lát-xca (Alaska) vào năm 1958 cao đến 525 m). Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước)... Thảm hoạ sóng thần chấn động ngày 26/12/2004 là hệ quả của một trận động đất xảy ra do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ-ma (Burma), sau khi mảng Bơ-ma bất ngờ trôi lên, cao hơn mảng Ẩn Độ. Đó là trận động đất cực mạnh với 9 độ rích-te (richter), lớn nhất trong bốn thập niên kể từ trận động đất Gút Phrai-đây (Good Friday) 9,2 độ rích-te tấn công A-lát-xca vào năm 1964 và là trận lớn thứ tư kể từ năm 1900. Trận động đất lớn đến mức lan sang tận Xô-ma-li-a (Somalia), cách tâm chấn 4100 km. Tâm chấn động đất ở độ sâu 10 km, cách tây Su-ma-tra (Sumatra)4 khoảng 160 km, nằm trong khu vực “vòng đai lửa châu Á - Thái Bình Dương”. Dấu hiệu sắp có sóng thần Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình. Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng khổng lồ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. Bỗng nhiên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Hoặc bạn có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ... Do vậy, khi đứng trên bãi biển và nhìn thấy nước biển đột ngột rút nhanh xuống, bạn hãy thông báo cho mọi người xung quanh biết là sắp có sóng thần và di chuyển nhanh khỏi bãi biển, đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến. Các thảm hoạ sóng thần trong lịch sử Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ. Năm 365, sóng thần tại A-lêch-xan-dri-a (Alexandria) làm hàng nghìn người thiệt mạng. Sóng thần tai hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, sau khi núi lửa Kra-ca-tô-a (Krakatoa) tại In-đô-nê-xi-a phun trào khiến 36 000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23 m làm hơn 26 000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11 m làm hơn 1 000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile). Ngày 16/8/1976, hơn 5 000 người chết tại vịnh Mo-ro (Moro), Phi-líp-pin (Philippines) vì sóng thần. Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê (Papua New Guinea). (Theo Một số kiến thức về sóng thần, https://nhandan.vn, ngày 16/3/2022) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản trên, dựa vào đâu em xác định được thể loại như vậy? Câu 2: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? đề cập đến hiện tượng tự nhiên nào? Câu 3: Theo văn bản, sóng thần là gì? Câu 4. Khi sóng thần được tạo ra ngoài khơi xa, sóng có đặc điểm gì? Câu 5. Những nguyên nhân nào gây ra sóng thần? Câu 6: Dấu hiệu đầu tiên khi sắp có sóng thần là gì? Câu 7: Vận tốc lan truyền của sóng thần phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 8. Dấu hiệu nào dưới đây báo hiệu sắp có sóng thần? Câu 9. Đọc văn bản trên, giúp em hiểu thêm điều gì về sóng thần? Câu 10. Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần em hãy hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần. Câu 11. Câu: “Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thê mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa.” là câu khẳng định hay phủ định? Vì sao? Câu 12. Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi(tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tôc lớn” và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? ĐỀ SỐ 3: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. “CÁNH ĐỒNG HOANG”: VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH CỦA ĐIỆN ẢNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM Cánh đồng hoang là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, công chiếu đúng ngày 30/4/1979. Dự án quy tụ một loạt anh tài thời bấy giờ, gồm diễn viên Lâm Tới, Thúy An, nhà văn Nguyễn Quang Sáng (biên kịch) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc phim). […] Dựa trên kịch bản gốc, đạo diễn Hồng Sến đã làm nên một tác phẩm thấm đẫm tình người và cuộc sống Nam bộ. Sau những trận chiến, Ba Đô và Sáu Xoa vẫn là những người miền Tây đôn hậu và hào sảng. Đan xen giữa những cảnh bom đạn là giọng hát, tiếng đàn và những lời yêu thương của đôi vợ chồng. Có thể nói, Cánh đồng hoang là một trong những phim cách mạng đậm chất trữ tình nhất từ trước đến nay. […] Cảnh quay kinh điển của phim là khi hai chiếc trực thăng quần thảo trên không, đôi vợ chồng phải cho con vào bịch ni-lông, cột miệng lại và dìm xuống nước để che giấu. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết ra tình tiết này từ chuyện có thật ở chiến trường. Trên trường quay, cảnh này cũng được ghi hình thật. Nhà quay phim Đường Tuấn Ba kể rằng ông từng lo lắng đến rơi nước mắt khi thực hiện đoạn này. Ở cảnh khác, cậu bé rớt xuống nước vì với theo chiếc ca nhựa, một lần nữa lại khiến nhà quay phim bật khóc. […] Cánh đồng hoang còn để lại dư vị về tính nhân văn phổ quát, không phân biệt chiến tuyến. Cuối phim có cảnh một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo… ( https://www.phunuonline.com.vn/canh-dong-hoang-ve-dep-tru-tinh-cua-dien-anh-cach-mang-viet-nam-a1462483.html) Câu 1: Xác định thể loại, và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên, căn cứ vào đâu mà em xác định thể loại như vậy. Câu 2: Đâu là cảnh quay “kinh điển” của bộ phim “Cánh đồng hoang”? Câu 3: Đề tài chính được thể hiện trong bộ phim “Cánh đồng hoang”? Câu 4: Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Có thể nói, Cánh đồng hoang là một trong những phim cách mạng đậm chất trữ tình nhất từ trước đến nay.” Và cho biết đó là thành phần gì? A. Có thể - thành phần tình thái. Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn văn thứ hai? A. Vẻ đẹp trữ tình và đôn hậu của người dân Nam bộ. Câu 6: Đoạn văn thứ ba đã đề cập đến nguyên nhân nào dẫn đến “Cánh đồng hoang” trở thành tác phẩm kinh điển? Câu 7: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cuối phim có cảnh một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo…” là gì? Thể hiện lời nói còn bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. Câu 7: Hãy nên thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ đoạn trích? Chiến tranh gây nên rất nhiều đau thương mất mát cho con người, vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và bảo vệ nền hòa bình mà chúng ta đang có. Câu 8: Cuối phim có cảnh “một phi công Mỹ chết, tấm ảnh vợ con anh ta rơi khỏi túi áo” gợi cho em suy nghĩ gì về những người lính Mỹ? Họ cũng là những con người bình thường bị đẩy vào bi kịch, Vì chiến tranh, họ phải rời xa gia đình, cũng phải chịu đau thương và mất mát và họ cũng là nạn nhân của chiến tranh. Câu 9: Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì? -Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích quảng bá và giới thiệu bộ phim Cánh đồng hoang đến đến đông đảo bạn đọc và công chúng, đồng thời ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; là tài liệu để tìm về quá khứ. Câu 10: Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về những mất mát đau thương mà chiến tranh đem đến cho con người trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập và một câu phủ định. Gạch chân dưới thành phần biệt lập và câu phủ định đó. ĐỀ SỐ 4: Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO Được biết đến là cây bút nổi bật trong thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu dệt nên các tác phẩm của ông hầu hết là những sự vật quen thuộc xung quanh. Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ máy bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên, nổi trội nhất vẫn là tập thơ Góc sân và khoảng trời. Bằng những bài thơ đặc sắc, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa. Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến....[ Hạt gạo làng ta] Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên....[Trăng ơi từ đâu đến?] Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng dao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng trong cách chơi chữ, xứng đáng với danh xưng “thần đồng thi ca”. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn có chiều sâu và đầy tinh tế...[ Cây dừa] Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ... Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là vì tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm. (Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em cho là đúng nhất từ câu 1- câu 8. Câu 1. Xác định thể loại đoạn trích trên, căn cứ vào đâu mà em xác định thể loại như vậy. Thể loại: nghị luận văn học Căn cứ: VB bàn về một vấn đề của văn học (một tác giả) Câu 2. Theo văn bản, chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì? phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào? Chất liệu: Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh Phong cách thơ Trần Đăng Khoa: Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc Câu 3. Các câu: “Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương.”sử dụng phương tiện liên kết nào? Phép nối: Không những thế Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ “Trăng ơi từ đâu đến?” Nhân hóa: Gọi vật (trăng) như gọi người, giúp trăng hiện lên gần gũi, gắn bó với con người, góp phần làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 5. Theo văn bản, đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa là gì? Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy Câu 6. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Giới thiệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời. Câu 7. “Bằng những bài thơ đặc sắc, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.” là câu khẳng định hay phủ định? Vì sao? Câu khẳng định Câu 8. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là vì tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam.” So sánh: Trần Đăng Khoa với vì tinh tú trên bầu trời văn học để khẳng định, đề cao, ca ngợi vai trò và những đóng góp to lớn của Trần Đăng Khoa đối với văn học VN, đồng thời giúp tăng sức gợi hình gợi cảm, giúp câu văn hay hơn. Câu 9. Đoạn kết của văn bản trên muốn khẳng định điều gì? Qua đoạn văn bản em có suy nghĩ và tình cảm gì với nhà thơ Trần Đăng Khoa? Khẳng định vai trò và vị trí của TĐK trong nền văn học VN Suy nghĩ: đây là một nhà tài hoa, có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà Tình cảm: yêu mến, trân trọng, tự hào, ngợi ca… Câu 10. Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau của nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập và một câu phủ định. Gạch chân dưới thành phần biệt lập và câu phủ định đó. Trăng ơi…từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà… (Trăng ơi từ đâu đến?) ĐỀ VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH TRUYỆN Đề số 1: HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI […] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay cố ôm lấy thân cây. Xứ này đâu lạ gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến. Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, gà, vịt, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn. Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu không thể gột rửa hết bùn đất trên cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ chồng đứa con trai có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi ký ức đau buồn trong nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ dừng lại nơi này. Từ khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng nó vài câu chứ bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió. [..] Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to mua về để ăn Tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích. Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ Tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng, bùn bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách. Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá, lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo: - Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa rồi. - Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh phúc. Có thật vậy không cô? - Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai. Lụm nhắm mắt, ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai... (Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang) * Chú thích: 1. Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ. - Vũ Thị Huyền Trang là tác giả của 14 đầu sách văn học đã xuất bản, sở hữu một bộ sưu tập khá lớn các giải thưởng lớn nhỏ trong các cuộc thi sáng tác văn xuôi, truyện ngắn. Các sáng tác chủ yếu viết về đề tài gia đình và người phụ nữ. Ở chị luôn có sự yêu thương day dứt cho những số phận, những bi kịch của con người nhất là người phụ nữ và trẻ em. 2. Truyện Hoa đào nở trên vai: là câu chuyện cảm động, giàu giá trị nhân văn, để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng tốt đẹp về tình cảm của con người sau mùa lũ. Đọc truyện, chắc hắn trong trái tim ta cảm thấy vô cùng ấm áp bởi tình cảm của bố con ông Vại dành cho Lụm - cậu bé bị trôi dạt theo dòng nước lũ may mắn được ông Vại cứu sống và cưu mang. Đề số 2: THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ … Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - họa sĩ và Hiền - kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi: - Cậu có nhớ thầy Bản không? - Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không? (…) Hồi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ. Chỉ biết là thầy dạy học đã lâu, nhiều cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.(…)Thầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run. (…)Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa, hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội họa, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kỳ lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh họa. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kỹ, không hiểu có đẹp không, những tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy có mấy ai biết đến tên họa sĩ Nguyễn Thừa Bản. Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội họa, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo giờ đây nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: - Ở triển lãm mỹ thuật thành phố, người ta có bày một bức tranh của tôi… – Thầy mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm – Các em đến xem thử… Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi - trong đó có Châu và Hiền - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hòa ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn sang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cũ, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: Chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết: “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản!”. “Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Họa sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc họa sĩ mạnh khỏe, v.v…”. Rồi chúng tôi ký những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này.Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: - Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi… cũng được một số người thích… Họ có ghi cảm tưởng… Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại… Thầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận: - Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều… Thương thầy quá, chúng tôi suýt òa lên khóc. Bây giờ, nhiều năm đã trôi qua, chúng tôi đã lớn lên, đã làm nhiều nghề khác nhau, có người là cán bộ quân đội, có người là công nhân, Hiền trở thành kỹ sư và tôi làm nghề viết báo. Chỉ có Châu là họa sĩ. Tuy còn trẻ, Châu đã có nhiều tác phẩm, được quần chúng và đồng nghiệp đánh giá cao… Nhưng Châu và chúng tôi chẳng hề quên thầy Bản. Không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội họa, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình. Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý trọng biết bao. Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: Chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kỳ triển lãm ấy. Bây giờ, thầy Bản không còn nữa! Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy… Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em và muốn lần nữa được thưa với thầy rằng: Chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy… (Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) • Hướng dẫn về nhà: Làm đề cương ôn tập theo hướng dẫn • Nắm được dàn ý chung và cách làm các kiểu bài viết đã ôn. ---------------
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

