Danh mục
KHBD ngữ văn 6 tuần 30 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:24 15/04/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 38,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 13/4/2025 Ngày giảng: 15/4/2025 Tuần 30 - Tiết 118 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Văn bản và đoạn văn) Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích các loại văn bản và đoạn văn. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất - Yêu văn chương. - Có thái độ đúng mực khi trao đổi thảo luận các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu chiếu 2. Học liệu - Tư liệu, phiếu học tập, SGK, SGV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Từ đầu chương trình lớp 6, chúng ta đã được học nhiều văn bản. Hãy kể tên những văn bản mà em đã học? Trong các văn bản ấy, em thấy ngoài yếu tố ngôn ngữ còn có yếu tố nào khác không? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv dẫn dắt: Những vă bản chúng ta đã học từ đầu chương trình lớp 6 đến nay có cả văn bản truyện, thơ, kí…. Vậy Văn bản được phân loại như thế nào? Đặc điểm của văn bản và vai trò của các đoạn văn trong văn bản ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. HS huy động kiến thức đã có và kể tên, nêu hiểu biết của mình về văn bản. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tìm hiểu về văn bản và đoạn văn (10 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được chức năng đặc điểm cả các loại văn bản và đoạn văn b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi SHS, nhắc lại khái niệm văn bản. ?Căn cứ vào những yếu tố nào để phân loại văn bản? Có những loại văn bản nào? ? Chức năng của đoạn văn? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV củng cố kiến thức: I. Hình thành kiến thức: Nhận biết văn bản và đoạn văn 1. Đặc điểm và loại văn bản - VB là một đơn vị giao tiếp, có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. - Tính chất: văn bản thông thường và văn bản đa phương thức. - Các loại văn bản được xác định nhờ chức năng chính mà văn bản đó đảm nhiệm: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. 2. Chức năng đoạn văn trong văn bản: - Đoạn văn: Có thể đảm nhiệm một trong các chức năng : mở đầu VB; trình bày một khía cạnh của nội dung chính; kết thúc VB hoặc mở rộng,liên kết vấn đề. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ( 20 phút) a) Mục tiêu: - Thực hành vận dụng làm được các bài tập về đoạn văn và các loại VB b) Nội dung: - GV chia nhóm cặp đôi - HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS Dự kiến SP *NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + VB Trái Đất – cái nôi của sự sống thuộc thể loại văn bản nào? Liệt kê những bộ phận cấu tạo của VB? + Theo em những yếu tố nào không thể thiếu trong mọi trường hợp tạo lập văn bản? - GV đặt tiếp câu hỏi: Qua văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em hãy nêu những bằng chứng cụ thể để khẳng định nó là một văn bản? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Dự kiến sản phẩm: * Phân loại: - Dựa vào sự có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ: văn bản thông thường, văn bản đa phương thức - Dựa vào những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. - Căn cứ vào chức năng chính của văn bản để xác định được loại văn bản đó. * Liệt kê các bộ phận cấu tạo của văn bản: - Nhan đề - Sa-pô - Đề mục - Các đoạn văn - Tranh minh hoạ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng: NV1: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4 và làm vào vở. - GV hướng dẫn HS: kẻ bảng và thống kê - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: Nhắc lại những thông tin, thông điệp mà em tiếp nhận được từ văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: VB Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản hoàn chỉnh do chứa đụng thông điệp rõ ràng và tất cả các thông tin đều tập trung vào vấn đề chính. II. Luyện tập *Bài tập nhận biết đặc điểm loại văn bản và chức năng đoạn văn Bài 1/ trang 81 Các bằng chứng cụ thể để khẳng định Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản: - Là một văn bản tồn tại ở dạng viết. - VB dùng để trao đổi thông tin: vị trí của TĐ trong hệ MT, vai trò của nước, sự sống của sinh vật trên TĐ và hiện trạng TĐ. - Suy nghĩ về trách nhiệm của loài người trước hiện trạng của TĐ hiện nay. Bài 2/Trang 81 Cấu tạo của văn bản: - Nhan đề - Sa-pô - Đề mục - Các đoạn văn - Tranh minh hoạ Bài 3/Trang 81 VB Trái Đất – cái nôi của sự sống là một văn bản hoàn chỉnh do chứa đụng thông điệp rõ ràng và tất cả các thông tin đều tập trung vào vấn đề chính. - Thông tin từ văn bản: +Trái đất hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có sự sống. +Nước là tài nguyên bao phủ 2/3 bề mặt Trái đất. +Trái đất là nơi cư trụ của muôn loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao. +Con người trên Trái đất khai thác tài nguyên thiên nhiên một các bừa bãi +Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng - Thông điệp từ văn bản: Con người cần có những suy nghĩ nghiêm túc và hành động tích cực để bảo vệ hành tinh xanh. Đó là vấn đề cấp thiết và cấp bách. Thứ tự đoạn văn trong văn bản Điểm mở đầu và điểm kết thúc của đoạn văn Ý chính của đoạn văn Chức năng của đoạn văn trong văn bản Đoạn 3 (Trái đất - nơi cư ngụ của muôn loài ) Điểm mở đầu: Muôn loài tồn tại trên Trái đất; Điểm kết thúc: Tất cả sự sống trên Trái đất đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn, lạ lùng) Sự sống trên Trái Đất thật phong phú, muôn màu Làm rõ nét thêm nội dung của văn bản: Trái đất là cái nôi của sự sống đối với muôn loài 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, giải quyết vấn đề thực tiễn b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Giả sử VB vừa học cần được bổ sung thêm một số đoạn văn nữa. Hãy viết một đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu này và dự kiến vị trí mà nó nó được đặt trong văn bản? Gv hướng dẫn: Có thể bổ sung thêm đoạn văn Những việc nhân loại cần làm để bàn về những biện pháp con người có thể làm để bảo vệ và giữ gìn hành tinh xanh. Yêu cầu HS hãy triển khai đoạn văn với đề mục như trên - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp - Tổ chức trò chơi - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận * Hướng dẫn về nhà - Học bài theo vở ghi - Hoàn thành các bài tập - Soạn bài: văn bản 2: Các loài chung sống với nhau như thế nào? + Đọc văn bản + Các yếu tố đặc trụng về thể loại + Trả lời các câu hỏi SGK + Một số phiếu học tập (gửi qua zalo) Tuần 30 – Tiết 119,120 Ngày soạn: 13/4/2025 Ngày giảng: 17,18/4/2025 VĂN BẢN 2: CÁC LOÀI CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? - Ngọc Phú - Môn học: Ngữ văn; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Vai trò quan trọng của số liệu và hình ảnh của một văn bản thông tin. - Mối quan hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản. - Tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức cùng chung sống với nhau trên hành tinh này. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Biết thu thập thông tin liên quan đến văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào? - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào? - Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 3. Về phẩm chất - Đoàn kết, thật thà, lương thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5p) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS chia sẻ c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI Hình thức: chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện lên tham gia trò chơi Yêu cầu: bốc thăm và diễn tả lại bằng hành động ( hoặc vẽ tranh), sao cho các bạn nhóm mình đoán đúng từ khóa đó Các từ khóa: con voi, con chuột, sư tử, linh dương, sóc, khỉ…….. - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong Trái Đất rộng lớn và bao la, có hàng triệu loài sinh vật cùng sinh sống. Mỗi loài đều có vai trò và đóng góp riêng vào sự phát triển chung của vũ trụ. Vậy các loài cùng chung sống và chia sẻ như thế nào để trái đất có thể phát triển hoà bình, ổn định? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (75 p) Hoạt động 2.1. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (20 p) a) Mục tiêu: HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích. - Nắm được thể loại, bố cục , PTBBĐ… b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố: + Tác giả + Tác phẩm: thể loại, xuất xứ, PTBĐ, bố cục… - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức + Phần 1: (Từ đầu … đến " tổn thương của nó")  Đặt vấn đề (đời sống của muôn loài trên TĐ và sự cân bằng rất dễ tổn thương của nó) + Phần 2: (Tiếp … đến “đẹp đẽ này”)  Nội dung vấn đề (Sự đa dạng của các loài, tính trật tự, vai trò của con người trên TĐ) + Phần 3: Đoạn còn lại  Kết thúc vấn đề (Thông điệp về cách ứng xử đối với đời sống muôn loài) - Tóm tắt: Đời sống muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương. Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã. Bên cạnh việc nhận diện theo đặc điểm sinh hoạt thì chúng còn được chia theo tính chất của loài. Sự phân bố của các loài làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất. Giữa các loài trong quần xã luôn tồn tại mối quan hệ hộ trợ và đối kháng. Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài và họ đang tàn phá thế giới này I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - GV gọi 2 học sinh đọc nối tiếp - Giọng đọc: to, rõ ràng, chú ý đọc đúng tên riêng tiếng nước ngoài và các từ mượn b. Chú thích - Tiến hóa: biến dổi dần dần theo hướng phát triển đi lên - Quần xã: tập hợp tất cả các sinh vật cùng loài và khác loài, cùng sống trong một khu vực vào một thời gian nhất định. - Kí sinh: sống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể những sinh vật khác. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Ngọc Phú b. Tác phẩm - Thể loại: văn bản thông tin - Xuất xứ: Báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 9/2020 - PTBĐ: thuyết minh - Nhan đề: “Các loài chung sóng với nhau như thế nào?”  Hình thức là một câu hỏi.  Định hướng, đòi hỏi người viết phải trình bày một cách tập trung về VĐ mà tác giả chờ đợi  Thể hiện được đặc thù của văn bản thông tin - Bố cục: 3 phần Hoạt động 2.2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (55 phút) a. Mục tiêu: nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn HS + Trong phần mở đầu tác giả đã dẫn vào bài bằng cách nào? Cách vào bài này có tác dụng gì? + Vấn đề tác giả đặt ra trong phần này là gì? Theo em, đây có phải là vấn đề đáng quan tâm hiện nay không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Đặt vấn đề - Bức tranh minh họa  phản ánh đời sống đa dạng, phong phú của muôn loài - Mở đầu bằng cách dẫn dắt đoạn từ bộ phim hoạt hình “Vua sư tử” và nêu vấn đề: Đời sống muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương  NT: cách mở đầu hấp dẫn  một vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay khi con người đang can thiệp ngày càng nhiều vào thiên nhiên. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Sự đa dạng của các loài GV tổ chức kĩ thuật: TRÌNH BÀY MỘT PHÚT - Hình thức: hoạt động cá nhân - Thời gian: 1 phút - Yêu cầu: trình bày số lượng các loài Sinh vật có trên trái đất, số lượng các loài SV con người đã biết (động vật, thực vật) và ý nghĩa của những con số đó. Nhiệm vụ 2: Tính trật tự trong đời sống của muôn loài + Em hiểu thế nào về tính trật tự? “Trật tự” có đồng nghĩa với “ổn định” không? + Tính trật tự trong đời sống của muôn loài được biểu hiện như thế nào? Mục đích của sự trật tự này? + Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ trong quần xã sinh vật thì điều gì sẽ xảy ra Nhiệm vụ 3: Vai trò của con người trên TĐ + Những bước tiến vượt bậc của nhân loại có ảnh hưởng đến cuộc sống của muôn loài không? Ảnh hưởng như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chia nhóm hoàn thành nhiệm vụ, trả lời câu hỏi của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Con người chúng ta cũng như vô vàn các loại sinh vật khác có mặt trên TĐ này, tất cả cùng thở chung một bầu không khí, cùng ăn thức ăn và uống nguồn nước từ thiên nhiên. Nhưng với trí óc phát triển nhanh chóng, những sáng tạo đã giúp con người cải thiện cuộc sống của mình tốt hơn, trở thành bá chủa trong muôn loài. Chính điều đó khiến cho con người trở nên tự kiêu, tự cho mình quyền sắp đặt lại trật tự, can thiệp một cách thô bạo vào sự phát triển của thiên nhiên khiến cho đời sống muôn loài bị xáo trộn, nhiều loài đã biến mất. Những điều đó sẽ có tác động xấu ngược lại tới sự sống trên hành tinh của chúng ta và với trực tiếp loài người. Vì vậy con người cần tỉnh ngộ, biết cách chung sống hài hoà với muôn loài để xây dựng lại cuộc sống bình yên vốn có trước đây của TĐ. 2. Nội dung vấn đề a. Sự đa dạng của các loài (đoạn 2) Số lượng các loài sinh vật Ý nghĩa Có trên trái đất 10.000.000 - Sinh vật đa dạng và phong phú … - Số lượng SV con người nhận biết nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số SV.  Con người phải tìm hiểu thêm, khám phá thế giới Số lượng các loài SV con người đã biết 1.400.000 Động vật: 1.000.000 Thực vật: 300.000 NT: Những số liệu cụ thể  Tăng tính thuyết phục, giúp người đọc có những nắm bắt cụ thể  Sự phong phú của sinh vật trên Trái Đất và những điều con người chưa làm được b. Tính trật tự trong đời sống của muôn loài (đoạn 3-6) Tính trật tự trong đời sống của muôn loài Khái niệm Là sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định, có tổ chức, kỉ luật... Biểu hiện - Tính trật tự thể hiện ở số lượng các loài trong một quần xã: loài ưu thế, loài chủ chốt, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài đặc trưng… - Sự phân bố các loài trong không gian sống chung: theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang Mục đích Nhằm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài sử dụng nguồn sống của môi trường hiệu quả nhất.  Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ thì sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ. c. Vai trò của con người trên TĐ (đoạn 7) - Những can thiệp tiêu cực của con người: phá hủy hệ sinh thái, săn bắn động vật, khai thác tràn lan...  HẬU QUẢ: biến đổi khí hậu, nhiều loài tuyệt chủng, cạn kiệt tài nguyên... - Những nỗ lực duy trì, phát triển: bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái...  TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC: cải thiện môi trường, bảo vệ một số loài trong sách đỏ... Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Đoạn văn thứ (8) đã đề cập đến vấn đề gì? + Theo em, cách mở đầu và kết thúc của văn bản có gì đặc sắc? + Nếu bỏ đi đoạn mở và đoạn kết, chất lượng của VB thông tin này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 3. Kết thúc vấn đề - Đề cập đến bộ phim hoạt hình “Vua sư tử” và nhắc lại tất cả câu nói “Tất cả chúng ta đều thuộc về vòng đời bất tận”  Câu nói gợi sự am hiểu bản chất cuộc sống và ứng xử khôn ngoan với đời sống của muôn loài  Cách mở- kết hô ứng + Giàu sắc thái cảm xúc, làm “mềm” sự khô khan của văn bản thông tin  gợi nhiều sự liên tưởng cho người đọc + Tạo tính hấp dẫn cho văn bản thông tin Hoạt động 2. 3 GV hướng dẫn HS tổng kết: (5 p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục. - Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho văn bản. 2. Nội dung - Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài. - VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 p) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi CÁCH ỨNG XỬ ĐỂ CÓ THỂ CHUNG SỐNG VỚI THIÊN NHIÊN ? Và tổ chức trò chơi TƯỚI HOA Câu hỏi 1. Biome là gì?  Là tập hợp sinh vật cùng môi trường sống mang những nét đặc thù riêng của chúng, thường được dịch là khu sinh học Câu hỏi 2. Giữa các loài trong quần xã luôn tồn tại mối quan hệ gì?  Mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng Câu hỏi 3. Sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ là do đâu?  Do con người quá tự kiêu, thấy mình là chúa tể của cả thế giới, có thể tùy ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hóa đã bền bỉ gây dựng Câu hỏi 4. Thế nào là quan hệ đối kháng?  Là các loài trong quần xã cạnh tranh, kí sinh, ăn thịt lẫn nhau Câu hỏi 5. Văn bản “Các loài chung sống với nhau như thế nào?” thuộc thể loại gì?  Văn bản thông tin Câu hỏi 6. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi học xong bài. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 P) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Em hãy viết đoạn văn (5-7 câu) về chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận *Hướng dẫn về nhà -Học bài, TKTL -Chuẩn bị giờ sau: Thực hành tiếng Việt

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.