Danh mục
KHBD NGữ văn 8 tuần 32,33 (tiết 127 đén 130)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:30 02/05/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1.034,5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 28/04/2025 Ngày giảng: 03/5/2025 Tiết 127 ĐỌC MỞ RỘNG I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức -HS trình bày, trao đổi được kết quả tự đọc các văn bản nghị luận và văn bản thông tin có nội dung gần gũi với các văn bản được học trong bài 8. Nhà văn và trang viết, bài 9. Hôm nay và ngày mai. Qua đó thể hiện khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng được học để tự đọc các văn bản mới thuộc loại văn bản nghị luận và văn bản thông tin - HS trình bày, trao đổi về luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu và mối liên hệ giữa các yếu tố nài trong VB nghị luận văn học. - Đối với VB thông tin, cần nhận biết và phân tích được đặc điểm của VB giải thích một hiện tượng tự nhiên, VB giới thiệu một bộ phim và bao quát được những cách triển khai VB thông tin đa dạng như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của VB; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ; biết liên hệ thông tin trong VB với những vấn đề của xã hội đương đại. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo. Năng lực đặc thù: - HS chia sẻ được với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đọc chính trong bài 8. Nhà văn và trang viết, bài 9. Hôm nay và ngày mai. - Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng nắm vững “mã thể loại” của văn bản nghị luận văn học và văn bản thông tin; biết vận dụng để tự đọc các VB mới thuộc những thể loại này. 3. Phẩm chất - Yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. - Biết quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai. B.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập. *GV giao nhiệm vụ học tập trước tiết học: Hoàn thành “Nhật kí đọc sách” (GV đã giao HS đọc mở rộng văn bản đọc hiểu cuối mỗi bài học). Mẫu phiếu ghi chép khi đọc mở rộng: Phiếu 01: PHIẾU GHI CHÉP ĐỌC MỞ RỘNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Tên văn bản:………………………………………………… Tên người viết:…………………………………………………. Xuất xứ/ Nguồn trích dẫn:........................................................... 1. Nội dung chính của văn bản ........................................................................................................................... 2. Luận đề ............................................................................................................................ 3. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu ............................................................................................................................ 4. Vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề ........................................................................................................................... Phiếu 02: PHIẾU GHI CHÉP ĐỌC MỞ RỘNG VỀ VĂN BẢN THÔNG TIN Tên văn bản:………………………………………………….... Tên người viết:…………………………………………………. Xuất xứ/ Nguồn trích dẫn:............................................................ Tiểu loại (VB giải thích một hiện tượng tự nhiên/ VB giới thiệu một bộ phim): .......................................................................................................... 1. Cách triển khai thông tin trong VB ............................................................................................................................ 2. Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ ............................................................................................................................ 3. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ VB (Liên hệ với xã hội đương đại) ............................................................................................................................ Phiếu 3: THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM ĐỌC MỞ RỘNG Yêu cầu: Thống kê tên các văn bản đã đọc: Văn bản nghị luận văn học Văn bản thông tin …… …… …….. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - PP chia sẻ 01 phút: Hãy chia sẻ 01 thông điệp mà em ý nghĩa nhất khi học xong các VB đọc hiểu trong SHS của hai bài học 8 , 9. - GV yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng thể loại của văn bản nghị luận văn học và văn bản thông tin; cách đọc hiểu VB nghị luận văn học và văn bản thông tin. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tích cực chia sẻ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Đánh giá, kết luận 2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ mục đích, nội dung đọc mở rộng; khơi gợi hứng thú khám phá của HS. b. Nội dung: HS chia sẻ nội dung đọc mở rộng. c. Sản phẩm: Nhật kí đọc sách của HS; những chia sẻ, trao đổi về việc đọc mở rộng của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 2.1. Chia sẻ về nhật kí đọc sách (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Làm việc cặp đôi: GV yêu cầu HS trao đổi nhật kí đọc sách giữa 2 HS với nhau. - GV gọi 1 số HS chia sẻ nhật kí đọc sách với các bạn trong lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS xem lại nhật kí đọc sách của mình đã ghi theo mẫu GV hướng dẫn (Phiếu 01, Phiếu 02, Phiếu 03 ở trên). - HS chia sẻ nhật kí đọc sách theo cặp đôi và chia sẻ với lớp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV Bước 4: Kết luận, nhận định Hoạt động 2.2. Trao đổi về nội dung đọc mở rộng (10 phút) Bước 1: GV giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1, 2: Chia sẻ kết quả đọc mở rộng về VB nghị luận văn học. + Nhóm 3, 4: Chia sẻ kết quả đọc về VB thông tin - GV giao nhiệm vụ theo nhóm: + Nhóm 1, 2: Thực hành đọc một VB nghị luận văn học ngoài SGK. Yêu cầu: Tìm hiểu về luận đề, hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu ; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề ở một VB nghị luận VH ngoài SGK. + Nhóm 3: Thực hành đọc một VB giải thích một hiện tượng tự nhiên ngoài SGK Yêu cầu: Yêu cầu: Tìm hiểu cách triển khai thông tin trong VB; các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; mối liên hệ giữa thông tin trong VB với những vấn đề của xã hội đương đại; rút ra thông điệp của VB. + Nhóm 4: Thực hành đọc một VB giới thiệu một bộ phim đề cập đến những vấn đề bức thiết về môi trường sống trên Trái Đất hiện nay. Yêu cầu: Tìm hiểu cách triển khai thông tin trong VB; các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; mối liên hệ giữa thông tin trong VB với những vấn đề của xã hội đương đại; rút ra thông điệp của VB. - Các thành viên trong nhóm thảo luận theo yêu cầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị cá nhân, có thể trao đổi phiếu đọc với các bạn khác trong nhóm. - GV động viên, gợi ý (nếu cần) Bước 3: Báo cáo sản phẩm Đại diện các nhóm trình bày kết quả đọc dưới hình thức một buổi Sinh hoạt: VẺ ĐẸP VĂN HỌC & NHỮNG VẤN ĐỀ HÔM NAY, NGÀY MAI Thành phần tham dự gồm có: + MC + Đại diện người yêu thích phê bình văn học. + Đại diện người yêu thích khám phá tự nhiên + Đại diện người yêu thích điện ảnh - Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp những ý kiến nổi bật đã trao đổi trong nhóm. - Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét qua Bảng kiểm đánh giá kết quả đọc của các HS. Bảng kiểm đánh giá sản phẩm báo cáo kết quả đọc mở rộng của nhóm STT Tiêu chí Mức Đạt Chưa đạt 1 Chọn văn bản phù hợp, giàu giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật. 2 Có nhiều phát hiện sâu sắc, thú vị về văn bản theo đặc trưng thể loại. 3 Các phát hiện được trình bày khoa học, kết hợp lí lẽ và bằng chứng khi trình bày. 4 Cách trình bày sản phẩm nhóm hấp dẫn, tự tin Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và khen ngợi những HS đã thể hiện tốt kết quả tự đọc sách HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Thực hành bài viết và chỉnh sửa đánh giá theo bảng mẫu. ------------------------------------ BÀI 10: SÁCH – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH MỤC TIÊU CHUNG - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của VB giới thiệu một cuốn sách. - Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận VB văn học - Nhận xét được nội dung phản ảnh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong VB văn học - Viết được văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng, trình bày mạch lạc, thuyết phục - Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách: cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. - Yêu thích và chủ động chia sẻ những tác dụng tích cực của việc đọc sách tới cộng đồng. ------------------------------- Ngày soạn: 26/04/2025 Ngày giảng: 03,05, 08/05/2025 Tuần 32, 33 - Tiết 128, 129, 130 ĐỌC: THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN: ĐỌC NHƯ MỘT HÀNH TRÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách. - Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách. 2. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách - Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học - Viết được văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng, trình bày mạch lạc, thuyết phục - Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách; cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật - Yêu thích và chủ động chia sẻ những tác dụng tích cực của việc đọc sách tới cộng đồng b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 3. Phẩm chất - HS yêu thích đọc sách và biết chia sẻ những tác dụng tích cực của việc đọc sách tới cộng đồng II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV - Tài liệu liên quan đến nội dung bài học (phiếu học tập, bảng kiểm…) III. Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS tham gia trò chơi Tìm từ c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động Tìm từ (chủ đề: Sách) - Chia lớp thành 4 nhóm. Chuẩn bị một tờ giấy cho mỗi nhóm, mỗi tờ giấy có một danh sách các từ liên quan đến các cuốn sách nổi tiếng của văn học Việt Nam. Danh sách các từ: Dế Choắt, Chị Cốc, Quẹt diêm, Lạnh giá, Ánh Vàng, Phi Châu, Kịch, Thợ may, Lố lăng, Áo hoa may ngược, Truyện lịch sử, Bàn việc nước, Bến Bình Than…. Các từ có liên quan đến các cuốn sách nổi tiếng như "Dế Mèn phiêu lưu kí", “Cô bé bán diêm", “Trưởng giả học làm sang", “Mắt sói", “Lá cờ thêu sáu chữ vàng", - Phát danh sách các từ cho mỗi nhóm trong 3-5 phút, để thành viên nhóm tìm và viết tên của các cuốn sách mà từ đó liên quan đến. - Mỗi từ chính xác được 1 điểm, Nhóm có số từ chính xác nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC A. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề của bài học - Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách - Vai trò của tưởng tượng trong sáng tạo và tiếp nhận văn học - Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản văn học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì? + Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh: Qua những bài học Ngữ văn với các chủ đề phong phú về lịch sử, văn hóa, đời sống của dân tộc và nhân loại, em đã được đọc các văn bản thuộc nhiều loại, thể loại: văn bản văn học (truyện ngắn, truyện lịch sử, thơ Đường luật (thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt), hài kịch và truyện cười, thơ tự do), văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học), văn bản thông tin (giải thích một hiện tượng tự nhiên, giới thiệu một bộ phim). Việc đọc các văn bản thuộc những loại, thể loại khác nhau nhưng có mối liên hệ về đề tài, chủ đề giúp em nhận diện và hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa văn bản và các vấn đề của đời sống xã hội. 1. GIỚI THIỆU BÀI HỌC - Chủ đề: Sách – người bạn đồng hành 2. TRI THỨC NGỮ VĂN - Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách - Vai trò của tưởng tượng trong sáng tạo và tiếp nhận văn học + Đối với tác giả + Đối với độc giả - Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản B. THỰC HIỆN DỰ ÁN: ĐỌC THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN – ĐỌC NHƯ MỘT HÀNH TRÌNH (10 phút) I. TRƯỚC KHI ĐỌC a. Mục tiêu: Xây dựng mục tiêu đọc sách và lập danh mục sách theo chủ đề, thể loại phù hợp; lên kế hoạch đọc sách hiệu quả. b. Nội dung hoạt động: làm phiếu học tập c. Sản phẩm: HS tạo một không gian nhỏ để đọc sách, ghi chép mục tiêu, kế hoạch của nhóm d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Thao tác 1: Xác định mục tiêu đọc sách của cá nhân em hoặc nhóm học tập trước khi thực hiện dự án đọc sách theo PHT sau: - GV phát phiếu học tập (PHT đã giao từ buổi trước để HS thực hiện tại nhà) theo nhóm để xây dựng mục tiêu đọc sách: 4 nhóm báo cáo Thao tác 2: Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu sách đã xây dựng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoạt động đọc sách hiệu quả GV yêu cầu HS: 1. Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu đọc sách đã xây dựng (bao gồm ít nhất 3 chủ đề với 9 cuốn sách) 2. Lập kế hoạch đọc sách của nhóm theo bảng sau Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức cho HS thảo luận. + GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. + HS nhận xét lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV nhận xét, đánh giá I. Xây dựng mục tiêu đọc sách - Lựa chọn chủ đề đọc phù hợp với hệ thống bài học trong Ngữ văn 8 - Lựa chọn thể loại sách phù hợp theo các chủ đề định hướng của cá nhân hoặc nhóm - Sản phẩm dự kiến, kết quả hoạt động đọc phù hợp với chủ đề, thể loại đã chọn 2. Lập danh mục sách theo chủ đề và thể loại phù hợp với mục tiêu sách đã xây dựng và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoạt động đọc sách hiệu quả - Lập danh sách mục sách chọn đọc để thực hiện mục tiêu - Xây dựng kế hoạch đọc của nhóm hoặc cá nhân - Trình bày tóm tắt về kế hoạch đọc và chia sẻ cách thức, cam kết thực hiện kế hoạch, mục tiêu đọc II. CÙNG ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM (85 phút) HOẠT ĐỘNG 1: Đọc như sự đón đợi Văn bản: Lời giới thiệu cuốn sách “Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể” (An-nơ Gô-xi-nhi) a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể c. Sản phẩm: sản phẩm của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động. I. Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc văn bản trước lớp - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - HS đọc diễn cảm, to, rõ ràng - Các HS khác lắng nghe, theo dõi và nhận xét kĩ năng đọc của bạn 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả: - An-nơ Gô-xi-nhi sinh năm 1968, người Pháp. - Bà là con gái nhà văn Rơ-nê Gô-xi-nhi, tác giả bộ truyện về nhân vật nhóc Ni-cô-la. b. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, tập 3, Trắc Phong và Hương Lan dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017. - Thể loại: Văn bản thông tin II. Khám phá văn bản a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động nhóm : - Chia lớp thành 4 nhóm - Yêu cầu: Nhóm 1: Có điều gì đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết? Nhóm 2: Theo lời giới thiệu, đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật của cuốn sách có gì đặc biệt? Nhóm 3: Người viết nhấn mạnh điều gì về mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách? Nhóm 4: Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu có điểm gì đáng chú ý? - Thời gian: 5 phút Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Cách đặt vấn đề của lời giới thiệu cuốn sách - Nhan đề + Nhan đề có tên nhân vật Nhóc Ni-cô-la – đã được biết đến từ những cuốn sách khác của tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi. + Cụm từ “những chuyện chưa kể” – những điều độc giả chưa biết về nhân vật quen thuộc và đã được yêu mến này.  Thu hút, gợi trí tò mò của người đọc - Hoàn cảnh ra đời Đã được viết từ rất lâu nhưng nhiều tác phẩm chưa chính thức công bố rộng rãi.  Tạo nên tính hấp dẫn của cuốn sách (tập hợp nhiều tác phẩm chưa công bố và đặc biệt thú vị về một nhân vật đã được biết đến, được yêu mến).  Cách đặt vấn đề của lời giới thiệu cuốn sách như vậy rất thành công: vừa làm nổi bật được điểm độc đáo, mới lạ của cuốn sách, vừa kết nối với những hiểu biết của độc giả về nhân vật chính trong cuốn sách. 2. Đề tài và đặc điểm nội dung, nghệ thuật - Đề tài quen thuộc nhưng câu chuyện lại có tính mới mẻ, không hề nhàm chán: “Một lần nữa, các tác giả lại khiến ta ngạc nhiên khi dẫn dắt nhân vật của họ đến những tình huống chẳng ai ngờ tới”. - Nội dung: Bao gồm cả phần truyện và tranh được giới thiệu là một thế giới “đầy chất hiện thực”, đồng thời cũng là một “thế giới kì diệu nơi con trẻ nhìn các bậc phụ huynh bằng con mắt tỉnh táo, châm biếm nhưng vẫn trìu mến và nơi ấy người lớn, về phần mình giải quyết một cách non nớt những vấn đề cứ như là thực”.  Cách giới thiệu giản dị nhưng tạo được sức hút, gợi trí tò mò. - Nghệ thuật: cuốn sách là sự “kết hợp tuyệt vời giữa thứ ngôn ngữ trẻ thơ của Gô-xi-nhi với nét vẽ thi vị, vui nhộn và đầy khác biệt của Xăng-pê”.  Trình bày giản dị, ngắn gọn nhưng làm nổi bật sự độc đáo về nghệ thuật của cuốn sách. 3. Mối quan hệ đặc biệt giữa các tác giả và sự độc đáo của cuốn sách Mối quan hệ, tình bạn đặc biệt giữa nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ cho cuốn sách: “Khi mà những kỉ niệm thơ ấu của hai nhà kịch nghệ nổi tiếng ấy chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo này?”  Cuốn sách được giới thiệu không chỉ có phần truyện độc đáo và hấp dẫn mà còn có phần minh hoạ chắc hẳn cũng rất thú vị. Đó chính là một cách gợi mở với độc giả thêm một điểm khác biệt quan trọng của cuốn sách: Nhà văn và hoạ sĩ minh hoạ là những người bạn tri âm tri kỉ, thấu hiểu nhau. 4. Cách thu hút người đọc - Cách trình bày của người viết lời giới thiệu khiến độc giả cảm nhận rằng những chuyện chưa kể về Nhóc Ni-cô-la dường như không bao giờ hết. - Sức hấp dẫn của cuốn sách như một cuộc phiêu lưu không giới hạn hoặc mỗi lần xuất hiện của nhân vật như một lần bước ra sân khấu – luôn chứa đựng bất ngờ. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Văn bản trình bày lô gích, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. - Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, cung cấp thông tin hiệu quả. 2. Nội dung Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể đã cung cấp những thông tin đáng chú ý về hoàn cảnh ra đời, tác giả, đề tài, chủ đề, ý nghĩa, mục đích của người viết. Đồng thời nêu bật những điểm riêng, thú vị nhằm gợi sự hứng thú, khiến độc giả muốn tìm hiểu tác phẩm. III. LUYỆN TẬP – VÂN DỤNG (Viết kết nối với đọc) (20 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học lựa chọn một VB có liên quan tìm hiểu, nhận diện và phân tích đặc điểm hình thức và nội dung của văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách. b. Nội dung: HS vận dụng kĩ năng viết đoạn để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Tìm đọc một cuốn sách có liên quan đến một chủ đề hoặc thuộc một thể loại trong bài học của Ngữ văn 8 và viết lời giới thiệu cuốn sách đó (khoảng 8 – 10 câu). Gợi ý: - Học sinh có thể chọn thêm các lời giới thiệu sách khác từ những cuốn sách mà các em đã đọc để tìm hiểu, nhận diện, phân tích đặc điểm hình thức và nội dung của văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách. - Học sinh lựa chọn cách viết lời giới thiệu tóm tắt như yêu cầu (8 – 10 câu). Có thể chọn giới thiệu một khía cạnh tiêu biểu, độc đáo của cuốn sách, không cần phải đầy đủ tất cả các thành phần.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.