Danh mục
KHBD nGữ văn 9 tuần 11 từ tiết 50 đến 53
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11/14/23 2:07 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 83.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn 12/11/2023 Ngày giảng 14/11/2023 Tiết 50 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả bài làm của mình. Nhận ra những ưu nhược điểm để có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế. - Phát hiện và đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết. 2. Năng lực 2.1.Năng lực chung - Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp.Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực nhận thức và tự hoàn thiện: nhận thức được điểm mạnh, yếu và hoàn thiện bản thân 2.2. Năng lực bộ môn - Năng lực viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả. - Năng lực phát hiện lỗi sai khi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt. - Năng lực hợp tác trong các hoạt động học tập 3. Phẩm chất - Phẩm chất trung thực, trách nhiệm với bản thân và trong công việc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Bài kiểm tra của học sinh đã đánh giá điểm số, nhận xét, thống kê điểm và lỗi sai, kế hoạch dạy học - Học sinh: sách, vở C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG: 3 phút * GV chuyển giao nhiệm vụ ? Hãy chia sẻ những khó khăn và thuận lợi của em khi làm bài kiểm tra giữa kì? Em đã làm như thế nào để phát huy hết những thuận lợi và khó khăn đó khi kiểm tra? * HS chia sẻ * GV phân tích, đánh giá và chốt HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. Đề và phân tích yêu cầu đề, đáp án (15 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 - GV chiếu đề (1) Đọc lại đề và chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức? (2) Lập dàn ý cho câu 2( phần II) -1 HS đọc lại đề bài. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc các nhân phân tích đề, xác định các yêu cầu về nội dung và hình thức( chú ý đến câu hỏi đánh giá kĩ năng viết) - HS thảo luận theo cặp xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết. - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt. (Chú ý trọng tâm đến phần thân bài ) - HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung * GV nhận xét, đánh giá và chiếu dàn ý I. Đề và phân tích yêu cầu đề * Yêu cầu : Về hình thức: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Các phần thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.. b. Xác định đúng đề tài: c. Thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ của kiểu bài kể chuyện bằng lời văn của bản thân sử dụng ngôi kể thứ nhất, sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, thể hiện sự am hiểu câu chuyện. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đúng theo quy tắc tiếng Việt Về nội dung 3.1. Mở bài: - Giới thiệu bản thân, chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Trương Sinh) - Giới thiệu Vũ Nương và “Chuyện người con gái Nam Xương”. 3.2. Thân bài: - Tiến hành kể lại các sự kiện chính ở ngôi kể thứ nhất - Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, lời đánh giá của bản thân - Không kể những chi tiết nằm ngoài văn bản 3.3. Kết bài: - Đánh giá và nêu lòng thương cảm, sự ân hận, day dứt của bản thân về Vũ Nương Hoạt động 2: II. Trả bài và đánh giá ưu, nhược điểm (5 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 - HS trả bài, xem lại bài làm, đánh giá của GV và tự nhận xét bài viết của mình - HS trao đổi bài kiểm tra (GV phân loại các đối tượng có bài viết đạt các mức điểm giỏi, khá, TB, yếu) và nhận xét đánh giá theo cặp - 8 HS nêu nhận xét của mình về bài viết của bạn, mỗi đối tượng 2HS: + Giỏi: +Khá: + Đạt: + Chưa đạt: * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nghe để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. * Gv tổng hợp nhận xét ưu nhược điểm của HS rút kinh nghiệm. II. Trả bài và đánh giá ưu, nhược điểm 1. Học sinh tự nhận xét, đánh giá bài viết * Ưu điểm: * Nhược điểm: 2. Giáo viên đánh giá chung cả lớp: * Về ưu điểm - Phần đọc hiểu: + Nhiều em trả lời đúng từ câu đến 3 nhưng câu 4 chưa liên hệ được suy nghĩ của bản thân. - Phần làm văn + Đa số các em đã viết được đoạn văn nghị luận, hành văn trôi chảy song 1 số em thiếu dẫn chứng + Đóng vai Trương Sinh và kể dược câu chuyện phần 1 Xây dựng cốt truyện, cảm xúc suy nghĩ thật tự nhiên. * Về nhược điểm + Một số em kể còn sơ sài, diễn đạt vụng, không biết xây dựng tình huống và lời nhân vật, kể chưa có sự sáng tạo, thiếu yếu tố miêu tả nội tâm. + Phụ thuộc nhiều vào bài mẫu + Không kể được: Phúc Hưng, Duy Hưng, Tuấn Ngọc, Phước, Mạc Linh, Tài +Diễn đạt còn lủng củng: Kiên, Hiền, Thành, Dũng + Chứ viết cẩu thả, trình bày bẩn: Kiên, Hiền, Phúc Hưng Hoạt động 3: III. Chữa lỗi điển hình (15 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3 - GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục ). * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát ở bảng phụ, thảo luận, phát hiện và nêu hướng sửa chữa trong thời gian nhóm,5 phút * GV chốt lỗi cơ bản của bài viết và phương pháp sửa. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa. - HS tự đối chiếu với yêu cầu của đề phát hiện lỗi và trao đổi với bạn bên cạnh và sửa - HS đọc phần đã sửa ( GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục chữa các lỗi còn lại) III. Chữa lỗi điển hình Lỗi Lỗi sai Sửa Chính tả Câu, dùng từ, diễn đạt Bố cục trình bày Các lỗi khác Kết quả chung cả lớp Điểm Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Lớp SL % SL % SL % SL % 9D3 3 14 18 07 HOẠT ĐỘNG : VẬN DUNG: 7 phút * GV giới thiệu một số bài viết tốt: An, Trang, Ngọc A, Bùi Linh - GV chọn 3 bài viết tốt cho HS đọc, HS học tập. * HS đọc * GV hướng dẫn HS tự học ở nhà - Xem lại đề bài và dàn ý - Chữa các lỗi đã mắc trong bài làm. - Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá: Đọc trước các nội dung trong bài học, tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi SGK, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, cách thể hiện các nội dung tư tưởng của văn bản, biện pháp nghệ thuật chính của bài thơ, thi vẽ tranh minh hoạ cho văn bản thơ. ------------------------------------------ Ngày soạn: 12/11/2023 Ngày dạy: 14+16+17/11/2023 Tiết 51,52,53 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - Tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của người dân trên biển. 2. Năng lực: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác. - Năng lực thẩm mĩ: nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 3. Phẩm chất: + Yêu nước và nhân ái: Giáo dục học sinh thêm yêu con người và cuộc sống lao động đầy thi vị, lãng mạn, nên thơ của người dân vùng biển Quảng Ninh, + Trách nhiệm: ý thức học tập và thấy rõ trách nhiệm của thế hệ tre trong việc xây dựng quê hương, Tổ quốc. * Tích hợp GD đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới. Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. => giáo dục các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung... *Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị: máy tính kết nối ti vi. - Học liệu: Chân dung nhà thơ Huy Cận; Tranh ảnh minh hoạ cho bài thơ, bảng phụ, KHBD, SGK, SGV. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên biển Hạ Long và người dân chài b. Nội dung: HS theo dõi clip “Tình ta biển bạc đồng xanh” (Hoàng Sông Hương) và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Như chúng ta đã thấy, vẻ đẹp của quê hương đất nước đã khơi nguồn sáng tác cho rất nhiều nhạc sĩ, trong đó có Hoàng Sông Hương. Mời các em lắng nghe ca khúc" Tình ta biển bạc đồng xanh" của ông. Cho học sinh nghe bài hát - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút ? Em có suy nghĩ, cảm xúc gì sau khi xem và nghe bài hát? - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Cô trò chúng ta vừa nghe ca khúc" Tình ta biển bạc đồng xanh" do ca sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn thể hiện. Bài hát đã đưa ta về với vùng quê giàu đẹp. Nơi ấy có cánh cò bay rập rờn trên thảm lụa. Nơi ấy có những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, có cá bạc đầy khoang, có niềm vui phấn chấn của người lao động khi đón cuộc đời tự do. Nhà thơ Huy Cận cũng có những cảm hứng được khơi nguồn từ một vùng quê như thế. Trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 1958,ông đã viết về vùng mỏ QN đẹp giầu, viết về những con người lao động vốn bình dị bỗng lớn dậy, mạnh mẽ & tự tin hơn trong tư thế của 1 chủ nhân của biển cả. Những con người ấy là ai, họ làm chủ cuộc đời như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (8 phút) a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: ? Quan sát phần chú thích và TL đã tìm kiếm, hoàn thành PHT (nhóm): Quê quán, sự nghiệp thơ ca, phong cách thơ, tác phẩm tiêu biểu? ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - GV gthiệu chân dung nhà thơ và bổ sung: + Trước CM: thơ ông giàu chất triết lý và thấm thía bao nỗi buồn: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền gõ mái lướt song song Và Huy Cận từng viết về mình: Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm. + ông được nhà nước trao tặng giải thương HCM về VHNT năm 1996. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được sáng tác 1958, khi miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, đi lên XDCNXH. Chuyến thâm nhập thực tế ở QN của Huy Cận đã giúp chúng ta thấy rõ không khí lao động của nhân dân ta trong giai đoạn đó. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục, phân tích nội dung- nghệ thuật bài thơ Hoạt động 2.1: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục (12 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: đọc giọng hào hứng, vui tươi của người lao động. GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: • Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài? • Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? • Bài thơ được triển khai theo trình tự nào? • Dựa vào trình tự ấy, hãy chia bố cục? • Cảm hứng bao trùm bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhân vật trữ tình: Tác giả đã hoá thân vào người lao động để cảm nhận được cuộc sống của những người lao động mới làm chủ thiên nhiên, làm chủ vùng biển quê hương. Trình tự: Bài thơ đã theo sát cuộc hành trình đánh cá trên biển; từ lúc ra khơi tới lúc trở về. Bố cục: 1. Hai khổ thơ đầu-> cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. 2. Bốn khổ thơ tiếp theo-> Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. 3. Còn lại -> Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: - Không gian: Rộng lớn, bao la (biển, trời, mây, gió, trăng., tiếng hát ..) - Thời gian: Nhịp tuần hoàn của vũ trụ- từ lúc hoàng hôn tới lúc bình minh => Đó là thời gian của 1 chuyến đi biển. 🡪 Cảm hứng bao trùm bài thơ là: Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và Cảm hứng về con người lao động mới. Hoạt động 2.2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi (20 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được khổ 1,2 (nội dung, nghệ thuật) b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu 1. Thiên nhiên vùng biển GV đặt câu hỏi: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những h/ả thơ nào? Tác giả đã dùng biện pháp NT nào để miêu tả cảnh thiên nhiên nơi đây? 2. Hình ảnh con người Gv đặt câu hỏi: Việc đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả như thế nào? Họ ra khơi với khí thế như thế nào? những từ ngữ hình ảnh nào miêu tả Có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ ở đây? Mục đích của cách nói này? ? Không chỉ ngợi ca khí thế phấn chấn ra khơi mà câu thơ còn thể hiện tư thế người đánh cá, tư thế ấy là gì? Ra khơi, người đánh cá ước mơ điều gì? Ước mơ ấy được nhà thơ gửi gắm qua chi tiết nào? Tiếng hát không chỉ gửi ước mơ về chuyến ra khơi nhiều tôm cá mà còn thể hiện khát vọng, tình cảm của người lao động ntn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến trả lời: Cảnh hoàng hôn: Thiên nhiên, kì vĩ, tráng lệ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Một cảm giác thật ấm áp dễ chịu. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Nghệ thuật đối lập. Hoạt động của thiên nhiên và con người đối lập nhau. Sự sống của biển cả đang dần khép lại, biển thư giãn, nghỉ ngơi- những người dân chài lại giong buồm và cất cao tiếng hát ra khơi. Tư thế người đánh cá: Đây không chỉ là tư thế làm chủ cuộc đời của người ngư dân nói riêng mà con là tư thế của người lao động nói chung. . - Cá nhiều vô kể, chúng đan kín trên mặt biển, chúng bơi lội rất nhanh, từng đàn cá thu như những chiếc thoi đưa trên biển. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Tiếng hát không chỉ gửi ước mơ về chuyến ra khơi nhiều tôm cá mà còn thể hiện khát vọng, tình cảm của người lao động. Biển nhiều tôm cá, nhà thơ đã thay lời những người ngư bộc lộ khát vọng của mình: được chinh phục thiên nhiên để làm giàu cho quê hương đồng thời thể hiện tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi hăng say lao động. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng là liệt kê, so sánh, đối lập. ? Qua phân tích em thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên và không khí như¬ thế nào? - 2-3 HS => GV chốt GV: Biển nước ta giàu và đẹp... ? Hiện nay môi trường biển của chúng ta ra sao? Theo em chúng ta cần phải làm gì? - 1-2 HS khá, giỏi GV trình chiếu tranh minh họa và tích hợp với môn Sinh học & Lịch sử: môi trường biển ô nhiễm, đánh cá bừa bãi, sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD- 981 (ngày 01/5/2014) và tình hình biển đảo hiện nay... Tóm lại ở hai khổ thơ tác giả đã tạo ra những hình ảnh đẹp, khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết của ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người dân chài. tiếng hát vừa thể hiện tư thế, khát vọng và vừa thể hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. Nhà thơ đã hoá thân vào con người lao động để cảm nhận, để tận hưởng không khí vui tươi, niềm tin yêu cuộc sống. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Huy Cận (1919- 2005), quê: Hà Tĩnh - Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. - Đặc điểm thơ: viết về thiên nhiên, vũ trụ thư¬ờng có một vẻ đẹp riêng. - Tác phẩm: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960) 2. Tác phẩm: - Viết trong chuyến đi thực tê dài ngày ở vùng mỏ QN, lúc này miền Bắc đang xây dựng CNXH. - In trong tập “Trời mỗi ngày lại sang”. II. Đọc– hiểu văn bản 1. Đọc – Chú thích 2. Kết cấu - Bố cục: - Thể thơ: tự do ( 7chữ) - PTBĐ: Biểu cảm (Miêu tả + tự sự) - Bố cục: 3 phần 3. Phân tích văn bản: * Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Bài thơ đan xen hòa quyện thống nhất giữa hai cảm hứng: thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động. 3.1. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi *) Cảnh hoàng hôn trên biển mặt trời -như hòn lửa sóng - cài then, đêm -sập cửa. ->so sánh thú vi, nhân hoá, ĐT mạnh,liên tưởng bất ngờ. =>Thiên nhiên hiện lên thật kì vĩ, tráng lệ, rực rỡ, đầy sức sống, gần gũi với con người. *) Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Đoàn thuyền: lại ra khơi - Phó từ lại - Khí thế ra khơi: hào hứng, phấn chấn, khẩn trương: Câu hát căng buồm -> ẩn dụ, phép cường điệu khoa trương-> câu hát cùng ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi. phép đối lập: thiên nhiên và vũ trụ nghỉ ngơi, con người bắt đầu lao động. => tư thế làm chủ cuộc đời của người lao động, con người mang tầm vóc lớn lao trước thiên nhiên biển cả. - Uớc mơ của người đánh cá: chuyến đi bình yên, đánh bắt được nhiều cá: + Tiếng hát: - Cá bạc, biển lặng - Cá thu- đoàn thoi - Đêm ngày: dệt biển, dệt lưới -> liệt kê, so sánh, nhân hoá, câu cầu khiến : biển thật giầu và đẹp! => Khát vọng chinh phục thiên nhiên và tâm hồn chan chứa niềm vui, phấn khởi hăng say lao động. Cảnh biển vào đêm mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, ấm áp, rực rỡ, nên thơ và hình ảnh những ngư dân biển ra khơi với khí thế hào hứng, tinh thần lạc quan làm chủ thiên nhiên, đất nước. TIẾT 2 HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng (45 phút) - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên: Các khổ thơ tiếp theo tập trung miêu tả vào hoạt động của những người dân chài lưới trên biển. Đó là cảnh biển đêm và bức tranh lao động trong khung cảnh biển đêm đó. * Giáo viên chiếu 4 khổ thơ tiếp theo * GV đặt câu hỏi : Nhóm 1, 3 : Cảnh đánh bắt cá ? Hai câu đầu của khổ thơ thứ 3 miêu tả điều gì? ? Từ " lướt" gợi tả điều gì? ? Cách viết “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng”gợi cho em suy nghĩ gì? ? Hình ảnh con thuyền trước biển cả lúc này như thế nào? ? Công việc đánh bắt cá của các thuỷ thủ được m.tả như thế nào? ? Khổ thơ trên còn gợi cho em những liên tưởng nào khác nữa? ? Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ... buổi nào” gợi ra cho em sự liên tưởng nào? ? Sự giàu có của biển được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào? Nhóm 2,4 : Cảnh kéo lưới ? Sự giàu có của biển được tác giả miêu tả qua hình ảnh nào? ? Hình ảnh cá song được nhà thơ đặc tả như thế nào? ? Cho biết trong câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảnh đêm Hạ Long? ? Cách đánh bắt cá của người dân có gì đặc biệt? ? Em hiểu 2 câu thơ “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng... rạng đông” như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cảnh kéo lưới của những người đánh cá? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Nhóm 1,3: + Hai câu đầu khổ 3 : Cảnh đoàn thuyền lướt đi êm trên biển đêm trăng và chuẩn bị đánh cá được tả như bức tranh lãng mạn, hào hùng. + Hình ảnh con thuyền trước biển cả lúc này : + Lái gió với buồm trăng + Lướt, ra đậu, dò, dàn, đan, giăng... + Công việc đánh bắt cá của các thuỷ thủ được m.tả + Dò bụng biển... + Dàn đan thế trận... + Thuyền có gió làm bánh lái, trăng làm buồm + Khổ thơ gợi ra h/a con thuyền ra khơi có gió làm lái, có trăng làm buồm. Trăng gió, mây trên cao hoà với biển bằng và con thuyền ở dưới -> bức tranh hài hoà... Mỗi thuỷ thủ trên tàu là một người chiến sỹ, mỗi dụng cụ đánh bắt cá là một thứ vũ khí, con người bước vào trận chiến thực sự chinh phục thiên nhiên. Nhóm 2,4 : + Sự giàu có của biển dc thể hiện qua rất nhiều loài cá từ biển: + Cá thu như đoàn thoi + Cá nhụ, chim, đé, song ..-> lấp lánh Hình ảnh cá song: + Dùng đại từ xưng “em” để gọi cá + Động từ: lóe + Tính từ: vàng choé 🡪 Sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tạo được những hình ảnh đặc biệt sinh động và mới lạ về cá, biển -> dựng lên bức tranh đầy màu sắc kì ảo về biển. + Hình thức đánh bắt cá cổ truyền được nhà thơ vận dụng đưa vào trong thơ ca, ở đây gõ vào mạn thuyền không phải ai khác mà là trăng, nước vỗ mạn thuyền mang theo ánh trăng. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: -> Động từ mạnh chỉ hoạt động để miêu tả tư thế lướt sóng ra khơi nhanh, con thuyền thật dũng mãnh và hoạt động đánh bắt của con thuyền như một trận chiến đấu thực sự trên biển->hiện lên như một bức tranh đẹp, lãng mạn, hào hùng. -> Tầm vóc con người đã thay đổi: họ có sức mạnh to lớn để chinh phục thiên nhiên, khai thác tài nguyên của biển cả. Giáo viên bình: Lời cảm tạ đất trời, cảm ơn biển cả đem lại cuộc sống ấm no. Lời cảm ơn ấy nhà thơ Tế Hanh viết: “ Nhờ ơn trời biển lặng cỏ đầy ghe”. Đây chính là khúc ca say đắm về sự giao hoà biết bao thân thiết, ưu ái giữa con người & biển cả. Hình ảnh so sánh thật đẹp, gần gũi. Biển như bà mẹ hiền từ mãi mãi chở che, nuôi dưỡng, bao bọc con người không chỉ hôm nay mà cả mãi mãi về sau=> Tình yêu & niềm tự hào, biết ơn của con người dành cho biển cả. + Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: Biển đêm thở phập phồng, ánh sao đêm tan in trong lòng biển-> Cảnh vật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên cổ tích. + Cảnh kéo lưới diễn ra vào thời điểm đêm tàn, trời sắp sáng nhưng động tác kéo lưới khỏe khoắn, khéo léo 🡪 Câu thơ gợi tả hình ảnh người dân chài khỏe mạnh trong tư thế nghiêng mình dồn hết sức lực vào đôi tay cuồn cuộn để kéo mẻ lưới đầy ắp cá. + Bài thơ miêu tả cảnh đánh bắt cá đêm trên biển nhưng hầu như tác giả không m.tả trực tiếp, hay khắc hoạ những động tác, hình ảnh lao động. Nhưng người đọc vẫn hình dung ra được không khí lao động say mê, hào hứng qua âm thanh, tiếng hát, hành động khoẻ “Kéo xoăn tay” thành công đó nhờ những âm hưởng sôi nổi, phơi phới, bay bổng với lời thơ dõng dạc, trầm hùng, cách gieo vần biến hoá linh hoạt, bút pháp lãng mạn => Sự hoà hợp giữa con người & thiên nhiên tạo sức mạnh chinh phục biển cả. TIẾT 3 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu hình ảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về (17 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Khổ thơ cuối m.tả cảnh gì? ? Cảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả trong khung cảnh ra sao? ? Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh & câu thơ nào? ? Dụng ý của tác giả khi sử dụng các hình ảnh đó? ? Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu? ? Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi & Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện điều gì về những người lao động trên biển? ? Cả bài thơ được coi là khúc ca, đây là khúc ca gì? Tác giả làm thay lời của ai? ? Qua bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên của con người lao động? ? Nếu cho rằng: Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng của tác giả thì theo em đó là hai cảm hứng nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Ở khổ thơ cuối tác giả đã lặp lại những hình ảnh: + Mặt trời + Câu hát Hình ảnh mặt trời ở khổ thơ cuối so với khổ thơ đầu: + Mặt trời xuống biển: 1 ngày đã kết thúc, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, ngày lao động trên biển bắt đầu. + Mặt trời đội biển: Ngày lao động trên biển đã kết thúc, mở ra 1 ngày mới với những hoạt động của con người trên đất liền. Hai câu thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi & Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” thể hiện: + Câu hát đẩy thuyền ra khơi, câu hát gọi cá vào dệt lưới, câu hát ca ngợi những thành quả lao động của người dân đánh cá. + Sau 1 đêm lao động vất vả, mệt nhọc họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say, vui vẻ, yêu đời của mình - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Sự liên tưởng mới mẻ: Đây không chỉ là màu sắc hiện thực của những khoang cá lộng lẫy, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đó còn là thành quả huy hoàng của 1 ngày lao động trên biển. Thiên nhiên tự nguyện dâng tặng, phục vụ con người những tài nguyên của biển, con người lao động miệt mài, khẩn trương, hăng say. + Là bài ca ca ngợi thiên nhiên, con người lao động=> của chính những người dân chài lưới. * Bài thơ là tiếng hát say mê, hào hứng, phần khởi nhưng mang nhiều ý nghĩa mới: tiếng hát của người chiến thắng. Hình ảnh câu hát được nhắc lại 4 lần như một điệp khúc với âm điệu khoẻ khoắn, sôi nổi. Đó là khúc ca khải hoàn của người chiến thắng, của người lao động. + Bài thơ là sự kết hợp hai cảm hứng của tác giả: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì Miền Bắc xây dựng CNXH và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ-> Tạo ra hình ảnh rộng lớn tráng lệ, lung linh như một bức tranh sơn mài. Hoạt động 2.3: Hướng dẫn HS tổng kết (5 phút) - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo cặp đôi: ? Bài thơ " Đoạn thuyền đánh cá" có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: 3.2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng + Hình ảnh" Thuyền ta lái gió...lướt…"-> Bút pháp lãng mạn, hào hùng, ĐT lái, lướt :con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ với kích thước rộng lớn để hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. + So sánh, liên tưởng, động từ mạnh liên tiếp-> công việc lao động nguy hiểm, gian nan, vất vả như một trận chiến đấu thực sự. - Cách đánh bắt cá: + Hát: gọi cá. + Gõ thuyền: nhịp trăng cao -> Cảnh vừa thực vừa lãng mạn, nghệ thuật nhân hoá => Khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh to lớn của con người. + Biển-như lòng mẹ: hình ảnh so sánh, ẩn dụ-> Biển không chỉ đẹp rực rỡ, giàu có, mà còn rất huyền bí ân tình như người mẹ: ca ngợi và biết ơn biển. + Liên tưởng, liệt kê, so sánh, nhân hoá-> Vẻ ®ẹp lung linh, huyền ảo của biển: sự phong phú đa dạng của các loài cá => bức tranh rực rỡ sắc màu và kì ảo về biển. * Cảnh kéo lưới: + Kéo xoăn tay chùm cá nặng 🡪 Khoẻ khoắn, mạnh mẽ, say sưa, hào hứng => Kết quả lao động tốt đẹp, rực rỡ. + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người Cảnh đánh bắt cá giữa biển đêm hăng say, khẩn trương, gian khó, táo bạo trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. 3.2 Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về + Thời điểm: lúc rạng đông. + Câu hát căng buồm... + Đoàn thuyền chạy đua mặt trời. -> Biện pháp nhân hoá. => Đoàn thuyền trở về trong cảnh bình minh rực rỡ huy hoàng cùng niềm vui thắng lợi. Lời thơ khoẻ khoắn, nhịp điệu nhanh, hình ảnh con thuyền ngang tầm vũ trụ đang chạy đua với thời gian chở niềm vui thắng lợi trong một ngày mới bắt đầu. 4. Tổng kết 4.1 Nội dung- ý nghĩa * Nội dung + Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hoài hoà với vẻ đẹp con người lao động: khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống và đất nước. * Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp cảụ đất nước của những con người lao động mới. 4.2 Nghệ thuật: + Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. + Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 4.3 Ghi nhớ: ( SGK -142 ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) a) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Nhận xét về môi trường biển Việt Nam ? Nhóm 1: Hãy chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển? Nhóm 2: Môi trường biển bị ô nhiễm gây tác hại xấu như thế nào? Nhóm 3: Chúng ta cần phải làm gì bảo vệ môi trường biển? (giải pháp khắc phục). Nêu một thông điệp cho môi trường biển. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Dự kiến SP: Biển đang bị ô nhiễm nặng nề. - Nguyên nhân: sự cố không mong muốn, con người vô ý thức, cố tình bức tử biển... - Tác hại: làm chết sinh vật biển, ảnh hưởng tới đời sống của ngư dân, mất mĩ quan... - Giải pháp khắc phục: không vứt rác thải, xả nước thải chưa qua xử lí ra biển, tuyên truyền ..., xử phạt các hành vi làmô nhiễm môi trường biển. => Thông điệp: Hãy chung tay bảo vệ môi trường biển! Nhiệm vụ 2: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đăt câu hỏi: Sau khi học bài thơ, trong em đã được bồi đắp thêm tình cảm nào? Em học được cách miêu tả như thế nào của tác giả khi viết văn m.tả, biểu cảm? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. + Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, gợi cảm xúc. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10’) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: ? Tình cảm của em đối với vùng biển quê hương, con người quê hương? ? Em có suy nghĩ gì về việc nhiều ngư dân sử dụng những công cụ bắt cá theo kiểu tận diệt: lưới mắt nhỏ, đánh mìn, kích điện (xung điện/xuyệt điện/ cào điện) c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’) + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả. + Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo, độc đáo, giọng điệu thơ khỏe khoắn hồn nhiên. + Viết đoạn văn: Bài thơ được gọi là“Khúc tráng ca về những người lao động trên biển cả Việt Nam thế kỉ XX". Hãy làm rõ ý kiến trên bằng một đoạn văn 10-12 câu? + Soạn bài: Bếp lửa: Đọc trước các nội dung trong bài học, tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi SGK, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, cách thể hiện các nội dung tư tưởng của văn bản, biện pháp nghệ thuậtchính của bài thơ, thi vẽ tranh minh hoạ cho văn bản thơ.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.