Danh mục
KHBD GD địa phương 7 tuần 16
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 09:23 21/12/2023
Lượt xem: 1
Dung lượng: 142,1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 18/12/2023 Ngày giảng: 21+23/12/2023 Tiết 16 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt: (với cả HS khuyết tật) 1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức cơ bản về - Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Quảng Ninh từ 938 đến thế kỉ XVI. - Chiến thắng trên sông Bạch Đằng qua các mốc thời gian 938.981,1288 cùng ý nghĩa lịch sử của nó. - Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng Ninh. - Thương cảng Vân Đồn với quá trình phát triển và vai trò của nó. - Giá trị lịch sử văn hóa của Vịnh Hạ Long. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực chuyên biệt - Năng lực Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập; Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy n ghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với địa phương nếu có - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên * Đối với HS khuyết tật: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập; Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy n ghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị Máy tính,máy chiếu..: 2. Học liệu: tài liệu gdđp 7. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: GV cho HS khái quát lại nội dung đã học từ đầu năm đến nay. ? Em ấn tượng với nội dung nào nhất?Vì sao? HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào ôn tập HS: Lắng nghe, vào bài mới Hoạt động 2. Luyện tập (33 phút) Hoạt động 2.1: học sinh làm các bài tập để củng cố kiến thức a. Mục đích: HS hoàn thành nội dung các bảng nhằm ôn lại kiến thức b. Nội dung: Tìm hiểu về Hệ thống kiến thức bằng hệ thống bảng c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh * Thương Cảng Vân Đồn đối với việc phát triển KT giao thương. - Có mối liên hệ mật thiết với các trung tâm kinh tế nội địa và hệ thống các cảng trong đất liền. - Để duy trì các hoạt động của một trung tâm kinh tế đối ngoại lớn, nhiều làng nghề thủ công dệt, gốm sứ vùng châu thổ sông Hồng ra đời và phát triển. * Mở rộng các mối quan hệ bang giao. - Không những là nơi buôn bán trong nước mà còn là thương cảng buôn bán tấp nập của thuyền bè và thương nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. - Do sự bồi lắng của biển nên diện mạo không còn như xưa * Vì sao phải bảo tồn, gìn giữ các di chỉ khảo cổ, di sản văn hóa Hạ Long? - Các di sản văn hoá, di chỉ khảo cổ rất dễ bị mai một, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. - Các di sản văn hoá bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người. - Những di chỉ có thể bị đánh tráo, mất cắp d. Cách thực hiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau Nhóm 1: Câu 1.Nêu vai trò của thương cảng Vân Đồn đối với việc phát triển kinh tế giao thương và mở rộng các mối quan hệ bang giao của Đại Việt? Câu 2.Theo em vì sao phải bảo tồn, gìn giữ các di chỉ khảo cổ, di sản văn hóa Hạ Long? Nhóm 2:Giới thiệu 1 bảo vật quốc gia mà em yêu thích? Nhóm 3: Nhóm 4: Hãy liệt kê các giá trị văn hóa- lịch sử của vùng đất Hạ Long Hoạt động 2.2: Luyện tập HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm b. Nội dung: Tìm hiểu HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV : HS hoàn thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên màn chiếu. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ 2/ HS làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng. 1. Quần đảo Vân Đồn gồm bao nhiêu đảo lớn nhỏ? A. 300 đảo B. 400 đảo C. 500 đảo D. 600 đảo 2. Trang Vân Đồn được thành lập dưới thời vua nào? A. Trần Nhân Tông B. Lê Thái Tông C. Lý Anh Tông D. Trần Thánh Tông 3. Thương cảng Vân Đồn phát triển thịnh vượng nhất dưới triều. A. nhà Lý B. nhà Lê C. nhà Trần D. nhà Đinh 4. Trên khu vực vịnh Hạ Long còn bốn hang động có dấu tích khảo cổ của văn hóa Soi Nhụ đó là. A. Hang Trống, hang Luồn, hang Bồ Nâu, hang Thiên Long. B. Hang Trống, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, hang Luồn. C. Hang Bồ Nâu, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Thiên Long. D. Hang Đầu Gỗ, hang Luồn, hang Trống, hang Sửng Sốt. Câu 2.(1,0 điểm) Ghép các hình ảnh di vật khảo cổ với các giai đoạn văn hóa trên vùng đất Quảng Ninh sao cho tương ứng? 1.c; 2.b; 3.a Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài Nền văn hóa Hình ảnh di vật khảo cổ 1.Văn hóa Hạ Long a. Rìu, Bôn, cuốc đá có vai, có nấc 2. Văn hóa Soi Nhụ b. Chì lưới bằng đá 3. Văn hóa Cái Bèo c. Các mảnh vỏ sò và vỏ ốc môi trường nước ngọt được sử dụng làm thức ăn công cụ GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học Hoạt động 4. Vận dụng (7 phút) a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay b. Nội dung: Vận dụng kiến thức c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Hãy viết một bài giới thiệu nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa và con người Hạ Long với bạn bè trong nước và quốc tế ( Bài viết khoảng từ 6 đến 8 dòng)? HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe và ghi nhớ. * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập các nội dung đã học - Hoàn hiện các bài tập - Giờ sau kiểm tra học kì * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.