Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 29,30
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/04/25 11:27
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,021.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/04/2025 Ngày giảng: 10/04/2025 Tiết 114 VIẾT: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN) (TIẾT 3); CỦNG CỐ MỞ RỘNG, THỰC HÀNH ĐỌC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Học sinh viết được bài văn phân tích một tác phẩm truyện: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Học sinh biết sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ cho luận điểm nêu trong bài viết. - Học sinh hệ thống hóa tri thức về thể loại, hiểu rõ và nắm vững đặc trưng của thể loại văn bản nghị luận văn học, phân biệt được văn bản nghị luận văn học với nghị luận xã hội. 2. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS viết được bài văn phân tích một tác phẩm (truyện): nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, nêu ra được ý nghĩa, giá trị của tác phâm truyện. - HS biết sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ cho luận điểm được nêu trong bài viết. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. * HS khuyết tật: đạt khoảng 50%. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - - Kế hoạch bài dạy - - SGK, SGV - - Tài liệu liên quan đến nội dung bài học (phiếu học tập…) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu bài viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Giờ trước các em đã viết bài văn viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). Sau khi viết bài và nộp bài, em thấy bài viết của mình đã đầy đủ nội dung chưa? Nếu được bổ sung, em sẽ bổ sung điều gì cho bài viết của em? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học: đến với tiết trả bài hôm nay, các em sẽ được biết những thiếu sót trong bài của mình và cách khắc phục để rút kinh nghiệm và có kết quả tốt hơn trong các bài viết sau. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp) Hoạt động: Viết bài (15 phút) (tiếp) HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG - HS viết bài tiếp trong 15 phút Khi viết bài, em cần chú ý: - Dựa vào dàn ý, triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm đã xây dựng - Xác định rõ mục đích viết bài văn phân tích tác phẩm truyện để không viết theo lối kể chuyện hay nêu cảm nghĩ. - Mỗi luận điểm cần được làm sang rõ bằng các lí lẽ, bằng chứng. Khi phân tích cần bám sát sự kiện, nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ. GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 2. Viết bài Khi viết bài, em cần chú ý: - Dựa vào dàn ý, triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm đã xây dựng - Xác định rõ mục đích viết bài văn phân tích tác phẩm truyện để không viết theo lối kể chuyện hay nêu cảm nghĩ. - Mỗi luận điểm cần được làm sang rõ bằng các lí lẽ, bằng chứng. Khi phân tích cần bám sát sự kiện, nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ. Hoạt động: Chỉnh sửa bài viết (17 phút) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV nhận xét chung về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt ở bài viết của HS, minh họa bằng một số ví dụ cụ thể (Không nêu tên HS có bài viết được phân tích), rút kinh nghiệm cho cả lớp. -Yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn Chỉnh sửa bài viết trong SHS và các ý kiến nhận xét của GV trong bài để rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Khuyến khích HS về nhà viết lại một bản mới với chính đề tài này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại yêu cầu và những lưu ý của kiểu bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 3. Chỉnh sửa bài viết Hoạt động 2: II. Củng cố mở rộng và thực hành đọc (8 phút) (Hướng dẫn về nhà) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học và thực hành đọc văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: 1. Củng cố mở rộng GV chiếu các bài tập và giao bài cho HS về nhà làm: Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp: Văn bản Luận đề Luận điểm Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam Luận điểm 1: Luận điểm 2: ……….. Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa Luận điểm 1: Luận điểm 2: ……….. Nhóm 2: Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa hãy rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học. Nhóm 3: Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm tổ, hoàn thiện bài tập của nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Dự kiến trả lời: Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Văn bản Luận đề Luận điểm Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến - Luận điểm 1: Vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều thời điểm, khái quát về cảnh thu ở bài Thu ẩm - Luận điểm 2: Cái hồn, cái thần của cảnh vật mùa thu với vẻ thanh – trong – nhẹ - cao ở bài Thu vịnh - Luận điểm 3: Thu điếu – bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (Bắc Bộ) Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn - Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt. - Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. - Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc. - Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không thể tuỳ tiện trong tiếp nhận. - Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. - Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn. Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): - Văn bản nghị luận văn học: Là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học - Luận đề: Là vấn đề chính được bàn luận trong văn bản, thường thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản. - Luận điểm: Là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận. - Lí lẽ: Là những diễn giải của người viết về đặc điểm của một tác phẩm, tác giả, thể loại... - Bằng chứng: Là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại,... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm. - Yêu cầu: Luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí. Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): * Điểm tương đồng - Thuộc thể văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. - Có yếu tố cơ bản là ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ và bằng chứng cần thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến; cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí. * Điểm khác biệt Văn bản nghị luận xã hội - Đề tài về lĩnh vực đời sống: hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí - Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh vấn đề đời sống. Lí lẽ là những kiến giải của người viết về vấn đề đời sống. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu,.. từ đời sống. Văn bản nghị luận văn học - Đề tài về văn học: là một khía cạnh về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. - Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh các tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lý giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn,..từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn đọc - Yêu cầu trả lời các câu hỏi: 1. Luận đề? 2. Luận điểm? 3. Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. 2. THỰC HÀNH ĐỌC VĂN BẢN Văn bản: “Nắng mới – Sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng” 1. Luận đề Thể hiện ở nhan đề: Nắng mới - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng 2. Luận điểm - Nắng mới viết về tình cảm mẹ con - tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ - Bài thơ được cấu tứ theo một mô-típ khá cổ điển: từ một điểm gợi hứng ở hiện tại nhớ về quá vãng xưa - Ý nghĩa của hình ảnh “nắng mới”: vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian, vừa diễn tả không gian. 3. Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm Tác giả đã đưa ra những lí lẽ rõ ràng, bằng chứng thuyết phục (phân tích trong khổ thơ, ngoài ra còn so sánh với bài thơ Bên kia sông Đuống, ca dao) để làm sáng tỏ luận điểm. Ý kiến đánh giá chủ quan Bằng chứng khách quan - Nắng mới đã hội tụ những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư… - Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng. - Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới. - Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã bộc lộ… - Trong cuộc đời của con người, ai mà chẳng có tình cảm mẹ con… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu nhiệm vụ: Câu 4. Nhóm 4: Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học. Hãy viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) với chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập. Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học. Nếu bạn đã từng đọc một tác phẩm trên hai lần, chắc hẳn, lần sau sẽ có những cảm nhận về tác phẩm khác hơn so với lần đọc trước. Lý do là bởi khi đó nhận thức và trải nghiệm của chúng ta đã có sự tích lũy tăng dần, góc nhìn cuộc sống và quan niệm và thế giới ít nhiều đã biến chuyển. Một bạn học sinh tiểu học khi đọc Dế Mèn phiêu lưu ký có thể sẽ thích thú với thế giới loài vật trong truyện và chưa suy ngẫm nhiều về các bài học nhân sinh cũng như góc nhìn đời sống. Nhưng khi câu chuyện được đọc và cảm bởi một học sinh trung học phổ thông thì cách nhìn nhận và đánh giá lại khác đi. Vẫn thấy được thế giới loài vật sống động, nhưng lúc này, bạn học sinh lớn kia đã có đủ nhận thức và trải nghiệm để suy tư về những bài học trên hành trình trưởng thành của Dế Mèn, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta phải thốt lên: Ôi, văn học mới kỳ diệu làm sao! Chỉ thông qua một tác phẩm thôi mà chúng ta đã cảm nhận và học hỏi được thêm bao nhiêu là điều, thế giới của mỗi tác phẩm dường như mở ra không giới hạn để người đọc thỏa sức khám phá và liên hệ với chính cuộc đời mình. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: GV dặn dò HS: - Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) - Soạn bài: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lĩ + Đọc kĩ giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn để biết được đặc điểm của văn bản thông tin + Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. + Soạn bài, trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong SGK. ---------------------------------------------- Ngày soạn: 07/04/2025 Ngày giảng: 10/04/2025 Tiết 115 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Những điểm mạnh, điểm yếu trong việc vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. - Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, thiếu sót từ bài kiểm tra để rút kinh nghiệm. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Biết hợp tác, chia sẻ, cùng nhau trao đổi về bài làm; - Sáng tạo, đề xuất được hướng khắc phục thiếu sót. b. Năng lực đặc thù: - Đánh giá được khả năng của bản thân, đánh giá bài làm của bạn về kiến thức và kĩ năng làm bài tổng hợp; - Biết rút kinh nghiệm từ những sai sót để bài làm hoàn chỉnh. 3. Phẩm chất: - Chân thành, thẳng thắn khi góp ý cho bạn; - Khiêm tốn, trung thực khi nói về bản thân, biết nhìn nhận đúng – sai để hoàn thiện mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Đồ dùng: Giáo án, bài kiểm tra của HS đã chấm. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc lại đề, xây dựng dàn ý, tự sửa lỗi sai. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. b) Nội dung: GV yêu cầu HS theo dõi video và trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại ND câu hỏi ở trong bài kiểm tra giữa học kì Ii * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: cá nhân HS trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi một số HS chia sẻ. - HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá * Kết luận, nhận định: - GV kết luận. Hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra giữa học kì Ii cho các em, để các em thấy được kết quả và cách đánh giá kiến thức kĩ năng vận dụng trình bày để giải quyết yêu cầu mà bài kiểm tra đưa ra. Đồng thời các em cũng sẽ nhận thấy những mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục. 2. HOẠT ĐỘNG 2: CHỮA BÀI (30’) a) Mục tiêu: Phát hiện ra những lỗi sai trong bài làm và biết cách sửa chữa b) Nội dung: HS nghiên cứu đề bài và phát hiện c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Xác định mục đích của từng câu hỏi và cách trả lời? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân, thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi cá nhân HS trình bày - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức. GV chữa bài theo đáp án của chuyên môn trường ra đề. A. Đề bài B. Đáp án và biểu điểm ĐỀ BÀI: PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: BÀ ỐM Loan tưởng bà nội chỉ bị cảm cúm sơ sơ. Thế mà chiều hôm ấy, Loan đi học về, giật mình thấy mẹ rơm rớm nước mắt bảo bố và bác Xuân đã cáng bà đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Suốt đêm, mẹ và Loan ít ngủ, thương bà, lo cho bà. Hôm sau, bố ở huyện về, báo tin bà đã tỉnh, không có gì đáng ngại nữa. Bà dặn Loan phải chăm học, nhớ cho mái mơ ăn thêm rau (nó thích ăn rau lắm) và nhốt riêng con gà ri ra, kẻo nó hay bị con gà khác bắt nạt, tội nghiệp nó. Ôi, mới vắng bà có mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác cả ra. Bà chăm chúng nó thế thảo nào! Còn Loan thì nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà. Cái bình vôi ăn trầu của bà kia. Cái chổi bà thường luôn tay quét. Cái rế, cái nồi, cái rổ bát, bao giờ cũng chùi cũng xếp gọn gàng. Đến cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà, các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới tắm. Cái giường bà nằm mà trống vắng buồn thiu, con cóc ở trong gầm cũng như sốt ruột, cứ nhẩy ra rồi lại nhẩy vào. Vì phải đi thi, Loan không lên huyện thăm bà được. Nó chọn đúng mười quả trứng gà tươi nhất, do con gà mái hoa của nó đẻ - gửi bố mang đi biếu bà. Nó không quên viết gửi bà mấy chữ: “Bà yêu quý của cháu. Bà cứ yên tâm chữa bệnh, mẹ cháu mải làm đồng, cháu tưới vườn và chăm đàn gà đúng như lời bà dặn. Cháu làm bài thi tốt lắm, bà ạ. Cháu Loan của bà.” Trong thư nó không nói gì về mười quả trứng nó đã gửi biếu bà cả. Nó vốn là đứa trẻ tế nhị. Hôm ấy đúng ngày Chủ nhật, bố đón bà ở bệnh viện huyện về. Bà còn xanh lắm, tay phải chống gậy, nhưng bà cười từ ngoài sân cười vào. Loan chạy ra ôm lấy bà, giụi đầu vào ngực áo bà, khóc òa lên. Bà xoa xoa tóc Loan mắng yêu: - Bố mày! Bà có chết đâu mà khóc! Nín đi, bà cho quà đây…. Loan nắm lấy tay bà, dắt bà vào giường. Bà bảo bố đưa cho bà cái bị. Bà xếp ra hai quả cam, sáu quả chuối và năm quả trứng gà. Bà bảo: - Đây bà thưởng cho…. Nín đi, nín đi nào!… Loan ngước nhìn bà, khúc khích cười, nhưng miệng nó cười, mà mắt thì vẫn khóc. Vì nó biết bà đã dành dụm không ăn hết trứng và các thứ quà của nó cùng mọi người gửi biếu bà. Bà ơi, cháu yêu bà, cháu thương bà quá! (Trích Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Vũ Tú Nam(1), NXB Kim Đồng, năm 2019, tr.215-217) Chú thích: (1) Vũ Tú Nam (1929 - 2020), là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam giữa thế kỷ XX với phong cách viết đậm tính nhân văn sâu sắc. Ông được xem là cây bút gạo cội, một cây đa, cây đề thành công trong làng văn Việt Nam ở cả hai lĩnh vực viết cho người lớn và trẻ em. Ông viết cả truyện ngắn, ký và thơ nhưng sở trường là truyện ngắn. Những áng văn của ông đẹp, giàu cảm xúc, cô đọng được viết nên từ chính tấm lòng yêu quý và trân trọng thế hệ trẻ. Năm 2001 ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật. Thực hiện yêu cầu/trả lời câu hỏi: Câu 1 (0,5 điểm). Truyện “Bà ốm” được kể theo ngôi kể nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định đề tài của truyện? Câu 3 (0,5 điểm). Xác định và chỉ ra loại thán từ trong câu: “Bà ơi, cháu yêu bà, cháu thương bà quá!” Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Đến cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà, các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới tắm.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 5 (1,0 điểm). Hành động bà “xoa xoa tóc Loan” và câu mắng yêu: “Bố mày! Bà có chết đâu mà khóc! Nín đi, bà cho quà đây…” giúp em hiểu bà là người thế nào? Câu 6 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, em rút ra những bài học nào trong cách cư xử với người thân trong gia đình? II. PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bà ốm” của nhà văn Vũ Tú Nam. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba 0,5 2 - Đề tài: tình cảm gia đình 0,5 3 - Thán từ trong câu: ơi - Loại thán từ: gọi đáp 0,25 0,25 4 - BPTT: Nhân hoá 0,5 5 - Hành động bà “xoa xoa tóc Loan” và câu mắng yêu: “Bố mày! Bà có chết đâu mà khóc! Nín đi, bà cho quà đây…” giúp em hiểu bà là người sống tình cảm, yêu thương cháu, quan tâm cháu, bà mắng yêu Loan khi cô bé lo lắng cho mình. 1,0 6 Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trả lời những bài học về cách ứng xử với người thân trong gia đình. Sau đây là một số gợi ý: - Học cách tôn trọng và yêu thương - Biết cách lắng lo và thấu hiểu - Biết tha thứ và bao dung cho những lỗi lầm - Dành cho những người thân yêu những tình cảm chân thành. GV linh hoạt chấm điểm: - Học sinh nêu 2 bài học: 0,5 điểm. - Học sinh nêu 3 bài học trở lên: 1,0 điểm - Học sinh không trả lời hoặc đưa ra cách ứng xử phản cảm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức: không cho điểm. 1,0 II VIẾT 6,0 Viết bài văn phân tích bài thơ “Bà ốm” của Vũ Tú Nam a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( truyện) - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Phân tích được nội dung cơ bản và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của thể loại truyện. - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích một tác phẩm văn học ( Nội dung và nghệ thuật) của tác phẩm truyện. 0,25 c. Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm B. Thân bài: - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. - Nêu chủ đề của tác phẩm. - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Giá trị tư tưởng, tình cảm: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan tâm,yêu thương đến người thân trong gia đình. 0,5 1,5 1,0 1,5 0,5 d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, sâu sắc. 0,25 TỔNG ĐIỂM 10 C. Nhận xét a. Ưu điểm - Đa số HS có ý thức làm bài, trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. - Hầu hết các em trình bày bài đủ bố cục, đảm bảo hình thức bài văn - Nhiều bài viết trình bày khá tốt, sạch sẽ (Xuân Anh, Thư, Minh Khánh…) - Biết phân tích được một tác phẩm truyện. b. Nhược điểm - Một số HS chưa đọc kĩ đề bài nên trả lời còn thiếu chính xác (Chúc, Bách, An, Đức - Sai chính tả nhiều (Hồ Dũng, Đào Tâm, Mạc Thái,…) *GV nhận xét mặt mạnh, yếu trong bài viết của HS - Đọc bài điểm giỏi: Thư - Đọc 1 bài điểm khá: Việt Anh - Đọc 1 bài điểm yếu: Trí GV thống kê một số lỗi trong bài văn của HS và gọi HS sửa HS khác lắng nghe và tự nhận ra sai sót trong bài mình để rút kinh nghiệm cho bài sau. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (15 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập 1: Đọc – sửa lỗi bài viết cho nhau 3. Tự sửa lỗi HS thống kê các lỗi trong bài viết của mình theo bảng và sửa lại Loại lỗi Lỗi sai Sửa đúng Lỗi chính tả Lỗi dùng từ, câu văn Lỗi diễn đạt Các lỗi khác Bài tập 2: HS tự hoàn lại bài theo yêu cầu B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi bài cho nhau và thực hiện theo yêu cầu B3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS còn nhiều hạn chế *Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị cho bài học sau: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ + Đọc kĩ tri thức Ngữ văn, xác định đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi Sau khi đọc trong SGK. ------------------------------------- BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI (12 tiết) I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: - Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim, văn bản thông tin. - Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói 2. Về năng lực: * Năng lực chung: các năng lực: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. * Năng lực đặc thù: văn học, ngôn ngữ. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. - Nhận biết được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói; phân biệt được câu phủ định và câu khẳng đinh. - Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống. - Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. 3. Về phẩm chất: Thể hiện được thái độ quan tâm những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai. Ngày soạn: 06/04/2025 Ngày giảng: 12,14/04/2025 Tiết 116, 117 Văn bản 1: MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG SANG CHÀO ĐÓN LŨ ---Lê Anh Tuấn--- I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - HS nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu VB giải thích một hiện tượng tự nhiên có lồng ghép các để xuất, kiến nghị cần thiết. - HS nhận biết và phân tích được sự phối hợp các cách triển khai VB thông tin được thể hiện trong VB. - HS thấy được những thách thức đối với môi trường sống của chúng ta thông qua các thông tin vể cuộc sống của cư dần miền châu thổ sông Cửu Long thời điểm VB ra đời 2. Về năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Miền châu thổ sông cửu long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Miền châu thổ sông cửu long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản - Năng lực phân tích, so sánh chỉ ra được đặc điểm của một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. b. Năng lực chung - Năng lực tự chủ: thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm. - Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. - Năng lực giao tiếp: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 3. Về phẩm chất - Thể hiện được thái độ quan tâm những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tưong lai. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học. - Thiết kể bài giảng điện tử. - Phương tiện và học liệu: + Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng,... + Học liệu: Tranh ảnh và phim + Phiếu học tập. 2. Học sinh - Đọc phần Kiến thức Ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc - hiểu văn bản trong SGK; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK. - Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS xem video bài hát “Quê em mùa nước lũ” – Phương Mỹ Chi thể hiện: Cho biết bài hát nhắc tới hiện tượng nào? Ở địa danh nào? Cảm xúc của em sau khi lắng nghe bài hát? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. (Dự kiến trả lời:  Bài hát Quê em Mùa nước lũ được nhạc sĩ Tiến Luân sáng tác năm 2000, trước sự kiện cơn lũ lịch sử ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Suốt 75 năm trước đó, chưa có mùa lũ lụt nào lớn, phủ diện rộng, ngập sâu và kéo dài ngày như trận lũ năm 2000 ở miền Tây. Nó đã gây ảnh hưởng rộng lớn và rất nặng nề về người, tài sản và môi trường. Nhạc sĩ chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác bài hát: “Qua truyền hình, tôi bàng hoàng xúc động khi ống kính quay cận cảnh một bà mẹ ngồi thu lu trong góc tối ôm đứa con ướt sũng, gương mặt mẹ thất thần dường như bà đã khóc con đến không còn nước mắt. Cảnh tan hoang điêu tàn, nước ngập mênh mông, đàn gà chạy táo tác…”) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. - Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn  GV dẫn dắt vào bài học. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động A: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn (10 phút) a.Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Hôm nay và ngày mai và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. Giúp HS hiểu được mục đích của văn bản thông tin, mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan; hiểu và phân biệt được văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên và văn bản giới thiệu một bộ phim. b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 86) và nêu chủ để của bài học. ?Kể tên các văn bản trong bài 9: Hôm nay và ngày mai, xác định thể loại đọc hiểu chính được tìm hiểu trong bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề: Hôm nay và ngày mai - -Văn bản: - Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (Lê Anh Tuấn)  Văn bản thông tin - Choáng ngợp và đau đỡn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta (Lâm Lê)  Văn bản thông tin - Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn.  Văn bản nghị luận Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK (trang 87) và khái quát những tri thức Ngữ văn được học trong bài Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. II. Tri thức Ngữ văn - Mục đích của văn bản thông tin, mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan - Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên -Văn bản giới thiệu một bộ phim Hoạt động B: Đọc hiểu văn bản “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ” (70 phút) I. Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó, bố cục trong văn bản. Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, Khám phá đặc điểm của của thể loại văn bản thông tin. Rút ra ý nghĩa của văn bản và bài học cho bản thân. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, chú ý phần in đậm (sa – pô) và những chỉ dẫn về chiến lược đọc theo dõi và chú ý trong các thẻ. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu một đoạn HS thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - đọc - chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Người viết (tác giả) là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào? + Có thể xếp “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ” vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao? Mặc dù hướng tới mục đích kép như đã nói ở phần hướng dẫn tìm hiểu bố cục, văn bản vẫn có thể được xếp vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, bởi ở đây tác giả đã giải thích một cách tường tận về quá trình hình thành các châu thổ nói chung, châu thổ sông Cửu Long nói riêng và tác động tích cực của lũ đối với việc tạo nên một vùng thổ nhưỡng trù phú. + Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi, đưa ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2. Tác giả: Lê Anh Tuấn - Sinh năm 1960 - Quê: Thừa Thiên Huế - Chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới Đồng bằng sông Mê Kông vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu - Đã xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách (cả tiếng Việt và tiếng Anh). 3. Tác phẩm - Xuất xứ: Tạp chí “Kinh tế Sài Gòn Online”, ngày 06/02/2022 -Thể loại: văn bản thông tin - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (gồm sa-pô và đoạn kế tiếp – đoạn chỉ gồm 1 câu): Đặt vấn đề + Phần 2 (từ “Tất cả…. đến “thời đoạn khó khăn”): Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề + Phần 3 (còn lại): Kết luận - Thể loại: Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên - Cách trình bày thông tin + Quan hệ nhân quả + Mức độ quan trọng của đối tượng Hoạt động 2: Khám phá văn bản (45 phút) a. Mục tiêu: Nắm được - Thông tin chính của văn bản - Sự phối hợp các góc nhìn - Cách triển khai thông tin trong văn bản - Số liệu và yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động: Hành Trình Sông Cửu Long: Thông tin chính tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. II. Khám phá văn bản 1. Thông tin chính của văn bản Thông tin chính được thể hiện qua: - Nhan đề - Sa-pô - Đoạn văn 1 Thông tin chính của văn bản: Ở châu thổ sông Cửu Long, lũ đem lại những nguồn lợi to lớn, vì vậy chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây.  Nêu thông tin trực tiếp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động: Hành Trình Sông Cửu Long: Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 2. Sự phối hợp các góc nhìn * Các góc nhìn khác nhau - Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng thuỷ văn bình thường và có lợi đối với con người  Phân tích cặn kẽ mang tính chất chuyên môn - Theo những “vị lão nông tri điền”, năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật nhiều và sang năm canh tác trúng mùa…  Dựa vào quan sát thực tế và thành quả lao động của chính họ  Hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều được cho là có lợi đối với con người. * Tác giả không đề cập đến tác hại của lũ - Nhan đề  Lũ, không phải là tai ương mà là một hiện tượng đáng mong chờ - Không gọi là một thiếu sót - Hoàn toàn phù hợp với thực tế nếu ta nhìn vào nguồn lợi lớn mà lũ mang lại, bất chấp những tác hại nhỏ và tính đột xuất mà nó có thể gây nên trong những “trận lũ lớn lịch sử”. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động: Hành Trình Sông Cửu Long: Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Cách triển khai thông tin trong văn bản - Trong văn bản, thông tin chủ yếu được trình bày theo quan hệ nhân quả. Ví dụ đoạn nói về lũ: Lũ  Kết nối dòng chảy, bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài sinh vật  tạo đồng bằng màu mỡ - Tuy nhiên, trong văn bản vẫn có dấu vết của cách trình bày thông tin theo “mức độ quan trọng của đối tượng”, rõ nhất là đoạn từ “Ngập lụt đã tạo…. khó tồn tại” (tác giả đã liệt kê các “kết nối” theo thứ tự: “thứ nhất”, “thứ hai”, thứ ba”) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động: Hành Trình Sông Cửu Long: Chỉ ra và cho biết tác dụng của các số liệu và yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. Thảo luận nhanh Dãy 1 thảo luận nhiệm vụ 1: Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết? Dãy 2 thảo luận nhiệm vụ 2: Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi khu vực sông khác hay không? Vì sao? Thời gian 5 phút 4. Số liệu và yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản * Các số liệu - Quá trình trầm tích vùng châu thổ xảy ra liên tục hơn 5000 – 7000 năm… - Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn - Ngày nay, thỉnh thoảng khi đào nền nhà, đào kinh, đào móng công trình, người ta gặp những hòn đá tròn lằn, hình ô-van, có màu xanh trắng hoặc xanh đen như đá gra-nít, đường kính trung bình khoảng 10-15 xen-ti-mét hoặc đôi khi xấp xỉ 20 xen-ti-mét giống như các hòn đá tròn ngoài bãi biển, nhưng ở đây chìm sâu trong lớp đất nội đồng. * Tác dụng: - Giúp cho văn bản tăng tính xác thực - Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về vấn đề, nội dung chính mà văn bản đang đề cập đến * Yếu tố phi ngôn ngữ - Làm sáng tỏ thông tin đang tìm hiểu - Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Hoạt động tổng kết: (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. - Sử dụng các kênh chữ, kênh hình nhằm tăng tính thuyết phục, tăng sức hấp dẫn đối với người đọc. 2. Nội dung Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, lũ đem đến những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi CON QUẠ THÔNG MINH 1. Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ là kiểu văn bản nào? A. Văn bản giải thích B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự D. Văn bản hành chính 2. Chỉ ra yếu tố phi ngôn ngữ của văn bản và tác dụng của nó. Hình ảnh “Mênh mang đồng lũ An Giang” - Làm sáng tỏ thông tin đang tìm hiểu - Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. 3. Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản? A. Chủ đề và nội dung của văn bản là sự khó khăn khi phải sống chung với lũ của người dân vùng Cửu Long B. Chủ đề và nội dung của văn bản là sự mãnh mẽ, kiên cường của người dân vùng Cửu Long khi sống chung với lũ C. Chủ đề và nội dung của văn bản là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ D. Cả A và B đều đúng 4. Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? A. Quan hệ nhân quả B. Mức độ quan trọng của đối tượng C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai 5. Vì sao có lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi? A. Năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,... B. Chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao C. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn D. Cả 3 đáp án trên đều đúng 6. Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”? A. Vì lũ ở vùng châu thổ sông Cửu Long hầu như không có tác hại gì B. Vì để làm rõ quan điểm vùng châu thổ sông Cửu Long không thể sống thiếu lũ C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV tổ chức hoạt động Viết kết nối với đọc: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua việc đọc văn bản “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ” Gợi ý: Qua đọc văn bản, em có thêm hiểu biết gì về bản chất của hiện tượng lũ? Nhận thức của em về cách ứng xử của con người với thiên nhiên đã được bổ sung hay điều chỉnh như thế nào? * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm được đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong bài. -Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của bài. - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói + Đọc kĩ nội dung tri thức Ngữ văn trong SGK/88 để nắm được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. + Nghiên cứu khung nhận biết các kiểu câu: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong SGK/93 + Làm trước các bài tập thực hành 1,2,3 trong SGK/93,94

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.