Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 1
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/10/24 13:03
Lượt xem: 1
Dung lượng: 394.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ MỤC TIÊU CHUNG 1. Kiến thức: Một số yêu cầu của truyện lịch sử, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội, giới thiệu về một cuốn sách. 2. Năng lực * Năng lực chung: các năng lực: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. * Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, văn học Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. - Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong VB. - Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách. 3. Phẩm chất - Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. * Tích hợp GD QPAN: Văn bản 1,2: GD lòng tự hào, tự tôn dân tộc và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày soạn: 06/09/2024 Ngày giảng: 11,12,14/9/2024 Tiết 1,2,3 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN; Văn bản 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG ---Nguyễn Huy Tưởng--- 1. Kiến thức - Một số yếu tố đặc trưng truyện lịch sử: người kể chuyện ngôi thứ ba; nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân. Từ đó, hình dung được đặc điểm của từng nhân vật; - Những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện lịch sử: nhân vật lịch sử, (ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ của nhân vật), sự kiện lịch sử. - Đặc điểm của nhân vật Trần Quốc Toản; - Lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản và cách thể hiện lòng yêu nước trong thời đại ngày nay. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu nước, sự cam đảm, cương trực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGV, SGK, Kế hoạch bài dạy; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về nhà văn, tác phẩm; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, dự án tác giả, tác phẩm; soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) - Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. - Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. - Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. - Tổ chức thực hiện: + GV chiếu hình ảnh về nhân vật lịch sử 1. Hãy nêu tên và sự hiểu biết của em về các nhân vật lịch sử sau: 2. Hãy kể một câu chuyện liên quan đến nhân vật lịch sử đó mà em biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ hiểu biết về nhân vật trong tranh và những câu chuyện đáng nhớ nhất về nhân vật lịch sử ấy. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những câu chuyện lịch sử đã đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên cho thấy sức sống mãnh liệt của nó. Lịch sử không hề khô khan mà trở nên hấp dẫn hơn với những câu chuyện được tái hiện lại một cách tài tình và độc đáo. Có những tác phẩm sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam không chỉ vì những sự kiện sống động mà còn bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng hấp dẫn trong những câu chuyện lịch sử. Một trong những tác phẩm truyện lịch sử hay nhất đó là Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. Trong phạm vi tiết học hôm nay, các em sẽ được khám phá một đoạn trích rất thú vị. b) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (115 phút) Hoạt động A: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn (20 phút) a.Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. Giúp HS hiểu được khái niệm của truyện lịch sử, chủ đề của tác phẩm văn học, biệt ngữ xã hội b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và nêu chủ để của bài học. ?Kể tên các văn bản trong bài 1: Câu chuyện của lịch sử, xác định thể loại đọc hiểu chính được tìm hiểu trong bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề: Câu chuyện của lịch sử - Văn bản: +Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng) +Quang Trung đại phá quân Thanh (Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái) →thể loại đọc hiểu chính: truyện lịch sử + Ta đi tới (Tố Hũu) – kết nối với chủ đề. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK (trang 9) và khái quát những tri thức Ngữ văn được học, chỉ ra đâu là tri thức đọc hiểu văn bản, đâu là tri thức tiếng Việt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. II. Tri thức Ngữ văn - Truyện lịch sử (khái niệm, cốt truyện, thế giới nhân vật, ngôn ngữ) - Chủ đề của tác phẩm văn học - Biệt ngữ xã hội Hoạt động B: Đọc hiểu văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (100 phút) I. Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó, bố cục trong văn bản. Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm; Khám phá được nhân vật Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo... Khám phá đặc điểm của truyện lịch sử. Rút ra ý nghĩa của văn bản và bài học cho bản thân. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. Chú ý đối thoại của nhân vật. Sử dụng các chiến lược đọc như theo dõi, dự đoán, đối chiếu. - Tóm tắt văn bản. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu đoạn đầu Tổ chức cho HS đọc phân vai, đóng vai nhân vật, thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đóng vai đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm 1. Đọc, chú thích - Đọc - Tóm tắt - Chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản ? Nêu bối cảnh và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  GV bổ sung: - Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,… - Nguyễn Huy Tưởng được sinh ra trong một nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội. - Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đ ạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên. - Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng. - Nguyễn Huy Tưởng là người sáng lập và giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng. Phong cách sáng tác - Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người. - Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước. - Nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích trong Vở kịch Vũ Như Tô. - Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.” Giáo dục học sinh: Qua cuộc đời của tác giả chúng ta thấy được để đạt được nhiều thành tựu như vậy, Nguyễn Huy Tưởng đã nỗ lực không ngừng nghỉ vơi quan niệm bày tỏ lòng yêu nước bằng cách yêu ngôn ngữ dân tộc. Trong mỗi tác phẩm của ông luôn chan chứa lòng yêu nước bất diệt. Qua cuộc đời của mỗi nhà văn, hi vọng rằng các em sẽ học được nhiều phẩm chất tốt đẹp, học tập được phong cách sáng tác của mỗi nhà văn để làm cho ngòi bút của bản thân trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn. Tác phẩm: - “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về vị anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Ông gắn liền với các bộ dã sử lấy cảm hứng từ chính dân tộc như: Vĩnh Biệt Cửu đài trùng, Đêm hội Long Trì, An tư công chúa. - Câu chuyện bắt đầu bằng giấc mơ của Hoài Văn (Trần Quốc Toản), chàng mơ thấy bắt được Sài Thung, một tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tại hội nghị Bình Than (10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua và nói lên lời tâm huyết “xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh dưới lá cờ “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN” Quốc Toản đã chiêu mộ được sáu trăm tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc, đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Sau lần đó, Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng trận đánh giặc trên cửa song Hàm Tử với lời thề Sát Thát. Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng lá cờ thêu sáu chữ vàng “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN’’ căng thổi trong gió hè lộng thổi. 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) - Quê: Hà Nội - Đặc điểm sáng tác:có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch - Tác phẩm tiêu biểu: Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư, Bắc Sơn... b. Tác phẩm - Bối cảnh lịch sử: + Xảy ra vào thời nhà Trần, thế kỉ XIII. + Giặc Nguyên - Mông lăm le xâm lược nước ta lần 2 (1285), vua mở hội nghị Bình Than lấy ý kiến của các quan đối phó với giặc Nguyên - Mông. - Xuất xứ: Trích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Văn học, Hà Nội, 1997). - Thể loại: Truyện lịch sử - PTBĐ chính: Tự sự - Bố cục: 3 phần + Phần 1: từ đầu...đẹp như gấm hoa: Khung cảnh, không khí ở bến Bình Than. + Phần 2: tiếp...cho em ta một quả: TQT nóng lòng muốn gặp vua và được ban cho cam quý. + Phần 3: còn lại: Tâm trạng của TQT khi được ban cam quý. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (65 phút) a. Mục tiêu: Nắm được bối cảnh và sự kiện lịch sử; phân tích được nội dung, ý nghĩa cuộc yết kiến vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: +Nhóm 1: Hội nghị diễn ra ở đâu? Không gian xung quanh nơi đó có gì đặc biệt? +Nhóm 2: Quang cảnh nơi diễn ra hội nghị có những ai? Thái độ và hành động của họ như thế nào? +Nhóm 3: Nhân vật “ta” đang đứng ở đâu? Nhân vật này đang có thái độ, cảm xúc như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. II. Khám phá văn bản 1. Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than - Quang cảnh: + Hai cây đa cổ thụ bóng râm mát che kín cả một khúc sông + Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu… + Trên mui thuyền phất phới những lá cờ… - Không khí: Những lá cờ bay múa… Bằng lối kể chuyện xen lẫn với ý nghĩ của nhân vật, tác giả đã thành công trong việc miêu tả quang cảnh tại bến Bình Than vào ngày diễn ra sự kiện: rực rỡ, trang nghiêm, tráng lệ, tưng bừng khí thế. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: ? Tìm các chi tiết giới thiệu xuất thân của nhân vật TQT? 2. Nhân vật Trần Quốc Toản: *Xuất thân -chàng thiếu niên trẻ tuổi thuộc dòng dõi nhà Trần, cháu ruột Chiêu Thành Vương ? Chàng có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than? ? TQT có suy nghĩ gì kho thấy các vương hầu họp bàn việc nước? ? Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua TQT có hành động gì khác thường? Vì sao chàng có hành động như vậy? Chàng đã giải thích như thế nào về hành động của mình? Điều gì sẽ xảy ra khi chàng có hành động vượt khuôn phép? * Khi đứng trên bến Bình Than: - Hành động: + “đứng thẫn thờ” + “mắt giương to đến rách” + “rong ngựa tìm vua quên ăn uống”, “muốn xô mấy người lính”, “muốn thét to” - Suy nghĩ: + “sẽ quỳ trước mặt xin quan gia cho đánh” + “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn lại” + “đến quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gũi quan gia chẳng hỏi một lời” => Không phục, bất lực, sốt ruột, lo lắng => xô ngã lính để xuống bến ? Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến, Trần Quốc Toản có lời nói và hành động như thế nào? Qua đó giúp em hiểu gì về nhân vật Trần Quốc Toản? *Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến: - Lời nói: đe dọa, cương quyết “không buông ra, ta chém”. - Hành động: “tuốt gươm”, “trừng mắt”, “mặt đỏ bừng”, “vung gươm múa tít”, “giằng co với đám quân lính” => dũng cảm, cương quyết, kiên định, một mực muốn yết kiến vua. ? Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương, Trần Quốc Toản có lời nói và hành động như thế nào? Qua đó giúp em hiểu thêm gì về nhân vật Trần Quốc Toản? *Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương: - Hành động: “cúi đầu thưa”, “đứng phắt dậy”, “mắt long lên” - Lời nói: gấp gáp, cương quyết, thể hiện rõ lập trường. - Sự tức giận của Hoài Văn trước ý kiến chủ hòa. + Em có nhận xét gì trước hành động và thái độ của Trần Quốc Toản khi yết kiến vua? + Điều đó cho thấy Trần Quốc Toản là một người như thế nào? * Khi nói chuyện với vua Thiệu Bảo: - Hành động: +chạy xồng xộc, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét + rung bắn, tự đặt gươm lên gáy, xin chịu tội. + đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua… - Lời nói: kiên quyết, dũng cảm “Xin quan gia cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước.’ => Tuy tức giận nhưng vẫn giữ được khuôn phép khi yết kiến vua => Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc ? Sau khi yết kiến nhà vua, TQT có suy nghĩ và hành động như thế nào? Qua đó em cảm nhận được Trần QUốc Toản có tâm trạng gì sau khi yết kiến nhà vua. Thuật lại tình huống Hoài Văn có quả cam? Thái độ của chàng thể hiện như thế nào qua tình huống đó? Vì sao chàng lại bóp nát quả cam? Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của chàng trong chi tiết này? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. *Trần Quốc Toản sau khi yết kiến vua - Hành động: + “lủi thủi bước lên bờ” + “ quắc mắt”, nắm chặt bàn tay lại”, “tay rung lên vì giận dữ” + “hai hàm răng nghiến chặt”, “hầm hầm trở ra” - Suy nghĩ: + “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn đi bàn lại” + “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua,…” → Tâm trạng của Hoài Văn: tức, không cam lòng, vừa hờn vừa tủi - Hành động bóp nát quả cam: + Thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản + Tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản. + Khát vọng bảo vệ đất nước của quân và dân ta Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: ? Nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử vua Thiệu Bảo? ?Chứng kiến hành động, nghe lời tâu bày của Trần QUốc Toản, nhà vua có thái độ và cách xử lí như thế nào? Qua đó giúp em có suy nghĩ và cảm nhận thế nào về nhân vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Nhân vật vua Thiệu Bảo - Tình huống lúc đó: + Đứng giữa tình và lý: Về lý: Trần Quốc Toản làm trái lệnh vua → phải chịu tội Về tình: Trần Quốc Toản lo việc nước việc dân → đáng khen ngợi - Cách vua giải quyết: Nói rõ lí do trước mặt quan lại: + Vẫn không cho phép Trần Quốc Toản tham dự hội nghị + Bù lại cho chàng cam quý và khích lệ tinh thần vì nước vì dân Với nghệ thuật khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động, tác giả thành công trong việc khắc họa nhân vật vua Thiệu Bảo là một vị vua anh minh, sáng suốt, đức độ, trân trọng người hiền tài và tấm lòng của người trẻ tuổi dành cho đất nước. Hướng dẫn HS tổng kết: 5 phút Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật - Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử 2. Nội dung - Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn - Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên - Mông C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Trần Quốc Toản (hành động, lời nói, tính cách) c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện vẽ sơ đồ lên giấy A4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng để viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Trần Quốc Toản b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu bày tỏ suy nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Toản c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện viết bài vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá ------------------------------------------------ Ngày soạn: 10/09/2024 Ngày giảng: 15/09/2024 Tiết 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆT NGỮ Xà HỘI I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. b. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực thu thập các biệt ngữ xã hội trong đoạn văn, đoạn thơ - Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 2. Phẩm chất: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ) c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về biệt ngữ xã hội” - GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biệt ngữ xã hội (10 phút) a. Mục tiêu: b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm của biệt ngữ xã hội c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Nhận biết biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm. Ví dụ: Anh đây công từ không “vòm" Ngày mai “kén rệp" biết “mòm" vào đầu. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ) Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí 2011) chủ thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa. Ví dụ: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói. Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khỏi, mà là tụt lại phía sau. • Do những đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa. • Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng voi nhau về nghề nghiệp. lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp. 2. Sử dụng biệt ngữ xã hội • Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường. • Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực 1. Nhận biết biệt ngữ xã hội (SGK/16) 2.Sử dụng biệt ngữ xã hội (SGK/16) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về biệt ngữ xã hội b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 16 - 17 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó. a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu. (Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu) b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 1(SGK/16) -Biệt ngữ: + câu a: “gà” + câu b: “tủ” -Căn cứ: dựa vào dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của các từ trên. - Giải nghĩa: +Gà: dùng để chỉ những học sinh được chọn luyện để thi đấu (liên hệ đến gà chọi) +Tủ: chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thì theo may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ:Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí) Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì? - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 2 (SGK/16) -Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” vì số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu. Do vậy, tác giả thấy cần giải thích để người đọc hiểu được nghĩa của câu. - cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”được sử dụng với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mở ám, không muốn để người ngoài biết được. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại: – Mày đã “làm xe” lần nào chưa? – Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả. Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn. Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì? - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 3 (SGK/16) -Tác dụng: Nhờ những biệt ngữ như vật, người đọc được hiểu thêm về những cung cách sinh hoạt, cách nói năng của những đối tượn khá đặc biệt, rất xa lạ so với cuộc sống hiện nay. -Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như vậy người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú, cần tìm hiểu từ nguồn khác: In-tơ-nét, từ điển… để nắm được nghĩa của từng biệt ngữ. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói: a. – Cậu ấy là bạn con đấy à? – Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ? b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không? – Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi. - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài 4: (SGK/16) a. biệt ngữ “lầy”: lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Trong trường hợp này khi nói chuyện với bố không nên sử dụng từ “lầy” vì như thế không phù hợp. b. Biệt ngữ “hem” : không. Trong trường hợp này dùng biệt ngữ không phù hợp vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn khác. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội khác và giải thích ngữ nghĩa của từ vừa tìm b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tìm kiếm và sưu tầm một số biệt ngữ xã hội, giải thích nghĩa của chúng. c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm được khái niệm, cách sử dụng biệt ngữ xã hội -Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh + Đọc kĩ văn bản và tóm tắt +Tra cứu thông tin về các nhân vật lịch sử: Quang Trung, Nguyễn Thiếp. + Phân tích được đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua văn bản. + Trả lời các câu hỏi sau khi đọc. -------------------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.