
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/05/25 05:56
Lượt xem: 1
Dung lượng: 434.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/4/2025 Ngày dạy: Tuần Tiết 6A4 6A2 32 47 28/4/2025 03/5/2025 33 48 06/5/2025 05/5/2025 33 49 10/5/2025 10/5/2025 Tiết: 47, 48, 49 BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X Lớp day: 6A3 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đồ Việt Nam. - Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của vương quốc Chăm-pa - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa - Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến, phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm…. b. Năng lực đặc thù: - Biết khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. * HS khuyết tật: Trình bày những hiểu biết về vương quốc Chăm pa: sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa, một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hóa của Chăm-pa để lại trong lịch sử. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, giấy A0 - Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học - Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (phóng to) - Một số video về thành tựu văn hóa chăm-pa 2. Học liệu - Một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. - SGK, vở ghi… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới. b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh Đài thờ Trà Kiệu (Quảng Nam) ? Em hãy cho biết những hình ảnh điêu khắc trên đài thờ Trà Kiệu miêu tả những gì? Từ đó, em có suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm xưa? Học sinh quan sát video: https://www.youtube.com/watch?v=eQ3Qe4kjvNw Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo thảo luận Hs trả lời theo cảm nhận riêng Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. GV dẫn vào bài: Các em thân mến! Đài thờ Trà Kiệu là một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Đài thờ Trà Kiệu được xếp hạng là Bảo vật quốc gia trong đợt xếp hạng đầu tiên của Việt Nam (năm 2012). Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Đây là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Simhapura (cách đây 1000 năm tại Trà Kiệu). Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chămpa, phong cách Trà Kiệu, với 4 mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á. Qua hiện vật đã phản ánh phần nào sự phát triển về đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 2.1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa (30’) a. Mục tiêu: - Trình bày được quá trình hình thành và khái quát các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân, tìm hiểu quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa ? Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào? (Câu hỏi cho HS khuyết tật) Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa) ? Quan sát lược đồ Vương quốc Chăm-pa đến thế kỉ X, em hãy nêu vị trí địa lí không gian lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa. Vương quốc Chăm-pa được hình thành trên dải đất miền Trung của nước ta (từ phía nam dãy Hoành Sơn – tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Định ngày nay). ? Em có nhận xét vì về điều kiện tự nhiên của khu vực này? Đây là dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới. Điều này sẽ chi phối đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân cổ nơi đây (đường bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió sẽ hình thành các cảng biển, do đó sẽ tạo điều kiện cho nghề đi biển trong cư dân và các hoạt động giao thương kinh tế biển phát triển ? Quan sát mục “Em có biết” cho em những hiểu biết gì? Giúp em có những hiểu biết về cội nguồn bản địa của cư dân Chăm-pa cổ trên dải đất miền Trung Việt Nam (người Sa Huỳnh với nền văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt) Thảo luận nhóm: Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Vì sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa? So sánh thời gian, hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang? Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) Nguyên nhân: Do chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm bùng nổ nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp – tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa. So sánh với nhà nước Văn Lang: Nhà nước Văn Lang ra đời sớm hơn, không gắn với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của người Hán như Lâm Ấp ? Quan sát hình 2. Lược đồ Vương quốc Chăm-pa em hãy xác định trên lược đồ giới hạn lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa và xác định các giai đoạn phát triển của vương quốc này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Hs chỉ trên lược đồ - Trước thế kỉ VIII: Người Chăm phát triển vương quốc hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô Sư Tử (Sin-ha-pu-ra) ở Trà Kiệu, thương cảng quốc tế ở Hội An (đều thuộc Quảng Nam ngày nay) - Thế kỉ VIII: Trung tâm Chăm-pa chuyển về phía nam với kinh đô Vi-ra-pu-ra (Phan Rang ngày nay) - Thế kỉ IX: Người Chăm chuyển kinh đô về Đồng Dương (Quảng Nam) mang tên mới In-dra-pu-ra. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Suy nghĩ, chơi trò chơi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. HS trả lời câu hỏi của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Có thể thấy, trong chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên, Vương quốc Chăm-pa đã không ngừng phát triển và mở rộng vùng lãnh thổ ngày càng lớn mạnh. Việc mở rộng về lãnh thổ cũng như thay đổi kinh đô theo các thời kì đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, văn hóa Chăm-pa trên dải đất miền Trung thời kì này. Vậy cư dân Chăm-pa có sự phát triển kinh tế, văn hóa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2. 1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa a. Vương quốc Chăm-pa ra đời. - Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa) b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên - Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn với việc di chuyển kinh đô, lãnh thổ dần được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng Nam, Bình Định ngày nay. 2.2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội (30’) a. Mục tiêu: - Nêu được những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa - Vẽ được sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét b. Nội dung: c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập về hoạt động kinh tế Chăm-pa Hoạt động kinh tế Nông nghiệp Thủ công nghiệp Khai thác Thương nghiệp ? Theo em, Chăm-pa có những điều kiện gì để phát triển các ngành kinh tế? (GV chú ý HĐ cảu HS khuyết tật) - Với đường bờ biển dài, nhiều vịnh kín gió hình thành các cảng biển, tạo điều kiện cho nghề đi biển hình thành và phát triển hoạt động giao thương kinh tế biển. - Rừng nhiệt đới nhiều khai thác được nguồn lợi tự nhiên quý để trao đổi, buôn bán, … - Những dải đồng bằng ven các con sông, tạo điều kiện cho nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp làm nghề thủ công phát triển. ? Quan sát, mô tả hình 3, hình 4. Thông qua hai hình ảnh cho em thêm hiểu biết gì? Hình 3: Mảnh vỡ của chiếc bình gốm mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trên đảo Cù Lao Chàm (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Đây là chiếc bình gốm men xanh cô-ban rất đặc trưng và đẹp, có hình dáng cân đối. Đây có thể là những mặt hàng mà các thương nhân nước ngoài đã đem đến đây trao đổi, buôn bán. Điều đó chứng tỏ Cù Lao Chàm là một cảng thị - trung tâm thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài đến trao đổi và buôn bán, là điểm kết nối trên con đường hàng hải từ Trung Quốc, đi Ấn Độ, các nước Ả Rập thời kì này. Hình 4: Trầm hương là sản phẩm có giá trị, được thương nhân nước ngoài rất ưa chuộng. Trầm hương gồm nhiều loại: kì nam, trầm; là nguồn dược liệu, nguồn hương liệu rất quý, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm thủ ông mĩ nghệ rất có giá trị, … Từ xa xưa, trầm hương đã được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng khi giao lưu buôn bán với Vương quốc Chăm-pa. GV mở rộng: Ở vùng đất miền Trung nước ta xưa, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của rất nhiều loại cây nhiệt đới, trong đó có cây dó. Trầm hương chính là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó. Khi cây dó bị thương, chấn dầu trong cây tụ lại để chống phá sự phá hoại của mầm bệnh từ bên ngoài tấn công. Chất dầu đọng lại dần dần biến tính thành trầm, tùy theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà sẽ cho ta những khối trầm to nhỏ vafh ình dáng khác nhau. Thảo luận nhóm bàn: Câu hỏi thảo luận: So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc; Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao? Gợi ý: + Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa đó là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải. Trong khi đó, kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc không da dạng bằng (nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với trồng rau đậu là chủ yếu, …) + Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Điều này cho phép nhận thức rằng câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” chỉ đúng khi nói về cư dân Việt cổ ở khu vừng Bắc Bộ, không đúng với người Chăm – pa (là một thế lực hùng mạnh, trung tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập). Hơn nữa, cư dân bản địa Chăm-pa cũng chính là những người đầu tiên góp phần khai phá, xác lập chủ quyền ở vùng biển miền Trung nước ta. ? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước, sơ đồ xã hội mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét? Tổ chức nhà nước Vua (vị thần) Tể tướng Đại thần văn, võ Châu Huyện Làng Sơ đồ xã hội Quý tộc Dân tự do Nô lệ Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, xã hội chưa có sự phân hóa sâu sắc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Kiểm tra lại nội dung, chuẩn bị lên bảng trình bày kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. Gợi ý: Hoạt động kinh tế Nông nghiệp Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm Thủ công nghiệp Đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất Khai thác Lâm nghiệp: khai thác trầm hương, kỉ nam, … Thủy sản: Đánh bắt cá, tôm, ngọc trai, … Thương nghiệp - Trao đổi, buôn bán với nước ngoài: Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, … Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Có thể thấy các hoạt động kinh tế của người Chăm-pa xưa rất phong phú, phát triển ở trình độ cao. Đặc biệt, người Chăm-pa coi trọng các hoạt động kinh tế hướng biển giúp cho Chăm-pa trở thành trung tâm giao thương, buôn bán phát triển, đồng thời giúp nền văn hóa Chăm-pa có điều kiện để tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa lớn ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ). Vậy văn hóa Chăm có sự phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang nội dung tiếp theo. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội a. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế chính: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường biển b. Tổ chức xã hội - Vua được thống nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu – huyện – làng có các chức quan đứng đầu - Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. 2.3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu (25’) a. Mục tiêu: - Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm-pa trong hơn 8 thế kỉ đầu Công nguyên. - Giối thiệu, nhận xét được một số công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa. b. Nội dung: c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép trả lời các câu hỏi. Nhóm 1: Tìm hiểu về chữ viết Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo Nhóm 3: Tìm hiểu về lễ hội ? Quan sát, mô tả hình 5. Bia khắc chữ Chăm cổ (thế kỉ VII) được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Tấm bia với phần thân cao 0,87m, có khắc loại chữ Chăm cổ kiểu chữ nghiêng đều đặn, mềm mại và đẹp mắt trên cả hai mặt với nội dung ghi chú về những lễ vật mà nhà vua dâng cúng cho hai vị thần thờ tại thánh địa Mỹ Sơn. Bài minh văn trên tấm bia này được khắc vào năm 679, tương đương với triều đại vua Pra-cat-hac-ma-thuộc vương triều đầu tiên của Chăm-pa. NHIỆM VỤ HỌC TẬP Ở NHÀ: ? Trình bày về một thành tựu văn hóa Chăm mà em ấn tượng nhất. * Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế kỉ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hỏa loạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VII, vua Sam-bhu-vac-man đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiệp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, … Với những giá trị lịch sử văn hóa, thẩm mĩ, Thánh địa Mỹ sơn đã được Unesco bình chọn là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. * Phật viện Đồng Dương: Phật viện nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình ngày nay. Phật viện Đồng Dương từng là trung tâm kiến trúc Phật giáo quan trọng bậc nhất của Vương quốc Chămpa. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra - Lokesvara. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp đã khai quật được hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, phần lớn đang được trưng bày ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Hiện nay, khu di tích quan trọng này đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. GV cho học sinh xem video giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn, lễ hội Ka-tê. Thánh địa Mỹ Sơn: https://www.youtube.com/watch?v=guWPa3Pu6lk GV mở rộng: Ngoài những thành tựu trên, người Chăm còn có một số công trình tiêu biểu khác: Tháp Chàm Po-sha-nư (Bình Thuận); tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam); tháp Dương Long (Bình Định), … ? Em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc tiêu biểu của Chăm-pa trong 10 thế kỉ đầu? Các công trình đều dược xây dựng công phu, trang trí chạm khắc tinh xảo, chứng tỏ trình độ kĩ thuật, mĩ thuật tuyệt vời của người Chăm xưa. Cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đối với với cư dân Chăm cổ. GV cho học sinh xem video về Lễ hội Ka-tê https://www.youtube.com/watch?v=fVbTNSEkBMU GV mở rộng về một số lễ hội của người Chăm: - Lễ hội cầu mưa (người Chăm): Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 âm lịch hàng năm. Lễ cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định là một nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh. - Lễ hội tháp Bà Po Nagar: Tháp Bà Pô Nagar tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, thu hút rất đông người dân trong vùng và du khách thập phương. Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2012. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Kiểm tra lại nội dung, chuẩn bị lên bảng trình bày kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. Nhóm 1: Tìm hiểu về chữ viết Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên sự cải biên chữ Phạn của người Ấn Độ. Chữ Chăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo + Thờ thần tự nhiên (Mặt trời, Núi, Nước, Lúa, …) + Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo - Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hóa tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn, …) Nhóm 3: Tìm hiểu về lễ hội Một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Ka-tê Ý nghĩa: Nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hung thịnh, … Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Cũng như các nước ở khu vực Đông Nam Á, người Chăm đã có sự tiếp thu, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, người Chăm vẫn giữ được văn hóa bản địa, tiếp thu có chọn lọc và cải biên cho phù hợp tạo nên một nền văn hóa đa sắc thái, mang những giá trị riêng. Có thể nói, trong thời kì cổ và trung đại, người chăm đã có một nền văn hóa riêng rực rỡ, không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đông Nam Á. 3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Chữ viết: Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ IV) b. Tín ngưỡng và tôn giáo: + Thờ thần tự nhiên (Mặt trời, Núi, Nước, Lúa, …) + Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo - Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hóa tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn, …) c. Lễ hội: tiêu biểu nhất là Ka-tê 3. Hoạt động luyện tập (20’) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ, có thể hướng dẫn ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm. Câu 1. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây? A. Đầu thế kỉ I. B. Cuối thế kỉ II. C. Đầu thế kỉ III. D. Cuối thế kỉ IV. Câu 2. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 3. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về A. Sin-ha-pu-ra. B. In-đra-pu-ra. C. Pa-lem-bang. D. Pi-rê. Câu 4. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ A. Chăm cổ. B. Mã Lai cổ. C. Khơ-me cổ. D. Môn cổ. Câu 5. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 6. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang). C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa). D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận). Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của cư dân Chăm-pa? A. Vua thường được đồng nhất với một vị thần. B. Xã hội bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ. C. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. D. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa? A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông. B. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển. C. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài. D. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Câu trả lời của học sinh (GV chú ý HĐ cảu HS khuyết tật) Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS. 4. Hoạt động vận dụng (25’) a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao bài tập về nhà 1. Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc. 2. Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hóa Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gợi ý trả lời: 1. 2. * Giới thiệu về một di tích văn hóa Chăm ở nước ta Tháp Bà Ponagar được xây dựng vào khoảng năm 817 thể hiện sự cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ. Theo sử sách ghi lại, dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Ponagar (theo tiếng Chăm là Mẹ Xứ sở) của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, qua nhiều lần trùng tu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tinh thần của dân tộc Chăm. Trong khuôn viên rộng gần 50.000 m2, Tháp là một quần thể kiến trúc được phân bố thành 3 tầng: Tháp cổng, khu tiền đình Mandapa, khu đền tháp. Đặc biệt, các tháp đều được xây dựng theo kiểu những viên gạch xây chồng lên nhau rất khít mạch mà không nhìn thấy bất kỳ một chất kết dính nào. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, từ năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. * Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích: - Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc: + Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích. + Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật. + Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích. - Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) * Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. + Đọc, tìm hiểu trước Bài 20: Vương quốc Phù Nam + Tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. + Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về những thành tựu kinh tế, văn hóa của cư dân Phù Nam.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/05/25 05:56
Lượt xem: 1
Dung lượng: 434.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/4/2025 Ngày dạy: Tuần Tiết 6A4 6A2 32 47 28/4/2025 03/5/2025 33 48 06/5/2025 05/5/2025 33 49 10/5/2025 10/5/2025 Tiết: 47, 48, 49 BÀI 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X Lớp day: 6A3 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đồ Việt Nam. - Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của vương quốc Chăm-pa - Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa - Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến, phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm…. b. Năng lực đặc thù: - Biết khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. * HS khuyết tật: Trình bày những hiểu biết về vương quốc Chăm pa: sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa, một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa trong lịch sử. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tinh thần quý trọng, có ý thức bảo vệ đối với những thành tựu và di sản văn hóa của Chăm-pa để lại trong lịch sử. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, giấy A0 - Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học - Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (phóng to) - Một số video về thành tựu văn hóa chăm-pa 2. Học liệu - Một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. - SGK, vở ghi… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới. b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh Đài thờ Trà Kiệu (Quảng Nam) ? Em hãy cho biết những hình ảnh điêu khắc trên đài thờ Trà Kiệu miêu tả những gì? Từ đó, em có suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm xưa? Học sinh quan sát video: https://www.youtube.com/watch?v=eQ3Qe4kjvNw Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo thảo luận Hs trả lời theo cảm nhận riêng Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. GV dẫn vào bài: Các em thân mến! Đài thờ Trà Kiệu là một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Đài thờ Trà Kiệu được xếp hạng là Bảo vật quốc gia trong đợt xếp hạng đầu tiên của Việt Nam (năm 2012). Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Đây là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Simhapura (cách đây 1000 năm tại Trà Kiệu). Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chămpa, phong cách Trà Kiệu, với 4 mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á. Qua hiện vật đã phản ánh phần nào sự phát triển về đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 2.1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa (30’) a. Mục tiêu: - Trình bày được quá trình hình thành và khái quát các giai đoạn phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân, tìm hiểu quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa ? Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào? (Câu hỏi cho HS khuyết tật) Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa) ? Quan sát lược đồ Vương quốc Chăm-pa đến thế kỉ X, em hãy nêu vị trí địa lí không gian lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa. Vương quốc Chăm-pa được hình thành trên dải đất miền Trung của nước ta (từ phía nam dãy Hoành Sơn – tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Định ngày nay). ? Em có nhận xét vì về điều kiện tự nhiên của khu vực này? Đây là dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới. Điều này sẽ chi phối đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân cổ nơi đây (đường bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió sẽ hình thành các cảng biển, do đó sẽ tạo điều kiện cho nghề đi biển trong cư dân và các hoạt động giao thương kinh tế biển phát triển ? Quan sát mục “Em có biết” cho em những hiểu biết gì? Giúp em có những hiểu biết về cội nguồn bản địa của cư dân Chăm-pa cổ trên dải đất miền Trung Việt Nam (người Sa Huỳnh với nền văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời đại đồ sắt) Thảo luận nhóm: Tượng Lâm là tên địa danh nằm ở đâu? Vì sao nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa? So sánh thời gian, hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang? Tượng Lâm là huyện xa nhất thuộc quận Nhật Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) Nguyên nhân: Do chính sách đô hộ và vơ vét tàn bạo cũng như tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía nam của các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm bùng nổ nên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta ở khắp các miền với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục. Trong đó, cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập nên nước Lâm Ấp – tên gọi ban đầu của Nhà nước Chăm-pa. So sánh với nhà nước Văn Lang: Nhà nước Văn Lang ra đời sớm hơn, không gắn với cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của người Hán như Lâm Ấp ? Quan sát hình 2. Lược đồ Vương quốc Chăm-pa em hãy xác định trên lược đồ giới hạn lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa và xác định các giai đoạn phát triển của vương quốc này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Hs chỉ trên lược đồ - Trước thế kỉ VIII: Người Chăm phát triển vương quốc hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô Sư Tử (Sin-ha-pu-ra) ở Trà Kiệu, thương cảng quốc tế ở Hội An (đều thuộc Quảng Nam ngày nay) - Thế kỉ VIII: Trung tâm Chăm-pa chuyển về phía nam với kinh đô Vi-ra-pu-ra (Phan Rang ngày nay) - Thế kỉ IX: Người Chăm chuyển kinh đô về Đồng Dương (Quảng Nam) mang tên mới In-dra-pu-ra. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Suy nghĩ, chơi trò chơi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. HS trả lời câu hỏi của GV. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Có thể thấy, trong chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên, Vương quốc Chăm-pa đã không ngừng phát triển và mở rộng vùng lãnh thổ ngày càng lớn mạnh. Việc mở rộng về lãnh thổ cũng như thay đổi kinh đô theo các thời kì đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, văn hóa Chăm-pa trên dải đất miền Trung thời kì này. Vậy cư dân Chăm-pa có sự phát triển kinh tế, văn hóa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2. 1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa a. Vương quốc Chăm-pa ra đời. - Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa) b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên - Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn với việc di chuyển kinh đô, lãnh thổ dần được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng Nam, Bình Định ngày nay. 2.2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội (30’) a. Mục tiêu: - Nêu được những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa - Vẽ được sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét b. Nội dung: c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập về hoạt động kinh tế Chăm-pa Hoạt động kinh tế Nông nghiệp Thủ công nghiệp Khai thác Thương nghiệp ? Theo em, Chăm-pa có những điều kiện gì để phát triển các ngành kinh tế? (GV chú ý HĐ cảu HS khuyết tật) - Với đường bờ biển dài, nhiều vịnh kín gió hình thành các cảng biển, tạo điều kiện cho nghề đi biển hình thành và phát triển hoạt động giao thương kinh tế biển. - Rừng nhiệt đới nhiều khai thác được nguồn lợi tự nhiên quý để trao đổi, buôn bán, … - Những dải đồng bằng ven các con sông, tạo điều kiện cho nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp làm nghề thủ công phát triển. ? Quan sát, mô tả hình 3, hình 4. Thông qua hai hình ảnh cho em thêm hiểu biết gì? Hình 3: Mảnh vỡ của chiếc bình gốm mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trên đảo Cù Lao Chàm (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Đây là chiếc bình gốm men xanh cô-ban rất đặc trưng và đẹp, có hình dáng cân đối. Đây có thể là những mặt hàng mà các thương nhân nước ngoài đã đem đến đây trao đổi, buôn bán. Điều đó chứng tỏ Cù Lao Chàm là một cảng thị - trung tâm thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài đến trao đổi và buôn bán, là điểm kết nối trên con đường hàng hải từ Trung Quốc, đi Ấn Độ, các nước Ả Rập thời kì này. Hình 4: Trầm hương là sản phẩm có giá trị, được thương nhân nước ngoài rất ưa chuộng. Trầm hương gồm nhiều loại: kì nam, trầm; là nguồn dược liệu, nguồn hương liệu rất quý, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm thủ ông mĩ nghệ rất có giá trị, … Từ xa xưa, trầm hương đã được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng khi giao lưu buôn bán với Vương quốc Chăm-pa. GV mở rộng: Ở vùng đất miền Trung nước ta xưa, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của rất nhiều loại cây nhiệt đới, trong đó có cây dó. Trầm hương chính là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó. Khi cây dó bị thương, chấn dầu trong cây tụ lại để chống phá sự phá hoại của mầm bệnh từ bên ngoài tấn công. Chất dầu đọng lại dần dần biến tính thành trầm, tùy theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà sẽ cho ta những khối trầm to nhỏ vafh ình dáng khác nhau. Thảo luận nhóm bàn: Câu hỏi thảo luận: So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc; Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao? Gợi ý: + Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa đó là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải. Trong khi đó, kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc không da dạng bằng (nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với trồng rau đậu là chủ yếu, …) + Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Điều này cho phép nhận thức rằng câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” chỉ đúng khi nói về cư dân Việt cổ ở khu vừng Bắc Bộ, không đúng với người Chăm – pa (là một thế lực hùng mạnh, trung tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập). Hơn nữa, cư dân bản địa Chăm-pa cũng chính là những người đầu tiên góp phần khai phá, xác lập chủ quyền ở vùng biển miền Trung nước ta. ? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước, sơ đồ xã hội mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét? Tổ chức nhà nước Vua (vị thần) Tể tướng Đại thần văn, võ Châu Huyện Làng Sơ đồ xã hội Quý tộc Dân tự do Nô lệ Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, xã hội chưa có sự phân hóa sâu sắc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Kiểm tra lại nội dung, chuẩn bị lên bảng trình bày kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. Gợi ý: Hoạt động kinh tế Nông nghiệp Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm Thủ công nghiệp Đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất Khai thác Lâm nghiệp: khai thác trầm hương, kỉ nam, … Thủy sản: Đánh bắt cá, tôm, ngọc trai, … Thương nghiệp - Trao đổi, buôn bán với nước ngoài: Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, … Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Có thể thấy các hoạt động kinh tế của người Chăm-pa xưa rất phong phú, phát triển ở trình độ cao. Đặc biệt, người Chăm-pa coi trọng các hoạt động kinh tế hướng biển giúp cho Chăm-pa trở thành trung tâm giao thương, buôn bán phát triển, đồng thời giúp nền văn hóa Chăm-pa có điều kiện để tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa lớn ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ). Vậy văn hóa Chăm có sự phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang nội dung tiếp theo. 2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội a. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế chính: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác nguồn lợi rừng và biển; buôn bán bằng đường biển b. Tổ chức xã hội - Vua được thống nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao, dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần (văn, võ); đơn vị hành chính cấp địa phương gồm: châu – huyện – làng có các chức quan đứng đầu - Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ. 2.3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu (25’) a. Mục tiêu: - Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm-pa trong hơn 8 thế kỉ đầu Công nguyên. - Giối thiệu, nhận xét được một số công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa. b. Nội dung: c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép trả lời các câu hỏi. Nhóm 1: Tìm hiểu về chữ viết Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo Nhóm 3: Tìm hiểu về lễ hội ? Quan sát, mô tả hình 5. Bia khắc chữ Chăm cổ (thế kỉ VII) được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Tấm bia với phần thân cao 0,87m, có khắc loại chữ Chăm cổ kiểu chữ nghiêng đều đặn, mềm mại và đẹp mắt trên cả hai mặt với nội dung ghi chú về những lễ vật mà nhà vua dâng cúng cho hai vị thần thờ tại thánh địa Mỹ Sơn. Bài minh văn trên tấm bia này được khắc vào năm 679, tương đương với triều đại vua Pra-cat-hac-ma-thuộc vương triều đầu tiên của Chăm-pa. NHIỆM VỤ HỌC TẬP Ở NHÀ: ? Trình bày về một thành tựu văn hóa Chăm mà em ấn tượng nhất. * Thánh địa Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế kỉ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hỏa loạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VII, vua Sam-bhu-vac-man đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiệp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, … Với những giá trị lịch sử văn hóa, thẩm mĩ, Thánh địa Mỹ sơn đã được Unesco bình chọn là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. * Phật viện Đồng Dương: Phật viện nằm ở làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình ngày nay. Phật viện Đồng Dương từng là trung tâm kiến trúc Phật giáo quan trọng bậc nhất của Vương quốc Chămpa. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra - Lokesvara. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp đã khai quật được hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, phần lớn đang được trưng bày ở Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Hiện nay, khu di tích quan trọng này đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. GV cho học sinh xem video giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn, lễ hội Ka-tê. Thánh địa Mỹ Sơn: https://www.youtube.com/watch?v=guWPa3Pu6lk GV mở rộng: Ngoài những thành tựu trên, người Chăm còn có một số công trình tiêu biểu khác: Tháp Chàm Po-sha-nư (Bình Thuận); tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam); tháp Dương Long (Bình Định), … ? Em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc tiêu biểu của Chăm-pa trong 10 thế kỉ đầu? Các công trình đều dược xây dựng công phu, trang trí chạm khắc tinh xảo, chứng tỏ trình độ kĩ thuật, mĩ thuật tuyệt vời của người Chăm xưa. Cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đối với với cư dân Chăm cổ. GV cho học sinh xem video về Lễ hội Ka-tê https://www.youtube.com/watch?v=fVbTNSEkBMU GV mở rộng về một số lễ hội của người Chăm: - Lễ hội cầu mưa (người Chăm): Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 âm lịch hàng năm. Lễ cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định là một nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh. - Lễ hội tháp Bà Po Nagar: Tháp Bà Pô Nagar tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, thu hút rất đông người dân trong vùng và du khách thập phương. Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2012. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Kiểm tra lại nội dung, chuẩn bị lên bảng trình bày kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét bổ sung. Nhóm 1: Tìm hiểu về chữ viết Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên sự cải biên chữ Phạn của người Ấn Độ. Chữ Chăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng và tôn giáo + Thờ thần tự nhiên (Mặt trời, Núi, Nước, Lúa, …) + Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo - Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hóa tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn, …) Nhóm 3: Tìm hiểu về lễ hội Một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Ka-tê Ý nghĩa: Nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hung thịnh, … Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Cũng như các nước ở khu vực Đông Nam Á, người Chăm đã có sự tiếp thu, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, người Chăm vẫn giữ được văn hóa bản địa, tiếp thu có chọn lọc và cải biên cho phù hợp tạo nên một nền văn hóa đa sắc thái, mang những giá trị riêng. Có thể nói, trong thời kì cổ và trung đại, người chăm đã có một nền văn hóa riêng rực rỡ, không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đông Nam Á. 3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Chữ viết: Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Chăm cổ, thế kỉ IV) b. Tín ngưỡng và tôn giáo: + Thờ thần tự nhiên (Mặt trời, Núi, Nước, Lúa, …) + Du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo - Kiến trúc và điêu khắc gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hóa tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn, …) c. Lễ hội: tiêu biểu nhất là Ka-tê 3. Hoạt động luyện tập (20’) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ, có thể hướng dẫn ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm. Câu 1. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây? A. Đầu thế kỉ I. B. Cuối thế kỉ II. C. Đầu thế kỉ III. D. Cuối thế kỉ IV. Câu 2. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 3. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về A. Sin-ha-pu-ra. B. In-đra-pu-ra. C. Pa-lem-bang. D. Pi-rê. Câu 4. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ A. Chăm cổ. B. Mã Lai cổ. C. Khơ-me cổ. D. Môn cổ. Câu 5. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 6. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang). C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa). D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận). Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của cư dân Chăm-pa? A. Vua thường được đồng nhất với một vị thần. B. Xã hội bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ. C. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ. D. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa? A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông. B. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển. C. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài. D. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Câu trả lời của học sinh (GV chú ý HĐ cảu HS khuyết tật) Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS. 4. Hoạt động vận dụng (25’) a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao bài tập về nhà 1. Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc. 2. Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hóa Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gợi ý trả lời: 1. 2. * Giới thiệu về một di tích văn hóa Chăm ở nước ta Tháp Bà Ponagar được xây dựng vào khoảng năm 817 thể hiện sự cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ. Theo sử sách ghi lại, dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Ponagar (theo tiếng Chăm là Mẹ Xứ sở) của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, qua nhiều lần trùng tu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tinh thần của dân tộc Chăm. Trong khuôn viên rộng gần 50.000 m2, Tháp là một quần thể kiến trúc được phân bố thành 3 tầng: Tháp cổng, khu tiền đình Mandapa, khu đền tháp. Đặc biệt, các tháp đều được xây dựng theo kiểu những viên gạch xây chồng lên nhau rất khít mạch mà không nhìn thấy bất kỳ một chất kết dính nào. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, từ năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. * Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích: - Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc: + Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích. + Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật. + Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích. - Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) * Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. + Đọc, tìm hiểu trước Bài 20: Vương quốc Phù Nam + Tìm hiểu về sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam. + Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về những thành tựu kinh tế, văn hóa của cư dân Phù Nam.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

