Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 7 tiết 30,31
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 16/10/23 23:56
Lượt xem: 3
Dung lượng: 40.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 14/10/2023 Ngày dạy : 16/10/2023 Chủ đề : MIÊU TẢ VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG TRUYỆN KIỀU Tiết 30,31 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ – TỔNG KẾT CHỦ DỀ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Biết được trong văn tự sự cần có yếu tố nội tâm - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản. - Viết được đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm. * HS khuyết tật Nhìn: - Biết được trong văn tự sự cần có yếu tố nội tâm - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản. - Viết được đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả. 2. Về năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: - Rèn luyện kĩ năng kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự. - Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3.Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn. - Trách nhiệm: Có ý thức học tập môn học. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV quan sát lại văn bản Kiều ở Lầu Ngưng Bích và nêu nhận xét của em về tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. * Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc ngữ liệu văn bản và trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: HS trình bày * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40 phút) a) Mục tiêu: - Biết được trong văn tự sự cần có yếu tố nội tâm - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Luyện tập. c) Sản phẩm học tập: - Những yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Các bài tập d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc đoạn trích SHD/tr69 ? Nêu nội dung chính của đoạn trích? Từ đó hãy xác định PTBĐ chính ? I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 1. Ngữ liệu : SGK/tr69: a. Ngữ liệu 1 : Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. - PTBĐ chính: Tự sự (kể lại cảnh ngộ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. (VB giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm). Thảo luận phiếu học tập Nhóm 1+ 2: Tìm những câu thơ miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích? Vì sao em biết đó là những câu thơ tả cảnh ( Căn cứ vào dấu hiệu nào)? ( đối tượng miêu tả, khả năng quan sát...) Nhóm 3+ 4: Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? Vì sao em biết đó là những câu thơ miêu tả tâm trạng ( Căn cứ vào dấu hiệu nào)? ( đối tượng miêu tả, khả năng quan sát...) Dự kiến sp: Những câu thơ tả cảnh Những câu thơ miêu tả tâm trạng Những câu thơ vừa tả cảnh vùa tả tâm trạng - Vẻ non xa ... dặm kia. * Dấu hiệu nhận biết: + Đối tượng: cảnh sắc TN (thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật…) + Đ1: - cảnh sắc TN mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích: có những dãy núi xanh, mảnh trăng, cồn cát vàng, bụi hồng. - Hoàn cảnh của Kiều: chỉ có một mình, làm bạn với mây buổi sớm, đèn buổi khuya. + Đ2: cảnh TN trống trải, xa vắng lúc hoàng hôn ở lầu Ngưng Bích : - được miêu tả theo trình tự không gian từ xa đến gần - màu sắc từ nhạt đến đậm - âm thanh từ tĩnh đến động - đường nét, hình ảnh : con thuyền, cửa biển, cánh buồm, ngọn nước, bông hoa, đồng cỏ, bầu trời , mặt đất, tiếng sóng... - Khả năng quan sát: Quan sát trực tiếp bằng mắt thường. => Miêu tả bên ngoài - Tưởng người ….người ôm * Dấu hiệu nhận biết: + Đối tư¬ợng: tâm trạng con người, suy nghĩ, tình cảm con người (Thúy Kiều): nỗi xót xa về cảnh ngộ bơ vơ, nỗi dày vò day dứt, nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều. - Khả năng quan sát: Diễn ra trong tâm trí, không quan sát trực tiếp bằng mắt thường mà là kết quả của sự hiểu biết về tâm lí con người thông qua vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của tác giả. => Miêu tả nội tâm - Buồn trông cửa bể ....ghế ngồi. * Dấu hiệu nhận biết: Miêu tả cảnh biển để diễn tả tâm trạng cô đơn, lo sợ, hãi hùng của Kiều * Tả cảnh Trước lầu ....hồng dặm kia Buồn trông .....ghế ngồi - Dấu hiệu : cảnh vật, màu sắc, hình dáng -> Quan sát được -> Từ việc miêu tả cảnh thiên nhiên góp phần gợi tả tâm trạng của nhân vật, ->Tả cảnh ngụ tình * Tả nội tâm Bên trời......vừa người ôm - Dấu hiệu: những tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật -> Ko quan sát được -> M.tả nội tâm qua cảnh vật –> Miêu tả nội tâm gián tiếp * Mqh tả cảnh và tả nội tâm ? Em cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên qua những câu thơ đó? * Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích. * Đoạn 2: Cảnh thiên nhiên trống vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích. *Đoạn 3: Miêu tả cảnh biển để diễn tả tâm trạng cô đơn, lo sợ, hãi hùng của Kiều Gv: Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích là kết quả của sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. ? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? - Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc hiểu được hình thức bên ngoài. Gv: Qua cảnh vật, người đọc hình dung được tâm trạng nhân vật: cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng cho thấy được một tâm hồn bơ vơ, cô đơn, lẻ loi, lạc lõng nơi đất khách quê người, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. - Gv đánh giá. Miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm có mối khăng khít với nhau. Cảnh vật tạo tiền đề cho việc bộc lộ tâm trạng. Tả cảnh để tả tình. ? Cả đoạn thơ góp phần thể hiện được tâm trạng, nội tâm của nhân vật Kiều. Em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn tự sự? ? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào trong văn tự sự? (HS khuyết tật) + Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Gv: => Gọi đây là cách miêu tả nội tâm gián tiếp nhân vật (thông qua cảnh vật). ? Đọc hai đoạn trích phần b/ SHD/tr70 chỉ ra sự khác nhau về cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả? ? Đoạn trích thể hiện tâm trạng gì của Lão Hạc? Tâm trạng đó được thể hiện bằng cách nào. - Phương thức: cặp. Thời gian 3 phút - Hs làm việc, báo cáo, nhận xét, bổ sung - Dự kiến kết quả: + Đoạn văn thể hiện tâm trạng đau khổ, dằn vặt, ân hận của Lão Hạc sau khi bán chó. + Không tái hiện trực tiếp ý nghĩ, tình cảm của lão Hạc mà tác giả tả qua nét mặt, hình dáng để diễn tả nội tâm nhân vật. ? Phân tích tác dụng của việc khắc hoạ này. - Các từ tượng hình làm nổi bật khuôn mặt già nua, khắc khổ, đau đớn của lão Hạc -> lão dằn vặt, xót xa, ân hận vì đánh lừa một con chó. ? Qua phân tích, hãy cho biết có những cách nào để miêu tả nội tâm nhân vật? ? Qua phân tích các ví dụ, em hãy hoàn thành yêu cầu (c) … ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng…… hiện lên sinh động. …. tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật…… miêu tả cảnh vật, nét mặc, cử chỉ, trang phục... ? Miêu tả bên ngoài và nội tâm có gì khác nhau? Ngoại hình (cảnh) Nội tâm - Đối tượng: cảnh vật thiên nhiên, con người với diện mạo, hành động, ngôn ngữ. - Quan sát trực tiếp. - Những suy nghĩ tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Không quan sát trực tiếp. + Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. + Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật làm nhân vật hiện lên sinh động. b. Ngữ liệu 2 : Đoạn trích trong Vb “ Lão Hạc” + Đoạn văn 1: thể hiện tâm trạng đau khổ, dằn vặt, ân hận của Lão Hạc sau khi bán chó.-> Không tái hiện trực tiếp ý nghĩ, tình cảm của lão Hạc mà tác giả tả qua nét mặt, hình dáng để diễn tả nội tâm nhân vật. - Miêu tả nội tâm gián tiếp + Đoạn 2: Miêu tả trực tiếp cảm xúc, tình cảm của nhân vật ông giáo dành cho Lão Hạc. - Miêu tả nội tâm trực tiếp + Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. + Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặc, cử chỉ, trang phục... của nhân vật. 3. Hoạt động 3: Luyện tập – tổng kết chủ đề (30 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ cá nhân: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh”Anh trai tôi”(Ngữ văn 6- tập 2- Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh) 1, Xác định các yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật có trong đoạn văn sau: Thảo luận phiếu học tập Kiểu bài Nội dung Ngôi kể Có các sự việc chính cần thuật Có các yếu tố miêu tả 2, Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. - Kiểu bài : văn tự sự, chuyển từ thơ sang văn xuôi. - Nội dung : Đoạn trích mã Giám Sinh mua Kiều. - Ngôi kể : - thứ nhất : Kiều (Xưng tôi, con), - thứ 3 * Có các sự việc chính cần thuật: - Mụ mối đưa MGS đến mua Kiều. - Những hành động, cử chỉ , lời nói của MGS. - Tâm trạng, hành động cử chỉ của Thuý Kiều. * Có các yếu tố miêu tả:: - Miêu tả ngoại hình của MGS : tuổi, diện mạo, trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói… - Miêu tả nội tâm của Thuý Kiều:đau đớn, xót xa, tủi nhục, ê chề, hành động như một cái máy, mỗi bước chân đi đều chan hoà nước mắt. * Đoạn văn tham khảo : Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối dẫn một ngư¬ời viễn khách đến nhà Vương Ông. Đó là Mã Giám Sinh – một ngư¬ời tự xưng là sinh viên trư¬ờng Quốc Tử Giám. Hắn khoảng 40 tuổi ăn mặc chải chuốt trông rất đỏm dáng, trên mặt không có lấy một sợi râu nào và vô cùng nhẵn nhụi. Qua cách ăn mặc, ngôn ngữ trả lời cộc lốc của hắn đủ để thấy đây là một kẻ vô học, ăn chơi, lố bịch, rởm đời. Khi vào nhà, gia chủ chưa kịp mời, hắn đã ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng, xấc ¬xược. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò “ vén tóc, bắt tay” nh¬ư xem một món hàng ngoài chợ . Rồi hắn bắt Kiều đàn cho hắn nghe, Kiều đã đàn ngay khúc đàn Bạc mệnh với tất cả tâm trạng đau khổ. Nhưng hắn vẫn chưa ưng ý, hắn còn bắt Kiều phải làm thêm một bài thơ đề vào chiếc quạt giấy của hắn. Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh mải mê với cuộc mua bán hời thì Kiều chết lặng trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này. Một tiểu thư khuê các đang sống trong cảnh êm đềm trướng rủ, màn che, cuộc đời nàng vừa ngấm men hạnh phúc đã phải chia lìa. Nỗi đau đớn, tủi hổ, uất nghẹn, khiến nàng không thốt thành lời. Nàng hành động như một cái máy, mỗi bước đi của nàng làm rơi bao hàng lệ. Nàng khóc cho mình, cho gia đình và khóc cho cả mối tình đầu vừa nồng đã phải chia lìa. Thế rồi cuộc mặc cả, cò kè thêm bớt hồi lâu mới kết thúc. Nàng Kiều được định giá bằng ngoài bốn trăm lạng vàng. • Tổng kết chủ đề * Những điều lưu ý sau khi học xong chủ đề: - Các đoạn trích Truyện Kiều tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. - Vận dụng trong làm văn: viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm một cách hiệu quả, sinh động. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Đóng vai Kiều kể việc báo ân, báo oán trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn * Thực hiện nhiệm vụ: GV định hướng giúp HS làm bài: * Nhớ lại các sự việc, dùng ngôn ngữ của mình kể lại việc báo ân, báo oán. * Qua lời kể bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư * Hãy xác định nội dung? Ngôi kể? Em định dùng chi tiết nào để thể hiện đựơc trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều?) GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS lên bảng viết. Các nhóm nhận xét chéo GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. Dự kiến sp: - Kiểu bài: tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm, có yếu tố miêu tả nội tâm. Bộc lộ được trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều khi gặp Hoạn Thư. - Nội dung: Kể được việc báo ân , báo oán của Kiều. - Ngôi kể: thứ nhất dưới lời kể của Thuý Kiều - Miêu tả nội tâm: khi gặp Hoạn Thư : lúc đầu quyết tâm trừng trị, về sau không muốn bị coi là người nhỏ nhen…. * Kết luận, đánh giá: Đoạn văn tham khảo: Ng¬ười đầu tiên tôi cho mời đến để báo ân chính là chàng Thúc- thấp cơ thua trí đàn bà. Khi vừa được đưa vào, tôi nhìn thấy chàng Thúc luống cuống sợ hãi, mặt tái đi như chàm đổ, người run rẩy đi như không vững. Thấy thế, tôi liền nói với chàng Thúc rằng: “Khi thiếp đang gặp hoạn nạn ở Lâm Tri, chàng là ng¬ười có tấm lòng hào hiệp đã giang tay cứu giúp. Ơn nghĩa ấy làm sao có thể quên được. Dù chúng ta chẳng nên vợ nên chồng nh¬ư chàng đã từng mong ước nhưng suốt đời thiếp vẫn nhớ ơn chàng. Nay có món quà nhỏ biếu chàng tỏ chút lòng thành.” Nói rồi tôi sai lính mang đến trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc tạ ơn chàng. Sau đó lính áp giải Hoạn Th¬ư tới, tôi cố nén cơn giận dữ, lấy giọng ngọt ngào hỏi “ Chào tiểu th¬ư! Tiểu thư¬ cũng có ngày phải tới đây quỳ gối trước mặt hoa nô này sao? Phải công nhận rằng từ xư¬a đến nay đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư¬ là hiếm lắm. Như¬ng lẽ đời cũng thật công bằng, gieo gió ắt phải gặp bão thôi phải không tiểu th¬ư?. Tiểu thư xư¬a đã cậy quyền thế gây cho tôi bao nỗi ê chề, tủi nhục. Nhưng đóng là nhân nào quả nấy, tiểu thư gây bao oan nghiệt sẽ nhận bấy nhiêu oan trái. Nhìn ả ta hồn lạc phách xiêu mà tôi cũng bớt đi phần nào cơn giận. Nhưng ngay sau đó, ả ta khấu đầu dưới trướng mà liệu điều kêu ca, biện minh chạy tội cho mình. Nghe mụ ta kêu ca dưới trướng, tôi ngồi nghe mà trong lòng thầm nghĩ: ả ta quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, sắc sảo, tinh đời. Nhưng lí lẽ của ả lại khiến tôi cảm động. Giờ đây, chẳng lẽ tôi lại đành lòng trách phạt sao? Như thế , chẳng khác nào tôi lại là một kẻ nhỏ nhen, ích kỉ, không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Dù sao thì Hoạn Thư đã biết tự nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì thôi tha cho ả cùng được. Nghĩ vậy, tôi liền truyền lệnh xuống tha bổng cho Hoạn Thư. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giao về nhà) 1.Miêu tả nội tâm: Tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng và tình cảm của nhân vật. Đọc truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9- tập 1.) để làm rõ nhận định trên? (2) Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức chủ đề. (3) Chuẩn bị bài “Truyện Lục Vân Tiên ”theo yêu cầu SGK. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến Nguyễn Đình Chiểu.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.