Danh mục
KHBD ngu van 7 tuan 17
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 26/12/23 14:43
Lượt xem: 1
Dung lượng: 46.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 23/12/2023 Ngày giảng: 26/12/2023 Tiết 65,66 ÔN TẬP CUỐI KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh hệ thống kiến thức đã học trong các bài học: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền - HS hiểu được nghĩa của từ trong câu văn, đoạn văn; nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. - Củng cố kiến thức để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học và biểu cảm về con người, sự việc. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. - Năng lực văn học: hiểu các tri thức ngữ văn về thể loại, phương thức và có kĩ năng diễn đạt tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân hs thực hiện, không sao chép hay coppy bài bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi - Học liệu: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu( 2’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Các kiến thức trọng tâm - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em ôn tập tổng hợp những kiến thức trọng tâm trong học kì 1. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức ( 75‘) Hoạt động 2.1: Ôn tập phần văn bản a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống, khái quát lại nội dung kiến thức về văn bản trong các bài học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: GV nêu câu hỏi 1: Phiếu học tập số 1 Trong học kì I, em đã học các bài Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền. Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em xác định là tiêu biểu cho chủ đề và thể loại của bài học và lập bảng vào vở theo mẫu gợi ý sau: Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật Nội dung Nghệ thuật - HS thực hiện nhiệm vụ- Mỗi nhóm thực hiện nội dung của một bài B2.Trao đổi thảo luận: Các nhóm trao đổi, hoàn thành nội dung trong phiếu học tập B3. Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày B4. Kết luận: GV nhận xét, chiếu kiến thức chung, các nhóm bổ sung nội dung Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật Bầu trời tuổi thơ Ngàn sao làm việc Võ Quảng Thơ 5 chữ Nội dung Nghệ thuật Bài thơ đã khắc họa khung cảnh bầu trời đêm lung linh huyền diệu với những ngôi sao đang cần mẫn làm việc miệt mài. Bài thơ được viết theo thể 5 chữ, giàu tưởng tượng, gần gũi với tuổi thơ. Khúc nhạc tâm hồn Đồng dao mùa xuân Nguyễn Khoa Điềm Thơ 4 chữ Khắc họa hình ảnh người lính bỏ cả gia đình, tuổi thanh xuân của mình để tham gia chiến đấu vì quê hương, đất nước. Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, BPTT liệt kê, điệp ngữ, với nhiều hình ảnh ẩn dụ giàu sức tưởng tượng phong phú Cội nguồn yêu thương Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nguyễn Ngọc Thuần Truyện dài Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Giai điệu đất nước Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải Thơ 5 chữ Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. - Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ - Hình ảnh thơ đẹp, giản dị mà gần gũi. - BPTT so sánh, ẩn dụ độc đáo. Màu sắc trăm miền Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt Vũ Bằng Tùy bút Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. - Sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, giàu tính biểu cảm - BPTT so sánh, liên tưởng độc đáo. Hoạt động 2.2: Ôn tập các kiểu bài viết a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống, khái quát lại nội dung kiến thức về các kiểu bài viết đã học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: GV nêu câu hỏi 2: Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài. b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau: - Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn. - Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. B2.Trao đổi thảo luận: Các nhóm trao đổi, hoàn thành nội dung B3. Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày, bổ sung B4. Kết luận: GV nhận xét, chiếu kiến thức chung, các nhóm bổ sung nội dung Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài: 1.Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản: - Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc - Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc - Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt 2.Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ: - Xác định đề tài và cảm xúc. - Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc. - Tập gieo vần. 3.Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. 4.Phân tích đặc điểm nhân vật: - Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác - Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật 5.Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc: - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. - Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. Hoạt động 2.3: Ôn tập phần Tiếng việt a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống, khái quát lại nội dung kiến thức về phần Tiếng việt đã học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: GV nêu yêu cầu: Phiếu học tập số 2 Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau: Tên bài Kiến thức Tiếng Việt B2.Trao đổi thảo luận: Các nhóm trao đổi, hoàn thành nội dung B3. Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày, bổ sung B4. Kết luận: GV nhận xét, chiếu kiến thức chung, các nhóm bổ sung nội dung Bài Kiến thức tiếng Việt Bầu trời tuổi thơ Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian... Ví dụ: - Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. - Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu. Bầu trời tuổi thơ Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian... Ví dụ: - Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. - Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu. Từ láy Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau. Ví dụ: - Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần. - Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng. Ví dụ: Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. => Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn. Khúc nhạc tâm hồn Nói giảm nói tránh Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Bác ơi! – Tố Hữu) - Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa. Nghĩa của từ ngữ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Ví dụ: - Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo viên. Nhân hóa Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ - Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng. - Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với! Điệp từ Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến. Ví dụ Điệp ngữ cách quãng: “… Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…” Liệt kê Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Ví dụ Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất… Cội nguồn yêu thương Số từ Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Ví dụ - Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít. - Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập. Phó từ Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ - Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách. - Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi. Giai điệu đất nước Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ - Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn. - Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ + Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con + Cô giáo em hiền như cô tiên. Màu sắc trăm miền Dấu gạch ngang Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở. Ví dụ - VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này. - VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp Bố thường bảo với tôi rằng: - Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu thương mọi người. Từ ngữ địa phương Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha), quả thơm (quả dứa)… * GV giao yêu cầu về nhà: Hoàn thành các nội dung yêu cầu trong SGK/ 131: các phiếu học tập phần luyện tập tổng hợp TIẾT 2: Hoạt động 3. Luyện tập - vận dụng (45 phút) a. Mục tiêu: HS làm bài tập tổng hợp b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để là bài. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: GV nêu yêu cầu: Sau khi đã ôn tập kiến thức về các thể loại văn bản và tiếng Việt; kiểu bài viết, kiểu bài nói và hoạt động nghe tương ứng trong các bài học của học kì I, em hãy thực hành theo các phiếu học tập ( đã chuẩn bị ở nhà) B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS xem lại bài tập đã làm ở nhà B3. Trao đổi thảo luận: - Các nhóm trao đổi lại và thống nhất nội dung trong từng phiếu học tập - Đại diện nhóm trìn bày kết quả từng phần B4. Kết luận - GV nhận xét, định hướng kết quả bài tập Phiếu học tập số 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam…Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ…Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. (Thạch Lam, Một thức quà của lúa non- Cốm, trích Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn hóa thông tin) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Kí sự B. Hồi kí C. Tùy bút D. Truyện ngắn Câu 2. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì? A. Tự sự, miêu tả. B. Tự sự, biểu cảm. C. Miêu tả, biểu cảm. D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3. Cốm làng Vòng nổi tiếng bởi điều gì? A. Cốm dẻo, thơm và ngon B. Cốm rẻ, thơm và ngon C. Cốm già, thơm và ngon D. Cốm non, thơm và ngon Câu 4. Trong câu văn sau, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” A. Nhân hóa, liệt kê B. Điệp từ, liệt kê C. Ẩn dụ, liệt kê D. So sánh, liệt kê Câu 5. Nghĩa của từ “ thanh đạm” trong câu văn trên là gì? A. Trong sáng, thanh cao B. Trong sáng, giản dị C. Tinh khiết, đơn giản, không cầu kì D. Thanh cao, giản dị Câu 6. Tại sao khi nói về Cốm, tác giả lại nhắc tới lá sen ? A. Lá sen có vị ngọt, dùng để ướp cốm. B. Lá sen có mùi thơm, dùng để gói cốm C. Lá sen có màu xanh, dùng để tạo màu cốm. D. Lá sen là nguyên liệu để tạo độ dẻo cho cốm . Câu 7. Vì sao “Cốm không phải là thức quà của người vội”? A. ăn cốm phải ăn trong bữa cơm gia đình. B. ăn cốm phải ăn trong ngày lễ hội. C. ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. D. ăn cốm phải ăn kèm với các món ăn khác. Câu 8. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong văn bản trên ? A. Giọng điệu dí dỏm, ngôn ngữ đậm chất địa phương. B. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, đời thường, có nhân vật cụ thể . C. Ngôn từ giàu hình ảnh, mang tính triết lí cao, có cốt truyện rõ ràng. D. Ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ, lời văn trang trọng, tinh tế. Câu 9 (1,0 điểm). Qua bài viết trên, bằng một câu văn, em hãy giới thiệu với mọi người về thức quà quê đặc biệt: Cốm làng Vòng? Câu 10 (1,0 điểm). Cuối bài viết, tác giả bày tỏ: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”. Em hiểu như thế nào về thông điệp mà tác giả gửi gắm từ suy nghĩ đó? Phiếu học tập số 2 Đọc văn bản sau: Chót trên cành cao vót Mấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Trên áo trời xanh non. Trời rộng lớn muôn trùng Đóng khung vào cửa sổ Làm mấy quả sấu tơ Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trái con chưa đủ nặng Để đeo oằn nhánh cong. Nhánh hãy giơ lên thẳng Trông ngây thơ lạ lùng. Cứ như thế trên trời Giữa vô biên sáng nắng Mấy chú quả sấu non Giỡn cả cùng mây trắng Mấy hôm trước còn hoa Mới thơm đây ngào ngạt, Thoáng như một nghi ngờ, Trái đã liền có thật. Ôi! từ không đến có Xảy ra như thế nào? Nay má hây hây gió Trên lá xanh rào rào. Một ngày một lớn hơn Nấn từng vòng nhựa một Một sắc nhựa chua giòn Ôm đọng tròn quanh hột… Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! Chao! cái quả sâu non Chưa ăn mà đã giòn, Nó lớn như trời vậy, Và sẽ thành ngọt ngon. (Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu) Phiếu học tập số 3 Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa và So sánh C. Nhân hóa và Ẩn dụ D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ. Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sâu non nhí nhảnh. D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục. Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non. C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì? A. Vui B. Đùa C. Chơi D. Nghịch Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Vui sướng B. Bất ngờ C. Ngạc nhiên và thích thú D. Phấn khởi Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn. B. Thể hiện sự gần gũi. C. Thể hiện sự vui đùa. D. Thể hiện thân thiết. Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên? A. Miêu tả quả sấu non trên cao. B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu. D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Trái non như thách thức Trăm thứ giặc, thứ sâu, Thách kẻ thù sự sống Phá đời không dễ đâu! - Biện pháp tu từ: + So sánh: Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức + Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu - chỉ kẻ thù xâm lược - Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể nào phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? 1. Sự phát triển và sinh thành là một quá trình kỳ diệu và đầy ngạc nhiên. 2. Cuộc sống không dễ dàng, nó đòi hỏi sự vượt qua khó khăn và thách thức. 3. Mỗi con người đều có tiềm năng để phát triển và trở thành ngọt ngào như quả sấu non. 4. Sự phát triển không chỉ xảy ra trong tự nhiên mà còn trong cuộc sống con người, và chúng ta cần biết trân trọng quá trình này. Phiếu học tập số 4 Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm): Câu 1. Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào? A. Bốn chữ; B. Năm chữ; C. Tự do; D. Tám chữ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là A. tự sự. B. miêu tả. C. biểu cảm. D. nghị luận. Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ A. một mùi hương. B. một cơn mưa. C. một đám mây. D. một cánh chim. Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa; B. Ẩn dụ; C. Hoán dụ; D. Điệp từ. Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào? A. Đi rất chậm, dò từng bước một; B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả; C. Ngập ngừng như không muốn đi; D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói. Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu? A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Lãng mạn, thanh thoát C. Mới mẻ, tinh tế D. Mộc mạc, chân thành Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì? A. Sôi động, náo nhiệt B. Bình lặng, ngưng đọng C. Xôn xao, rộn rang D. Nhẹ nhàng, giao cảm Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên? A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ Câu 9: Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao? Câu 10: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. VIẾT Bài 1: Em hãy viết một bài văn biểu cảm về một người thân của em. * Mở bài - Giới thiệu về người thân (bố, mẹ, ông, bà…) và bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người thân . *Thân bài a. Giới thiệu chung về người thân - Tên, tuổi và nghề nghiệp. - Đặc điểm ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, điểm ấn tượng nhất (ví dụ:biểu cảm về mẹ thì nói về đôi bàn tay chai sần, giọng nói dịu dàng…) - Đặc điểm tính cách: hiền từ, nghiêm khắc, vui vẻ… b. Vai trò của người thân Ví dụ: Biểu cảm về mẹ - Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với em: chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ em nên người. - Mẹ là điểm tựa tinh thần vững chắc: luôn bao dung, yêu thương em vô điều kiện. - Những kỉ niệm đặc biệt như: Mẹ chăm sóc khi bị ốm; Một lần mắc lỗi với mẹ… c. Bày tỏ tình cảm dành cho người người thân: - Yêu mến, kính trọng, tự hào,... - Mong muốnn người thân luôn vui vẻ, khỏe mạnh *Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho người thân mà em yêu quý. Bài 2: Em hãy phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. * Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. *Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. *Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. Hoạt động 4: Vận dụng( 5’) a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm được các dạng bài tập khác. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện GV Hướng dẫn học sinh ôn tập ở nhà chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1 - Các thể loại văn bản: truyện, thơ, bút kí, tản văn - Các kiểu bài viết: Phân tích nhân vật văn học và biểu cảm về con người, sự việc. - Các kiến thức Tiếng Việt đã ôn tập

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.