Danh mục
KHBD Ngu van 9 tuan 24 tiet v116,117,118
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/03/24 07:19
Lượt xem: 1
Dung lượng: 49.1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 03/03/2024 Ngày giảng: 05/03/2024 Tiết 116 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức (gồm cả với Hs khuyết tật) - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đối với Hs khuyết tật: 2. Phẩm chất - Chăm học, ý thức trách nhiệm trong việc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và tự chủ, tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu VB nghị luận văn học: nhận diện được đặc điểm của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. + Đọc hiểu VB trữ tình: hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, phát hiện những chi tiết thú vị, có những cảm nhận, rung cảm riêng. + Viết: Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bi: bài giảng trình chiếu, ti vi, máy tính. - Học liệu: Kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (2’) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d, Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Kể tên các dạng văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – Học kì II? - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Nghị luận về một tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích) Gv: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có điểm gì khác so với nghị luận về 1 đoạn thơ bài thơ. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HĐ của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (28 phút) a, Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. b, Nội dung: HS tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. c, Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS. d, Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77 THẢO LUẬN THEO CẶP 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? b. Văn bản nêu lên những luận điểm nào về hình ảnh mùa xuân. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. + Đại diện nhóm trình bày. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) + Dự kiến TL: a. Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” b. Có 3 luận điểm. * Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu. * Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ. * Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên. THẢO LUẬN NHÓM (7 phút) Chia lớp thành 3 nhóm - Nhóm 1: luận điểm 1 - Nhóm 2: luận điểm 2 - Nhóm 3: luận điểm 3 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: a. Xác định luận cứ trong các luận điểm? b. Em có nhận xét gì về các luận cứ mà tác giả đưa ra? c. Vậy Các luận cứ ấy có làm nổi bật được luận điểm không? d. Văn bản có bố cục thành mấy phần. Em có nhận xét gì về bố cục này? e. Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Dự kiến TL: a. * Nhóm 1: luận điểm 1. Luận cứ: - Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên. - Hình ảnh mùa xuân của đất nước trong lao động và chiến đấu. - Nguyện ước làm một mùa xuân nho nhỏ. * Nhóm 2: luận điểm 2: Luận cứ: - Hình ảnh: dòng sông xanh, hoa tím biếc, lộc... - Âm thanh: tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời. - Ngôn từ: tha thiết, trìu mến của nhà thơ trong lời kêu, giọng hỏi - Tư thế: tôi đưa tay tôi hứng... * Nhóm 3: luận điểm 3: Luận cứ: - Câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc. - Cảm xúc, giọng điệu trữ tình - Sự láy lại các hình ảnh của mùa xuân. - 2 HS phản biện. - GV đánh giá quá trình HĐ nhóm, đánh giá sản phẩm của HS. b: Luận cứ là những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, là giọng điệu và kết cấu bài thơ. c. Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm. d. - Mở bài (đoạn 1): giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc. - Thân bài (5đoạn tiếp theo). Triển khai các luận điểm bằng cách trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật bài thơ. - Kết bài (còn lại): Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ. - Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt. e. - Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. GV chốt: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10’) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về bài Nl về 1 đoạn thơ, bài thơ để làm bài tập. b, Nội dung: HS hoạt động cá nhân; HSvề nhà làm. c, Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d, Cách tiến hành BÀI TẬP NHANH (HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN) Bài 1: Điền vào chỗ trống khái niệm sau? Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là............. Bài 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? A. trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. B. Căn cứ vào đặc điểm, ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật phân tích. C. Bám sát ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... để cảm nhận, đánh giá tình cảm, cảm xúc của tác giả D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm thể hiện sự chân thành của người viết. Đáp án: B HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. Chuyển giao nhiệm vụ ?Xác định thêm những luận điểm ở vb trên? ?Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài MXNN ở bài văn trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm nữa về bài thơ đặc sắc này? 2. Tiếp nhận nhiệm vụ - HĐ cá nhân - HĐ nhóm - Đại diện trình bày - HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung - Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca. - Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết. - Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (5’) a, Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b, Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d, Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Đọc đoạn văn bên: Đoạn văn trình bày cảm xúc gì? Cách diễn đạt trong đoạn như thế nào? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc thời gian. Còn đứng trên đất Bắc, tác giả đã phải bịn rịn nghĩ tới lúc chia tay, phải xa nơi Bác nghỉ. Và đây cũng là dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” Câu thơ như lời nói thường, không cần dùng đến kĩ thuật. Giọng thơ không ồn ào. Thế mà đọc lên thấy xúc động. Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ có cái gì đó rất Nam Bộ. Chân thành bộc trực mà không thô. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa – bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Người đọc đồng cảm với anh, bởi nỗi thương nhớ, xót xa ân hận khi đến trước Bác, nào phải của riêng ai. (Theo Đức Thảo, báo Văn nghệ, số 1186) 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. - HS nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, chốt đáp án GV giao nhiệm vụ về nhà: - Tìm đọc những bài văn mẫu phân tích về các bài thơ đã học. I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 1. Ngữ liệu - Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Hệ thống luận điểm: + LĐ1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. + LĐ2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ. + LĐ3: Hình ảnh một mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hòa nhập được dâng hiến. - Bố cục: 3 phần mạch lạc rõ ràng. 1. Mở bài: Từ đầu đến “đáng trân trọng” (Giới thiệu bài thơ (tác giả), đánh giá, khái quát cảm xúc) 2. Thân bài:Tiếp theo đến “sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân” (Triển khai các luận điểm bằng cách trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ) 3. Kết bài: Phần còn lại (Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”) - Cách diễn đạt: + Vào đề hợp lí. + Trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng tình cảm, bằng những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ. + Tổng hợp, khái quát hoá có sức thuyết phục. 2. Ghi nhớ: SGK/78 II. Luyện tập Bài tập SGK/79 Có thể bổ sung một số luận điểm sau: + Kết cấu bài thơ chặt chẽ cân đối, mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca. - Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết. - Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải. Bài tập 2 - Đoạn văn trình bày cảm xúc bịn rịn nghĩ tới lúc phải rời xa nơi Bác nghỉ. Tác giả bày tỏ sự đồng cảm với niềm tiếc thương vô hạn, nỗi thương nhớ, xót xa với nhà thơ qua giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ. * Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ - Hoàn thành bài tập - Soạn bài: Viếng lăng Bác ---------------------------------------- Ngày soạn: 03/03/2024 Ngày giảng: 05+07/03/2024 Tiết 117, 118 Văn bản VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một ngừoi con từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ * Đối với HS khuyết tật: những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác, giọng điệu bài thơ. 2. Phẩm chất -Biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập theo gương Bác -Trân trọng những tình cảm nhân văn cao đẹp của con người. 3. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình: nhận biết đặc điểm về thể thơ, mach cảm xúc… Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ. + Đọc mở rộng một văn bản trữ tình cùng đề tài. + Viết: cảm thụ và nhận ra những nét giống và khác trong việc khai thác hình ảnh thơ. * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *. Tích hợp - Tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng độc lập dân tộc, hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhân dân. - Tích hợp ND Quốc phòng An ninh: tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị: bài giảng trình chiếu - Học liệu: phiếu học tập, KHBD 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà về tác giả, văn bản III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu Bác, về tình cảm của nhà thơ của mọi người Vn đối với Bác HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. b. Nội dung thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cả lớp c. Sản phẩm hoạt động - HS trả lời miệng d. Tiến trình hoạt động: Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ ? Hãy chia sẻ những cảm xúc của em trong chuyến HĐTN năm học 2022-2023 khi được vào lăng viếng Bác? Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, nhớ lại Bước 3 : Báo cáo kết quả: - HS chia sẻ cảm xúc của cá nhân - Giáo viên: lắng nghe, giúp đỡ HS Bước 4 : Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài mới….. Hoạt động của giáo viên và học sinh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Giới thiệu chung *Thời gian: 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả và văn bản b, Nội dung: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - PP Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo dự án; Kĩ thuật đặt câu hỏi… - Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, … c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập của cá nhân d. Tiến trình hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Viễn Phương mà các em đã chuẩn bị? ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh lên trình bày… - Giáo viên quan sát, lắng nghe… - Dự kiến sản phẩm: - Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005) - Quê An Giang. - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. - Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”, Bước 3:Báo cáo kết quả: HS lên trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV giới thiệu và nhấn mạnh h/c sáng tác bài thơ: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình VHNT lớn được khởi công xây dựng vào 02/9/1973 và kết thúc vào 29/8/1975. Toàn khối lăng được kết cấu bằng các loại đá quí ở mọi miền đất nước: đá ngọc, đá cẩm thạch, đá hoa cương,... Riêng dòng chữ “ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” trên mái lăng được ghép bằng dá ngọc ở Cao Bằng, 200 bộ cánh cửa lăng được làm từ khối gỗ quí của đồng bào Nam Bộ do các nghệ nhân tài hoa ở Nghệ An, Hà Nam, Hà Bắc xẻ bằng tay đóng thành. Nhà thơ Viễn Phương kể rằng: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại nguyện. Khi miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm 1976, tôi ra Hà Nội, được đếnviếngBác. Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòng người vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả mênh mông, những hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực… Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác, ai cũng muốn dừng thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ. Anh sáng dịu dàng toả xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không cầm nổi nước mắt. Ra khỏi lăng tứ thơ tự nhiên bật ra…. Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu kỳ, làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác. Tôi viết như là ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sĩ ở Nam Bộ đối với Bác. - Bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và ca sĩ Thanh Hoa thể hiện thành công bài hát này. - GV cho Hs nghe bài hát "Viếng lăng Bác" Bài hát đã diễn tả được tình cảm của đồng bào miền Nam ra Bắc viếng lăng Bác thông qua xúc cảm của nhà thơ VP. Tình cảm được thể hiện như thế nào cô trò mình sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay HĐ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. a. Mục tiêu: HS đọc – hiểu chi tiết nội dung, nghệ thuật bài thơ b. Nội dung: HS thực hiện y/c của GV c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm d. Tiến trình hoạt động: NV1: Đọc, chú thích, kết cấu, bố cục (10’) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -.GV hướng dẫn HS đọc: Giọng trang nghiêm, tha thiết, chậm, sâu lắng. - GV đọc mẫu khổ thơ đầu, gọi HS đọc tiếp đến hết. (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Gọi một HS đọc lại toàn bài thơ. - GV chuyển PHT số 1 để HS hoàn thiện Thể thơ PTBC Bố cục ? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Bài thơ có bố cục mấy phần? Nêu nội dung của từng phần Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thiện phiếu học tập, các nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả Bước 4: Nhận xét, đánh giá: - HS nhận xét, bổ sung cho nhau - GV chốt ý, HS ghi vở NV2: Phân tích khổ thơ 1 (10’) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm a. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn thơ trên? Cách xưng hô ấy đem lại hiệu quả gì? b. Ra thăm lăng Bác vào thời điểm nào, hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với nhà thơ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận… - Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS - Dự kiến sản phẩm - Xưng hô con-Bác-> gần gũi, thân thương, kính trọng như tình cảm của người con đối với người Cha. Câu thơ vừa là lời thông báo vừa như một lời chào -> tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác. - Ra thăm lăng Bác vào buổi sớm. Hình ảnh gây ấn tượng nhất là hình ảnh hàng tre  Hình ảnh thực nhưng cũng là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống hiên ngang kiên cường bất khuất của dân tộc VN, tạo sự gần gũi thân thuộc của lăng Bác... Bước 3: Báo cáo kết quả HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. (Trình trên bảng phụ), hoặc trên máy chiếu Bước 4: Đánh giá kết quả HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng NV3: Phân tích cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người vào lăng (Khổ thơ 2) (10’) a. Mục tiêu: Cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác. b. Nội dung : Phân tích cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn người vào lăng - PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn phủ bàn - Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp… c. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm d. Tiến trình hoạt động: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi a. Chỉ ra nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong khổ thơ 2? Phân tích hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ? b. Qua đó, em cảm cảm nhận được gì về tâm trạng cảm xúc của nhà thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn - Giáo viên: Phát phiếu học tập cho HS, Quan sát trợ giúp HS - Dự kiến sản phẩm - Sử dụng hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi nhau: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng; dòng người...- tràng hoa.. -> sự lớn lao vĩ đại của Bác, sự tôn kính lòng thành kính, biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác - Điệp ngữ: ngày ngày -> Sự lặp đi lặp lại của thời gian, của tình người làm nổi bật lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta... - Tâm trạng của nhà thơ xúc động trào dâng Bước 3: Báo cáo kết quả HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. (Trình trên bảng phụ) Bước 4: Đánh giá kết quả HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng TIẾT 2 NV1: Phân tích cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng (Khổ thơ 3) (15 phút) Khổ thơ 3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân a, Hai câu thơ đầu K3 gợi cho em những liên tưởng nào? Những liên tưởng ấy được khơi gợi từ hình thức nghệ thuật nào? b. Chỉ ra nghệ thuật độc đáo mà nhà thơ sử dụng trong 2 câu thơ cuối? Nêu tác dụng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: phân tích câu hỏi và dự kiến trả lời … - Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS - Dự kiến sản phẩm - Hai câu đầu: không khí trang nghiêm thanh tĩnh ở trong lăng Bác, người đọc hình dung Bác đang ngủ một giấc ngủ yên bình dưới ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng. Hình ảnh trăng... khiến người đọc nhớ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác và những câu thơ tràn ngâp ánh trăng của Người. Hai câu cuối: hình ảnh ẩn dụ: Trời xanh và nghe nhói... -> Sự trường tồn bất tử của Bác và nỗi đau đớn xót xa trước sự ra đi của Người... Bước 3: Báo cáo kết quả HS trình bày ý kiến của bản thân, HS khác nhận xét đánh giá, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh câu trả lời của HS ->Giáo viên chốt kiến thức; HS ghi vở GV bình: Vào lăng viếng Bác đứng trước di hài của Bác lí trí của nhà thơ vẫn tự nhủ rằng Bác chưa mất Bác chỉ đi ngủ thôi nhưng từ trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ vẫn trào lên cảm xúc đau đớn xót xa đến thắt lòng vì sự thật Bác đã đi rồi. Nhói đau vốn được cảm nhận bằng xúc giác nhưng nhà thơ lại cảm nhận cảm giác đó bằng thính giác – một sự chuyển đổi thật tinh tế của VP. Phải là người có tình cảm sâu sắc với Bác nhà thơ mới cảm nhận được cảm xúc ấy. NV3: Phân tích Cảm xúc của nhà thơ trước khi ra về (Khổ thơ cuối) (15 phút) 1. Mục tiêu: Cảm nhân được ước nguyện đẹp đẽ, tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác..... 2. Phương thức thực hiện: - PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi… - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp… 3. Sản phẩm hoạt động: HS trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân ? Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ cuối của bài thơ? Những nghệ thuật đó có tác dụng trong việc thể hiện tình cảm của tác giả? ? Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre kết thúc bài thơ là cây tre, việc lặp lại cấu trúc ấy có tác dụng thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: nghe, hoạt động cá nhân suy nghĩ để trả lời- - Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS - Dự kiến sản phẩm: - Điệp ngữ Muốn làm -> ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ: muốn hoá thân vào những vật xung quanh lăng Bác để được ở gần Bác, tô điểm cho hương sắc vườn Bác để dâng lên cuộc đười đẹp như những mùa xuân của Người. - Ẩn dụ cây tre trung hiếu -> tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác với con đường, với mục tiêu lí tưởng mà Bác đ? chọn  Đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu. - Kết cấu đầu cuối tương ứng đã nhấn mạnh hình ảnh gây ấn tượng với nhà thơ khi ra thăm lăng Bác, làm cho bài thơ có sự cân đối hài hòa và cũng làm cho dòng cảm xúc của nhà thơ càng trọn vẹn hơn. Bước 3: Báo cáo kết quả Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hướng dẫn tổng kết (5 phút) a, Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản. b, Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV c, Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS d, Cách tiến hành: - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Nêu khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc phân tích câu hỏi yêu cầu. + HS làm việc cá nhân . - Dự kiến sản phẩm: - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GVchốt HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài b. Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Cách tiến hành: *GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI ? Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản? ? Em thích nhất câu thơ, hình ảnh thơ nào? Vì sao? * HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: thực hiện cá nhân, trao đổi với bạn - Giáo viên: theo dõi, hướng dẫn *Báo cáo kết quả: HS trình bày HS tự do trình bảy theo cảm nhận của cá nhân GV khuyến khích những cảm nhận có sáng tạo thể hiện những cảm nhận sâu sắc *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (15 phút) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng nêu cảm nhận của em về một khổ thơ mà em thích nhất trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Xác định yêu cầu. + Suy nghĩ trả lời. + 2 HS trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (01 PHÚT) a, Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. b, Nội dung: Về nhà tìm hiểu, liên hệ. c,Yêu cầu sản phẩm: d. Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: Sưu tầm những câu chuyện, bài thơ, bài hát viết về Bác. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà sưu tầm. I. Giới thiệụ chung 1. Tác giả: - Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005) - Quê An Giang. - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. - Ngôn ngữ thơ dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò”, ”Nhớ lời di chúc”, “Như mây mùa xuân”, 2. Văn bản *Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ - Viết 4/1976. Cuộc kháng chiến chống Mĩ mới thắng lợi. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành. - In trong tập “Như mây mùa xuân” II. Đọc- hiểu văn bản 1.Đọc – chú thích 2.Kết cấu và bố cục - Thể thơ: 8 chữ - PTBĐ: biểu cảm - Mạch cảm xúc: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. - Bố cục: 3 phần + P1: 2 khổ đầu: Cảm xúc trước lăng Bác + P2: Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác. + P3: Còn lại: Cảm xúc khi rời lăng(Ước nguyện của nhà thơ). 3. Phân tích 3.1. Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác * Không gian, cảnh vật bên ngoài lăng: - Giới thiệu: từ miền Nam - Xưng hô: con: thăm Bác => thân mật, gần gũi, ruột thịt, kính trọng như tình cảm con- Cha. - H/ả hàng tre: bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa- thẳng hàng => ẩn dụ, câu cảm, từ láy, thành ngữ, hình ảnh vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. => con người Việt Nam bất khuất, kiên cường, bền bỉ sức sống * Cảnh đoàn người vào lăng * H/ả dòng người(ngày ngày)... =>h/ả thực Kết tràng hoa (dâng) – 79 mùa xuân => h/ả ẩn dụ +ĐN => Lòng biết ơn, tự hào, thành kính dâng lên cuộc đời Bác “79 mùa xuân”. - Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi nhau: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng; dòng người...- tràng hoa.. -> sự lớn lao vĩ đại của Bác, sự tôn kính lòng thành kính, biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác - Điệp ngữ: ngày ngày -> Sự lặp đi lặp lại của thời gian, của tình người làm nổi bật lòng thành kính, biết ơn của nhân dân ta... => Tâm trạng của nhà thơ xúc động trào dâng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác. Tác giả thể hiện tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam lần đầu tiên được ra thăm, viếng Bác. Hình ảnh hàng tre là biểu tượng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quí. Tác giả ngợi ca sự vĩ đại của Bác và thể hiện tình cảm nhớ thương, thành kính, biết ơn của nhân dân ta dâng lên Bác. 3.3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng - Cặp từ vẫn – mà - Ẩn dụ: vầng trăng, trời xanh => Bác trường tồn bất tử. - Động từ mạnh: nhói -> đau đột ngột, quặn thắt trước sự ra đi của Bác. Lòng biết ơn thành kính và nỗi đau xót vô hạn của tác giả trước sự ra đi của Bác. 3.4. Cảm xúc của nhà thơ trước khi ra về (khi rời lăng) - Tình cảm trực tiếp: thương trào nước mắt - T/ cảm gián tiếp: + Muốn làm: con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu => Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa -> ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ: muốn hoá thân vào những vật xung quanh lăng Bác để được ở gần Bác và mãi mãi được ở bên Bác. - Ẩn dụ cây tre trung hiếu ->nhân hóa, kết cấu đầu cuối tương ứng -> tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ với Bác. Nhà thơ lưu luyến, không muốn rời xa, muốn mãi mãi được ở bên Bác. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật. - Bài thơ có giọng điệu thiết tha, trầm lắng, trang trọng, thành kính phù hợp với không khí cảm xúc nhà thơ. - Sử dụng cách xưng hô thân mật gần gũi, hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt tình cảm sâu sắc. 4.2. Nội dung - Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác. 4.3. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 1. Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản? 2. Em thích nhất câu thơ, hình ảnh thơ nào? Vì sao? * Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ - Hoàn thành bài tập - Soạn bài: Cách làm bài NL về một đoạn thơi, bài thơ.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.