Danh mục
KHBD Tu chon Ngu văn 9 tuần 24
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 08/03/24 09:03
Lượt xem: 1
Dung lượng: 26.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn : 04/03/2024 Ngày giảng: 09/3/ 2024 Tiết 24 ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Khái quát, thống kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. - Củng cố kĩ năng làm kiểu bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. - Phân biệt được sự việc, hiện tượng đáng khen, đáng trách. * Đối với HS khuyết tật: củng cố được 60-70% kiến thức bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. 2. Năng lực: a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác. b. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản * Đối với HS khuyết tật: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ và trách nhiệm: ý thức chăm học và học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại bài đã học. - Chuẩn bị một số đoạn văn về sự việc, hiện tượng xã hội. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU *Thời gian: 5 phút * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. * Nội dung : Thực hiện yêu cầu của GV * Sản phẩm: Đáp án trả lời của HS. * Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: - HS tham gia trò chơi: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: 2 học sinh đi trên đường, 1 bạn mải mê điện thọai, bạn kia đi xe 1 tay, rồi va chạm vào nhau. Xảy ra to tiếng, có người can ngăn kịp thời - Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, suy nghĩ, sắm vai - Báo cáo, thảo luận - HS thực hiện tình huống - Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc và câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 10 phút Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt - Gv chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu: + Nhóm 1+3. Nhắc lại khái niệm, yêu cầu và đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nhóm 2+4. Nhắc lại cách làm kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và dàn ý chung bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Các nhóm trình bày (gv chú ý hoạt động của HS khuyết tật) GV: - Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn. Từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến luận bàn những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề tư tưởng, triết lí. - Nghị luận xã hội gồm 2 kiểu bài: + Nghi luận về sự việc, hiện tượng đời sống. + Nghi luận về một tư tưởng, đạo lí. Gv hướng dẫn Cách làm phần thân bài bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Gv chốt kiến thức. I. Ôn tập kiến thức lí thuyết: 1. Khái niệm: - Nghi luận về sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chế hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 2. Yêu cầu: - Về nội dung: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt hại, mặt lợi của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. - Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng; luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. 5. Dàn ý chung: a. Mở bài: - Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn. - Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đó (đáng khen, đáng trách,... đang là vấn đề được xã hội quan tâm). b. Thân bài: - Giải thích tên gọi của sự việc, hiện tượng (nếu có). - Thực trạng. - Nguyên nhân. - Thái độ. - Biện pháp (phát huy hoặc hạn chế). - Liên hệ bản thân. c. Kết bài: - Suy nghĩ về tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng đã bàn. - Thông điệp, lời khuyên cho bản thân và mọi người. 6. Hướng dẫn cụ thể cách làm phần thân bài: - Giải thích khái niệm (tên gọi của sự việc, hiện tượng- nếu có). - Thực trạng: Những biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng (nêu ví dụ). - Nguyên nhân: Do đâu đã xảy ra sự việc, hiện tượng trên (khách quan và chủ quan). - Thái độ: Nhận định đối với sự việc, hiện tượng (đúng- sai, lợi- hại, kết quả- hậu quả, biểu dương- phê phán). - Biện pháp: Đối với sự việc, hiện tượng về phía xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân-> ý thức, hành động. - Liên hệ bản thân: rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG: 30 phút Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt Bài tập 1: Hãy nêu một số sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội có thể viết thành một bài văn nghị luận xã hội. - Hình thức tổ chức luyện tập: cá nhân. - HS lên bảng trình bày. - Các Hs khác ở dưới theo dõi, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời. - Gv chốt KT. Bài tập 2: Lập dàn bài khái quát cho đề bài sau: Trò chơi điện tử. - Hình thức tổ chức luyện tập: thảo luận theo bàn - HS thực hiện: + Thảo luận thời gian: 5 phút, nội dung thảo luận viết vào bảng phụ. + Đại diện Hs trình bày, các bạn khác ở dưới theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV giảng và củng cố lại KT trên bảng chiếu. II. Luyện tập - GV chốt kiến thức: Một số sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội có thể viết thành một bài văn nghị luận xã hội: + Giúp người gặp hoạn nạn. +Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. + Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. + Hành động đẹp để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid- 19. - GV chốt kiến thức 1. Mở bài: - Trò chơi điện tử được cài đặt trên internet để mọi người truy cập. Dẫu biết rằng nhu cầu giải trí là rất cần thiết nhưng phải chọn đúng hình thức thì mới đem lại hiệu quả cao. - Trò chơi điện tử thu hút rất nhiều người, nhất là học sinh. Nó nguy hại về tinh thần và thể chất, đang là vấn đề bức thiết của toàn xã hội. 2. Thân bài: a. Giải thích khái niệm: Trò chơi điện tử là gì? b. Thực trạng: - Quán nét mọc lên như nấm sau mưa, thu hút mọi đối tượng. - Giới trẻ tìm đến quán nét chủ yếu là để chơi trò chơi điện tử. - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi điện tử mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa. c. Nguyên nhân: - Khách quan: + Trò chơi điện tử rất đa dạng và phong phú, là thú tiêu khiển rẻ tiền, hấp dẫn. + Thiếu sự quan tâm của cha mẹ. + Không có những hoạt động giải trí lành mạnh, bổ ích, thu hút giới trẻ tham gia. - Chủ quan: + Không chuyên tâm vào việc học, nên có nhiều thời gian rảnh rỗi. + Thích đua đòi nên bi bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. + Thiếu bản lĩnh, không chống lại được những cám dỗ trong cuộc sống. d. Tác hại: - Bản thân: + Sức khỏe ngày càng giảm sút, người lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi…. + Học hành sa sút, ảnh hưởng đến tương lai. + Đạo đức suy thoái, bất hiếu với cha mẹ. + Sa chân vào các tệ nạn khác, để rồi rơi vào vòng lao lí. - Gia đình: Cha mẹ buồn khổ, gia đình lục đục. - Xã hội: Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn của xã hội. e. Biện pháp khắc phục và liên hệ bản thân: - Gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục con em mình. - Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của trò chơi điện tử. - Tạo nhiều sân chơi bổ ích, thù vị để giới trẻ được tham gia. - Bản thân phải chú tâm vào việc học tập, biết học điều hay, sống lành mạnh…. 3. Kết bài: - Trò chơi điện tử nếu ham mê quá đà sẽ dần phá hủy nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc. Chúng ta cần phê phán những bạn quá nghiện nó mà đánh mất tương lai. - Bản thân em sử dụng trò chơi điện tử (nếu có) thì chỉ ở mức độ giải trí và tuyên truyền cho các bạn nhận thức đúng hơn về nó. Bài tập 2 Lập dàn ý cho đề bài sau: Vẻ đẹp của những thiên thần áo trắng trong đại dịch covid 19. HS: Hình thức luyện tập: hoạt động nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy - HS tìm hiểu đề và vẽ sơ đồ tư duy dàn ý (HS có thể lựa chon hình thức sơ đồ tư duy sao cho sinh động, đẹp và sáng tạo) - HS thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm - Nhận xét , bổ sung, cho điểm. - GV đánh gíá, chốt kiến thức chuẩn. Gợi ý *. Tìm hiểu đề: - Xác định vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của những thiên thần áo trắng trong đại dịch covid 19. – > hiện tượng cỏ ảnh hưởng tốt. - Phạm vi dẫn chứng: ` những việc làm,suy nghĩ của y bác sì trong cuộc chiến với Covid-19 ( thông tin lấy từ mạng Internet, từ quan sát cuộc sống xung quanh...) *. Lập dàn ý Gợi ý dàn bài. A.MỞ BÀI: -Từ cuối năm 2019 đến nay,Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước một đại dịch vô cùng nguy hiểm có tên là Covid 19.... -Tuy nhiên khi đến Việt Nam, nó đã bị chặn đứng bởi những thiên thần áo trắng đang ngày đêm không quản công sức góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta thật tự hào về họ. B.THÂN BÀI. 1.Giải thích: a. Giải thích khái niệm Covid 19. - Covid – 19 là một bệnh dịch do virut corona gây ra. Đây là loại virut mới chưa từng được phát hiện trước đó, lây truyền từ người sang người qua giọt dịch hô hấp mà con người ho, hắt hơi hoặc thở ra và gây ra căn bệnh viêm phổi quái ác, suy hô hấp cấp tính. b. Nêu hiện trạng: - Được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 11/ 2019, đến nay Covid 19 đã trở thành đại dịch toàn cầu với diễn biến vô cùng phức tạp. - Tính đến ngày 30/6/2020, dịch bệnh đã lan ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca nhiễm bệnh đã vượt ngưỡng 10 triệu người, số ca tử vong đã lên đến hơn 500 nghìn người và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thực là một con số đáng báo động, gây nên sự hoang mang, lo lắng và sợ hãi trong toàn thể cộng đồng. - Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta, tình hình kiểm soát dịch bệnh được đánh giá rất tốt. Tính đến ngày 30/6 là tròn 75 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm là 355, đang điều trị là 20 và có 335 bệnh nhân đã được chữa khỏvà không ghi nhận ca tử vong nào. 2. Bàn luận a. Suy nghĩ về hình ảnh những y bác sĩ đang ngày đêm gồng mình chống dịch. - Để có được thành quả lớn lao ấy trong công tác phòng chống dịch bệnh phải nói đến công lao của những chiến sĩ nơi tuyến đầu trận địa – những y bác sĩ, những người vẫn được dân ta gọi bằng cái tên với đầy lòng biết ơn và quý trọng - “những thiên thần áo trắng”. - Đầu tiên, chúng ta thấy được vai trò của các bác sĩ trong công tác đẩy lùi dịch bệnh, giành lấy sự sống cho con người. – Sự chủ động vào cuộc của chính phủ và các ban ngành ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát mạnh ở Trung Quốc thì tại Việt Nam các y bác sĩ dưới sự lãnh đạo của Chính phủ đã tìm hiểu, chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. - Cụ thể: Ngay khi xác nhận hai ca nhiễm đầu tiên vào tối 23/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) đã ngay lập tức đưa bệnh nhân vào cách ly, ngăn chặn nguồn lây ra cộng đồng. - Từ ngày 21/1 đến 12/3 dịch bệnh bị khống chế, 16 ca nhiễm và được chữa khỏi hoàn toàn, trong đó có cả em bé 3 tháng tuổi. Kết quả ấy chính là sự phản ánh nỗ lực hết mình của các y bác sĩ. - Trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình ấy, các y bác sĩ đã không quản ngại hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Họ không sợ hãi trước dịch bệnh, trước lưỡi hái tử thần, mạnh mẽ đứng vững trên tuyến đầu cuộc chiến. Những gương mặt trắng bệch, hằn vết lằn khẩu trang; những mái tóc bù xù ; những đôi mắt trũng sâu, những cái gục đầu ngủ tạm trên ghế, trên bàn làm việc, … của các y bác sĩ thực sự khiến ta cảm thấy xót xa. Có biết bao người đã làm bố làm mẹ, trên vai họ là cha mẹ già, con thơ dại nhưng họ đành nén lại nỗi nhớ nhà, nhớ con để túc trực nhiều tháng giòng trong khu cách li, trong các bệnh viện. Có biết bao bác sĩ già đã về hưu nhưng vẫn làm đơn xin được ra “tuyến đầu” chung sức chống dịch,…Tất cả những hi sinh ấy thật khiến ta ngưỡng mộ, tự hào. c. Phê phán hiện tượng trái ngược.: Phê phán những hiện tượng khai báo không trung thực, trốn trốn cách li, lợi dung mạng Internet tuyên truyền những thông tin sai lệch về bệnh covid gây hoang mang... 3. Bài học Bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì để những hi sinh ấy không trở thành vô nghĩa? Bằng khả năng của chính mình, hãy bằng những hành động và việc làm thiết thực để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Chỉ cần mỗi cá nhân biết tuân thủ mọi chỉ thị của Đảng, nhà nước, mọi khuyến cáo của Bộ y tế; biết đặt lợi ích của cả cộng đồng lên trên những suy nghĩ ích kỉ của cá nhân thì chắc chắn sẽ sớm khống chế dịch bệnh. Và một ngày không xa, chúng ta cùng thế giới lại được vui trong niềm vui chiến thắng vẹn tròn. C. KẾT BÀI. -Thông điệp mùa dịch của - “những thiên thần áo trắng”. thật đáng yêu.: 'Chúng tôi đi làm vì bạn, hãy ở nhà vì chúng tôi'. Và chúng ta hãy cùng nhau vì họ - “những thiên thần áo trắng”. Và vì cộng đồng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. - Hãy chung tay vì 1 Việt Nam bình yên ,là điểm đến đáng tin cậy của cộng đồng trên thế giới. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học và nắm chắc khái niệm - Hoàn thiện các bài tập: viết thành bài văn các đề trên.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.