Danh mục
KHBD LỊCH SỬ 6 TUẦN 10 TIẾT 15
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 14/11/24 06:23
Lượt xem: 1
Dung lượng: 40.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 11/11/2024 Ngày dạy: 14/11/2024 15/11/2024 Tiết 15 BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến, phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm…. b. Năng lực đặc thù: - Thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm. - Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm - Đọc và chỉ ra những thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. - Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt. - Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm. 2. Học liệu - Một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học và dụng cụ học tập: lược đồ về Ấn Độ cổ đại. - Video về một số nội dung trong bài học - SGK, vở ghi… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới. b. Nội dung: Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: KT KWLH K W L H ? Tiết trước em đã biết những gì về Ấn Độ cổ đại? ? Trong tiết học này em muốn biết thêm gì về quốc gia cổ đại này? -> GV dẫn vào bài tiết 2…. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 2.2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại a. Mục tiêu: - Trình bày được điểm chính của chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại b. Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm theo “Kĩ thuật mảnh ghép” c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm tìm hiểu về xã hội Ấn Độ cổ đại thông qua “Kĩ thuật mảnh ghép” ? Chế độ đẳng cấp Vác – na được hình thành như thế nào? Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người bản xứ Đra – vi -đa biến họ trở thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp.  chế độ phân biệt đẳng cấp Vác-na. Thảo luận nhóm theo “Kĩ thuật mảnh ghép” tìm hiểu về đặc điểm của các tầng lớp trong chế độ đẳng cấp Vác-na. 1. Vòng chuyên gia Nhóm 1: Tìm hiểu về Bra-man Nhóm 2: Tìm hiểu về tầng lớp Ksa-tri-a Nhóm 3: Tìm hiểu về tầng lớp Vai-si-a Nhóm 4: Tìm hiểu về tầng lớp Su-đra 2. Vòng mảnh ghép Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3, 1-2 người từ nhóm 4) ? Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na? Sự bất bình đẳng, bất công trong xã hội GV liên hệ phần kết nối với văn hóa. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã mượn từ “Pariah” để đặt tên cho tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Nghĩa của từ Pariah còn được hiểu là người hạ đẳng (ở Ấn Độ) – tương ứng với đẳng cấp thứ 4 Su-đra (hay nói cách khác là người bị xã hội bỏ rơi, sống ngoài lề xã hội.) ? Theo em, tình trạng phân biệt chủng tộc hiện nay còn tồn tại không? Nêu quan điểm của em về vấn đề này. Tình trạng phân biệt chủng tộc, đẳng cấp luôn tồn tại đặc biệt ở nước Mỹ, Ấn Độ. Những người da trắng có sự phân biệt đối xử với những người da màu. Đây là một hiện tượng đáng lên án. Bởi mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác nhau nhưng chúng ta đều là con người. Mỗi con người cần nhận thức đúng đắn và tôn trọng, đùm bọc, yêu thương nhau. … GV mở rộng: Hiện nay, chế độ đẳng cấp Vác-na vẫn còn tồn tại và đang là một vấn nạn nhức nhối trong lòng xã hội Ấn Độ. Sự xuất hiện thêm đẳng cấp thứ 5 Dalit. Những người thuộc đẳng cấp này bị coi rẻ và chịu nhiều đau khổ và thiệt thòi bất chấp luật pháp Ấn Độ đã ban hành điều luật bảo vệ.  “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, cần lên án mạnh mẽ nạn phân biệt đẳng cấp, phân biệt chủng tộc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS đại diện nhóm trình bày nhận xét về phần bài làm của bạn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gợi ý: Nhóm 1: Tìm hiểu về Bra-man Là những người da trắng đều là tăng lữ, họ coi mình là chúa tể có địa vị cao nhất. Nhóm 2: Tìm hiểu về tầng lớp Ksa-tri-a Gồm quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và quan lại Nhóm 3: Tìm hiểu về tầng lớp Vai-si-a Gồm nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Ksa-tri-a Nhóm 4: Tìm hiểu về tầng lớp Su-đra Gồm đại bộ phân cư dân bản địa bị chinh phục, họ bị coi là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bị coi là nô lệ. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Xã hội Ấn Độ cổ đại chia làm 4 đẳng cấp. Trong đó ba đẳng cấp trên cùng tộc người da trắng A-ri-a, còn đẳng cấp cuối cùng Su-đra là những người bản địa, da màu – người Đra-vi-đa. Người A-ri-a đã biến họ trở thành đẳng cấp thứ tư dựa trên sự phân biệt chủng tộc và màu da. Có thể thấy sự bất bình đẳng, áp bức của người da trắng đối với người da màu khắc nghiệt và đáng lên án. 2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại Học sinh vẽ sơ đồ đẳng cấp Vác-na vào vở  Chế độ phân biệt chủng tộc, màu da hà khắc, bất bình đẳng. 2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Mục tiêu: - Trình bày được thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ b. Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên yêu cầu học sinh xem video, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập về thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ. Link video: https://www.youtube.com/watch?v=fNMhCRwLrN8 Lĩnh vực Thành tựu Chữ viết Văn học Lịch Toán học Tôn giáo Kiến trúc BÀI TẬP DỰ ÁN (Nhóm bàn) Em hãy trình bày hiểu biết của em về một thành tựu tiêu biểu của người Ấn Độ cổ đại mà em ấn tượng nhất. Gợi ý: 1. Chữ Phạn Được xuất hiện cách đây hơn 2000 năm TCN. Làm cơ sở cho nhiều loại chữ viết ở Đông Nam Á sau này. 2. Đại bảo tháp San-chi: Đây được coi là đỉnh cao nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, tọa lạc tại làng San-chi do vua A-so-ca xây dựng. Đây là công trình biểu trưng cho cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 3. Đầu trụ cột đá A-sô-ca Thể hiện nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại. Tại đây đức Phật đã thuyết pháp lần đầu tiên, 4 con sư tử quay về bốn hướng tượng trương cho lời thuyết pháp của Đức Phật được truyền bá khắp bốn phương. Bánh xe tượng trưng cho Phật Pháp luân chuyển khắp mọi nơi. 4 con sư tử tượng trưng cho chân lí, hòa bình, khoan dung và lòng từ bi. 4. Hệ thống 10 Có nhiều giả thuyết cho rằng số 0 xuất hiện vào thời Vương triều Gúp-ta. Nhiều ý kiến cho rằng kí tự 0 được phát minh ra vào thế kỉ đầu tiên, khi triết học Phật giáo đang thịnh hành. 5. Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na (kết nối với văn học) Đây là hai tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Rất nhiều nước ở Đông Nam Á đều có một bộ sử thi có nội dung được mô phỏng từ Ramayana. Ví dụ: Pha Lắc Pha Lam của Lào, Riêm Kê của Campuchia, Rama Kiên của Thái Lan, Rama của Myanmar, Dạ Thoa Vương của Việt Nam  chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của văn minh Ấn Độ. 5. Đạo Phật Ra đời vào thế kỉ VI TCN, ở miền Bắc Ấn (Nê-pan). Người sáng lập ra đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi ra đời, Phật giáo được truyền bá rất mạnh ở khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Dưới thời vua A-so-ca, Phật giáo được bảo trợ và phát triển mạnh mẽ ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ (khắp châu Á, Hy Lạp, Trung Á, Trung Đông, Trung Quốc, Miến Điện, …) 6. Đạo Hindu Ra đời cách ngày nay 4000 năm. Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới. Đạo Hindu thờ ba vị thần quan trọng nhất là Shiva, Vishnu, Brahma trong đó Brahma là Đấng Tối cao, là đấng sáng tạo ra vũ trị, vạn người. ? Trong số những thành tựu trên, em ấn tượng với thành tựu văn hóa nào nhất? vì sao? Hs tự trả lời GV cho học sinh xem video giới thiệu về đại bảo tháp Sanchi https://www.youtube.com/watch?v=VZDJV0OMvw4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS đại diện nhóm trình bày nhận xét về phần bài làm của bạn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gợi ý: Thành tựu Thành tựu Chữ viết Chữ Phạn (Snskrit) Văn học Mahabharata, Ramayana Lịch Đã biết làm lịch Toán học 10 chữ số, đặc biệt số 0 Tôn giáo Phật giáo, Hindu giáo Kiến trúc Cột đá A-sô-ca, đại bảo tháp San-chi. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt bài: Có thể nói, Ấn Độ là một nền văn hóa lâu đời, vô cùng phong phú và đầy tính sáng tạo. Là nơi khởi nguồn của rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở nhiều dân tộc phương Đông, đặc biệt có mối quan hệ mật thiết với văn hóa các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu (Hs hoàn thành phiếu học tập vào vở)  Văn hóa Ấn Độ là một nền văn hóa lâu đời, vô cùng phong phú và đầy tính sáng tạo 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ, có thể hướng dẫn ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Hái táo” thông qua các câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực nào? A. Tây Á B. Nam Á C. Đông Á D. Bắc Á Câu 2: Hai Dòng sông nào dưới đây gắn liền với nền văn minh Ấn Độ? A. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang B. Sông Ấn và sông Hằng C. Sông Hồng và sông Mã D. Sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rát Câu 3: Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về: A. Tôn giáo B. Giới tính C. Địa bàn cư trú D. Chủng tộc và màu da Câu 4: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào thấp nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại? A. Bra-man B. Ksa-tri-a C. Vai-si-a D. Su-đra Câu 5: Ấn Độ là quê hương của hai tôn giáo nào dưới đây? A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo B. Hồi giáo và Ấn Độ giáo C. Phật giáo và Ấn Độ giáo D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo Câu 6: Công trình nào dưới đây là công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại? A. Đại bảo tháp San-chi B. Vạn Lý Trường Thành C. Kim Tự Tháp Kê-ốp D. Vườn treo Ba-bi-lon Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Câu trả lời của học sinh Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét bài làm của HS. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao bài tập về nhà 1. Thành tựu văn hóa nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc bảo tồn đến ngày nay? 2. Trong xã hội Ấn Độ hiện nay vẫn còn tàn dư của chế độ đẳng cấp. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thuyết phục người dân Ấn Độ thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đẳng cấp đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận 1. Thành tựu văn hóa nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc bảo tồn đến ngày nay? - Hệ thống 10 số - Phật giáo, Hindu giáo - Hai bộ sử thi Mahabharata và Rammayana có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á. - Chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi… vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. 2. Trong xã hội Ấn Độ hiện nay vẫn còn tàn dư của chế độ đẳng cấp. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thuyết phục người dân Ấn Độ thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đẳng cấp đó. Học sinh tự viết theo suy nghĩ và cảm xúc của bản thân Bước 4: Kết luận, nhận định (GV K W L H ? Qua 2 tiết học. em đã học những nội dung gì? * Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. + Đọc, tìm hiểu trước bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. + Xác định vị trí của Trung Quốc cổ đại trên lược đồ, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại. + Tìm hiểu tư liệu về nhà Tần, nhà Hán, nhà Tùy, + Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc cổ đại.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.