
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23/10/23 06:13
Lượt xem: 3
Dung lượng: 76.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 22/10/2023 Ngày giảng: 24/10/2023 Tiết 36,37 Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ đơn, từ phức ... từ nhiều nghĩa) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn) + Hiểu và nhớ một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Năng lực - Nhận biết và phân tích được các từ loại Tiếng Việt. - Thu thập và xử lí thông tin về một số từ loại Tiếng Việt - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học., năng lực văn học. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng hệ thống kiến thức.Tài liệu liên quan đến kiến thức từ vựng lớp 6,7,8,9, Bảng phụ, bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn, Công bố thể lệ: Lớp chia thành hai đội, đội nào trả lời nhanh, đúng, không phạm luật sẽ chiến thắng, khi nào GV đọc xong câu hỏi mới giơ tay trả lời, giơ tay trước là phạm luật. - H/ả 1: Đây là h/ả thể hiện những cặp từ trái nghĩa? ( Đáp án: Cao- thấp; to- bé) - H/ả 2: Đây là một từ chỉ hiện tượng thời tiết? ( Đáp án: Mưa) - H/ả 3: Tìm một thành ngữ tương ứng hình ảnh trên? ( Đáp án: Bảy nổi, ba chìm) - H/ả 4 Đây là một tổ hợp từ chỉ cách nói rườm rà dài dòng, thiếu mạch lạc súc tích) ( Đáp án: Dây cà ra dây muống) - H/ả 5: Đặt câu có dùng một từ láy thích hợp cho bức tranh? (Đáp án:…cuồn cuộn). GV tuyên dương khích lệ hai đội ? Những từ và tổ hợp từ vừa tìm được liên quan đến những đơn vị kiến thức nào về từ vựng? ? Bằng sự chuẩ bị ở nhà hãy cho biết bài học này ôn lại những đơn vị kiến thức nào về từ vựng? GV trình chiếu các đvị KT về từ vựng sẽ ôn; giới thiệu vào bài. * Thực hiện nhiệm vụ: tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn, * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Nhóm 1: ? Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ ? ? Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ? ? Có mấy loại từ láy ? Cho ví dụ ? Nhóm 2 : ? Thế nào là thành ngữ? ? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ? Nhóm 3 : ? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ? ? Cho ví dụ minh họa? Nhóm 4: ? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? ? Nghĩa gốc là nghĩa nào? ? Nghĩa chuyển là nghĩa nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Những tiếng được dùng độc lập đều là từ đơn. - Từ láy + Láy hoàn toàn: Đo đỏ, tim tím, xinh xinh... + Láy vần: Loanh quanh, luẩn quẩn... + Láy phụ âm đầu: Hổn hển, thập thò, mênh mông... * Tác dụng phương thức láy: + Giảm nghĩa. + Tăng nghĩa. - Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Miêu tả sự việc, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị |+ Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích. - Từ nhiều nghĩa + Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học và vận dụng bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS làm các bài tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: I. A. Lí thuyết: II. I. Từ đơn và từ phức: ( xét về đặc điểm cấu tạo) III. 1. Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành. IV. Ví dụ: hoa, quả, nhà, cửa ... V. 2.Từ phức: Do 2 hay nhiều tiếng tạo thành VI. Ví dụ: Hoa hồng VII. Từ phức gồm: Từ ghép và từ láy * Từ ghép: ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Trong từ ghép có ghép chính phụ và ghép đẳng lập. + Ghép đẳng lập: Là từ ghép trong đó các từ tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, không có từ tố chính, không có từ tố phụ. + Ghép chính phụ: Là từ ghép trong đó các từ tố không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có từ tố chính và từ tố phụ. +Về mặt trật tự từ: Từ tố chính đứng trước, Từ tố phụ đứng sau. * Từ láy: có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. - Căn cứ vào phụ âm đầu và phần vần, người ta chia từ láy ra làm 2 loại: + Láy bộ phận . + Láy toàn bộ. II. Thành ngữ + Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. + Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng. Nhiều thành ngữ tiêu biểu trong Tiếng Việt thường có cấu tạo đối xứng: * Ví dụ: Trèo cao ngã đau; Giấu đầu hở đuôi; Ăn trên ngồi trốc Thành ngữ + Hình thức: Là câu nói dân gian có tính chất ổn định, có vần và nhịp điệu. + Chỉ có tính chất định danh để gọi tên sự vật, nêu ra một đặc điểm nào đó -> tương đương với từ và cụm từ. Thành ngữ như hoa + Sử dụng: Phải luôn kết hợp với tiền tố và hậu tố khác. VD : Anh ta đen như cột nhà cháy. + Thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm. Tục ngữ + Hình thức: Cũng: Là câu nói dân gian, có vần và nhịp điệu. + Tục ngữ là một phán đoán, một câu mang nghĩa trọn vẹn, nó không phải là cụm từ cho dù số chữ của nó bằng thành ngữ. Tục ngữ như quả đầy đủ, hoàn thiện hơn. + Sử dụng: Tục ngữ chỉ cần nói độc lập. Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. + Biểu thị một phán đoán về kinh nghiệm trong đời sống. III. Nghĩa của từ + Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. + Trong sử dụng từ ngữ, nghĩa đúng vai trò rất quan trọng. Do hiện tượng nhiều nghĩa mà nghĩa của từ rất đa dạng, phức tạp. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ phải đặt trong câu cụ thể. Khi ở trong câu, do sự kết hợp giữa các từ mà mỗi từ được hiểu theo 1 nghĩa duy nhất. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên. VD: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre,… - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là quá trình mở rộng của từ, hiện tượng đổi nghĩa từ ( Nghĩa đen- nghĩa bóng -> nghĩa gốc, nghĩa chuyển) B. Luyện tập: Bài tập về: Từ đơn và từ phức Bài tập 2: + Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. + Từ ghép: những từ còn lại Lưu ý: những từ ghép có cấu tạo giống nhau về phần vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa với nhau (sự giống nhau về ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên.) Từ láy có tiếng gốc và tiếng láy phần âm thanh của tiếng gốc. * Ví dụ: “bằng lăng, bằng bằng, bằng bặn…” Chỉ có từ “bằng bặn” là từ láy; “Bằng lăng” là từ đơn đa âm ( nhiều âm mới ghép thành 1 từ có nghĩa) “ Bằng bằng” không phải là dạng láy đích thực mà là láy lặp, láy hoàn toàn. Bài tập 3: + Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. + Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, Sát sàn sạt, nhấp nhô. 2. Bài tập về: Thành ngữ Bài tập 2: * Thành ngữ: + Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. + Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn có cái khác. + Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm, thương xót... giả dối nhằm đánh lừa người khác. * Tục ngữ: + Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến đạo đức, tính cách của con người. + Chó treo, mèo đậy: Muốn gìn giữ thức ăn với chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy -> Tuỳ thuộc vào đối tượng có hành động ứng phó phù hợp. Bài tập 3: + Như chó với mèo. + Mèo mả gà đồng. + Lên voi xuống chó. + Đầu voi đuôi chuột. + Rồng đến nhà tôm. + Như vịt nghe sấm. * Đặt câu: An ngồi nghe giảng bài mà như vịt nghe sấm. + Bèo dạt mây trôi. + Cắn rơm cắn cỏ. + Cây cao bóng cả. + Cây nhà lá vườn. + Bẻ hành bẻ tỏi. + Dây cà ra dây muống. Bài tập 4: Sử dụng thành ngữ trong văn chương + Cá chậu chim lồng: Cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. * Ví dụ: Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Cửa các buồng khuê: Nơi ở của con gái nhà giàu sang thời xưa, chỉ người con gái khuê các. * Ví dụ: Xót mình cửa các buồng khuê Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay (Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Bảy nổi ba chìm: Sống lênh đênh, gian truân, lận đận. * Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Bánh trôi nước- Hồ xuân Hương) + Màn trời chiếu đất: Cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, khổ cực. * Ví dụ: Xiết bao ăn tuyết nằm sương Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao. (Truyện Lục Vân Tiên - N.Đ.Chiểu ) 3.Bài tập về nghĩa của từ: Bài tập 2: + Chọn cách hiểu a: giải thích đầy đủ nội dung mà từ biểu thị + Không chọn b: nghĩa của từ “mẹ” chỉ khác “bố” ở từ “người phụ nữ” + Không chọn c: nghĩa của từ “mẹ”có sự thay đổi: mẹ em rất hiền -> gốc là mẹ thành công-> nghĩa chuyển. + Không chọn d: nghĩa của từ “mẹ-bà”: có nghĩa chung là chỉ người phụ nữ. 4.Bài tập về: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Bài tập: Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên nó chưa được coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. Bài tập viết đoạn văn : Viết đoạn văn Đoạn văn mẫu Tết luôn là khoảng thời gian gia đình sum vầy, và những bữa cơm tất niên luôn là điều mà tôi yêu thích nhất. Tôi còn nhớ, ngày 30 Tết hàng năm, lúc nào cả nhà tôi cũng tấp nập chuẩn bị, sắm sửa những đồ dùng, đồ ăn cần thiết cho bữa cơm tất niên, bà thì thắp hương, tôi cùng các chị trang trí nhà cửa, cây đào, còn mẹ và các bác cùng nhau nấu những món ăn đặc trưng đầy phong vị ngày Tết như giò, chả nem, canh mọc,..., không khí cả gia đình lúc nào cũng rộn rã và tràn ngập tiếng cười nói. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập viết đoạn văn: Đề: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy và gạch chân những từ ngữ đó. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: gọi 1-2 HS trình bày đoạn văn /HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Hoàn chỉnh các bài tập + Chuẩn bị: Ôn tập lại các VB và các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn đã học ------------------------------------ Ngày soạn: 22/10/2023 Ngày giảng: 25,26/10/2023 Tiết 38,39 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn) -Hệ thống được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam. - Hệ thống kiến thức phần tiếng việt về các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.. - Cách lập dàn ý và tạo lập bài văn tự sự. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp hợp tác, Năng lực tự giác và tự chủ tự học trong học tập. - Nhận biết và đánh giá được các yếu tố nghệ thuật, giá trị nội dung trong các tác phẩm trung đại. Viết và làm được các bài tập vận dụng. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: - Chăm học, tích cực học hỏi, có ý thức viết và tạo lập văn bản. - Tinh thần trách nhiệm, trung thực khi ôn tập kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Gv: Nghiên cứu Sgk, Sgv, TL chuẩn KT- KN,TLTK, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: máy chiếu Hs: tóm tắt được các tác phẩm truyện, thuộc các đoạn trích thơ III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1 : MỞ ĐẦU aThời gian: 5 phút b. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu c. Nội dung:HS hệ thống các kiến thức đã học d. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định: - HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Văn tự sự là kiểu bài xuyên suốt chương trình học. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả va miêu tả nội tâm sẽ làm cho bài viết có chiều sâu. Câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a.Thời gian: 70 phút bMục tiêu: + Hệ thống kiến thức văn học trung đại + Hệ thống kiến thức Tiếng Việt + Những đặc điểm của văn tự sự, những đặc điểm của yếu tố miêu tả được đưa vào sử dụng trong văn bản tự sự c. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu đề d.Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. đ. Tổ chức thực hiện: I. Phần văn học trung đại Nội dung 1: Ôn tập văn học trung đại Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức văn học trung đại ? Em hãy thống kê tên những tác giả, tác phẩm đã học và đọc thêm về văn học trung đại đã học trong chương trình lớp 9? ? Nêu nội dung chủ yếu từng văn bản? Nêu nghệ thuật đặc sắc từng văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức G chốt trên bảng chiếu. TT Văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Nghệ thuật đặc sắc 1 Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ ( thế kỉ 16) - Vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ VN: hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với chồng, chu đáo tận tình và hết mực yêu thương con. Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. - Số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ p.kiến. + ý nghĩa văn bản: truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Khai thác vốn văn học dân gian. - NT dựng truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ. - Kết hợp những yếu tố kì ảo với tình tiết thực. - Kết hợp tự sự với trữ tình. 2 Hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí) Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí( 1753 1788), Ngô Thì Du( 1772- 1840) ) - Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịc sử, - Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động - Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả. 3 Truyện Kiều Nguyễn Du (1765 - 1820) * Giá trị hiện thực:- Tác phẩm là bản cáo trạng bằng thơ phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời + Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, thế lực đồng tiền trong xã hội, vạch trần bộ mặt xấu xa, của tầng lớp thống trị + Khắc họa rõ nét số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ * Giá trị nhân đạo: - Niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. - Đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. - Tiếng nói bênh vực, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. - Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện - Ngôn ngữ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật: độc đáo, chính xác điêu luyện. - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế. - Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc. - Sử dụng tài tình thể thơ dân tộc (lục bát) - khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp NT ước lệ - Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại. 4 Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều) - Khắc họa vẻ đẹp chị em Thúy Kiều: trang trọng, đoan trang, mặn mà, sắc sảo. Qua đó thể hiện cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của, giá trị con người mà tác giả muốn gửi gắm. - Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ - Sử dụng ngh thuật đòn bẩy - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình 5 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) - Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi. - Lòng vị tha, thủy chung, hiếu thảo - Khát vọng tình yêu, hạnh phúc + ý nghĩa văn bản : đoạn trích thể hiện tậm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. - Tác giả hiểu lòng người- đồng cảm với nỗi buồn và khát vọng hạnh phúc của con người. Đặc biệt là người phụ nữ. - Miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ dộc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Cách lựa chọn từ ngữ tiêu biểu, sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả cao. 6 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Dình Chiểu (1822- 1888) - Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp cuả hai nhân vật LVT , KNN và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả, trân trọng giá trị đạo đức, khát vọng hạnh phúc - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét phù hợp với diễn biến tình tiết truyện - Truyện xây dựng theo mô típ truyện dân gian. II. Phần Tiếng Việt Nội dung 2: Ôn tập Tiếng Việt Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức Tiếng Việt ? Hệ thống các phương châm hội thoại? Lưu ý khi giao tiếp ntn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức I. Các phương châm hội thoại. 1/. Phương châm về lượng: Nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu. 2/. Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. 3/. Phương châm lịch sự: Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. 4/. Phương châm cách thức: Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ. 5/. Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp -Dẫn trực tiếp: Lời nói hay ý nghĩ nhân vật được dẫn nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép và đứng sau dấu hai chấm. -Dẫn gián tiếp:- Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh không đặt trong ngoặc kép,trước nó có từ “rằng” hoặc “là” III. Phần tập làm văn Nội dung 3: Ôn tập Tập làm văn Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức TLV ? Hệ thống các kiến thức về văn thuyết minh, tự sự? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức 1. Miêu tả trong văn thuyết minh 2. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. + Biện pháp tự thuật: ( Để cho đối tượng thuyết minh tự kể về mình. Nhân hóa đối tượng thuyết minh là đồ vật, con vật.) + Biện pháp kể chuyện: + Biện pháp đối thoại: theo hình thức phỏng vấn. + Biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tượng tượng - Tác dụng: làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động hấp dẫn. 3.Sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Đưa yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự giúp bài văn thêm sinh động , tái hiện rõ sự việc, nhân vật được kể -Miêu tả nội tâm trong có vai trò tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật + Miêu tả nội tâm trực tiếp + Miêu tả nội tâm gián tiếp. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Thời gian:10 phút b) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. c) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. đ) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bài tập 1: Cho câu văn sau: “ Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.” ( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, trích “ Thanh gươm Đa-mô-clét”, G.G. Mác- két – SGK Ngữ văn 9, tập I). Hãy viết đoạn văn ( 5-7 câu) để “đem tiếng nói của em” góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình, trong đoạn văn có sử dụng câu văn trên làm lời dẫn trực tiếp. Bài tập 2( BTVN) Hãy kể lại cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình ngữ văn lớp 9 đã học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV- Trao đổi nhóm bàn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi một số HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 4. Hoạt động 4: Vận dụng a.Thời lượng:5p b. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. c.Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs- Gv giao về nhà thực hiện đ.Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập TH: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Kết luận, nhận định -Hs nhận xét, bổ sung -Giáo viên nhận xét đánh giá thái độ học tập của Hs, động viên phát huy ưu điểm * Chủ đề người phụ nữ: Số phận bi kịch Vẻ đẹp Số phận Vũ Nương:đau khổ bất hạnh, oan khuất- tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan đa truân. Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi mẹ già, dạy trẻ thơ; bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với chồng con. Số phận nàng Vương Thuý Kiều: bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ; phải bán mình chuộc cha; thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, hai lần tự tử hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở; quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần Vũ Thị Thiết: vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, chung thuỷ son sắt. - Vẻ đẹp nhan sắc: Thuý Vân - Vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, hiếu thảo, chung thuỷ son săt, khát vọng tự do, công lí chính nghĩa ( Thuý Kiều) *Hướng dẫn về nhà Yêu cầu tóm tắt các tác phẩm truyện, thuộc các đoạn trích thơ, phân tích nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học và nắm được kiến thức về tác giả tác phẩm phần VH trung đại. + Về nhà ôn tập chuẩn bị: Kiểm tra giữa kì I ------------------------------------- Ngày soạn : 22/10/2023 Ngày dạy: 28/10/2022 Tiết 40 Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn): + Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta. + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. + Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Năng lực: - Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ hiệnđại - Nhận biết và phân tích chi tiết, hìnhảnh nghệ thuật…trong bài thơ - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được tác phẩm thơ hiệnđạicó cùng chủ đề và đề tài - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình -Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí + Máy chiếu, máy tính xách tay, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Gv cho hs xem phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ? Trình bày suy nghĩ của em sau khi xem phim * Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời * Báo cáo kết quả: HS nhận xét về phần trả lời Dự kiến câu trả lời : - Tự hào về những người chiến sĩ đã anh dũng bảo vệ TQ - Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Các em ạ! Cuộc kháng chiến của chúng ta đã đi qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, chói ngời chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong kháng chiến ấy phải kể đến một lực lượng không nhỏ đã tô thắm cho trang lịch sử oanh liệt của nước nhà: Đó là các anh “bộ đội cụ Hồ”. Hình ảnh ấy được nhà thơ Chính Hữu ghi lại qua bài thơ “Đồng Chí” mà hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: ? Dựa vào SGK hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu? ? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ Chính Hữu và một số bìa sách của nhà thơ Chính Hữu trên màn hình và bổ sung: + Tuổi thiếu niên ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp ( 20 tuổi tòng quân). Từ người lính Trung đoàn Thủ Đô ông đã trở thành nhà thơ quân đội. Chính Hữu hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ đầy thiếu thốn, khó khăn, gian khổ tác giả đã cảm nhận sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính: tình đồng chí, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. + Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, tiêu biểu là bài “Đồng chí” Thơ của ông không nhiều nhưng có phong cách ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu.Ông chỉ công bố 3 tập thơ khoảng 50-60 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như 1 gương mặt điển hình, tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. “Ngày về” sáng tác 1947- bài thơ đánh dấu sự gia nhập thi đàn kháng chiến của nhà thơ Chính Hữu. * Giáo viên trình chiếu đoạn thơ minh hoạ: “ Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phát phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” => Hình ảnh người lính đẹp, lãng mạn, mang màu sắc của những người anh hùng xưa. * Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tình yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ được viết đầu năm 1948 được coi là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính Cách mạng – văn học chống Pháp. + Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác cái đẹp & chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường, khác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu của một số nhà thơ khác như Hữu Loan, Quang Dũng.v.v... Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí” Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Hoạt động 2.1. HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * HS xác định giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm, để diễn tả những cảm xúc lắng lại, dồn nén. Chú ý các câu thơ tự do, có cấu trúc tương ứng. 3 câu cuối, đọc với giọng chậm, hơi cao, ngân nga, khắc hoạ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa tượng trưng. * GV đặt câu hỏi : ? Em hiểu đồng chí là như thế nào? ? Theo em bài thơ được viết theo thể thơ nào? Mục đích của tác giả khi chọn thể thơ đó? ? Em có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì? ? Cảm hứng bao trùm bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Thể thơ : Thơ tự do: khi giãi bày bộc lộ, khi thì dồn nén, sâu lắng -> nhịp thơ tự do – bày tỏ cảm xúc của mình về tình đồng chí, đồng đội Bố cục : + Đoạn 1: 7 dòng đầu(Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp) + Đoạn 2: 10 dòng đầu( Những biểu hiện về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.) Đoạn 3: 3 dòng cuối(biểu tượng của tình đồng chí) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Hoạt động 2.2. HD học sinh tìm hiểu cơ sở của tình đồng chí *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu * GV gọi học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu và đặt câu hỏi thảo luận : ? Câu thơ nào cho biết nguồn gốc xuất thân của của những người lính trong bài thơ? ? Mỗi miền quê của anh bộ đội đều khác về vị trí địa lý, phong tục nhưng, đều giống nhau ở điểm gì? ? Nhận xét cách sử dụng các cụm từ “ Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá”? và nét nghệ thuật trong đoạn thơ ? +? Các cụm từ này thuộc loại từ vựng nào chúng ta vừa ôn tập? Tác dụng của việc sử dụng các cụm từ trên? ? Như vậy tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở chung đầu tiên gì? ? Chung cảnh ngộ, chung hoàn cảnh xuất thân chưa đủ, còn điều gì khiến những người lính quen nhau và trở thành tri kỉ? Tìm chi tiết minh hoạ ? ? Điểm chung của những người lính ở đây là gì? ? Xuất thân cùng giai cấp, ở những miền quê khác nhau, họ đã trở thành đồng chí của nhau như thế nào? ? Tác giả sử dụng từ nào để đếm? ? Tại sao dùng từ "đôi" mà không phải là từ "hai"? ? Tác giả sử dụng từ "đôi" để khẳng định điều gì? Tìm những câu thơ trong đoạn 1 để thể hiện điều đó? ? Phân tích cái hay trong câu thơ: "Đêm rét... tri kỉ"? ? Những cái chung ấy đã khiến những người xa lạ không quen biết nhau hình thành nên tình cảm gì? ? Tại sao từ " Đồng chí" lại được tác giả tách riêng và đứng độc lập thành một dòng? ? Ngoài cách sử dụng từ "đôi" tài tình, em còn nhận xét như thế nào về ngôn ngữ của đoạn thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Giống nhau + Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khổ. + Vùng đất nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao -> đất xấu khó trồng trọt. V í dụ: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. + Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn là các thành ngữ: miền quê nghèo, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt => tương đồng cảnh ngộ, tình đồng chí có cội nguồn từ những con người cùng giai cấp đồng khổ, dễ cảm thông với nhau. dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Những người xa lạ đến bên nhau cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ thù-> trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. Họ là những người từ nhân dân mà ra, vì T.Quốc, vì nhân dân chiến đấu => hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ. *Giáo viên bình: Tình đồng chí thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè thân thiết, chân thành chứ không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng=> Câu thơ quan trọng nhất của bài thơ: 1 nốt nhấn vang lên như 1 sự phát hiện 1 lời khẳng định, là bản lề gắn kết giữa đoạn thơ 1& 2 * Ngôn ngữ : + Bình dị, tự nhiên như lời kể chuyện tâm tình + Sử dụng thành ngữ ? Qua phân tích, theo em, cơ sở của tình đồng chí A. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: + Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007) + Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Tác phẩm: + Bài thơ ra đời năm 1948. B. Đọc- Hiểu văn bản: 1. Đọc - Hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: 2.Thể thơ- Bố cục: + Thể thơ tự do. + Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: a.Cơ sở của tình đồng chí: * Nguồn gốc xuất thân + Quê anh « nước mặn đồng chua » nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao + Làng tôi « đất cày sỏi đá » Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn -> thành ngữ : vùng đất xấu khó trồng trọt. -> họ đều là những người nông dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. + Súng bên súng, đầu sát bên đầu -> gắn bó để trở thành đôi bạn tâm giao, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. =>Họ chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. + Đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ: ->Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vui, thiếu thốn, xoá mọi khoảng cách. + Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau: Đồng chí ! -> dòng thơ đặc biệt, là lời phát hiện và khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính, nó là bản lề của bài thơ( nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau) Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập- tự do của Tổ quốc và trở nên bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. + Vẽ sơ đồ tư duy và học phần tác giả, tác phẩm + Học phan tích phaanf theo vở ghi.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23/10/23 06:13
Lượt xem: 3
Dung lượng: 76.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 22/10/2023 Ngày giảng: 24/10/2023 Tiết 36,37 Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ đơn, từ phức ... từ nhiều nghĩa) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn) + Hiểu và nhớ một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Năng lực - Nhận biết và phân tích được các từ loại Tiếng Việt. - Thu thập và xử lí thông tin về một số từ loại Tiếng Việt - Biết quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực để vận dụng giải quyết các bài tập - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học., năng lực văn học. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc, biết giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng hệ thống kiến thức.Tài liệu liên quan đến kiến thức từ vựng lớp 6,7,8,9, Bảng phụ, bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn, Công bố thể lệ: Lớp chia thành hai đội, đội nào trả lời nhanh, đúng, không phạm luật sẽ chiến thắng, khi nào GV đọc xong câu hỏi mới giơ tay trả lời, giơ tay trước là phạm luật. - H/ả 1: Đây là h/ả thể hiện những cặp từ trái nghĩa? ( Đáp án: Cao- thấp; to- bé) - H/ả 2: Đây là một từ chỉ hiện tượng thời tiết? ( Đáp án: Mưa) - H/ả 3: Tìm một thành ngữ tương ứng hình ảnh trên? ( Đáp án: Bảy nổi, ba chìm) - H/ả 4 Đây là một tổ hợp từ chỉ cách nói rườm rà dài dòng, thiếu mạch lạc súc tích) ( Đáp án: Dây cà ra dây muống) - H/ả 5: Đặt câu có dùng một từ láy thích hợp cho bức tranh? (Đáp án:…cuồn cuộn). GV tuyên dương khích lệ hai đội ? Những từ và tổ hợp từ vừa tìm được liên quan đến những đơn vị kiến thức nào về từ vựng? ? Bằng sự chuẩ bị ở nhà hãy cho biết bài học này ôn lại những đơn vị kiến thức nào về từ vựng? GV trình chiếu các đvị KT về từ vựng sẽ ôn; giới thiệu vào bài. * Thực hiện nhiệm vụ: tham gia vào trò chơi: Ai nhanh hơn, * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu lí thuyết *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: Nhóm 1: ? Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ ? ? Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ? ? Có mấy loại từ láy ? Cho ví dụ ? Nhóm 2 : ? Thế nào là thành ngữ? ? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ? Nhóm 3 : ? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ? ? Cho ví dụ minh họa? Nhóm 4: ? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? ? Nghĩa gốc là nghĩa nào? ? Nghĩa chuyển là nghĩa nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Những tiếng được dùng độc lập đều là từ đơn. - Từ láy + Láy hoàn toàn: Đo đỏ, tim tím, xinh xinh... + Láy vần: Loanh quanh, luẩn quẩn... + Láy phụ âm đầu: Hổn hển, thập thò, mênh mông... * Tác dụng phương thức láy: + Giảm nghĩa. + Tăng nghĩa. - Có 3 cách chính để giải nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Miêu tả sự việc, hoạt động, đặc điểm mà từ biểu thị |+ Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích. - Từ nhiều nghĩa + Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP *Thời gian 40 phút a. Mục tiêu: hiểu được các kiến thức lí thuyết đã học và vận dụng bài tập. b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS làm các bài tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: I. A. Lí thuyết: II. I. Từ đơn và từ phức: ( xét về đặc điểm cấu tạo) III. 1. Từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành. IV. Ví dụ: hoa, quả, nhà, cửa ... V. 2.Từ phức: Do 2 hay nhiều tiếng tạo thành VI. Ví dụ: Hoa hồng VII. Từ phức gồm: Từ ghép và từ láy * Từ ghép: ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Trong từ ghép có ghép chính phụ và ghép đẳng lập. + Ghép đẳng lập: Là từ ghép trong đó các từ tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, không có từ tố chính, không có từ tố phụ. + Ghép chính phụ: Là từ ghép trong đó các từ tố không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, có từ tố chính và từ tố phụ. +Về mặt trật tự từ: Từ tố chính đứng trước, Từ tố phụ đứng sau. * Từ láy: có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. - Căn cứ vào phụ âm đầu và phần vần, người ta chia từ láy ra làm 2 loại: + Láy bộ phận . + Láy toàn bộ. II. Thành ngữ + Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. + Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng. Nhiều thành ngữ tiêu biểu trong Tiếng Việt thường có cấu tạo đối xứng: * Ví dụ: Trèo cao ngã đau; Giấu đầu hở đuôi; Ăn trên ngồi trốc Thành ngữ + Hình thức: Là câu nói dân gian có tính chất ổn định, có vần và nhịp điệu. + Chỉ có tính chất định danh để gọi tên sự vật, nêu ra một đặc điểm nào đó -> tương đương với từ và cụm từ. Thành ngữ như hoa + Sử dụng: Phải luôn kết hợp với tiền tố và hậu tố khác. VD : Anh ta đen như cột nhà cháy. + Thường là một ngữ cố định biểu thị khái niệm. Tục ngữ + Hình thức: Cũng: Là câu nói dân gian, có vần và nhịp điệu. + Tục ngữ là một phán đoán, một câu mang nghĩa trọn vẹn, nó không phải là cụm từ cho dù số chữ của nó bằng thành ngữ. Tục ngữ như quả đầy đủ, hoàn thiện hơn. + Sử dụng: Tục ngữ chỉ cần nói độc lập. Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. + Biểu thị một phán đoán về kinh nghiệm trong đời sống. III. Nghĩa của từ + Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. + Trong sử dụng từ ngữ, nghĩa đúng vai trò rất quan trọng. Do hiện tượng nhiều nghĩa mà nghĩa của từ rất đa dạng, phức tạp. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ phải đặt trong câu cụ thể. Khi ở trong câu, do sự kết hợp giữa các từ mà mỗi từ được hiểu theo 1 nghĩa duy nhất. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên. VD: mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre,… - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là quá trình mở rộng của từ, hiện tượng đổi nghĩa từ ( Nghĩa đen- nghĩa bóng -> nghĩa gốc, nghĩa chuyển) B. Luyện tập: Bài tập về: Từ đơn và từ phức Bài tập 2: + Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. + Từ ghép: những từ còn lại Lưu ý: những từ ghép có cấu tạo giống nhau về phần vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa với nhau (sự giống nhau về ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên.) Từ láy có tiếng gốc và tiếng láy phần âm thanh của tiếng gốc. * Ví dụ: “bằng lăng, bằng bằng, bằng bặn…” Chỉ có từ “bằng bặn” là từ láy; “Bằng lăng” là từ đơn đa âm ( nhiều âm mới ghép thành 1 từ có nghĩa) “ Bằng bằng” không phải là dạng láy đích thực mà là láy lặp, láy hoàn toàn. Bài tập 3: + Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. + Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, Sát sàn sạt, nhấp nhô. 2. Bài tập về: Thành ngữ Bài tập 2: * Thành ngữ: + Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. + Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn có cái khác. + Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm, thương xót... giả dối nhằm đánh lừa người khác. * Tục ngữ: + Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến đạo đức, tính cách của con người. + Chó treo, mèo đậy: Muốn gìn giữ thức ăn với chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy -> Tuỳ thuộc vào đối tượng có hành động ứng phó phù hợp. Bài tập 3: + Như chó với mèo. + Mèo mả gà đồng. + Lên voi xuống chó. + Đầu voi đuôi chuột. + Rồng đến nhà tôm. + Như vịt nghe sấm. * Đặt câu: An ngồi nghe giảng bài mà như vịt nghe sấm. + Bèo dạt mây trôi. + Cắn rơm cắn cỏ. + Cây cao bóng cả. + Cây nhà lá vườn. + Bẻ hành bẻ tỏi. + Dây cà ra dây muống. Bài tập 4: Sử dụng thành ngữ trong văn chương + Cá chậu chim lồng: Cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. * Ví dụ: Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Cửa các buồng khuê: Nơi ở của con gái nhà giàu sang thời xưa, chỉ người con gái khuê các. * Ví dụ: Xót mình cửa các buồng khuê Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay (Truyện Kiều- Nguyễn Du) + Bảy nổi ba chìm: Sống lênh đênh, gian truân, lận đận. * Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Bánh trôi nước- Hồ xuân Hương) + Màn trời chiếu đất: Cảnh sống không nhà cửa, dãi dầu, khổ cực. * Ví dụ: Xiết bao ăn tuyết nằm sương Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao. (Truyện Lục Vân Tiên - N.Đ.Chiểu ) 3.Bài tập về nghĩa của từ: Bài tập 2: + Chọn cách hiểu a: giải thích đầy đủ nội dung mà từ biểu thị + Không chọn b: nghĩa của từ “mẹ” chỉ khác “bố” ở từ “người phụ nữ” + Không chọn c: nghĩa của từ “mẹ”có sự thay đổi: mẹ em rất hiền -> gốc là mẹ thành công-> nghĩa chuyển. + Không chọn d: nghĩa của từ “mẹ-bà”: có nghĩa chung là chỉ người phụ nữ. 4.Bài tập về: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Bài tập: Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên nó chưa được coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. Bài tập viết đoạn văn : Viết đoạn văn Đoạn văn mẫu Tết luôn là khoảng thời gian gia đình sum vầy, và những bữa cơm tất niên luôn là điều mà tôi yêu thích nhất. Tôi còn nhớ, ngày 30 Tết hàng năm, lúc nào cả nhà tôi cũng tấp nập chuẩn bị, sắm sửa những đồ dùng, đồ ăn cần thiết cho bữa cơm tất niên, bà thì thắp hương, tôi cùng các chị trang trí nhà cửa, cây đào, còn mẹ và các bác cùng nhau nấu những món ăn đặc trưng đầy phong vị ngày Tết như giò, chả nem, canh mọc,..., không khí cả gia đình lúc nào cũng rộn rã và tràn ngập tiếng cười nói. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập viết đoạn văn: Đề: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ ghép, từ láy và gạch chân những từ ngữ đó. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: gọi 1-2 HS trình bày đoạn văn /HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Hoàn chỉnh các bài tập + Chuẩn bị: Ôn tập lại các VB và các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn đã học ------------------------------------ Ngày soạn: 22/10/2023 Ngày giảng: 25,26/10/2023 Tiết 38,39 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn) -Hệ thống được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam. - Hệ thống kiến thức phần tiếng việt về các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.. - Cách lập dàn ý và tạo lập bài văn tự sự. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp hợp tác, Năng lực tự giác và tự chủ tự học trong học tập. - Nhận biết và đánh giá được các yếu tố nghệ thuật, giá trị nội dung trong các tác phẩm trung đại. Viết và làm được các bài tập vận dụng. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3. Phẩm chất: - Chăm học, tích cực học hỏi, có ý thức viết và tạo lập văn bản. - Tinh thần trách nhiệm, trung thực khi ôn tập kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Gv: Nghiên cứu Sgk, Sgv, TL chuẩn KT- KN,TLTK, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: máy chiếu Hs: tóm tắt được các tác phẩm truyện, thuộc các đoạn trích thơ III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1 : MỞ ĐẦU aThời gian: 5 phút b. Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu c. Nội dung:HS hệ thống các kiến thức đã học d. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định: - HS khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Văn tự sự là kiểu bài xuyên suốt chương trình học. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả va miêu tả nội tâm sẽ làm cho bài viết có chiều sâu. Câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a.Thời gian: 70 phút bMục tiêu: + Hệ thống kiến thức văn học trung đại + Hệ thống kiến thức Tiếng Việt + Những đặc điểm của văn tự sự, những đặc điểm của yếu tố miêu tả được đưa vào sử dụng trong văn bản tự sự c. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu đề d.Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. đ. Tổ chức thực hiện: I. Phần văn học trung đại Nội dung 1: Ôn tập văn học trung đại Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức văn học trung đại ? Em hãy thống kê tên những tác giả, tác phẩm đã học và đọc thêm về văn học trung đại đã học trong chương trình lớp 9? ? Nêu nội dung chủ yếu từng văn bản? Nêu nghệ thuật đặc sắc từng văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức G chốt trên bảng chiếu. TT Văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Nghệ thuật đặc sắc 1 Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ ( thế kỉ 16) - Vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ VN: hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với chồng, chu đáo tận tình và hết mực yêu thương con. Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. - Số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ p.kiến. + ý nghĩa văn bản: truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Khai thác vốn văn học dân gian. - NT dựng truyện, xây dựng nhân vật, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ. - Kết hợp những yếu tố kì ảo với tình tiết thực. - Kết hợp tự sự với trữ tình. 2 Hồi thứ 14 (Hoàng Lê nhất thống chí) Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí( 1753 1788), Ngô Thì Du( 1772- 1840) ) - Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịc sử, - Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động - Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả. 3 Truyện Kiều Nguyễn Du (1765 - 1820) * Giá trị hiện thực:- Tác phẩm là bản cáo trạng bằng thơ phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời + Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, thế lực đồng tiền trong xã hội, vạch trần bộ mặt xấu xa, của tầng lớp thống trị + Khắc họa rõ nét số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ * Giá trị nhân đạo: - Niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. - Đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. - Tiếng nói bênh vực, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. - Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện - Ngôn ngữ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật: độc đáo, chính xác điêu luyện. - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế. - Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc. - Sử dụng tài tình thể thơ dân tộc (lục bát) - khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp NT ước lệ - Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại. 4 Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều) - Khắc họa vẻ đẹp chị em Thúy Kiều: trang trọng, đoan trang, mặn mà, sắc sảo. Qua đó thể hiện cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của, giá trị con người mà tác giả muốn gửi gắm. - Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ - Sử dụng ngh thuật đòn bẩy - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình 5 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) - Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi. - Lòng vị tha, thủy chung, hiếu thảo - Khát vọng tình yêu, hạnh phúc + ý nghĩa văn bản : đoạn trích thể hiện tậm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. - Tác giả hiểu lòng người- đồng cảm với nỗi buồn và khát vọng hạnh phúc của con người. Đặc biệt là người phụ nữ. - Miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ dộc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Cách lựa chọn từ ngữ tiêu biểu, sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả cao. 6 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Dình Chiểu (1822- 1888) - Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp cuả hai nhân vật LVT , KNN và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả, trân trọng giá trị đạo đức, khát vọng hạnh phúc - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét phù hợp với diễn biến tình tiết truyện - Truyện xây dựng theo mô típ truyện dân gian. II. Phần Tiếng Việt Nội dung 2: Ôn tập Tiếng Việt Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức Tiếng Việt ? Hệ thống các phương châm hội thoại? Lưu ý khi giao tiếp ntn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức I. Các phương châm hội thoại. 1/. Phương châm về lượng: Nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu. 2/. Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. 3/. Phương châm lịch sự: Cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. 4/. Phương châm cách thức: Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ. 5/. Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp -Dẫn trực tiếp: Lời nói hay ý nghĩ nhân vật được dẫn nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép và đứng sau dấu hai chấm. -Dẫn gián tiếp:- Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh không đặt trong ngoặc kép,trước nó có từ “rằng” hoặc “là” III. Phần tập làm văn Nội dung 3: Ôn tập Tập làm văn Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV : GV hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức TLV ? Hệ thống các kiến thức về văn thuyết minh, tự sự? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS GV tổng hợp kiên thức 1. Miêu tả trong văn thuyết minh 2. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. + Biện pháp tự thuật: ( Để cho đối tượng thuyết minh tự kể về mình. Nhân hóa đối tượng thuyết minh là đồ vật, con vật.) + Biện pháp kể chuyện: + Biện pháp đối thoại: theo hình thức phỏng vấn. + Biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tượng tượng - Tác dụng: làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động hấp dẫn. 3.Sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Đưa yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự giúp bài văn thêm sinh động , tái hiện rõ sự việc, nhân vật được kể -Miêu tả nội tâm trong có vai trò tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm tính cách nhân vật + Miêu tả nội tâm trực tiếp + Miêu tả nội tâm gián tiếp. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Thời gian:10 phút b) Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. c) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. đ) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bài tập 1: Cho câu văn sau: “ Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.” ( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, trích “ Thanh gươm Đa-mô-clét”, G.G. Mác- két – SGK Ngữ văn 9, tập I). Hãy viết đoạn văn ( 5-7 câu) để “đem tiếng nói của em” góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình, trong đoạn văn có sử dụng câu văn trên làm lời dẫn trực tiếp. Bài tập 2( BTVN) Hãy kể lại cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình ngữ văn lớp 9 đã học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV- Trao đổi nhóm bàn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi một số HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 4. Hoạt động 4: Vận dụng a.Thời lượng:5p b. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. c.Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs- Gv giao về nhà thực hiện đ.Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập TH: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận -Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Kết luận, nhận định -Hs nhận xét, bổ sung -Giáo viên nhận xét đánh giá thái độ học tập của Hs, động viên phát huy ưu điểm * Chủ đề người phụ nữ: Số phận bi kịch Vẻ đẹp Số phận Vũ Nương:đau khổ bất hạnh, oan khuất- tài hoa, bạc mệnh, hồng nhan đa truân. Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi mẹ già, dạy trẻ thơ; bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với chồng con. Số phận nàng Vương Thuý Kiều: bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ; phải bán mình chuộc cha; thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, hai lần tự tử hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở; quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần Vũ Thị Thiết: vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, chung thuỷ son sắt. - Vẻ đẹp nhan sắc: Thuý Vân - Vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, hiếu thảo, chung thuỷ son săt, khát vọng tự do, công lí chính nghĩa ( Thuý Kiều) *Hướng dẫn về nhà Yêu cầu tóm tắt các tác phẩm truyện, thuộc các đoạn trích thơ, phân tích nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học và nắm được kiến thức về tác giả tác phẩm phần VH trung đại. + Về nhà ôn tập chuẩn bị: Kiểm tra giữa kì I ------------------------------------- Ngày soạn : 22/10/2023 Ngày dạy: 28/10/2022 Tiết 40 Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức (bao gồm cả HSKT Nhìn): + Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta. + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. + Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Năng lực: - Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ hiệnđại - Nhận biết và phân tích chi tiết, hìnhảnh nghệ thuật…trong bài thơ - Liên hệ được thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. - Đọc hiểu được tác phẩm thơ hiệnđạicó cùng chủ đề và đề tài - Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân từ VB để giải quyết tình huống trong thực tiễn. * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: -Yêu nước, yêu chuộng hòa bình -Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU + Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác. + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí + Máy chiếu, máy tính xách tay, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: Gv cho hs xem phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ? Trình bày suy nghĩ của em sau khi xem phim * Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời * Báo cáo kết quả: HS nhận xét về phần trả lời Dự kiến câu trả lời : - Tự hào về những người chiến sĩ đã anh dũng bảo vệ TQ - Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Các em ạ! Cuộc kháng chiến của chúng ta đã đi qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, chói ngời chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong kháng chiến ấy phải kể đến một lực lượng không nhỏ đã tô thắm cho trang lịch sử oanh liệt của nước nhà: Đó là các anh “bộ đội cụ Hồ”. Hình ảnh ấy được nhà thơ Chính Hữu ghi lại qua bài thơ “Đồng Chí” mà hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV đặt câu hỏi: ? Dựa vào SGK hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu? ? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Kết quả mong đợi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. * Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ Chính Hữu và một số bìa sách của nhà thơ Chính Hữu trên màn hình và bổ sung: + Tuổi thiếu niên ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp ( 20 tuổi tòng quân). Từ người lính Trung đoàn Thủ Đô ông đã trở thành nhà thơ quân đội. Chính Hữu hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ đầy thiếu thốn, khó khăn, gian khổ tác giả đã cảm nhận sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính: tình đồng chí, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. + Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, tiêu biểu là bài “Đồng chí” Thơ của ông không nhiều nhưng có phong cách ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu.Ông chỉ công bố 3 tập thơ khoảng 50-60 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như 1 gương mặt điển hình, tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. “Ngày về” sáng tác 1947- bài thơ đánh dấu sự gia nhập thi đàn kháng chiến của nhà thơ Chính Hữu. * Giáo viên trình chiếu đoạn thơ minh hoạ: “ Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phát phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” => Hình ảnh người lính đẹp, lãng mạn, mang màu sắc của những người anh hùng xưa. * Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tình yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ được viết đầu năm 1948 được coi là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính Cách mạng – văn học chống Pháp. + Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác cái đẹp & chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường, khác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu của một số nhà thơ khác như Hữu Loan, Quang Dũng.v.v... Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí” Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Hoạt động 2.1. HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * HS xác định giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm, để diễn tả những cảm xúc lắng lại, dồn nén. Chú ý các câu thơ tự do, có cấu trúc tương ứng. 3 câu cuối, đọc với giọng chậm, hơi cao, ngân nga, khắc hoạ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa tượng trưng. * GV đặt câu hỏi : ? Em hiểu đồng chí là như thế nào? ? Theo em bài thơ được viết theo thể thơ nào? Mục đích của tác giả khi chọn thể thơ đó? ? Em có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì? ? Cảm hứng bao trùm bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: + Thể thơ : Thơ tự do: khi giãi bày bộc lộ, khi thì dồn nén, sâu lắng -> nhịp thơ tự do – bày tỏ cảm xúc của mình về tình đồng chí, đồng đội Bố cục : + Đoạn 1: 7 dòng đầu(Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp) + Đoạn 2: 10 dòng đầu( Những biểu hiện về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.) Đoạn 3: 3 dòng cuối(biểu tượng của tình đồng chí) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Hoạt động 2.2. HD học sinh tìm hiểu cơ sở của tình đồng chí *Thời gian 20 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu * GV gọi học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu và đặt câu hỏi thảo luận : ? Câu thơ nào cho biết nguồn gốc xuất thân của của những người lính trong bài thơ? ? Mỗi miền quê của anh bộ đội đều khác về vị trí địa lý, phong tục nhưng, đều giống nhau ở điểm gì? ? Nhận xét cách sử dụng các cụm từ “ Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá”? và nét nghệ thuật trong đoạn thơ ? +? Các cụm từ này thuộc loại từ vựng nào chúng ta vừa ôn tập? Tác dụng của việc sử dụng các cụm từ trên? ? Như vậy tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở chung đầu tiên gì? ? Chung cảnh ngộ, chung hoàn cảnh xuất thân chưa đủ, còn điều gì khiến những người lính quen nhau và trở thành tri kỉ? Tìm chi tiết minh hoạ ? ? Điểm chung của những người lính ở đây là gì? ? Xuất thân cùng giai cấp, ở những miền quê khác nhau, họ đã trở thành đồng chí của nhau như thế nào? ? Tác giả sử dụng từ nào để đếm? ? Tại sao dùng từ "đôi" mà không phải là từ "hai"? ? Tác giả sử dụng từ "đôi" để khẳng định điều gì? Tìm những câu thơ trong đoạn 1 để thể hiện điều đó? ? Phân tích cái hay trong câu thơ: "Đêm rét... tri kỉ"? ? Những cái chung ấy đã khiến những người xa lạ không quen biết nhau hình thành nên tình cảm gì? ? Tại sao từ " Đồng chí" lại được tác giả tách riêng và đứng độc lập thành một dòng? ? Ngoài cách sử dụng từ "đôi" tài tình, em còn nhận xét như thế nào về ngôn ngữ của đoạn thơ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Giống nhau + Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khổ. + Vùng đất nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao -> đất xấu khó trồng trọt. V í dụ: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. + Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn là các thành ngữ: miền quê nghèo, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt => tương đồng cảnh ngộ, tình đồng chí có cội nguồn từ những con người cùng giai cấp đồng khổ, dễ cảm thông với nhau. dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: * Giáo viên: Những người xa lạ đến bên nhau cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ thù-> trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. Họ là những người từ nhân dân mà ra, vì T.Quốc, vì nhân dân chiến đấu => hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ. *Giáo viên bình: Tình đồng chí thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè thân thiết, chân thành chứ không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng=> Câu thơ quan trọng nhất của bài thơ: 1 nốt nhấn vang lên như 1 sự phát hiện 1 lời khẳng định, là bản lề gắn kết giữa đoạn thơ 1& 2 * Ngôn ngữ : + Bình dị, tự nhiên như lời kể chuyện tâm tình + Sử dụng thành ngữ ? Qua phân tích, theo em, cơ sở của tình đồng chí A. Giới thiệu chung: 1.Tác giả: + Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007) + Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Tác phẩm: + Bài thơ ra đời năm 1948. B. Đọc- Hiểu văn bản: 1. Đọc - Hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: 2.Thể thơ- Bố cục: + Thể thơ tự do. + Bố cục: 3 phần 3. Phân tích: a.Cơ sở của tình đồng chí: * Nguồn gốc xuất thân + Quê anh « nước mặn đồng chua » nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao + Làng tôi « đất cày sỏi đá » Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn -> thành ngữ : vùng đất xấu khó trồng trọt. -> họ đều là những người nông dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. + Súng bên súng, đầu sát bên đầu -> gắn bó để trở thành đôi bạn tâm giao, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. =>Họ chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. + Đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ: ->Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vui, thiếu thốn, xoá mọi khoảng cách. + Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau: Đồng chí ! -> dòng thơ đặc biệt, là lời phát hiện và khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính, nó là bản lề của bài thơ( nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau) Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập- tự do của Tổ quốc và trở nên bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI + Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. + Vẽ sơ đồ tư duy và học phần tác giả, tác phẩm + Học phan tích phaanf theo vở ghi.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

