Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 32 tiết 127,128
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 01/05/25 23:55
Lượt xem: 1
Dung lượng: 214.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tiết 127 Ngày soạn: 28/4/2025 Ngày giảng: 02/5/2025 VIẾT BIÊN BẢN CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN (TIẾP THEO) (tiết 3); CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, THỰC HÀNH ĐỌC Môn hoc: Ngữ văn; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chỉnh sửa bài viết biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận, rút kinh nghiệm cho bản thân - Củng cố, mở rộng kiến thức, thực hành đọc văn bản. 2. Về năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được các biên bản. - Năng lực ngôn ngữ: làm chủ ngôn ngữ, trao đổi, giao tiếp, chia sẻ suy nghĩ về biên bản. b. Năng lực đặc thù - Năng lực thẩm mĩ: phân tích, so sánh đặc điểm của biên bản - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ, chịu khó chuẩn bị kiến thức vận dụng làm bài; - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập biên bản. - Có thái độ đúng mực khi trao đổi thảo luận các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu - Phiếu chỉnh sửa biên bản ( theo gợi ý sgk/90) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG *Thời gian: 5 p a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung : HS nắm được các bước của bài viết biên bản c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -GV nêu câu hỏi, HS trình bày cá nhân ? Em hãy nêu các bước của một bài viết biên bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn vào bài mới 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC *Hoạt động 2.1. Chỉnh sửa bài viết (25 phút) a) Mục tiêu: Giúp H - Đọc và sửa lại bài viết - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b) Nội dung: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) -GV yêu cầu HS chỉnh sửa cặp đôi -GV chiếu yêu cầu và gợi ý thực hiện theo nội dung SGK -GV chiếu bảng kiểm B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm cặp B3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày - HS trình bày sản phẩm, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. 1. Chỉnh sửa biên cuộc họp, cuộc thảo luận - Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản. - Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc - Lược bỏ những chi tiết không liên quan đến vấn đề - Sửa lại ngôn ngữ diễn đạt nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan Hoạt động 2.2. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc (10 phút – GV hướng dẫn HS về nhà làm) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS và luyện đọc văn bản Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? b) Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao phiếu học tập cho từng nhóm (in sẵn) - Yêu cầu HS hệ thống lại các văn bản đã học về các đặc điểm của văn bản thông tin: -yêu cầu bài tập 1/94,95 a. Theo em, lí do nào khiến ba văn bản này được xếp chung vào một bài học? b. Bài học giúp em hiểu thêm gì về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất? c. Nêu những kiến thức mà em đã học được về văn bản thông tin. 2. Củng cố, mở rộng và thực hành đọc a. Củng cố, mở rộng Các thông tin về các văn bản đã học: nội dung, loại văn bản, hình thức văn bản Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày nhóm vào đầu giờ sau Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức vào đầu giờ sau - Dự kiến sản phẩm: Bài tập 1/94,95 a. Ba văn bản này được xếp chung vào một bài học vì nó đều nói về chủ đề Trái đất - ngôi nhà chung. Kêu gọi trách nhiệm chung ta bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh, môi trường sống xanh sạch đẹp. b. Bài học giúp em hiểu thêm về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất: Trái đất đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng trước sự khai thác, phá hoại bừa bãi của con người. Bảo vệ môi trường sống trên Trái đất thật sự là một vấn đề cấp bách và cần thiết ngay bây giờ trước khi Trái đất không thể chịu đựng được nữa. c. Những kiến thức mà em đã được học về văn bản thông tin: - Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,... - Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục. Bài tập 2/95 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà đọc văn bản trong SGK/ 96,97 Bước 2,3,4: HS chú ý ghi lại các nội dung sau khi đọc SGK vào vở Báo cáo và nhận xét vào đầu giờ sau b. Thực hành đọc Văn bản: Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? * Cảm xúc và suy nghĩ - Lo lắng cho sự sống của Trái Đất có thể bị đe dọa nghiêm trọng. - Thấy mình cần phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. 3. Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện theo yêu cầu khác. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học tự học. c.Sản phẩm: Phần trình bày của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập-HS thực hiện ở nhà Hãy tìm thêm một số văn bản thông tin để đọc và rút ra kinh nghiệm viết văn bản thông tin cho bản thân. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em thực hiện yêu cầu ở nhà Bước 3: Báo cáo, thảo luận Hs nộp sản phẩm trong tiết học sau Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức chủ đề. *Hướng dẫn về nhà -Tiếp tục tìm đọc các văn bản thông tin -Chuẩn bị giờ sau: Đọc mở rộng -------------------------------------- Tiết 128 Ngày soạn: 29/4/2025 Ngày giảng: 03/5/2025 ĐỌC MỞ RỘNG Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Các văn bản nghị luận và văn bản thông tin có nội dung gần gũi với các văn bản trong bài 8 và bài 9. - Nội dung cơ bản của văn bản đọc, - Một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận và văn bản thông tin được thể hiện qua VB. 2. Năng lực - Khả năng vận dụng kiến thức, trải nghiệm và kĩ năng được học trong mỗi bài đã học để tự đọc những văn bản mới thuộc loại văn bản nghị luận và VB thông tin. - Đọc độc lập văn bản; giao tiếp và thảo luận với nhóm; trình bày, thuyết trình ý kiến cá nhân; hợp tác với các bạn trong học tập và thảo luận. 3. Phẩm chất - Yêu quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm với vấn đề thảo luận - Ý thức tự giác, tích cực của HS trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Bài giảng trình chiếu 2. Học liệu - Tư liệu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5p) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: ? Kể tên một số VB nghị luận và văn bản thông tin mà em đã học và đọc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV - Nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - GV gợi dẫn và đặt câu hỏi: + Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng. + Các em đã lựa chọn ra những VB nào? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30‘) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của VB vừa đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận và VB thông tin được thể hiện qua VB. b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài 8,9; chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Giao nhiệm vụ: ? Em đã đọc những văn bản nghị luận và VB thông tin nào? ? Khi đọc những văn bản nghị luận, văn bản thông tin này em cần chú ý những đặc điểm nào? ? Trao đổi, thảo luận về những cảm nhận, suy nghĩ của em khi đọc những văn bản nghị luận và VB thông tin đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, hướng dẫn, gợi ý khi cần thiết Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi của GV - Nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn *Dự kiến sản phẩm 1. Văn bản Chuyện con mèo dạy hải âu bay. Đặc điểm nổi bật: Chuyện con mèo dạy hải âu bay gửi gắm nhiều thông điệp về tình yêu thương sâu sắc giữa tình người và tình mèo. Chúng ta có thể học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, yêu thương nhiều hơn nữa khi ta còn có thể. Truyện ngắn này cũng nhằm phê phán, tố cáo những hành vi sai trái của con người đối với thiên nhiên và loài vật. Con người thật sự thiếu ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn thiên nhiên. Chỉ vì lợi ích trước mắt mà vô tình phá hủy môi trường sống trong sạch của mình. Câu nói hoặc đoạn văn yêu thích: “Zorba ngồi đó, dõi theo con hải âu cho tới lúc nó không biết những giọt mưa hay nước mắt đã phủ mờ đôi mắt màu vàng của con mèo mun to đùng, mập ú… một con mèo tử tế, cao quý, một con mèo của bến cảng”. Bài học rút ra: Yêu thương ai đó giống mình là chuyện khá dễ dàng, yêu thương ai đó khác biệt với mình lại khá khó khăn. Nghĩ rằng người đó giống như mình thì tình yêu thương xuất phát bằng tất cả tấm lòng, từ trái tim đơn giản và không toan tính. 2. Văn bản “Giờ Trái Đất” đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. Các quốc gia trên thế giới tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ để biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu. Thông điệp quan trọng của văn bản: Góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân, nhằm bảo vệ môi trường nói chung. 3.Văn bản “ Trái Đất – Mẹ của muôn loài”: Thông điệp của văn bản mang tới là Trái Đất là Mẹ nuôi dưỡng muôn loài, vì thế con người cần có trách nhiệm bảo vệ Mẹ Trái Đất, cũng là sự bảo vệ sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 1. Tìm đọc một số văn bản nghị luận và VB thông tin có nội dung gần gũi với Khác biệt và gần gũi, Trái đất - ngôi nhà chung - Văn bản “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” - Văn bản “Giờ Trái Đất” - Văn bản “ Trái Đất – Mẹ của muôn loài” 2. Đặc điểm văn bản *Văn bản nghị luận - Vấn đề nghị luận - Ý kiến của người viết về vấn đề đó như thế nào? - Người viết dùng những lí lẽ, bằng chứng gì để thuyết phục người đọc? *Văn bản thông tin -Hiểu cách triển khai văn bản (theo quan hệ nhân quả, theo trình tự thời gian,...); - Các yếu tố thường có của văn bản thông tin như nhan đề, sa-pô, để mục, hình ảnh, số liệu,... và tác dụng của những yếu tố này. 3. Trao đổi, thảo luận về một văn bản nghị luận, văn bản thông tin 3. Hoạt động 3: Luyện tập (8p) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Tóm tắt lại nội dung một văn bản nghị luận, văn bản thông tin mà em ấn tượng nhất? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi, hướng dẫn, gợi ý khi cần thiết Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi của GV - Nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm HS thực hiện tốt. Hoạt động 4: Vận dụng (2p) a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Sưu tầm thêm một số văn bản nghị luận, văn bản thông tin? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ ở nhà Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS hoàn thành bài tập ở nhà Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét ý thức làm bài tập đọc mở rộng ở nhà của HS. * HDVN - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị các nội dung bài 10

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.