Danh mục
KHBD Ngữ văn 6 tuần 33
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 05/05/25 05:35
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,483.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Bài 10: CUỐN SÁCH TÔI YÊU (12 tiết) - Thiên nhiên và sách thuộc về những đôi mắt thấy chúng. Ơ-mơ-sơn (R.W.Emerson) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát triển kĩ năng tự đọc sách trên cơ sở vận dụng những điều đã học. - Nhận ra được đặc điểm của bài nghị luận văn học. - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. - Biết trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác vvv… - Năng lực thu thập và lựa chọn, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách. - Năng lực phân tích, so sánh đánh giá, liên hệ những vấn đề trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực, yêu sách , trân quý những tình cảm cao đẹp được gợi ra từ sách. - Yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách. Ngày soạn: 03/5/2025 Ngày giảng: 05,06/5/2025 Tuần 33 - Tiết 129,130 THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định chủ đề và lựa chọn được cuốn sách có nội dung phù hợp để đọc và giới thiệu - Chia sẻ được những điều thú vị nhất về cuốn sách đã đọc - Giới thiệu tên cuốn sách hay và thuyết phục các bạn cùng đọc. 2. Năng lực: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… - Năng lực thu thập và lựa chọn được cuốn sách phù hợp, hay, bổ ích. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách - Năng lực phân tích, so sánh đánh giá, liên hệ những vấn đề trong cuộc sống được gợi ra từ cuốn sách. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực, yêu sách , trân quý những tình cảm cao đẹp được gợi ra từ sách. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. 2. Học liệu - Phiếu học tập. - Một số cuốn sách hoặc tác phẩm văn học. - Pô-xtơ, các mẫu nhật kí đọc sách. * Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi, phiếu học tập Nhan đề Mở đầu Thế giới từ trang sách Bài học từ trang sách Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy? Phần mở đầu có gì đáng chú ý? Vì sao? Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đó? Những gì còn đọng lại trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu ( 5p) 1) Mục tiêu: Giúp HS - Lựa chọn được những chủ đề của dự án. - Khám phá tri thức Ngữ văn. b) Nội dung: - GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến những tác phẩm đã học, từ đó tổ chức cho HS chơi trò chơi. - HS thi đua sưu tầm tên sách hoặc cuốn sách cần đọc nhất theo chủ đề của dự án. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe câu hỏi và tổ chức trò chơi “Ngôi nhà của những người yêu sách”: ? Cho biết hình ảnh trên minh họa cho văn bản nào? Thuộc chủ đề nào đã học? - Tổ chức trò chơi cho HS sưu tầm tên sách hoặc những cuốn sách liên quan đến chủ đề vừa tìm. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, thực hiện theo yêu cầu và tham gia trò chơi.. - HS hợp tác tiến hành làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả phiếu học tập hoặc bảng phụ nhóm mình. GV theo dõi, hỗ trợ HS khuyến khích các em chưa chủ động tham gia trong hoạt động nhóm . B3: Báo cáo thảo luận - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc. - Viết tên chủ đề dự án và kết nối vào dự án “Cuốn sách tôi yêu” 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (75 phút) Hoạt động 2.1 Giới thiệu tri thức Ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về VB nghị luận văn học b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? VB nghị luận văn học là gì? ?Lí lẽ là gì? Bằng chứng trong VB được lấy từ đâu? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học II. Giới thiệu tri thức Ngữ văn 1. VB nghị luận văn học - Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại,... Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới. - Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,... - Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học. Hoạt động 2.2 Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách Hoạt động 2.2.1. Trước khi đọc a) Mục tiêu: Xây dựng hoặc thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. b) Nội dung: GV hướng dẫn cho các em thiết kế, HS sẽ cùng nhau xây dựng một góc đọc sách. c) Sản phẩm: Góc đọc sách của các em. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV giao nhiệm vụ cho HS ở tiết trước: về nhà tìm kiếm, chuẩn bị một số cuốn sách theo chủ đề đã chọn để tiết này cùng thiết kế góc đọc sách của lớp. GV hướng dẫn HS xây dựng cây đọc sách với các mẫu nhật kí đọc sách, mẫu phiếu ghi chép về sách của nhóm hoặc cá nhân. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đem quyển sách mà mình đã chuẩn bị lên và cùng nhau thiết kế góc đọc sách của mình. GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện. B3: Báo cáo, thảo luận: Hoàn thành góc đọc sách. B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét hoạt động thiết kế của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. ? Cần làm gì trước khi đi vào nội dung đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng I. Trước khi đọc - Thiết kế một góc đọc sách nhỏ - Mang một vài cuốn sách hay - Chia sẻ những điều thú vị nhất mà mình cảm nhật được từ cuốn sách đó - Kể tên và thuyết phục các bạn cùng đọc một số cuôn sách Hoạt động 2.2.2. Cùng đọc và trải nghiệm a) Mục tiêu: Giúp HS cùng nhau đọc, nắm bắt được những thông tin về các cuốn sách mà mình lựa chọn và chia sẻ, giới thiệu về nó. b) Nội dung: - HS cùng đọc và chia sẻ những thông tin về cuốn sách của nhóm mình cho các nhóm khác. - GV hướng dẫn HS cách đọc và ghi chép những thông tin cần thiết trong quá trình đọc. Kết hợp phương pháp hợp tác và kỹ thuật phòng tranh. c) Sản phẩm: Pô-xtơ của HS. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn HS chia nhóm đọc và lựa chọn cuốn sách của nhóm mình và đưa ra những nội dung cần chia sẻ như đã gợi ý ở phần 2 SGK/99. - Tổ chức cho HS đọc theo hình thức luân phiên nhau đọc cho nhóm nghe (nên khuyến khích HS lựa chọn những cuốn có dung lượng ngắn vì thời gian có hạn). - GV hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức chia sẻ, giới thiệu cuốn sách mà mình đã đọc như: sáng tác pô-xtơ minh họa kết hợp giới thiệu hoặc xây dựng các đoạn phim ngắn thuyết trình (đã chuẩn bị trước) và tiến hành giới thiệu. - GV cũng có thể tổ chức cho các em đọc ngoài giờ lên lớp. Thời gian trên lớp HS cùng chia sẻ thông tin về cuốn sách mà nhóm đã đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Cùng nhau đọc, sáng tạo pô- xtơ của nhóm theo các nội dung GV đã giao cho. - Tiến hành giới thiệu, chia sẻ thông tin đã thu thập được qua hoạt động đọc. GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS lên giới thiệu pô-xtơ. HS đại diện nhóm lên treo Pô-xtơ của nhóm (hoặc các video…) và giới thiệu về cuốn sách của nhóm mình. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại hoạt động. II. Cùng đọc và trải nghiệm Sách hay cùng đọc - Mẫu po-xtơ cho hs tham khảo. Hoạt động 2.2.3. Cuốn sách yêu thích a) Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về cuốn sách mà mình yêu thích. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, cho HS giới thiệu về những điều thú vị trong cuốn sách yêu thích mà mình đã đọc theo quan điểm cá nhân. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm đọc một cuốn sách mà em cho là hay nhất, yêu thích nhất, viết ra những thông tin về cuốn sách và những điều thú vị trong cuốn sách ấy theo phần câu hỏi gợi ý SGK/100 bằng phiếu giao viêc. - GV tổ chức thuyết trình theo hình thức quay số hoặc bốc thăm để chọn người thực hiện. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện theo nhóm - Lựa chọn và đọc cuốn sách mà mình thích, viết ra những thông tin và điều thú vị về cuốn sách vừa đọc (làm ở nhà). - HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân theo hình thức thuyết trình trực tiếp hoặc quay video… GV - Theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình chia sẻ của HS. B3: Báo cáo, thảo luận GV:Yêu cầu các nhóm giới thiệu về sản phẩm nhóm mình. HS: - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu đã đọc về cuốn sách đó). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung những thông tin cần thết cho HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau. III. Cuốn sách yêu thích -HS trình bày thuyết trình về một cuốn sách mà mình yêu thích -HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân theo hình thức thuyết trình trực tiếp hoặc quay video… Hoạt động 2.2.4: Gặp gỡ tác giả a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS: đọc VB Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi, thông qua văn bản này chúng ta cần nhận ra được đặc điểm của VB nghị luận văn học GV yêu cầu HS: đọc văn bản theo nhóm. Chú ý các thông tin mục “theo dõi” để tìm các lĩ lẽ của người viết và các bằng chứng được nêu ra để minh hoạ, làm rõ cho lí lẽ.: - GV yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau. Nhóm nào nhiều đáp án đúng sẽ giành chiến thắng: Câu a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là ‘ người con của núi”? A. Vì nhà thơ có nhiều bài thơ viết về núi rừng, cỏ cây, hoa lá của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. B. Vì nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. C. Vì trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”, của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. D. Vì Lò Ngân Sủn là tác giả của những bài thơ tiêu biểu về núi rừng như Chiều biên giới, Trời và đất, Di trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông. Câu b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài. A. Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. B. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn như một phẩn hồn thơ Lò Ngân Sủn. c. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông đều mang âm vọng của núi, mênh mang lời của núi. D. Vậy điểu gì đã nuôi dưỡng và bổi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông? Câu c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết? A. Lí lẽ B. Bằng chứng Câu d. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đẩu? A. Giải thích rõ và chứng minh cho vấn đề được nêu ra để bàn luận B. Làm bằng chứng cho vấn đề được nêu ra để bàn luận c. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận D. Tổng hợp và kết luận về vấn để đã được nêu ra để bàn luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: a. A, b. A, c. D, d. D Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức. IV. Gặp gỡ tác giả VB: Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi l -Là văn bản nghị luận văn học: - Là loại VB bàn về một vấn đề văn học, đó là bàn về nhà thơ Lò Ngân Sủn. - Lĩ lẽ trong VB là nhận định của tác giả về nhà thơ Lò Ngân Sủn: thơ ông là những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. - Dẫn chứng đưa ra là những câu thơ của nhà thơ đã viết. Hoạt động 2.2.5: Phiêu lưu cùng trang sách a. Mục tiêu: Biết được sự tương đồng và khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ cho HS trước khi đến lớp: Đọc truyện cổ tích Tấm Cám. - GV yêu cầu HS tại lớp: Cùng xem một trích đoạn bộ phim Tấm Cám - chuyện chưa kể được chuyển thể thành phim của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân. - Sau khi xem xong, HS thực hiện các nhiệm vụ sau: + Thảo luận và so sánh để thấy điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung và hình thức của phim và truyện. + Thiết kế một pô-xtơ để giới thiệu bộ kim đã xem. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS chỉ ra được điểm tương đồng, khác biệt: - Tương đồng: phim giữ nguyên cốt truyện, kể về những thử thách mà Tấm phải trải qua. - Khác biệt: Phim có sử dụng âm nhạc, đầu tư hình ảnh diễn viên… nên hấp dẫn người xem. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng V. Phiêu lưu cùng trang sách * So sánh sự khác biệt giữa sách và phim chuyển thể - Tương đồng: Phim giữ nguyên cốt truyện, kể về những thử thách mà Tấm trải qua. - Khác biệt: Phim có sử dụng âm nhạc, đầu tư hình ảnh, diễn viên,..-> hấp dẫn thu hút người xem. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP( 5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS: So sánh đặc điểm vủa VB nghị luận và VB nghị luận văn học để chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập B3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG( 5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Vẽ lại bìa của một cuốn sách mà em yêu thích hoặc vẽ lại một hình ảnh mà em ấn tượng nhất trong cuốn sách đã đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và thực hành vẽ và trang trí ở nhà. GV phối hợp với GV dạy Mỹ thuật để đánh giá HS bằng điểm số. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho phần Viết. GV yêu cầu HS: Em có thể kể tên thêm một số bộ phim mà em biết được chuyển thể từ các tác phẩm văn học. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài, hoàn thiện bài tập - Soạn bài:Thách thức thứ hai: sáng tạo cùng tác giả Ngày soạn: 03/5/2025 Ngày giảng: 08,09/5/2025 Tuần 33 – Tiết 131,132 THÁCH THỨC THỨ HAI: SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ (tiếp theo) Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Xác định chủ đề và lựa chọn được cuốn sách có nội dung phù hợp để đọc và giới thiệu - Chia sẻ được những điều thú vị nhất về cuốn sách đã đọc - Giới thiệu tên cuốn sách hay và thuyết phục các bạn cùng đọc. 2. Về năng lực - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v… - Năng lực thu thập và lựa chọn được cuốn sách phù hợp, hay, bổ ích. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách - Năng lực phân tích, so sánh đánh giá, liên hệ những vấn đề trong cuộc sống được gợi ra từ cuốn sách. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, yêu sách, trân quý những tình cảm cao đẹp được gợi ra từ sách. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - Tư liệu; Phiếu đánh giá theo tiêu chí * Công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi, phiếu học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu - Thời lượng: 5p a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, dẫn dắt vào bài b. Nội dung: GV trình bày vấn đề c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập ?Em đã đọc cuốn sách nào rồi? Hãy chia sẻ về cuốn sách ấy? Sau khi đọc xong, để chia sẻ về cuốn sách, em có những hình thức nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ Gv quan sát, lắng nghe gợi mở Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ Bước 4: Kết luận, nhận định Dự kiến câu trả lời: HS chia sẻ về cuốn sách đã đọc. HS có thể kể ra các hình thức chia sẻ như: kể tóm tắt lại, vẽ tranh, làm một bài thơ ngắn về cuốn sách, …. GV dẫn dắt vài bài: Mỗi cuốn sách là đứa con tinh thần của tác giả. Khi đọc sách, chúng ta không ngừng thưởng thức mà còn sáng tạo cùng tác giả hay chia sẻ suy nghĩ về một vấn đề đời sống mà cuốn sách gợi ra. Và có nhiều cách mà em và các bạn thu hoạch được sau khi đọc sách. Trong đó việc sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách, hoặc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách là điều rất có ý nghĩa. Dự kiến sản phẩm -HS chia sẻ trải nghiệm 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới -Thời gian: 75 phút a. Mục tiêu: Biết cách thể hiện, minh hoạ cho nội dung một cuốn sách -Sáng tạo được các sản phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách yêu thích. b. Nội dung: HS được yêu cầu lựa chọn và thực hiện một trong các nội dung sau: - Sáng tác thơ (dạng thơ tự sự thuật lại một sự việc trong cuốn sách hoặc dạng thơ trữ tình - trình bày cảm nhận khi đọc sách) - Kể chuyện sáng tạo (chọn một đoạn truyện) - Dựng phim ngắn (chọn đoạn truyện tiêu biểu) - Nếu được đề nghị thiết kế bìa minh họa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em thiết kế như thế nào? (vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm thiết kế) - Vẽ chibi hình ảnh nhân vật em yêu thích - Nếu được đề nghị viết lời tựa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em sẽ viết như thế nào? c. Sản phẩm: Các sản phẩm nghệ thuật của HS được lấy ý tưởng từ cuốn sách. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - Cuối tiết học trước, GV: + Hướng dẫn HS các hình thức có thể sử dụng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến cuốn sách yêu thích. + Hướng dẫn HS thành lập 06 nhóm theo sở trường. + Hướng dẫn HS chọn cử Ban giám khảo, thư kí, người dẫn chương trình cho buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án. - Trong tiết học này: + Nêu yêu cầu của buổi báo cáo + Mời người dẫn chương trình điều hành hoạt động báo cáo dự án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: * Tại nhà: - HS: + Các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí, phân công nhiệm vụ thiết kế sản phẩm, thuyết trình sản phẩm cho từng thành viên. + Ban Giám khảo, thư kí thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm (xin ý kiến hướng dẫn của GV). + Người dẫn chương trình xây dựng kịch bản cho giờ báo cáo. - GV theo dõi, hỗ trợ thường xuyên bằng các hình thức online hoặc offline. * Tại lớp: HS thảo luận trong nhóm cách thức trình bày kết quả dự án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Dẫn chương trình, Ban giám khảo, Ban thư kí làm việc theo nhiệm vụ đã phân công. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án theo điều hành của người dẫn chương trình (có thể bốc thăm thứ tự). - Các nhóm khác quan sát, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. - Ban giám khảo chấm điểm các sản phẩm dự án. - Thư kí công bố kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, biểu dương tinh thần học tập của HS. - Góp ý để các nhóm hoàn thiện sản phẩm nghệ thuật của mình (có thể đánh giá bằng điểm số). - Kết nối sang nội dung sau; Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc Sáng tạo cùng tác giả BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giá sản phẩm sáng tạo nghệ thuật Đạt Chưa đạt 1. Nội dung: phù hợp, phản ánh được nội dung cơ bản với tác phẩm văn học (cuốn sách) 2. Hình thức: - Hài hòa, sáng tạo, có sức cuốn hút. Lời văn (đường nét, màu sắc) dễ hiểu, phù hợp loại hình thể hiện. 3. Lời giới thiệu sản phẩm tự tin, dễ hiểu, có lời chào, lời kết, lời văn có cảm xúc. 4. Phong cách tự tin, đĩnh đạc 3. Hoạt động 3,4: Luyện tập - Vận dụng - Thời lượng: 10p a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để củng cố kiến thức và vận dụng vào thực tiễn b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để tìm đọc cuốn sách em yêu c.Sản phẩm: Văn bản của HS tìm đọc d. Tổ chức thực hiện: ? Em hãy kể tên một số bộ phim mà em biết được chuyển thể từ các tác phẩm văn học? - Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi - Chí Phèo – Nam Cao - Tắt đèn – Ngô Tất Tố... * Hướng dẫn về nhà - Học bài - Thiết kế pô-xtơ giới thiệu cuốn sách em yêu.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.