Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 7 TUẦN 20
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22/01/24 23:51
Lượt xem: 1
Dung lượng: 942.1kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 20/01/2024 Ngày giảng: 23/01/2024 Tiết 77 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm của thành ngữ (về cấu trúc và ngữ nghĩa), từ đó nhận diện được thành ngữ trong câu. - Học sinh hiểu được chức năng của thành ngữ, tác dụng của thành ngữ trong câu, từ đó phân tích được giá trị biểu đạt của thành ngữ trong những trường hợp cụ thể. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và sử dụng thanh ngữ trong hoàn cảnh phù hợp. 3. Phẩm chất - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ngôn ngữ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI Luật chơi: + GV chia lớp thành 2 nhóm + Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên để bốc phiếu trong hộp, mỗi phiếu là 1 thành ngữ (Ba chìm bảy nổi, Bình an vô sự, Cha nào con nấy. Con dại cái mang, Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, Con sâu làm rầu nồi canh, Khỏe như voi, Tứ cố vô thân…) + Đại diện nhóm diễn tả hành động để các thành viên trong nhóm mình đoán và giải thích thành ngữ. Trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời; - GV dẫn dắt vào bài học mới: Thành ngữ của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để nhận diện thành ngữ, biết những đặc điểm và nắm được chức năng cụ thể của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) a. Mục tiêu: nắm được đặc điểm của thành ngữ, từ đó nhận diện được thành ngữ trong câu. Hiểu được chức năng của thành ngữ, tác dụng của thành ngữ trong câu, từ đó phân tích được giá trị biểu đạt của thành ngữ trong những trường hợp cụ thể. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Khái niệm thành ngữ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Dựa vào phần tri thức ngữ văn chúng ta đã học, hãy trình bày lại khái niệm thành ngữ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Đặc điểm và chức năng của thành ngữ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Đọc 2 ví dụ (1), (2) trong sgk và chú ý các cụm từ in đậm. + Các từ in đậm trên thuộc từ loại nào? + Qua ví dụ trên, em hãy nêu đặc điểm của thành ngữ. + Nhận xét từ in đậm trong 4 ví dụ (3,4,5,6). Theo em, cách diễn đạt nào hay hơn, vì sao? (gợi ý: câu 5,6 là cách nói thẳng, nói trực tiếp vào vấn đề  không được mượt mà, không gợi nhiều liên tưởng…) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 3: Ghi nhớ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Vậy theo em, chúng ta cần ghi nhớ những thông tin gì về thành ngữ? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm thành ngữ - Thành ngữ là một cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố. 2. Nhận biết đặc điểm và chức năng của thành ngữ a. Đặc điểm của thành ngữ Ví dụ (1) Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi (Vua chích chòe) (2) Mọi người trong làng luôn đoàn kết, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cho nhau.  Là những tổ hợp chặt chẽ  Nghĩa của mỗi cụm từ đều hàm súc, có tính hình tượng b. Chức năng của thành ngữ Ví dụ (3) Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem lên cho (Sọ Dừa) (4) Lần này hai đội gặp lại nhau, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào (5) Cô đem lòng yêu, có đồ ăn ngon đều giấu đem lên cho (Sọ Dừa) (6) Lần này hai đội gặp lại nhau, chưa biết đội nào sẽ thắng đội nào  Giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng 3. Ghi nhớ - Khái niệm: là một cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố. - Đặc điểm: là những tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ. Nghĩa của mỗi cụm từ đều hàm súc, có tính hình tượng. - Chức năng: giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức Hoạt động nhóm Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 Nhóm 3: bài 3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Ba chân bốn cẳng → (đi/chạy) hết sức nhanh và vội vã, cuống hết lên b. Chuyển núi dời sông → chỉ việc làm lớn lao, phi thường Bài tập 2 a. → Từ ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ (in đậm): đều mất, đi đời, không còn gì, đi tong, chẳng còn gì … b. → Từ ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ (in đậm): (việc) nặng hay nhẹ có đủ cả, sang đến hèn, sang trọng đến tầm thương....  Nhận xét: Sử dụng thành ngữ sẽ giúp việc diễn đạt nghĩa trong câu trở nên súc tích, biểu đạt nghĩa mạnh hơn, gợi nhiều liên tưởng và gây ấn tượng hơn. Bài tập 3 a. → Nội dung của câu trước với câu sau thiếu lôgic (không hợp lí), gây khó hiểu. b. → Nội dung ở câu sau liên quan chặt chẽ với nội dung của câu đứng trước, biểu đạt được điều muốn nói một cách súc tích, gây ấn tượng. Nhận xét: Muốn sử dụng thành ngữ có hiệu quả, biểu đạt được điều muốn nói một cách bóng bẩy, ngắn gọn, … thì người dùng cần hiểu đúng nghĩa của thành ngữ đó. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi THỬ TÀI ĐẶT CÂU Hình thức: gv gọi ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp, học sinh đó có quyền chọn 1 ví dụ để đặt câu, nếu đúng được chỉ 1 bạn trong lớp để thực hiện tiếp trò chơi. + Học một biết mười → Lan là một cô bé thông minh, “học một biết mười”. + Học hay, cày biết → Nam là người “học hay, cày biết” thật đáng ngưỡng mộ. + Mở mày, mở mặt → Tôi cố gắng thi đậu đại học để cha mẹ được “mở mày mở mặt” với người ta. + Mở cờ trong bụng → Tôi vui như “mở cờ trong bụng” khi nhìn thấy tên mình đứng đầu trong kì thi học sinh giỏi cấp thành phố. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. ----------------------------- Ngày soạn: 20/01/2024 Ngày giảng: 23/01/2024 BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG Môn : Ngữ văn, Lớp 7 Số tiết: 12 tiết TIẾT 78 Văn bản 4: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được: + Về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc; phần lớn có vần điệu, nhịp nhàng, cân đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp. + Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống. - HS hiểu được, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác ngôn từ dân gian, thấy được tương quan giữa tục ngữ với các loại sáng tác ngôn từ dân gian khác như ca dao, vè,… Từ đó, các em có khả năng đọc hiểu những câu tục ngữ lưu truyền trong đời sống, biết vận dụng trong một số tình huống giao tiếp. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.. b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Hiểu biết và trân trọng những nét đẹp của văn học dân gian Việt Nam. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các câu tục ngữ tương ứng. - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Ráng mỡ gà có nhà thì giữ - Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt - Tấc đất tấc vàng - GV dẫn dắt vào bài mới: Tục ngữ là một kho tàng những câu nói dân gian phong phú và đa dạng. Người ta vẫn thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời sống đã được đúc kết, mang tính chính xác cao. Vốn dĩ tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu ổn định và dễ thuộc, dễ nhớ, nên không chỉ sử dụng trong văn học, mà tục ngữ còn dùng trong tình huống giao tiếp thường ngày. Trong bài học hôm nay – Một số câu tục ngữ Việt Nam, chúng ta sẽ cùng đi khám phá thêm thật nhiều những câu tục ngữ dân gian dể nâng cao hiểu biết và tri thức văn học của mình nhé. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30’) Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (7 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Theo em, chúng ta nên đọc văn bản với giọng như thế nào? - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoàn thiện PHT về thể loại tục ngữ - Tìm hiểu về văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam (xuất xứ, bố cục) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi, hoàn thiện phiếu học tập - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Đọc tách bạch từng câu, ở mỗi câu nhịp điệu rành mạch, âm lượng vừa phải, dễ nghe - Sử dụng các chiến lược đọc, suy diễn b. Chú thích - Cần: siêng năng, chăm chỉ - Tày: bằng - Nề: ngại (nghĩa trong văn bản) 2. Tác phẩm a. Thể loại tục ngữ Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian Tác giả: dân gian Hình thức: Câu nói ngắn gọn Nội dung: Kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất; con người, xã hội. Nghệ thuật: + Những câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn + Giàu hình ảnh, sử dụng so sánh, ẩn dụ + Gieo vần, cấu trúc cân đối. Phạm vi sử dụng: Đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. b. Văn bản “Một số câu tục ngữ Việt Nam” - Xuất xứ: trích “Kho tàng tục ngữ Việt Nam” – Nguyễn Xuân Kính chủ biên - Bố cục: 2 phần + Phần 1: câu 1 5: Kinh nghiệm về thời tiết + Câu 6  8: Kinh nghiệm về lao động sản xuất + Câu 9  15: Kinh nghiệm về đời sống xã hội Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được hình thức và nội dung của 15 câu tục ngữ trong bài b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh hoàn thiện PHT - Hình thức: GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thiện phiếu học tập theo mẫu. - Thời gian: 5 phút + GV hỏi mở rộng : Câu tục ngữ nào trong bài này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng trong ca dao của người Việt? Nêu thêm câu tục ngữ có hình thức tương tự.  Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao  Lục bát  Cười người chớ vội cười lâu Cười người hôm trước, hôm sau người cười Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, mở rộng kiến thức: II. Khám phá văn bản 1. Hình thức của những câu tục ngữ Số câu/ tiếng Gieo vần Ngắt nhịp Nhận xét 1 1 câu, 8 tiếng May- bay 3/3/2 -Dung lượng ngắn (1 đến hai câu) - Cấu trúc cân đối nhịp nhàng. - Có hoặc không gieo vần (vần lưng/ vần chân; vần liền/ vần cách) * Dễ nhớ, dễ thuộc 2 2 câu, mỗi câu 6 tiếng Ra-sa 2/2/2 2/2/2 3 2 câu, mỗi câu 8 tiếng Chang- ngàn 4/4 4/4 4 2 câu, mỗi câu 7 tiếng Năm- nằm Mươi- cười 3/2/2 3/2/2 5 1 câu, 6 tiếng Trưa- mưa 3/3 6 1 câu, 8 tiếng Phân- cần 2/2/2/2 7 1 câu, 6 tiếng Dưa- mưa 3/3 8 1 câu, 10 tiếng Năm- tằm 4/2/4 9 1 câu, 5 tiếng Sống- đống 2/3 10 1 câu, 6 tiếng Sạch- rách 3/3 11 1 câu, 6 tiếng Thầy- mày 2/2/2 12 1 câu, 6 tiếng Thầy- tày 2/2/2 13 1 câu, 7 tiếng Nghề- nề 3/4 14 1 câu, 6 tiếng 2/2/2 15 1 cặp lục bát Non- hòn 2/2/2 4/4 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV áp dụng kĩ thuật: TRÌNH BÀY MỘT PHÚT - GV đọc lần lượt các câu tục ngữ - HS trình bày ý hiểu của em về câu tục ngữ đó trong 1 phút (Gợi ý mô hình phân tích tục ngữ) + Nội dung câu tục ngữ + Nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ + Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ - Sau khi tìm hiểu câu 11,12. GV tổ chức trò chơi: HÙNG BIỆN HỌC ĐƯỜNG. VẤN ĐỀ BÀN LUẬN: Ý NGHĨA CỦA CÂU TỤC NGỮ 11 VÀ 12 MÂU THUẪN, LOẠI TRỪ NHAU - Hình thức: chia làm 2 nhóm (bênh >< chống) - Thời gian: 5 phút  Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: Nếu câu này đúng thì câu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại. Sở dĩ như vậy là vì các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể - Sau khi tìm hiểu xong 15 câu tục ngữ, GV hỏi mở rộng: Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa, nhưng vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Nội dung câu tục ngữ Câu 1. - Nghệ thuật: + Hai vế câu đối nhau + Kết cấu: nhân – quả  Cách thể hiện nghĩa trực tiếp - Nội dung: + Kinh nghiệm dự báo thời tiết + Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. - Tình huống vận dụng: Giúp con người phòng tránh trước hiện tượng bão lụt và sắp xếp thời gian một cách hơp lí. Câu 2. - Nghệ thuật: + Hai vế câu đối nhau + Sử dụng thành ngữ «bão táp mưa sa»  Thể hiện nghĩa trực tiếp - Nội dung: + Kinh nghiệm dự báo thời tiết + Kiến cánh bay ra nhiều, dọn tổ lên chỗ cao báo hiệu sắp có mưa hoặc bão lụt. - Tình huống vận dụng: Giúp con người phòng tránh trước hiện tượng bão lụt và sắp xếp thời gian một cách hơp lí. Câu 3 - Nghệ thuật: + Hai vế câu đối nhau + Điệp ngữ: “Mây kéo” + Kết cấu: nhân – quả  Cách thể hiện nghĩa trực tiếp - Nội dung: mây ùn ùn kéo về phía biển thì trời nắng, mây kéo từ phía biển vào lên mạn ngược, có hơi nước thì mưa to - Tình huống vận dụng: Giúp con người phòng tránh trước hiện tượng mưa nắng và sắp xếp thời gian một cách hơp lí. Câu 4 - Nghệ thuật: nói quá, phóng đại, sử dụng phép đối  Cách nói ẩn dụ - Nội dung: Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài - Tình huống vận dụng: Câu tục ngữ giúp người dân lao động chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa Câu 5. - Nghệ thuật: Phép đối, vần lưng  Cách thể hiện trực tiếp - Nội dung: Ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt. Ngày mưa trời âm u nên tối sớm. - Tình huống vận dụng: Giúp con người phòng tránh trước hiện tượng mưa nắng và sắp xếp thời gian một cách hơp lí. Câu 6 - Nghệ thuật: + Dùng từ Hán Việt: nhất, nhì, tam, tứ + Liệt kê  Cách thể hiện trực tiếp - Nội dung: Chỉ ra 4 yếu tố quan trọng trong lao động sản xuất cần đảm bảo để mùa màng bội thu - Tình huống vận dụng: Vận dụng trong sản xuất nông nghiệp sắp xếp thứ tự ưu tiên các yếu tố. Câu 7 - Nghệ thuật: Phép đối  Cách thể hiện trực tiếp - Nội dung: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến cây trồng đặc thù. Khí hậu nào thích hợp giống cây đó như mùa nắng trồng dưa mùa mưa trồng lúa - Tình huống vận dụng: Vận dụng trong sản xuất nông nghiệp để sắp xếp mùa vụ và cây trồng hợp lí, đạt năng suất Câu 8 - Nghệ thuật: + Phép đối : ba năm , một lứa + So sánh hơn: không bằng  Cách thể hiện nghĩa trực tiếp - Nội dung: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Chăn tằm thu hoạch có lời hơn làm ruộng rất nhiều. - Tình huống vận dụng: Kinh nghiệm lao động sản xuất khuyên con người nên lựa chọn chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế nhanh hơn và cao hơn. Câu 9 - Nghệ thuật: so sánh hơn  Cách nói ẩn dụ - Nội dung: Kinh nghiệm về con người, xã hội, khẳng định giá trị và tôn vinh giá trị của con người - Tình huống vận dụng: Khuyên con người trong mọi tình huống điều quý giá nhất là sự sống. Ngầm so sánh giá trị con người hơn hẳn tiền bạc vật chất. Câu 10 - Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ - Nội dung: + Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho + Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch - Tình huống vận dụng: - Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình. ⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng Câu 11 - Nghệ thuật: nói quá - Nội dung: khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người - Tình huống vận dụng: Khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải Câu 12 - Nghệ thuật: so sánh, điệp. Câu tục ngữ với hai vế câu so sánh. Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau – vừa nhấn mạnh việc học thầy, vừa nhấn mạnh việc học bạn - Nội dung: Câu tục ngữ đề cao việc học hỏi bạn bè của mỗi người - Tình huống vận dụng: Khuyên nhủ con người cần biết học tập từ bạn bè, cuộc sống Câu 13 - Nghệ thuật: cấu trúc cân đối - Nội dung: Khẳng định việc học cần phải dấn thân, chăm chỉ, chịu khó, không ngại học hỏi.  Kinh nghiệm về xã hội - Tình huống vận dụng: Khuyên nhủ con người cần học hỏi, chăm chỉ chịu khó, không ngại khó, ngại khổ và luôn cần chủ động trong công việc. Câu 14 - Nghệ thuật: ẩn dụ - Nội dung: + Nghĩa đen: Khi thưởng thức quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng. + Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn. - Tình huống vận dụng: Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người giúp mình, hi sinh vì mình… Câu 15 - Nghệ thuật: ẩn dụ - Nội dung: + Nghĩa đen: một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn. + Nghĩa bóng: vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống - Tình huống vận dụng: Chỉ có đoàn kết mới đem lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại Hoạt động 2.3 (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Nội dung Tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống. Tục ngữ thực sự là kho tàng trí tuệ của nhân dân, được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “SÂU CHUỖI TỤC NGỮ” - Hình thức: hoạt động cá nhân - Yêu cầu: sâu chuỗi, sắp xếp lại thứ tự những gợi ý để được câu tục ngữ đúng - Thời gian: 10 giây/ câu Câu 1. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt Câu 2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền Câu 3. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa Câu 4. Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành 2 nhóm và bốc thăm lựa chọn nhiệm vụ - Team xây dựng hội thoại: Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5-7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.  Anh A: Dạo này làm ăn thế nào? Anh B: Ôi! Chán lắm anh ạ! Chả có ma nào vào mua. Anh A: Anh đã kiểm tra khâu sản phẩm chưa? Anh B: Hàng hoá thì tôi nhập hết ấy mà, có tự làm cái nào đâu. Nhập cho nhanh anh ạ! Anh A: Ối! Anh nên tìm tòi mà học hỏi họ cách làm đi chứ, “muốn lành nghề chớ nề học hỏi mà” - Team phân tích tục ngữ: Chọn 1 câu tục ngữ mà em thích nhất, viết đoạn văn (10-12 câu) phân tích câu tục ngữ đó và nêu bài học em rút ra.  Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có biết bao nhiêu câu tục ngữ hay, ý nghĩa. Nhưng em tâm đắc nhất với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong câu tục ngữ, tác giả dân gian đã nhắc nhở chúng ta về bài học đạo lý làm người: khi được nhận những điều tốt đẹp, sự giúp đỡ của người khác, khi được “ăn quả” thì chúng ta phải “nhớ”- biết ơn những người giúp đỡ chúng ta- “kẻ trồng cây”. Qua việc sử dụng biện pháp ẩn dụ “ăn quả” chúng ta ý thức sâu sắc hơn về những điều chúng ta đang có. Đó có thể là gia đình cho ta một mái ấm, là nhà trường nơi dạy ta những lẽ phải, điều hay, là một cốc nước mát lành trong cơn khát…Tất cả những điều tốt đẹp đó không bỗng dưng chúng ta có được mà đều cần nhờ tới những người “trồng cây”. Họ chính là cha mẹ, là thầy cô, là những người giúp đỡ chúng ta, cho ta những điều tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta hãy luôn ghi nhớ công ơn đó. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn là lời nhắc nhở có giá trị trong cuộc sống hôm nay. * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 22/01/2023 Ngày dạy: 26/01/2024 Tiết 79 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu, nắm được đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá, những tên gọi khác nhau của biện pháp tu từ này (phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ…), các cách thức thể hiện biện pháp tu từ nói quá, mục đích của việc sử dụng nói quá trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn học. - Học sinh nhận diện và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những trường hợp cụ thể, biết vận dụng biện pháp nói quá một cách phù hợp. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những trường hợp cụ thể, biết vận dụng biện pháp nói quá một cách phù hợp. 3. Phẩm chất - Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ngôn ngữ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ + Đen như cột nhà cháy + Nhanh như chớp + Chậm như rùa + Gầy như que củi + Ăn như mèo + Ném tiền qua cửa sổ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời - GV dẫn dắt vào bài học mới: Chắc hẳn trong cuộc sống, các em đã từng nghe đến những câu nói như vậy! Có thể thấy, không chỉ trong quá trình giao tiếp, mà cả trong văn thơ, ca nhạc, điện ảnh,… chúng ta có sử dụng cách nói phóng đại sự thật. Vậy cách nói này là gì và có tác dụng ra sao? Bài học thực hành tiếng việt Biện pháp tu từ nói quá ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10’) a. Mục tiêu: nắm được kiến thức về định nghĩa, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Khái niệm nói quá Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra ví dụ và đặt câu hỏi: Hãy chú ý vào các từ in đậm và nhận xét chúng. Có thể thay từ in đậm bằng từ khác được không? Vì sao?  Nói quá sự thật  Có thể thay thế: (1) Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười rất ngắn (2) Mồ hôi đổ rất nhiều Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Đặc điểm của BPTT nói quá Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu: nối cột A với cột B để tìm hiểu về đặc điểm của BPTT nói quá Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 3: Tìm hiểu chức năng của BPTT nói quá Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành phiếu so sánh ví dụ (1,2) ở mục 1 với 2 ví dụ sau: (3)- Đêm tháng năm ngắn Ngày tháng mười ngắn. (4)- Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi rơi nhiều và liên tục.  VD (1,2) hay, gây nhiều ấn tượng VD (3,4) Bình thường, không gây ấn tượng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Hình thành kiến thức 1. Khái niệm nói quá: Xét ví dụ: (1)- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) (2)- Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao)  Nói quá sự thật  Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, mức độ, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười. 2. Đặc điểm của BPTT nói quá - Phóng đại quy mô - Phóng đại tính chất - Phóng đại mức độ 3. Chức năng của BPTT nói quá - Nhấn mạnh ý - Gây ấn tượng - Tăng sức biểu cảm cho lời văn * Lưu ý - Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu. - Để nhận ra biện pháp nói quá cần đối chiếu nội dung lời nói với thực tế. Phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen). Hoạt động 3: Luyện tập (25’) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 1,2 - Bài tập 3: GV tổ chức trò chơi “ĐẶT CÂU KHÔNG HỀ KHÓ” a. Buồn nẫu ruột b. Rụng rời chân tay c. Cười vỡ bụng d. Mệt đứt hơi Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, làm bài Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 Ví dụ Biểu hiện của nói quá Tác dụng của nói quá b. Cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn một mẩu. Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn hơn bình thường.  Để tạo ấn tượng. c. Tát bể đông cũng cạn Cách nói phóng đại đến mức phi lí bởi không ai có thể “tát cạn bể đông”  Làm nổi bật tầm quan trọng của sự hòa thuận vợ chồng Bài tập 2 a. Nói quá b. Nói khoác c. Nói quá d. Nói khoác  So sánh nói quá và nói khoác - Giống nhau: Đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. - Khác nhau: + Nói quá: Chỉ là phóng đại tính chất quy mô,…của đối tượng nhằm nhấn mạnh, gây cười + Nói khoác: Bịa đặt, dựng chuyện “từ không thành có”, cố làm cho người khác tin. Bài tập 3 a. Đừng trêu tớ nữa, bài kiểm tra toán vừa rồi tớ được có 4 điểm, tớ đang buồn nẫu ruột đây. b. Nghe tin bà mất, tôi rụng rời chân tay. c. Ngồi nghe thầy kể chuyện, chúng tôi được một trận cười vỡ bụng. d. Mới chạy được một đoạn đường ngắn mà tôi thấy mệt đứt hơi. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN NÀO? Sửa các câu dưới đây thành câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá (1), Anh ấy chạy rất nhanh. (2), Trăng đêm nay thật sáng. (3), Trời nóng quá, khiến người khác cảm thấy thật khó chịu. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------ Ngày soạn: 22/01/2023 Ngày dạy: 26/01/2024 Tiết 80: Văn bnar 5: CON HỔ CÓ NGHĨA Vũ Trinh I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm được nội dung bài học và những tri thức cơ bản về văn bản, tiếng Việt phục vụ bài học. - Định hướng cho HS những giá trị nhân văn được tác giả khẳng định trong VB. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con hổ có nghĩa. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con hổ có nghĩa. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - HS có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV dẫn 2 cầu tục ngữ (1) Uống nước nhớ nguồn (2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Hai câu tục ngữ trên có điểm chung gì về chủ đề?  Chủ đề: sự biết ơn, sống có tình, có nghĩa… - GV dẫn dắt vào bài mới: Như chúng ta đã biết dân tộc Việt Nam chúng tatừ xưa đến nay luôn có những phẩm chất, truyền thống quý báu: sống trọn tình, trọn nghĩa, luôn yêu thương, giúp đỡ nhau và đặc biệt là những người gặp hoạn nạn…. Chính vì vậy, bên cạnh văn học dân gian, văn học viết cũng luôn khai thác vấn đề này. Và trong đó có văn bản “Con hổ có nghĩa” là tiêu biểu nhất. Trong buổi học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Đọc và tìm hiểu chung (7 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Theo em, chúng ta nên đọc văn bản với giọng như thế nào? - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả Vũ Trinh - Hoàn thiện phiếu học tập. - Học sinh thảo luận theo bàn và hoàn thiện phiếu học tập - Thời gian: 5 phút Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi, hoàn thiện phiếu học tập - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Gọi 2 học sinh (mỗi học sinh đọc 1 câu chuyện) - Giọng đọc: to, rõ ràng, dứt khoát, tách bạch từng câu b. Chú thích - Bà đỡ: người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ - Lạng: đơn vị đo khối lượng thời xưa, xấp xỉ bằng 37,8 g - Tiều phu: người làm nghề đốn củi 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả - Vũ Trinh (1759 - 1828) - Quê: Bắc Ninh - Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từ nhỏ nổi tiếng là thần đồng sách - Sáng tác cả thơ và văn xuôi - Sáng tác tiêu biểu: Cung oán thi tập, Sử Yên thi tập, Lan Trì kiến văn lục… b. Tác phẩm - Thể loại: Truyện truyền kì - Xuất xứ: Là truyện thứ 8 trong 45 truyện ngắn viết bằng chữ Hán trong Lan trì kiến văn lục - Nhân vật trung tâm: Con hổ, bà đỡ Tần, bác tiều phu - Bố cục: 2 phần - Tóm tắt: + Câu chuyện thứ nhất: Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ đã cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà một cục bạc. Câu chuyện thứ hai: Bác tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết. Hoạt động 2.2: Khám phá văn bản (20 phút) a. Mục tiêu: - Nắm được, hiểu được những câu chuyện của bác tiều phu và bà đỡ Trần khi giúp đỡ con hổ gặp nạn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà tác giả gửi gắm qua văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 2.1. Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 2 nhóm + Nhóm 1: PHT số 2 (câu chuyện Bà đỡ Trần giúp hổ sinh con) + Nhóm 2 :PHT số 3 (câu chuyện bác tiều phu giúp hổ mắc xương) - Yêu cầu: hoàn thiện phiếu học tập và cử đại diện 1 bạn báo cáo, thuyết trình trước lớp - Thời gian: thảo luận nhóm 10 phút, báo cáo 3 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, mở rộng kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Câu chuyện bà đỡ Trần giúp hổ sinh con Con hổ Bà đỡ Trần Hoàn cảnh - Con hổ cái đang trong cơn đau đẻ  đi tìm người đỡ đẻ  Tình huống khẩn cấp và nguy hiểm - Bà đỡ Trần là bà đỡ duy nhất ở huyện Đông Triều. - Nghe tiếng gõ cửa  mở cửa  bị con hổ chồm tới cõng bà đi  Hoàn cảnh nguy hiểm, tình huống bất ngờ.  Bà vô cùng sợ hãi, sợ hổ ăn thịt mình. Hành động - Chỉ dẫn bà nhìn hổ cái và chảy nước mắt - Đùa giỡn với con - Đến bên, quỳ xuống, nhìn bà và đưa ra một khối bạc. - Ra hiệu đưa bà trở về - Quỳ xuống, cúi đầu quẫy đuôi tiễn biệt và gầm lớn một tiếng - Thấy gì đó động đậy trong bụng  đoán sắp đẻ  lấy thuốc kích đẻ hòa vào nước suối cho hổ uống - Xoa bóp bụng cho hổ cái - Nhận bạc và buộc vào thắt lưng - “Xin chúa sơn lâm hãy quay về” Kết quả - Hổ cái sinh con thành công - Đỡ đẻ thành công cho hổ cái - Được trả ơn bằng một khối bạc  cứu sống bà (mất mùa) Ý nghĩa - Là con vật có tình với người thân, có nghĩa với ân nhân - Dũng cảm, biết vượt qua nỗi sợ để giúp đỡ người khác - Có kinh nghiệm làm việc và tình thương với con vật. Nghệ thuật - Nhân hóa (con vật có hành động, tính cách, suy nghĩ như con người)  Hình ảnh con vật rõ nét, sinh động - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật  Nhân vật sinh động, có hồn, thể hiện rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật 2. Câu chuyện bác tiều phu giúp hổ mắc xương Con hổ Bác tiều phu Hoàn cảnh - Bị hóc xương, đau đớn, vật vã, nhảy lên vật xuống, máu chảy lênh láng, nhớt dãi trào ra vì lấy chân móc họng.  Tính mạng đang gặp nguy hiểm - Đang kiếm củi ở chân núi  thấy ngọn núi lay động không ngớt  vác búa đến xem  thấy con hổ đang cào đất…. Hành động - Cào đất, nhảy lên nhảy xuống, lấy chân móc họng… - Nằm phục xuống, há miệng cầu cứu - Hổ liếm mép, nhìn rõ khuôn mặt bác tiều rồi bỏ đi - Nhận ra sự việc  Uống rượu để lấy can đảm. - Nói to “Đừng cắn ta…” - Trèo xuống, lấy khúc xương ra khỏi cổ con hổ - Hô lớn: “Có miếng ngon thì nhớ nhau nhé” Kết quả - Con hổ được cứu - Trả ơn bác tiều bằng một con hươu - Lúc bác tiều mất: hổ xuất hiện trước mộ, năm nào đến ngày giỗ cũng đem hươu, lợn đến. - Cứu được con hổ thoát khỏi cái chết - Được hổ trả ơn từ lúc còn sống  mất Ý nghĩa - Tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình.. - Bác tiều phu dũng cảm, có lòng thương loài vật. Sẵn sàng cứu giúp hổ dù biết sự nguy hiểm. Nghệ thuật - Nhân hóa, con hổ biết lắng nghe, có tình cảm như con người - Đối thoại với con hổ - Miêu tả tâm lí nhân vật - Tên gọi “bác tiều phu”  người hiền lành, hay giúp đỡ người hoạn nạn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: + Nêu nhận xét về cách đền ơn của hai con hổ ? + Hoàn thành cây cảm xúc, bài học rút ra sau khi học xong văn bản. (GV cho học sinh ghi ra giấy, rồi dán vào cây) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. GV hỏi mở rộng bài học qua trò chơi CÙNG LÍ GIẢI. 1. Hãy nhận xét về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện.  - Điểm chung: đều là ngôn ngữ, âm thanh của con hổ - Điểm khác biệt: + Con hổ thứ nhất: “gầm lớn”  lời chào ân nhân đang ở khoảng cách xa. + Con hổ thứ hai: “gầm gừ, gào lớn”  gầm gừ như tâm sự, gào lớn khi biết ân nhân đã ra đi 2. Việc tác giả ghép hai câu chuyện vào nhau trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào? Vì hai câu chuyện có nhiều điểm tương đồng: con hổ gặp nạn – con người giúp – con hổ trả ơn - Nếu bớt đi 1 câu chuyện sẽ giảm đi sức thuyết phục, khó truyền tải đạo lí, bài học 2. Bài học rút ra - Con hổ thứ nhất  đền ơn một lần - Con hổ thứ hai  đền ơn mãi mãi  BÀI HỌC VỀ CÁCH “NHẬN” VÀ “TRẢ” ƠN KHI ĐƯỢC GIÚP ĐỠ + Phải biết tri ân, đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình với sự chân thành sâu sắc + Hãy luôn dũng cảm, vượt qua nỗi sợ hãi để sẵn sàng cứu giúp người khác trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy cấp. + Tình yêu thương muôn loài chính là tình cảm to lớn, bền vững, giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hoạt động 2.3. Tổng kết (3 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể loại truyện trung đại với cốt truyện đơn giản - Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. - Sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, miêu tả tâm lí nhân vật… 2. Nội dung Mượn câu chuyện “con hổ có nghĩa”, tác giả muốn mang đến bài học, khuyên con người đề cao chữ “nghĩa” và biết tôn trọng ân nghĩa. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu một hình ảnh liên quan đến bài học và đặt câu hỏi: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (giao HS về nhà làm) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu hs: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-12 câu nêu bài học em rút ra sau khi học xong văn bản “Con hổ có nghĩa” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.