Danh mục
KHBD NGỮ VĂN 6 TIẾT 19,20
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/10/24 00:36
Lượt xem: 1
Dung lượng: 44.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/10/2024 Ngày dạy: 12/10/2024 Tiết 19 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể; - Kiens thức về biện pháp tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. b. Năng lực riêng biệt - Nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ. - Phân tích được công dụng của dấu ngoặc kép, đại từ nhân xưng. 3. Phẩm chất - Hình thành được đức tính: Ham học: Luôn cố gắng vươn lên trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5p) a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân để nhận biết về cấu tạo từ Tiếng Việt c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần giới thiệu của GV d. Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu các ví dụ, yêu cầu HS theo dõi và lựa chọn theo quan điểm cá nhân. Trong hai cách diễn đạt sau, em thích cách diễn đạt nào hơn (chú ý sự khác biệt về cách dùng từ chảy và tư tỏa, từ chảy thường được dùng trong trường hợp nào, ánh nắng chảy cho em hình dung nắng ở đây như thế nào? Tạo sao? Cách 1: Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai Cách 2: Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng tỏa đầy vai *Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS suy nghĩ, trả lời. GV định hướng cho HS Cách 1: Từ chảy: vốn chỉ sự vận động của chất lỏng. Trong dòng thơ Ánh nắng chảy đầy vai: Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng tràn trề trên vai hai cha con và lan tỏa khắp không gian. Cách 2: Từ tỏa: chỉ sự vận động, phân tán ra về các phía, các hướng khác nhau. Trong dòng thơ Ánh nắng tỏa đầy vai chỉ giúp người đọc cảm nhận ánh nắng lan tỏa, chưa gợi lên mà sắc và mức độ lan tỏa thế nào. *Bước 3. Báo cáo kết quả HS bày tỏ quan điểm cá nhân. Lí giải về sự lựa chọn của mình * Bước 4. KL, nhận định. GV dẫn dắt: Cách dùng từ tỏa trong câu thơ trên là cách dùng từ ngữ thông thường. Còn từ chảy là dùng sáng tạo của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Với cách dùng từ chảy, câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về biện pháp ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (7 p) a.Mục tiêu: - HS nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong các trường hợp cụ thể. - HS ôn tập, củng cố kiến thức về phép tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp), đại từ nhân xưng đã được học ở Tiểu học thông qua một số bài tập nhận diện và phân tích. b. Nội dung hoạt động: HS Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm bàn để hoàn thiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Nội dung * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu ngữ liệu, yêu cầu HS đọc và chú ý vào từ in đậm a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Từ mặt trời ở câu thơ nào dùng với nghĩa thông thường? -Vậy, từ mặt trời trong “mặt trời của mẹ” nghĩa là gì? Tác dụng của cách diễn đạt này? GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời theo hình thức cặp đôi chia sẻ Phép tu từ ẩn dụ là gì? Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong diễn đạt? - Học sinh tiếp nhận và thực hiện. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trình bày cá nhân . - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả. HS khác nghe nhận xét, đánh giá - Dự kiến SP Từ mặt trời trong dòng thơ “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” dùng để chỉ em bé. Tác dụng: Con giống như mặt trời tỏa ánh sáng trong cuộc đời mẹ. Ví con như mặt trời, nhà thơ nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. →Từ mặt trời trong dòng thơ “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” là hình ảnh ẩn dụ. * Bước 4. KL, nhận định. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt KT→ I. Hình thành kiến thức Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (28’) a. Mục tiêu: -HS biết thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt về biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ thể hiện cụ thể trong bài thơ Mây và sóng. -HS biết thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt về công dụng của dấu ngoặc kép thể hiện cụ thể trong bài thơ Mây và sóng. -Giúp HS ôn tập về đại từ và cách sử dụng đại từ qua việc dùng đại từ thể hiện cụ thể trong bài thơ Mây và sóng). b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Nội dung NV1: Bài 1 * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS làm việc để hoàn thành bài tập 1 Gv yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của bài : Trong bài thơ Mây và sóng, "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào? * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:suy nghĩ , trả lời, trình bày - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả: 1-2 HS trả lời miệng, trình bày kết quả. HS khác nghe nhận xét, đánh giá * Bước 4. KL, nhận định -Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên hướng dẫn HS điều chỉnh, bổ sung vào vở. NV2: Bài 2 *Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận nhóm Thời gian 5 phút Chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng" Nhóm 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "vầng trăng bạc" . Nhóm 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. - Giáo viên: quan sát, gọi nhận xét. * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả. Nhóm khác nghe nhận xét, đánh giá. * Bước 4. KL, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chấm điểm. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, biểu dương bằng tràng pháo tay chốt kết quả. NV3: bài 3. * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi 1 HS đọc bài tập 3 -Xác định yêu cầu của đề bài. -Thực hiện yêu cầu vào phiếu học tập. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên: quan sát, gọi nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả. HS khác nghe nhận xét, đánh giá * Bước 4. KL, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá, chốt kiến thức. NV4: Bài 4 * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV gọi HS đọc bài tập 3 -Xác định yêu cầu của đề bài. -Thực hiện yêu cầu Cá nhân hoạt động, thực hiện nhiệm vụ * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trả lời - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả * Bước 4. KL, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV4: Bài 5,6 * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Bài 5. "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai? Bài 6. Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ". Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho "bọn tớ" trong bản dịch không. Vì sao. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trả lời - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS đại diện nhóm trả lời miệng, trình bày kết quả. HS nhóm khác nghe nhận xét, đánh giá * Bước 4. KL, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. PHÉP TU TỪ Bài 1 SGK trang 47 Hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ Mây và sóng - “Mây” và “sóng” ẩn dụ cho thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, hấp dẫn. - “Mây” và “sóng” : mở ra thể giới xa xôi, huyền bí. - “Mây” và “sóng” : tượng trưng cho những cám dỗ ở đời. Bài 2 SGK trang 47 - Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng” đã mở ra một không gian ngập tràn ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh; ánh sáng chan hòa khắp không trung dát vàng vạn vật, qua đó gợi ý nghĩa về sự quý giá của mỗi khoảnh khắc thời gian. -Vầng trăng trong thế giới của những người trên mây là “vầng trăng bạc”. Biện pháp tu từ ẩn dụ đã mĩ lệ hóa vẻ đẹp của vầng trăng sáng lấp lánh như một chiếc đĩa bằng bạc Những hình ảnh ẩn dụ mở ra không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, sắc màu vô cùng quyến rũ, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng mỗi khoảnh khắc quý giá của cuộc sống. Bài 3 SGK trang 47: Phép tu từ điệp ngữ: Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. - Điệp ngữ lăn vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, đuổi theo nhau lan xa trên mặt đại dương bao la rồi vỗ vào bờ cát. Từ đó gợi lên hình ảnh em bé hồn nhiên vô tư, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ dịu dàng, âu yếm he chở cho con. 2. DẤU CÂU Bài 4 SGK trang 47 - Lời dẫn trực tiếp trong bài thơ Mây và sóng là lời của em bé, của những người trên “trên mây” và những người “trong sóng”. - Dấu câu được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp là dấu ngoặc kép 3. ĐẠI TỪ Bài 5 SGK trang 47 Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều là từ Bọn tớ. Đại từ này dùng để chỉ những người ở “trên mây” và “trong sóng” Bài 6 SGK trang 47 Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ". Dùng một từ từ "bọn tớ" trong bản dịch là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người "trên mây" và "trong sóng". HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG-5p a. Mục tiêu: HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản, vận dụng kiến thức về đại từ trong tình huống giao tiếp. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng, đủ của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động. * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: So sánh để nhận biết sự khác nhau giữa hai nhóm đại từ: Nhóm 1: Chúng tôi, chúng tớ, chúng tao, bọn tớ, bọn tao. Nhóm 2: Chúng ta, chúng mình, bọn mình. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trả lời - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét GV gợi ý: Các em cho biết giữ hai nhóm đại từ, nhóm đại từ nào bao gồm cả người nghe (người đối thoại) trong đó? * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS đại diện nhóm trả lời miệng, trình bày kết quả. HS nhóm khác nghe nhận xét, đánh giá * Bước 4. KL, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá * Sự khác nhau giữa hai nhóm đại từ: Nhóm 1: Chúng tôi, chúng tớ, chúng tao, bọn tớ, bọn tao chỉ người nói không gộp người nghe. Nhóm 2: Chúng ta, chúng mình, bọn mình vừa chỉ người nói có ý gộp cả người nghe- người đối thoại. Chú ý: Đôi khi chúng mình, bọn mình được dùng như nhóm 1. So sánh: Hôm nay, bọn tớ học môn ngữ văn (1). Hôm nay, chúng ta học môn ngữ văn (2). Với câu (1) người nói chỉ nói đến mình và người khác cùng học môn ngữ văn. Với câu (2) người nói có ý nói đến mình và cả đến người nghe. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: - Học bài, nắm kiến thức về ẩn dụ, dấu câu, đaiị từ. - Hoàn thành các bài tập. - Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi. + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SHS/51. + Tóm tắt văn bản, phân chia bố cục . + Tìm hiểu, thu thập thông tin về tác giả, tác phẩm. + Tập vẽ tranh chân dung Kiều Phương hoặc người anh theo tưởng tượng của em. --------------------------- Ngày soạn: 10/10/2024 Ngày dạy: 12/10/2024 Tiết 20 BỨC TRANH CỦA EM GIÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học ở bài 1. Tôi và các bạn; - Cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tóm tắt thông tin. b. Năng lực riêng biệt: - Thu thập được thông tin liên quan đến văn bản Bức tranh của em gái tôi; - Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bức tranh của em gái tôi; - Trao đổi, thảo luận được về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Hình thành được đức tính: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Phiếu học tập - Tranh ảnh về nhà văn Tạ Duy Anh, văn bản “Bức tranh của em gái tôi” - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập - Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Iforgraphic, ppt...). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ÐỘNG 1 : MỞ ĐẦU-5’ a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: GV dùng một vài câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, ý nghĩ của HS chia sẻ trải nghiệm hoặc phát biểu ý kiến về tình cảm gia đình. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS về vấn đề đặt ra trong bài học. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi tình huống để HS trình bày trải nghiệm và ý kiến về cách ứng xử của mình trước thành công và niềm vui của người khác: -Trong gia đình, khi em có thành tích học tập hoặc niềm vui mới, mọi người sẽ bộc lộ tình cảm như thế nào? -Trước những thành công, niềm vui của người khác (người thân, bạn bè) em sẽ có tình cảm như thế nào và ứng xử ra sao? * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trả lời GV quan sát, hỗ trợ. * Bước 3. Báo cáo kết quả: . HS trình bày trải nghiệm và ý kiến về cách ứng xử của mình trước thành công và niềm vui của người khác Dự kiến về ý kiến và ứng xử của HS: - Hạnh phúc, vui mừng, dùng lời nói hoặc cử chỉ để chúc mừng. - Hơi buồn vì tự thấy mình kém cỏi, ghen ghét, đố kị. - Hạnh phúc, vui mừng nhưng không biểu lộ cảm xúc cho người khác biết. * Bước 4. Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá Các em ạ, trong cuộc sống, khi ta đứng trước thành công, niềm vui của người thân, của bạn bè, con người có những cảm xúc và cư xử khác nhau. Có người vui vẻ, chúc mừng, rồi học tập làm theo; song cũng có những lúc ta lại bị những cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm hồn. Đó là một chút gì đó tự ti, đố kị, thấy mình kém cỏi. Và không phải ai cũng đủ bản lĩnh để đấu tranh với cảm xúc tiêu cực, để biết yêu thương và trân trọng. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện cảm động ghi lại tinh tế trạng thái tâm lí của con người trước thành công của người thân và gợi bao ý nghĩ nhân văn của cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 75p Đọc- Hiểu văn bản 3: (30 phút) Hoạt động 2.1. Đọc và tìm hiểu chung a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được nét chính về nhà văn Tạ Duy Anh và tác phẩm của ông; xác định thể loại, ngôi kể, bố cục của tác phẩm. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS xem phần chú thích để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả,? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc văn bản GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát chú thích SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức Nhiệm vụ 2 B1: Giao nhiệm vụ - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Xuất xứ của văn bản? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Nhân vật chính của truyện là ai? ? Quan sát văn bản, em thấy văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? ? Chỉ ra các sự việc chính trong văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂUCHUNG 1. Đọc 2. Tắc giả, tác phẩm a. Tác giả - Tạ Duy Anh (1959) quê Hà Tây (nay là Hà Nội); - Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kỳ đổi mới văn học những năm 1980. b. Tác phẩm - Xuất xứ: trích từ tập Bản nhạc con đà điểu, NXB Kim Đồng, Hà Nội - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: thứ nhất Người kể chuyện: nhân vật người anh. -> Ngôi kể này khai thác được chiều sâu tâm lí của nhân vật bởi người kể chuyện này tham gia vào tiến trình truyện * Cốt truyện - Anh trai bực vì em gái Mèo hay lục lọi đồ vật... - Mèo bí mật học vẽ và tài hoa hội hoạ của Mèo được bất ngờ phát hiện. - Người anh không vui, ghen ghét, đố kị với tài năng của em, cảm thấy thua kém em. - Em gái thành công cả nhà mừng vui, người anh đi xem triển lãm tranh của em gái. - Đứng trước bức tranh của Kiều Phương, người anh ân hận Hoạt động 2.2 Khám phá văn bản II. Khám phá văn bản a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về biệt danh, ngoại hình, cử chỉ, tài năng và thái độ của Kiều Phương - Đưa ra nhận xét về đặc điểm đáng mến ở Kiều Phương -Tìm được chi tiết về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật người anh - Nhận ra được sự thay đổi về thái độ của người anh trước và sau khi xem bức tranh đạt giải của em gái b) Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập số 2 c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, phần trình bày của HS d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến *Nhiệm vụ 1: Nhân vật Kiều Phương ( 15p) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Điểm nào ở Kiều Phương khiến em thích nhất? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc nhóm sau đó hoạt động cá nhân GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Yêu cầu một vài cá nhân HS trả lời câu hỏi HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - HS trả lời cá nhân B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét, chốt kết thức 1. Nhân vật Kiều Phương Kiều Phương Biệt danh Mèo Ngoại hình Luôn bị bôi bẩn Cử chỉ Hành động Lục lọi đồ vật với vẻ thích thú/ Tự chế màu vẽ/Vẽ anh trai Tài năng Vẽ rất đẹp Thái độ Không giận dỗi, vui vẻ Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, dễ thương, nhân hậu và có tài năng hội họa. *Nhiệm vụ 2: Nhân vật người anh( 20 phút) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện nhiệm vụ thảo luận: Nhóm 1,2,3: Tìm chi tiết thể hiện thái độ, cảm xúc, hành động của nhân vật người anh trước khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình Nhóm 4,5,6: Tìm chi tiết thể hiện thái độ, cảm xúc của nhân vật người anh sau khi được xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình GV đặt câu hỏi: ? Sau khi xem bức tranh đạt giải nhất của em gái, người anh đã có sự thay đổi liên tục về cảm xúc. Em hãy lí giải nguyên nhân của mỗi sắc thái cảm xúc ấy? ? Tại sao bức tranh lại có giá trị thức tỉnh như vậy? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Hoạt động nhóm trong 5p sau đó hoạt động cá nhân GV: theo dõi, quan sát, định hướng B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét, chốt kiến thức 2. Nhân vật người anh - Trước khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình + Vui vẻ thân thiết và có phần xem thường khi thấy em chế màu vẽ + Buồn bã, mặc cảm đố kị, xa lánh em khi tài năng của em được phát hiện - Sau khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình + Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ, ân hận - Người anh có sự thay đổi thái độ bởi đã nhận ra lỗi lầm của mình (ích kỉ, ghen tị tầm thường) và tấm lòng vị tha trong sáng của em gái. - Bức tranh là tác phẩm nghệ thuật chân chính được sáng tạo bằng tài năng và tình cảm trong sáng của người em gái. HĐ 2.3. Tổng kết B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nội dung chính của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”? ? Ý nghĩa của văn bản? ? Qua cách ứng của hai nhân vật trong văn bản, em rút ra bài học gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân GV hướng theo dõi, quan sát HS B3: Báo cáo, thảo luận HS: trình bày cá nhân GV: lắng nghe, gợi ý B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nội dung Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. - Bài học ứng xử + Không nên ganh ghét đố kị với tài năng của người khác +Nhân ái, vị tha trước lỗi lầm của mọi người 2. Nghệ thuật - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 3. HĐ 3: Luyện tập ( 5 phút) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS ?Từ các văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất để gắn kết các thành viên trong gia đình? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS hoạt động thảo luận nhóm B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số. 4. HĐ 4: Vận dụng ( 5 phút) a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Nếu em rời vào tình huống như nhân vật người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, chứng kiền tài năng của người thân và cảm thấy mình bị cho ra rìa. Em sẽ ứng xử như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi theo căp B3: Báo cáo, thảo luận HS chia sẻ về cách ứng xử của bản thân B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị bài sau Phiếu học tập sử dụng trong bài 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Khi một người thân thiết hoặc bạn cùng lớp đạt được một thành tích xuất sắc em có cảm xúc gì? A. Vui mừng B. Buồn bã C. Khó chịu D. Khác:……………… 2. Khi một ai đó ghen ghét, đố kị với một thành quả tốt đẹp nào đó mà em đạt được, em sẽ phản ứng như thế nào? …………………………………………………………………………………….. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhân vật Kiều Phương Biệt danh …………………………………………………………… Ngoại hình …………………………………………………………… Cử chỉ Hành động …………………………………………………………… …………………………………………………………… Tài năng …………………………………………………………… Thái độ …………………………………………………………… Nhận xét: ………………………………………………………………….

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.