Danh mục
KHBD Hoạt động trải nghiệm tuần 9 tiết 26: KTGK 1
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/11/23 23:17
Lượt xem: 1
Dung lượng: 97.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 27/10/2023 Tiết 26 KIỂM TRA GIỮA KÌ I A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Học sinh biết vận dụng những kĩ năng được tích lũy trong các chủ đề 1: Trường học của em, chủ đề 2: Em đang trưởng thành để hoàn thành bài kiểm tra. - Học sinh tự nhận thức được bản thân và có những điều chỉnh cảm xúc phù hợp. B. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU - Đề kiểm tra C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Thiết lập ma trận Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1 Trường học của em -Biểu hiện của sự hòa đồng hợp tác với bạn bè. -Biểu hiện của thói quen ngăn nắp, gọn gàng. - Cách rèn luyện để có thói quen hòa đồng, hợp tác với các bạn khi giải quyết những nhiệm vụ chung Vận dụng các kĩ năng học tập từ chủ đề vào thực tế cuộc sống 40 % TSĐ = 4,0đ TN 2,5 câu = 2,0đ TN 1 câu =0,5 đ TL 1 câu = 1,5 đ Chủ đề 2 Em đang trưởng thành - Nhận biết và kiểm soát những cảm xúc của bản thân - Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động, trong học tập -Khắc phục điểm yếu của bản thân -Rèn luyện bản thân trong học tập, cuộc sống - Giải thích tình huống để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động, trong học tập 60 % TSĐ = 6,0đ TN 4,25 câu =2,5đ TN 4 câu = 2,0 đ TL 1`câu = 1,5 đ Tống số điểm: 10 Tỉ lệ : 100 % 4,5 điểm 4,5 % 2,5 điểm 2,5% 1,5 điểm 15% 1,5điểm 15% 2. Thiết lập đề kiểm tra I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Em cần làm gì để góc học tập luôn gọn gàng, sạch sẽ? A. Thường xuyên sắp xếp đồ dùng, sách vở gọn gàng, đúng nơi quy định; B. Khi nào ba mẹ kiểm tra hoặc có khách đến nhà thì mới dọn dẹp; C. Đồ vật có thể để ở vị trí nào cũng được, không cần sắp xếp; D. Góc học tập chỉ cần trang trí đẹp là được, không cần phải gọn gàng. Câu 2. (0,5 điểm) Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động như thế nào? A. Làm việc nhà khi nào bố mẹ nhờ; B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian; C. Những việc khó không cần phải cố gắng làm; D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc được giao. Câu 3. (0,5 điểm) Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào? A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà; B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp; C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra; D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp. Câu 4. (0,5 điểm) Em sẽ làm gì nếu được giao một bài tập/ dự án trong học tập thuộc vào sở đoản (điểm yếu) của mình? A. Xin thầy cô đổi cho mình một đề bài/ dự án khác đúng sở trường; B. Tìm cách tránh né hoặc đẩy sang cho bạn khác trong lớp làm; C. Thử tiếp cận đề bài/ đề tài của dự án theo nhiều cách khác nhau, cố gắng tìm cách để cải thiện tốt nhất hiệu quả làm bài; D. Nhờ các bạn làm hộ bài tập/ dự án đó. Câu 5. (0,5 điểm) Khi biết điểm yếu của một bạn trong lớp, em sẽ làm gì? A. Chế giễu, đùa cợt điểm yếu của bạn trước các bạn khác; B. Sẽ cho bạn chép bài hoặc nói cho bạn đáp án trong lần kiểm tra tiếp theo; C. Tìm và nhờ, hoặc giao cho bạn những việc liên quan đến điểm yếu này; D. Động viên, giúp đỡ bạn tự tin khắc phục điểm yếu của bản thân. Câu 6. (0,5 điểm) Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì? A. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên rõ ràng để hoàn thành tốt bài tập được giao; B. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm; C. Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình; D. Tự nghiên cứu để hoàn thành, không cần trao đổi với cả nhóm. Câu 7. (0,5 điểm) Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung? A. Chọn việc phù hợp với sở thích của bản thân; B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau; C. Chỉ quan tâm hoàn thành công việc của mình; D. Im lặng và lảng tránh. Câu 8. (0,5 điểm) Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào? A. Để cảm xúc tiêu cực đó bộc lộ tự nhiên không cần giải toả; B. Bỏ đi chơi điện tử; C. Quát hoặc nói thật to với mọi người xung quanh cho hả giận; D. Bình tĩnh, hít thở sâu, từ từ điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Câu 9. (0,5 điểm) Khi gặp khó khăn trong học tập em thường làm gì? A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục hộ; B. Bỏ qua khó khăn đó không cần vượt qua; C. Xin ý kiến và sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè và người thân để vượt qua; D. Cân nhắc xem có nên làm tiếp không để khỏi vất vả. Câu 10. (0,5 điểm) Nếu nhận được một đồ ăn từ người lạ gửi đến trường em sẽ làm gì? A. Vui vẻ nhận và chia sẻ đồ ăn, thức uống cho các bạn khác trong lớp; B. Tuyệt đối không nhận, có thể báo cho thầy cô về những điều bất thường; C. Nhận nhưng không dùng mà mời các bạn khác trong lớp dùng; D. Nhận đồ ăn nhưng không dùng ở trường mà mang về nhà để dùng. Câu 11. (2,0 điểm) Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp? Cột A Cột B 1. Tích cực, chủ động phối hợp với các bạn trong lớp hoàn thành công việc chung a.Thói quen ngăn nắp gọn gàng 2. Không vứt rác bừa bãi b.Sự hòa đồng hợp tác với bạn bè 3. Không giải quyết công việc khi nóng giận c. Rèn luyện bản thân trong học tập, cuộc sống 4. Cố gắng hết mình để hoàn thành công việc được giao d. Tôn trong sự khác biệt với mọi người e. Kiểm soát cảm xúc của bản thân II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Hãy chia sẻ cách rèn luyện để có thói quen hòa đồng, hợp tác với các bạn khi giải quyết những nhiệm vụ chung. Nêu cảm xúc của em khi hoàn thành một sản phẩm nhóm được cô giáo khen? Câu 2. (1,5 điểm) Tình huống: H là con một trong gia đình, nên H được bố mẹ rất cưng chiều, hầu hết các việc trong nhà bố mẹ đi làm về là tranh thủ làm hết, H không phải làm gì. Tuần này mẹ bận về quê chăm bà nội, mẹ giao cho H ở nhà phụ bố nấu cơm, rửa bát, H chối ngay vì những lí do bận học, không biết làm... a. Nhận xét hành động của H? b. Nếu em là H em sẽ làm gì trước đề nghị của mẹ? 3. Đáp án, biểu điểm I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) (Các câu 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10) - HS khoanh được 01 đáp án đúng được 0,5đ - HS không chọn đáp án nào hoặc chọn nhiều hơn một đáp án: không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D A C D A B D C B Câu 11.(2,0 điểm) - HS ghép được mỗi phương án đúng được 0,5đ; - HS không ghép phương án nào thì không cho điểm. 1- b, 2- a, 3- e, 4- c II. Tự luận (3,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1,5 điểm) *HS nêu được ít nhất 3 cách rèn luyện để có thói quen hòa đồng, hợp tác với các bạn khi giải quyết những nhiệm vụ chung: - Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên rõ ràng để hoàn thành tốt bài tập được giao; -Tích cực, chủ động phối hợp với các bạn trong lớp hoàn thành công việc chung; -Tôn trọng, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các bạn… * HS nêu được ít nhất 2 suy nghĩ, cảm nhận của em sau khi giải toả được cảm xúc tiêu cực ấy: - Thấy vui mừng, phấn khởi - Tự tin hơn khi đứng trước bạn bè, thầy cô - Thấy cuộc sống có ý nghĩa… 1,0 đ 0,5 đ Câu 2 (1,5 điểm) a.Hành động của H là lười biếng, không chăm chỉ trong lao động, là chưa ngoan, đẩy hết việc cho bố mẹ. b. Nếu em là H e sẽ tranh thủ ngoài những lúc học giúp đỡ bố mẹ việc nhà vì bố mẹ đi làm cả ngày về đã rất mệt rồi -Và làm việc nhà cũng là cách rèn luyện đức tính chăm chỉ cho bản thân, biết nghĩ và sống vì người khác, quý trọng cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất… 0,5 đ 1,0 đ * Lưu ý: Khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực thế bài làm của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt. Các bài Đ phải có điểm số từ 5,0 điểm trở lên.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.