Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 4
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/10/24 13:13
Lượt xem: 1
Dung lượng: 323.9kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN MỤC TIÊU CHUNG 1. Kiến thức: Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật; đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh; viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học. 2. Năng lực: * Năng lực chung: các năng lực: tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. * Năng lực đặc thù: Văn học, ngôn ngữ. - Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Hiểu được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh,biện pháp tu từ đảo ngữ. - Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình trúc nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội 3. Phẩm chất: - Yêu nước, nhân ái: Biết yêu quý trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống. Ngày soạn: 30/9/2024 Ngày giảng:02,03,05/10/2024 Tiết 13, 14, 15 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN Văn bản 1: THU ĐIẾU (Nguyễn Khuyến) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu. 2. Năng lực a, Năng lực đặc thù: Biết cách đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. - Nhận biết được các đặc điểm của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: niêm, luật, xác định bố cục, vần và nhịp thơ, đối. Từ đó phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu. - Cảm nhận được niềm yêu thương, sự gắn bó của tác giả với con người và cảnh sắc quê hương, với cuộc đời. b, Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, ham học - Trách nhiệm: Biết trân trọng, yêu quí và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên quanh mình. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: Hs chia sẻ cảm xúc c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát lắng nghe - Hs quan sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân - Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Dự kiến: Thiên nhiên: Trời trong xanh với những vạt nắng vàng ươm, những đám mây bàng bạc trôi những lờ. Những cơn gió se lạnh và không khí yên bình, êm ả. Con người: Buổi khai giảng năm học mới đầy hân hoan, háo hức. Đêm hội trung thu đầy rộn rã. Những câu thơ về mùa thu em yêu thích: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV dẫn dắt, giới thiệu bài học. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (115 phút) Hoạt động A: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn (15 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Vẻ đẹp cổ điển và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. Giúp HS hiểu được khái niệm và đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật; từ tượng thanh và từ tượng hình, biện pháp tu từ đảo ngữ b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua lời đề từ “Túi thơ chứa hết mọi gian san” (Nguyễn Trãi) để đưa HS đến với chủ điểm bài học. c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học SGK (trang 8) và nêu chủ để của bài học. ?Kể tên các văn bản trong bài 1: Câu chuyện của lịch sử, xác định thể loại đọc hiểu chính được tìm hiểu trong bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học Ghi lên bảng. A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển - Văn bản: +Thu điếu (Nguyễn Khuyến) +Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông) → Đọc hiểu thể loại thơ tứ tuyện Đường luật + Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Văn bản đọc kết nối với chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK (trang 39, 40) và khái quát những tri thức Ngữ văn được học, chỉ ra đâu là tri thức đọc hiểu văn bản, đâu là tri thức tiếng Việt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học Ghi lên bảng. II. Tri thức Ngữ văn -Thơ Đường luật - Đặc điển thơ thất ngôn bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật (bố cục, luật bằng trắc và niêm, vần và nhịp, đối). - Từ tượng thanh và từ tượng hình - Biện pháp tu từ đảo ngữ Hoạt động B: Đọc hiểu văn bản “Thu điếu” (100 phút) Hoạt động 1: I. Đọc, tìm hiểu chung (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Thu điếu b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Thu điếu” c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Thu điếu d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: +Đọc chậm rãi, trầm lắng, giọng nhẹ, phảng phất buồn, hơi nhấn giọng ở các từ láy lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng và các từ tí, vèo +Sử dụng các chiến lược đọc như hình dung, theo dõi. - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu. HS thể hiện giọng đọc. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS thể hiện giọng đọc, đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc, tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Về tác giả yêu cầu HS: xác định các thông tin chính về tác giả trên các phương diện: +Tên, năm sinh năm mất +Quê quán +Đặc điểm sáng tác +Tác phẩm tiêu biểu -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  2. Tác giả: - Nguyễn Khuyến (1835-1909) - Quê ở Hà Nam - Đặc điểm sáng tác: Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uất trước thời thế. Thơ ông còn tái hiện khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thân thuộc, bình dị của làng quê Bắc với ngòi bút tả cảnh vừa chân thực vừa tài hoa, ngôn ngữ thơ vừa giản dị vừa điêu luyện. - Tác phẩm tiêu biểu: Thu vinh, Thu điếu, Thu ẩm 3. Tác phẩm - Xuất xứ: Bài thơ Thu điếu in trong tập Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học Hà Nộ 1971. - Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời trong hoàn cảnh nhà thơ đã từ quan về ở ẩn. - Bố cục: 2 phần +Phần 1: 6 câu thơ đầu: hình tượng thiên nhiên mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ +Phần 2: 2 câu cuối: Hình tượng con người. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (80 phút) a. Mục tiêu: - HS xác định được các yếu tố thi luật và ý nghĩa nhan đề bài thơ. - HS nắm được đặc hình tượng thiên nhiên mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ và hình tượng con người. - HS nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Ta đi tới c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Ta đi tới d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc kĩ nội dung tri thức ngưc văn, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Niêm Luật bằng trắc Vần và nhịp Đối - Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN 1. Đặc điểm thi luật và ý nghĩa nhan đề bài thơ. a. Đặc điểm thi luật b. Ý nghĩa nhan đề - Thu điếu có nghĩa là mùa thu câu cá hay câu cá mùa thu. - Nhan đề có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: Không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu nhỏ bé. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: +Hãy chỉ ra vị trí tác giả quan sát và trình tự miêu tả thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu. Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó? +Bức tranh thiên nhiên mùa thu được khắc họa bằng những hình ảnh, sự vật nào? +Phân tích các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ được thể hiện trong bài thơ? Nhóm 1,2: Vị trí tác giả quan sát Trình tự miêu tả thiên nhiên Nhận xét? Nhóm 3,4: Hình ảnh Sự vật +Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ được thể hiện trong bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 2. Bức tranh thiên nhiên mùa thu Vị trí tác giả quan sát Nhà thơ đang ngồi trên một con thuyền câu “bé tẻo teo” trong một ao nước ở làng quê. Từ vị trí đó, tác giả hướng ánh nhìn ra không gian xung quanh. Trình tự miêu tả thiên nhiên Nhà thơ lần lượt miêu tả các không gian: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời( tầng mây, trời) rồi lại trở về mặt đất (ngõ trúc). Nhận xét: Trình tự miêu tả thiên nhiên từ gần đến xa rồi lại từ xa về gần; từ thấp lên cao rồi hạ từ cao xuống thấp. Trình tự ấy cho phép tái hiện bức tranh thiên nhiên ở nhiều tầng lớp không gian, các sự vật được quan sát và thể hiện ở nhiều khoảng cách khác nhau. Đồng thời, trình tự miêu tả cũng thể hiện sự vận động trong hướng quan sát (nhà thơ ngồi trên thuyền, phóng tầm mắt ra xa, lên cao rồi thu lại về gần, thấp), sự vận động trong mạch cảm xúc (đắm chìm trong khung cảnh đất trời mùa thu để rồi vẫn thu mình lại, đắm chìm vào những suy nghĩ nội tâm). Hình ảnh AO THU - MẶT NƯỚC: + Từ láy “lạnh lẽo” gợi cảm xúc: đó là cái se lạnh trong khí trời của những làn gió heo may trên mặt nước mỗi độ thu về ở làng quê Bắc bộ. Cái se lạnh này đem lại cảm giác nhẹ nhõm chứ không phải cái rét tê tái cắt thịt ra nhưng khi mùa đông đến. +Tính từ “trong veo” giàu giá trị gợi hình: không chỉ là hình ảnh mặt ao phẳng lặng, trong vắt như có thể nhìn thấu đáy mà còn gợi không gian được mở ra ở cả chiều rộng và chiều sâu( của đáy ao, của bầu trời thu in bóng xuống mặt nước) - THUYỀN CÂU Từ láy tượng hình “tẻo teo” càng làm nổi bật cái nhỏ bé của con thuyền, nhất là khi mà đặt trong tương quan của không guian mặt ao mênh mông, sâu thẳm. Chiếc thuyền nhỏ tựa như một chiếc lá đậu nhẹ trên mặt ao thu. =>Không gian ao thu cùng hình ảnh thuyền câu có nét hài hòa, xinh xắn. TRỜI THU - BẦU TRỜI- TẦNG MÂY + Tính từ “xanh ngắt” gợi rất đúng sắc trời trong một ngày thu nắng đẹp: bầu trời thênh thang, trong veo, xanh thẳm đến vô cùng. + Từ láy “lơ lửng” vừa giúp hình ảnh đám mây nổi hình, nổi khối giữa khoảng không cao rộng của bầu trời thu, đồng thời cũng gợi trạng thái tĩnh tại, thanh tĩnh, yên bình của đất trời khi thu đến. - LÁ VÀNG Hình ảnh đặc trưng cho mùa thu, tạo thành một nét điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên vốn tràn ngập sắc xanh: xanh nước, xanh bèo, xanh trúc, xanh mây, xanh trời. Chiếc lá vàng như nét chấm phá tạo ra sự sinh động, hài hòa về màu sắc cho bức tranh thu. →Bầu trời thu cao rộng, thoáng đãng cùng khoảnh khắc chiếc lá vàng nhẹ bay trong gió gợi cảm giác nhẹ nhõm, yên bình, trong sáng. - NGÕ THU + Tính từ “vắng teo” gợi không gian im vắng, tĩnh lặng của làng quê Bắc Bộ khi thu về. => Hình ảnh con ngõ nhỏ với rặng trúc xanh, quanh co nơi thôn xóm làng quê thật gần gũi, thân thuộc. - Nhận xét về hình ảnh, sự vật trong bức tranh thu: + Các hình ảnh, sự vật hiện lên trong bức tranh thu thật gần gũi, bình dị, thân thuộc với mỗi người dân nơi làng quê Bắc bộ. + Bức tranh thiên nhiên mùa thu được vẽ lên với bố cục cân đối (có gần, có xa, có diện có điểm, có thấp có cao, có rộng có hẹp), những đường nét hài hòa, màu sắc tinh tế, gợi ra cái xanh mát, trong trẻo, thoáng đãng, rất đỗi bình yên- cái hồn thu xứ Bắc. CHUYỂN ĐỘNG: - SÓNG: “hơi gợn tí”, chỉ là những “làn” sóng (chứ không phải con sóng, đợt sóng hay lớp sóng), và cả ba từ trong cụm động từ “hơi gợn tí” đều cũng thể hiện những sự xao động rất nhỏ truyền lan trên mặt nước. -> Gió heo may thoảng nhẹ mơn man chỉ đủ sức làm gợn lên những làn sóng lăn tăn trên mặt nước ao thu. CHUYỂN ĐỘNG Lá vàng trước gió / sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng / trời xanh ngắt, - Cụm từ “sẽ đưa vèo”, động từ “đưa” kết hợp với tính từ “sẽ”, “vèo” vừa gợi dáng rơi nghiêng thật nhẹ của chiếc lá, vừa thể hiện tốc độ rơi của lá trong không gian. ->Chuyển động của chiếc lá được khắc họa không nhanh như “bay”, không nặng nề như “rụng” mà lướt ngang chao nhẹ giữa tầng không trong một khoảnh khắc dường như không gian, thời gian đều ngưng lặng. - Mây: “lơ lửng”, bồng bềnh như không trôi, như treo nhẹ giữa tầng không. Cá đâu đớp động dưới chân bèo. - Cá “đớp động dưới chân bèo” dường như là âm thanh duy nhất vang lên trong không gian mênh mông mùa thu. Mà âm thanh thanh ấy lại rất nhỏ, rất khẽ, rất êm dường như mơ hồ, không rõ rệt. Từ “đâu” là phó từ, vừa mang nhgiax chỉ không gian phi xác định( tiếng động vang lên đâu đó) vừa có thể hiểu là phủ định từ ( đâu có đớp) => Nhà thơ sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh, mượn những chuyển động nhẹ, âm thanh nhỏ để gợi lên khung cảnh tĩnh vắng, thanh bình của làng quê. Không gian như ngưng lặng, thời gian như ngừng trôi. - Nhận xét: + Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên với những hình ảnh thân thuộc với làng quê Bắc bộ, đặc trưng cho khoảnh khắc thu sang. Không khí mát lành, trời thu trong xanh, cao rộng; không gian êm đềm thanh tĩnh; cảnh sắc hài hòa giàu chất thơ. + Các chi tiết miêu tả vừa bình dị vừa chọn lọc, tinh tế đã ghi lại không chỉ cái hình sắc của mùa thu mà còn gợi ra rất đúng cái thần, cái hồn của mùa thu xứ Bắc. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi: Câu 1: Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả? Câu 2: Thủ pháp gì đã được tác giả sử dụng trong hai câu thơ kết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Hình ảnh con người và tâm trạng nhà thơ Hình ảnh nhà thơ xuất hiện trực tiếp, trong hai câu thơ cuối với tư thế “tựa gối, ôm cần” như đang cố thu mình lại giữa không gian mênh mông của trời, của nước. Nhà thơ đang ngồi câu cá nhưng dường như tâm đang không để ở cá, ở câu mà đang đắm chìm trong suy tư của thế giới nội tâm. Vì thế nên chỉ một âm thanh nhỏ, khẽ là tiếng cá đớp chân bèo cũng khiến nhà thơ giật mình ngơ ngác, băn khoăn “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” Tâm trạng của nhà thơ: - Cùng với hướng vận động của không gian (từ thấp lên cao rồi xuống thấp, từ gần đến xa rồi lại về gần) mạch vận động của cảm xúc thơ cũng đi từ những xúc cảm với thế giới bên ngoài đến những suy tư, trầm lắng bên trong. - Đặt trong hoàn cảnh riêng của nhà thơ, của bối cảnh đất nước khi đó, ta có thể đoán định đó là chút buồn vắng cô đơn, là nỗi suy tư về thời thế, về vận mệnh đất nước, về tình cảnh nhân dân, về trách nhiệm và cách ứng xử của bản thân trong bối cảnh xã hội đương thời. Cảm nhận về tâm hồn tác giả: - Đó là hình ảnh một thi nhân với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu từng khung cảnh bình dị của làng quê. Như vậy, tuy đã từ quan về quê nhưng Nguyễn Khuyến thân nhàn mà tâm chẳng nhàn, vẫn một lòng đau đáu lo cho dân cho nước, vẫn không nguôi nỗi buồn thời thế. Đó là biểu hiện của một nhà nho nhân cách cao đẹp, của tấm lòng yêu nước của nhà thơ. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình - Đằng sau bức tranh thiên nhiên mùa thu, người đọc hình dung ra hình ảnh nhà thơ đang ngồi trên con thuyền nhỏ ngước mắt ngắm nhìn ao rộng, trời cao, ngõ xa, đắm chìm trong không khí nhẹ nhõm, mát lành, tĩnh lặng, thơ mộng của mùa thu. Đồng thời người đọc cũng cảm nhận được những cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và tình cảnh của dân của nước. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản Ta đi tới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. III/ TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật -Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo. -Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị. -Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. 2.Nội dung -Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tâm trạng thời thế. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời d) Tổ chức thực hiện: - Sử dụng phần mềm PowerPoint - Kĩ thuật/ Phương pháp: viết tích cực Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Chuyển giao nhiệm vụ: Cách đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật - Gv chuyển giao nhiệm vụ: - Hs thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bài tập: Qua việc đọc hiểu bài thơ “Thu điếu” em hãy rút ra phương pháp đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật? 4. Hoạt động 4: Vận dụng(10 phút) a) Mục tiêu: Hs thực hiện bài tập b) Nội dung: HS viết c) Sản phẩm học tập: d) Tổ chức thực hiện: - Sử dụng phần mềm PowerPoint - Kĩ thuật/ Phương pháp: Viết tích cực * Giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích 2 câu thơ gây ấn tượng nhất với em trong bài “Thu điếu” * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. Gợi ý: Kiểu bài: Nghị luận văn học- phân tích một yếu tố của tác phẩm văn học. Chủ đề đoạn văn: phân tích 2 câu thơ gây ấn tượng nhất với em trong bài “Thu điếu” Dung lượng: 7-9 câu Đoạn văn có thể gồm có ý như sau: - Đề bài mở nên em có thể được tự do lựa chọn hai câu thơ theo sở thích quan điểm cá nhân. - Chọn hai câu thơ kết bài: + Nêu ấn tượng của cá nhân em về hai câu thơ. + Phân tích nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ Ví dụ: Chọn hai câu thơ kết: Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. + Hai câu thơ kết để lại cho em ấn tượng và gợi ra trong em nhiều suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn tác giả. + Nội dung: hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người câu cá giữa không gian tĩnh lặng, im ắng. Từ đó ta thấy được khoảnh khắc trầm lắng, suy tư của nhà thơ- con người có tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và luôn đau đáu nỗi buồn thời thế. + Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh, thủ pháp tả cảnh ngụ tình. Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Về tìm đọc bài thơi Thu ẩm, và Thu vịnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến Soạn bài: Thực hành tiếng việt: TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH ---------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.