
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06/11/24 23:48
Lượt xem: 1
Dung lượng: 41.9kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 07/11/2024 Tiết 33, 34 KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiến thức cơ bản, trọng tâm: tri thức ngữ văn, văn bản, tiếng việt và tập làm văn đã học từ đầu học kì I: bài 1,2,3 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - HS biết: khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học từ đầu học kì I: bài 1,2,3 - HS hiểu : về các kiến thức tri thức ngữ văn, văn bản, tiếng việt và tập làm văn được học. - HS vận dụng được kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tích cực, chủ động và có ý thức tự giác làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm với tự luận, thực hiện trắc nghiệm đối với phần đọc hiểu: tỉ lệ điểm phần đọc hiểu là 60%. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY GIÁO DỤC 1. Ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra 2. Đề kiểm tra 3. Đáp án, biểu điểm => Theo đề ra của Trường 4. GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh VI. Kết quả kiểm tra STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 1 8C2 43 2 8C3 41 ------------------------------------- Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 04/11/2024 Tiết 35: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐOẠN VĂN SONG SONG VÀ ĐOẠN VĂN PHỐI HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp, tác dụng của từng kiểu tổ chức đoạn văn đối với việc thể hiện nội dung và lập luận. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích viết đoạn song song và phối hợp theo yêu cầu cụ thể. - Học sinh biết cách viết đoạn song song và phối hợp theo yêu cầu cụ thể. 3. Phẩm chất - Yêu nước và trách nhiệm: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Đặt câu hỏi gợi mở c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn “ Theo em song song và phối hợp có nghĩa là gì? Chỉ ra sự khác nhau trong hai cụm từ này?” - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 68 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Lí thuyết: 1. Đoạn văn song song (Không có câu chủ đề) Đoạn văn song song là đoạn văn triển khai nội dung song song giữa các câu, không nội dung nào khái quát, bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn đều nêu lên một khía cạnh riêng biệt, không câu nào khái quát câu nào, là một mắt xích quan trọng để làm rõ lên nội dung đoạn văn. Ví dụ: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tua an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trong nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội (Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) Đoạn văn có ba câu mỗi câu nếu một điều cần làm để đáp ưng quyền lợi của trẻ em Mặc dù không có câu chủ đềnhưng tất cả các cầu trong đoạn cung thể hiện một chủ để trách nhiệm đối với trẻ em. 2. Đoạn văn tổng hợp có sự kết hợp giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu nêu khái quát về nội dung, câu kết đoạn có tính tổng hợp, liên hệ mở rộng. Các câu trong đoạn văn tập trung triển khai nội dung của đoạn văn. Ví dụ: Bị cười không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ bất cần, ai cười người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người bị tiếng cười của đám đồng nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vì tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạc chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao? (Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe) Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 68 - 69 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 1: Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm trên bảng, một em làm phần a, một em làm phần b Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân ta) Bài tập 1: a. Kiểu đoạn văn: đoạn văn song song - Đoạn văn có hai câu, mỗi câu đảm nhiệm một nội dung khác nhau, nhưng đều nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. b. Kiểu đoạn văn: đoạn văn phối hợp - Đoạn văn có câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo nêu dẫn chứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại điểm giống nhau đó: đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 2: Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. (Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài vào vở, mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - Kiểu đoạn văn: đoạn văn song song - Chủ đề: Cảnh ca Huế trong đêm trăng trên sông Hương. - Dựa vào nội dung của các câu văn để nhận biết điều đó. Ba câu văn miêu tả ba khía cạnh khác nhau của đêm ca Huế. Mặc dù không có câu chủ đề nhưng các câu trong đoạn đều thể hiện chung chủ đề. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 3: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm bài cá nhân GV cho 2 HS lên bảng viết bài: 1 bạn viết đoạn văn song song, một bạn viết đoạn văn phối hợp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - Đoạn văn song song: Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. - Đoạn văn phối hợp: Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt lĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tạo bảng so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn đã học c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ kiến thức thực hành Tiếng Việt đã học, em hãy tạo bảng so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch – quy nạp – song hành – phối hợp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Soạn bài Nam quốc sơn hà + Đọc kĩ văn bản, xác định thông tin chính về tác giả và văn bản Nam quốc sơn hà (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, nội dung chính chủ để của văn bản) +Trả lời 6 câu hỏi sau khi đọc trong SGK/70, 71 ----------------------------- Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 06/11/2024 Tiết 36: Văn bản 3: NAM QUỐC SƠN HÀ ( SÔNG NÚI NƯỚC NAM) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức + Cảm nhận được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ. + Bước đầu hiểu đặc điểm thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Tích hợp giáo dục ANQP: Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược 2. Năng lực - Đọc, tìm hiểu các thể thơ Đường luật. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Thiết bị và học liệu * Giáo viên - Soạn bài, SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao. * Học sinh - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài. III. Tiến trình dạy học A. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: Xem Video và chia sẻ cảm xúc c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - HS quan sát video và chia sẻ cảm xúc của mình - HS chia sẻ - GV gợi dẫn vào bài: Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam thể hiện rõ điều đó. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu giọng đọc, biết cách đọc văn bản một cách diễn cảm, hay và khái quát được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Nam quốc sơn hà c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Nam quốc sơn hà d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc giọng mãnh mẽ dứt khoát đầy hùng khí Chú ý ngắt nhịp 4/3 - Chú ý các từ khó được chú thích nghĩa ở dưới chân trang. GV đọc mẫu đoạn đầu HS thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I.Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - đọc - tóm tắt - chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS xác định được tác giả. -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV bổ sung: Lí Thường Kiệt quê ở Thăng Long, là người sớm có chí hướng học tập binh thư chăm luyện võ nghệ, được Lí Thánh Tông phong làm Phủ quốc thái úy, đổi thành họ vua, gọi là Lí Thường Kiệt. Bài thơ vốn không có nhan đề. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB văn học Hà Nội, 1976) lấy từ bốn câu đầu tiên của bài thơ. - Hoàn cảnh sáng tác: Có nhiều ghi chép khác nhau về sự xuất hiện của bài thơ: + Theo Lĩnh Nam chích quái: Bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến quân Tống hoảng sợ giúp Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981 + Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Khi Lí Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đến thờ thần sông là Trương Tướng quân. Sau đó quân Tống thảm hại. 2. Tác giả - Hiện chưa rõ là ai - Nhiều tài liệu cho là của Lí Thường Kiệt. 3. Tác phẩm - Xuất xứ: Theo Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. - Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - PTBĐ chính: Biểu cảm - Bố cục: 4 phần +Khởi (câu 1): Nêu nhận thức của tác giả về chủ quyền độc lập của nước Nam rõ ràng như một chân lí. +Thừa (câu 2): Xác đinh tính tất yếu của chân lí đó. +Chuyển (câu 3): Cảnh cáo quân xâm lược +Hợp (câu 4): Khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Nam quốc sơn hà. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc hai câu thơ đầu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ sau (có thể tổ chức cho HS thi với nhau, nhóm nào nhanh hơn) - Nhóm 1,2: Tìm hiểu câu 1 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đầu? 2. Em hiểu như thế nào về chữ “quốc, Đế, cư”, tại sao bản dịch ghi là “ngự”? 3. Từ đó câu thơ đã khẳng định điều gì? - Nhóm 3,4: Tìm hiểu câu 2 4. Em hiểu “thiên thư” là gì? Nhận xét về âm điệu đặc biệt của lời thơ này? Tác dụng? 5. Chân lí về chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời điều đó có ý nghĩa gì? 6. Câu thơ thứ hai khẳng định rõ điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện vào trong phiếu HT. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của một số cặp tiêu biểu, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhóm của HS. -Tích hợp giáo dục ANQP: Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược - Chuẩn kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2. 1. Hai câu đầu: - Giọng thơ: Hùng hồn, rắn chắc, trang trọng và đầy tự hào * Câu 1: Nam quốc: nước Nam →Vùng sông núi phía Nam là một nước chứ không phải một quận huyện của Trung Hoa→ Khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của một dân tộc. - Đế: chữ quan trọng nhất → Chứng tỏ nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ. Đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dân nước Nam. - Nam đế cư: Nơi ở của vua nước Nam, xử lí mọi công việc của nước Nam là vua nước Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người Việt vì vua gắn với nước. → Ý thức độc lập, tự cường; bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. * Câu 2: - Âm điệu: Hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí. - Khẳng định ranh giới nước Nam đã được phân định rõ ràng hợp với đạo trời - đất, thuận với lòng người. Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam của người Việt Nam. → Khẳng định nước Nam là một nước có độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên, không thể thay đổi. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ a): - GV cho HS đọc thầm hai câu sau, tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Nhiệm vụ b): - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo cặp bàn để trả lời câu hỏi cho mục b): Câu 1: Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ cuối? Câu 2: Cách dùng từ “nghịch lỗ”ở câu 3 có ý nghĩa gì? Câu hỏi nhưng có phải để hỏi k? Mục đích? Câu 3: Theo em câu cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy? Câu 4. Thái độ tư tưởng của người viết thể hiện như thế nào ở hai câu cuối? Câu 5: Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập? - GV yêu cầu HS thực hiện vào trong Phiếu học tập, rồi trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ theo phân công. - GV quan sát, khích lệ và giúp đỡ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS lên trình bày. Bước 4: Đánh giá, kết luận - HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn. - GV nhận xét thái độ trong quá trình làm việc và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS, chốt ý. - GV bổ sung. 2. Hai câu sau - Giọng điệu: Vừa thách thức vừa quả quyết * Câu 3: + Là câu hỏi, hướng về bọn giặc ngông cuồng. + Là lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, phi nghĩa, vô đạo lý của phong kiến phương Bắc. *Câu 4: Lời cảnh báo hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lăng nếu như cố tình xâm phạm đến nước Nam và khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta ⇨ Lời thề thiêng liêng, thể hiện rõ quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật viết 01 phút để yêu cầu HS làm việc cá nhân: 1) Tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. 2) Khái quát giá trị nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy câu trả lời trong 01 phút. - GV hướng theo dõi, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. Bước 4: Đánh giá, kết luận - GV chuẩn kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá: - Bài thơ mang màu sắc chính luận sâu sắc. - ý thơ được thể hiện trực tiếp, mạch lạc, rõ ràng. - Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, gọn sắc, cô đọng. 2. Nội dung Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a) Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của học sinh qua một số bài tập cụ thể. b) Nội dung: trò chơi “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: Đáp án đúng của các bài tập d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn” 1. Bài “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ: A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn. D. Song thất lục bát. 2. Từ “sơn hà” dịch nghĩa là gì? A. núi sông B. sơn thủy C. giang sơn D. đất nước 3. Từ “đế” và từ “vương” khác nhau như thế nào? A. Không khác nhau B. Đế là vua cao nhất, cai quản các vương. C. Đế là vua phương Bắc, vương là vua phương Nam D. Vương là vua cao nhất, cai quản các đế. 4. Văn bản Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn. C. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. D. Áng thiên cổ hùng văn. 5. Nghệ thuật nổi bật của văn bản Sông núi nước Nam là gì ? A. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đọng, hòa trộn ý tưởng và cảm xúc. B. Dùng nhiều phép tu từ, ngôn ngữ giàu cảm xúc. C. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. D. Dùng phép điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định GV định hướng HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a) Mục tiêu: huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã được hình thành để trình bày củng cố lại kiến thức liên quan nội dung bài học. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân c) Sản phẩm: Bài của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Em hãy kể thêm các bản tuyên ngôn độc lập mà em biết? Điền các từ chỉ hành động yêu nước của em theo câu mẫu sau đây: Em yêu nước nên em sẽ… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs làm bài Bước 3: Báo cáo, thảo luận Trình bày sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định GV tổ chức HS nhận xét * Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) + Đọc kĩ nắm được yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) + Đọc và phân tích bài viết tham khảo theo yêu cầu + Trả lời các câu hỏi, tìm ý, lập dàn ý cho bài viết theo hướng dẫn SGK. --------------------------------
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06/11/24 23:48
Lượt xem: 1
Dung lượng: 41.9kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 07/11/2024 Tiết 33, 34 KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiến thức cơ bản, trọng tâm: tri thức ngữ văn, văn bản, tiếng việt và tập làm văn đã học từ đầu học kì I: bài 1,2,3 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - HS biết: khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học từ đầu học kì I: bài 1,2,3 - HS hiểu : về các kiến thức tri thức ngữ văn, văn bản, tiếng việt và tập làm văn được học. - HS vận dụng được kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập tích cực, chủ động và có ý thức tự giác làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm với tự luận, thực hiện trắc nghiệm đối với phần đọc hiểu: tỉ lệ điểm phần đọc hiểu là 60%. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY GIÁO DỤC 1. Ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra 2. Đề kiểm tra 3. Đáp án, biểu điểm => Theo đề ra của Trường 4. GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh VI. Kết quả kiểm tra STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 1 8C2 43 2 8C3 41 ------------------------------------- Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 04/11/2024 Tiết 35: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐOẠN VĂN SONG SONG VÀ ĐOẠN VĂN PHỐI HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Đặc điểm của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp, tác dụng của từng kiểu tổ chức đoạn văn đối với việc thể hiện nội dung và lập luận. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và phân tích viết đoạn song song và phối hợp theo yêu cầu cụ thể. - Học sinh biết cách viết đoạn song song và phối hợp theo yêu cầu cụ thể. 3. Phẩm chất - Yêu nước và trách nhiệm: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: Đặt câu hỏi gợi mở c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn “ Theo em song song và phối hợp có nghĩa là gì? Chỉ ra sự khác nhau trong hai cụm từ này?” - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia chia sẻ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Phần trả lời của học sinh Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 68 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Lí thuyết: 1. Đoạn văn song song (Không có câu chủ đề) Đoạn văn song song là đoạn văn triển khai nội dung song song giữa các câu, không nội dung nào khái quát, bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn đều nêu lên một khía cạnh riêng biệt, không câu nào khái quát câu nào, là một mắt xích quan trọng để làm rõ lên nội dung đoạn văn. Ví dụ: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tua an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trong nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội (Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) Đoạn văn có ba câu mỗi câu nếu một điều cần làm để đáp ưng quyền lợi của trẻ em Mặc dù không có câu chủ đềnhưng tất cả các cầu trong đoạn cung thể hiện một chủ để trách nhiệm đối với trẻ em. 2. Đoạn văn tổng hợp có sự kết hợp giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. Câu mở đầu nêu khái quát về nội dung, câu kết đoạn có tính tổng hợp, liên hệ mở rộng. Các câu trong đoạn văn tập trung triển khai nội dung của đoạn văn. Ví dụ: Bị cười không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ bất cần, ai cười người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người bị tiếng cười của đám đồng nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vì tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạc chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao? (Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe) Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (25 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 68 - 69 c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 1: Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm trên bảng, một em làm phần a, một em làm phần b Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân ta) Bài tập 1: a. Kiểu đoạn văn: đoạn văn song song - Đoạn văn có hai câu, mỗi câu đảm nhiệm một nội dung khác nhau, nhưng đều nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. b. Kiểu đoạn văn: đoạn văn phối hợp - Đoạn văn có câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo nêu dẫn chứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại điểm giống nhau đó: đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 2: Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. (Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài vào vở, mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - Kiểu đoạn văn: đoạn văn song song - Chủ đề: Cảnh ca Huế trong đêm trăng trên sông Hương. - Dựa vào nội dung của các câu văn để nhận biết điều đó. Ba câu văn miêu tả ba khía cạnh khác nhau của đêm ca Huế. Mặc dù không có câu chủ đề nhưng các câu trong đoạn đều thể hiện chung chủ đề. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu bài tập 3: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm bài cá nhân GV cho 2 HS lên bảng viết bài: 1 bạn viết đoạn văn song song, một bạn viết đoạn văn phối hợp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày bài của mình trước lớp, so sánh và nhận xét bài trên bảng. Cả lả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - Đoạn văn song song: Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. - Đoạn văn phối hợp: Truyền thống uống nước nhờ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt lĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viến mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tạo bảng so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn đã học c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ kiến thức thực hành Tiếng Việt đã học, em hãy tạo bảng so sánh sự khác nhau giữa 4 kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch – quy nạp – song hành – phối hợp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Soạn bài Nam quốc sơn hà + Đọc kĩ văn bản, xác định thông tin chính về tác giả và văn bản Nam quốc sơn hà (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, nội dung chính chủ để của văn bản) +Trả lời 6 câu hỏi sau khi đọc trong SGK/70, 71 ----------------------------- Ngày soạn: 01/11/2024 Ngày giảng: 06/11/2024 Tiết 36: Văn bản 3: NAM QUỐC SƠN HÀ ( SÔNG NÚI NƯỚC NAM) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức + Cảm nhận được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ. + Bước đầu hiểu đặc điểm thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Tích hợp giáo dục ANQP: Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược 2. Năng lực - Đọc, tìm hiểu các thể thơ Đường luật. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức học tập tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Thiết bị và học liệu * Giáo viên - Soạn bài, SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liêu: kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao. * Học sinh - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến bài học,xem trước bài. III. Tiến trình dạy học A. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: Xem Video và chia sẻ cảm xúc c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - HS quan sát video và chia sẻ cảm xúc của mình - HS chia sẻ - GV gợi dẫn vào bài: Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam thể hiện rõ điều đó. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (15 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu giọng đọc, biết cách đọc văn bản một cách diễn cảm, hay và khái quát được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Nam quốc sơn hà c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Nam quốc sơn hà d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG NV1: Đọc văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: đọc giọng mãnh mẽ dứt khoát đầy hùng khí Chú ý ngắt nhịp 4/3 - Chú ý các từ khó được chú thích nghĩa ở dưới chân trang. GV đọc mẫu đoạn đầu HS thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I.Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - đọc - tóm tắt - chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS xác định được tác giả. -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS đã chuẩn bị dự án học tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Thông qua việc chuẩn bị dựa án học tập, nhóm 1,2 trình bày dự án. + Nhóm 1 cử đại diện thuyết trình. + Nhóm 2 treo tranh ảnh đã tìm lên bảng. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV bổ sung: Lí Thường Kiệt quê ở Thăng Long, là người sớm có chí hướng học tập binh thư chăm luyện võ nghệ, được Lí Thánh Tông phong làm Phủ quốc thái úy, đổi thành họ vua, gọi là Lí Thường Kiệt. Bài thơ vốn không có nhan đề. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB văn học Hà Nội, 1976) lấy từ bốn câu đầu tiên của bài thơ. - Hoàn cảnh sáng tác: Có nhiều ghi chép khác nhau về sự xuất hiện của bài thơ: + Theo Lĩnh Nam chích quái: Bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến quân Tống hoảng sợ giúp Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981 + Theo Đại Việt sử kí toàn thư: Khi Lí Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đến thờ thần sông là Trương Tướng quân. Sau đó quân Tống thảm hại. 2. Tác giả - Hiện chưa rõ là ai - Nhiều tài liệu cho là của Lí Thường Kiệt. 3. Tác phẩm - Xuất xứ: Theo Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. - Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - PTBĐ chính: Biểu cảm - Bố cục: 4 phần +Khởi (câu 1): Nêu nhận thức của tác giả về chủ quyền độc lập của nước Nam rõ ràng như một chân lí. +Thừa (câu 2): Xác đinh tính tất yếu của chân lí đó. +Chuyển (câu 3): Cảnh cáo quân xâm lược +Hợp (câu 4): Khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ VĂN BẢN (20 phút) a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật chính của văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nam quốc sơn hà c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Nam quốc sơn hà. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc hai câu thơ đầu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ sau (có thể tổ chức cho HS thi với nhau, nhóm nào nhanh hơn) - Nhóm 1,2: Tìm hiểu câu 1 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đầu? 2. Em hiểu như thế nào về chữ “quốc, Đế, cư”, tại sao bản dịch ghi là “ngự”? 3. Từ đó câu thơ đã khẳng định điều gì? - Nhóm 3,4: Tìm hiểu câu 2 4. Em hiểu “thiên thư” là gì? Nhận xét về âm điệu đặc biệt của lời thơ này? Tác dụng? 5. Chân lí về chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời điều đó có ý nghĩa gì? 6. Câu thơ thứ hai khẳng định rõ điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện vào trong phiếu HT. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của một số cặp tiêu biểu, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhóm của HS. -Tích hợp giáo dục ANQP: Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược - Chuẩn kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2. 1. Hai câu đầu: - Giọng thơ: Hùng hồn, rắn chắc, trang trọng và đầy tự hào * Câu 1: Nam quốc: nước Nam →Vùng sông núi phía Nam là một nước chứ không phải một quận huyện của Trung Hoa→ Khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của một dân tộc. - Đế: chữ quan trọng nhất → Chứng tỏ nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ. Đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dân nước Nam. - Nam đế cư: Nơi ở của vua nước Nam, xử lí mọi công việc của nước Nam là vua nước Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người Việt vì vua gắn với nước. → Ý thức độc lập, tự cường; bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. * Câu 2: - Âm điệu: Hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí. - Khẳng định ranh giới nước Nam đã được phân định rõ ràng hợp với đạo trời - đất, thuận với lòng người. Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam của người Việt Nam. → Khẳng định nước Nam là một nước có độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên, không thể thay đổi. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ a): - GV cho HS đọc thầm hai câu sau, tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Nhiệm vụ b): - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo cặp bàn để trả lời câu hỏi cho mục b): Câu 1: Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ cuối? Câu 2: Cách dùng từ “nghịch lỗ”ở câu 3 có ý nghĩa gì? Câu hỏi nhưng có phải để hỏi k? Mục đích? Câu 3: Theo em câu cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy? Câu 4. Thái độ tư tưởng của người viết thể hiện như thế nào ở hai câu cuối? Câu 5: Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập? - GV yêu cầu HS thực hiện vào trong Phiếu học tập, rồi trình bày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ theo phân công. - GV quan sát, khích lệ và giúp đỡ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS lên trình bày. Bước 4: Đánh giá, kết luận - HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn. - GV nhận xét thái độ trong quá trình làm việc và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS, chốt ý. - GV bổ sung. 2. Hai câu sau - Giọng điệu: Vừa thách thức vừa quả quyết * Câu 3: + Là câu hỏi, hướng về bọn giặc ngông cuồng. + Là lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, phi nghĩa, vô đạo lý của phong kiến phương Bắc. *Câu 4: Lời cảnh báo hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lăng nếu như cố tình xâm phạm đến nước Nam và khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta ⇨ Lời thề thiêng liêng, thể hiện rõ quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật viết 01 phút để yêu cầu HS làm việc cá nhân: 1) Tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. 2) Khái quát giá trị nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ cá nhân và ghi ra giấy câu trả lời trong 01 phút. - GV hướng theo dõi, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. Bước 4: Đánh giá, kết luận - GV chuẩn kiến thức. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá: - Bài thơ mang màu sắc chính luận sâu sắc. - ý thơ được thể hiện trực tiếp, mạch lạc, rõ ràng. - Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, gọn sắc, cô đọng. 2. Nội dung Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút) a) Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của học sinh qua một số bài tập cụ thể. b) Nội dung: trò chơi “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: Đáp án đúng của các bài tập d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn” 1. Bài “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ: A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn. D. Song thất lục bát. 2. Từ “sơn hà” dịch nghĩa là gì? A. núi sông B. sơn thủy C. giang sơn D. đất nước 3. Từ “đế” và từ “vương” khác nhau như thế nào? A. Không khác nhau B. Đế là vua cao nhất, cai quản các vương. C. Đế là vua phương Bắc, vương là vua phương Nam D. Vương là vua cao nhất, cai quản các đế. 4. Văn bản Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn. C. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. D. Áng thiên cổ hùng văn. 5. Nghệ thuật nổi bật của văn bản Sông núi nước Nam là gì ? A. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đọng, hòa trộn ý tưởng và cảm xúc. B. Dùng nhiều phép tu từ, ngôn ngữ giàu cảm xúc. C. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. D. Dùng phép điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định GV định hướng HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a) Mục tiêu: huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã được hình thành để trình bày củng cố lại kiến thức liên quan nội dung bài học. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân c) Sản phẩm: Bài của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Em hãy kể thêm các bản tuyên ngôn độc lập mà em biết? Điền các từ chỉ hành động yêu nước của em theo câu mẫu sau đây: Em yêu nước nên em sẽ… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs làm bài Bước 3: Báo cáo, thảo luận Trình bày sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định GV tổ chức HS nhận xét * Hướng dẫn chuẩn bị bài sau: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) + Đọc kĩ nắm được yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) + Đọc và phân tích bài viết tham khảo theo yêu cầu + Trả lời các câu hỏi, tìm ý, lập dàn ý cho bài viết theo hướng dẫn SGK. --------------------------------
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

