Danh mục
KHBD NGU VAN 7 TUAN 7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/10/23 00:20
Lượt xem: 3
Dung lượng: 583.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Trường THCS Hồng Thái Tây Tổ KHXH Gv Nguyễn Thị Lan BÀI 3 CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG Môn : Ngữ văn, Lớp 7 Số tiết: 12 tiết MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3 1. Kiến thức - Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. - Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện. - Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả. - Bước đầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. 2. Năng lực: - Bước đầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. 3. Phẩm chất: - Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. - Biết ơn, tự hào về nguồn cội. - Có ý thức trân trọng, bồi đắp tình yêu thương. Ngày soạn: 14/10/2023 Ngày giảng: 16+20/10/2023 TIẾT 25,26,27 VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ - Nguyễn Ngọc Thuần- I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết chủ đề của bài học - Nhận biết được tính cách nhân vật. Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể. - Nhận biết được tính cách nhân vật. Biết cách nhận xét đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện - Nhận biết được chủ đề của văn bản. - Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. - Phân tích được hình tượng nhân vật tôi và nhân vật người bố 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được ngôn ngữ, tính cách nhân vật - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Có thái độ cảm thông, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. - Trung thực: Biết lên án thói xấu trong xã hội. - Trách nhiệm: Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem video: TRAO YÊU THƯƠNG ĐỂ NHẬN NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC, yêu cầu học sinh chia sẻ cảm nhận - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV dẫn dắt vào bài mới: “Tình yêu là câu trả lời cho mọi thứ”, Tình yêu thương sẽ luôn là điểm tựa, con người có tình yêu thương sẽ luôn vững vàng trên hành trình trưởng thành. Trong bài học “CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG” chúng ta, với những văn bản, tác phẩm truyện, chúng ta sẽ có thêm cơ hội và khám phá một các sâu sắc hơn về những nguồn mạch yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn (15’) a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính của bài học.HS bước đầu nắm được thế nào là thay đổi kiểu người kể chuyện và tác dụng của nó. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ - GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh A. Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn I. Giới thiệu bài học - Chủ đề bài học: Cội nguồn yêu thương - Yêu thương là điểm tựa hạnh phúc và giúp con người vững vàng trên mọi hành trình tưởng thành - Thể loại chính: truyện, thơ + Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ + Người thầy đầu tiên + Quê hương HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo bàn để hoàn thành phiếu học tập, thời gian 3 phút. 1. Thế nào là thay đổi kiểu người kể chuyện? 2. Tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện? 3. Em đã từng đọc văn bản nào sử dụng việc thay đổi kiểu người kể chuyện chưa? Hãy chia sẻ một vài ví dụ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo bàn để hoàn thành phiếu học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV chốt và mở rộng kiến thức. II. Tri thức ngữ văn - Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. + Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất + Có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Tác dụng: + Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. + Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Hoạt động 2.2. Đoc – hiểu văn bản: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) Hoạt động 2.2.1. Đọc và tìm hiểu chung (15’) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc phân vai truyện + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại tôi và bố cùng các nhân vật khác. Tóm tắt văn bản: Nhà của tôi có một khu vườn rộng. Bố trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Bố thường bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm, bố rất trân trọng dù bố ít khi ăn ổi. Tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Tôi nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Tổ chức hoạt động nhóm đôi Hoàn thành phiếu học tập GV hỏi thêm: Theo em nhan đề: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có ý nghĩa gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích - Đọc phân vai - Giọng đọc: nhanh, tinh nghịch, nhí nhảnh, vui vẻ 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nguyễn Ngọc Thuần (1972) - Quê: Hàm Tân- Bình Thuận - Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng trên địa hạt văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam - Chuyên sáng tác cho trẻ em - Có cái nhìn tinh tế về thế giới trẻ thơ với thế giới trong trẻo, tươi mới và đầy chất thơ b. Tác phẩm - Xuất xứ: Rút từ chương 5 của tập truyện: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Người kể chuyện: nhân vật “tôi” - Nhân vật chính: “tôi”, “bố tôi” - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “ Cháu có con mắt thần” : Bố dạy “ tôi” cách nhắm mắt đoán các loài hoa trong vườn + Phần 2: Còn lại: Bố dạy “ tôi” cách đón nhận, trân trọng tình cảm của mọi người xung quanh. - Nhan đề: Cảm nhận cuộc sống theo cách thức mới lạ. Nhan đề độc đáo, thu hút người đọc, gợi sự hứng thú, tò mò của người đọc Hoạt động 2.2.2. Khám phá văn bản (90 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được hình tượng nhân vật tôi và nhân vật người bố b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CV 1: Tìm hiểu về nhân vật tôi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động nhóm Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện khả năng đặc biệt của nhân vật “ tôi”. Nhờ đâu mà Tí có năng lực đó? Nhóm 2: Tìm các chi tiết thể hiện cảm xúc suy nghĩ của nhân vật tôi về bố và Tí? Nhóm 3: Những điều thú vị tôi cảm nhận được khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu về nhân vật tôi (45’) a. Những khả năng đặc biệt của “tôi” * Có cách nhìn đặc biệt - Nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cách ngửi mùi hương của hoa và cảm nhận từ đôi bàn tay - “Tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó” - “Tôi có thể vừa nhắm vừa đi mà không chạm vào vật gì” - “tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa” - “Tôi còn phân biệt đồng một lúc những hoa gì đang nở. Bố nói tôi có cái mũi tuyệt nhất thế giới!” - “Chú hùng nói: Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần” * Lắng nghe âm thanh tài tình - “Bây giờ, khi đang còn vùi đầu trong mền, tôi vẫn biết bố đang cách xa tôi bao nhiêu mét khi chỉ cần nghe tiếng bước chân” - Biết chính xác tiến kêu cứu của bạn Tí vang lên từ bờ sông: “Mọi người nhìn quanh, không biết tiếng hét xuất phát từ hướng nào. Nhưng tôi đã nói ngay: - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!” * Khả năng đặc biệt của tôi được hình thành nhờ những trải nghiệm tuổi thơ thú vị cùng người cha bên khu vườn quen thuộc của mình và nhờ luyện tập b. Cảm xúc suy nghĩ về Bố và Tí Nhân vật người bố được kể qua cảm nhận cua nhân vật “ tôi”. Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bô vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”. * Về bố: Đón nhận những cử chỉ chăm sóc của bó với lòng biết ơn Tôi tin bố. Tôi hay gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh. Bố là món quà bự nhất của tôi *Về Tí: - Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con; - Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi ầm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên. c. Những “bí mật” tôi cảm nhận được khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ. - Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vuờn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,... - Những “bí mật” ấy đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giản dị, phù hợp + Cách kể chuyện gần gũi + Câu cảm thán, câu nghi vấn bộc lộ tình cảm. + Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật => Nhân vật “ tôi” cảm nhận thế giới tự nhiên một cách tinh tế, biết trân trọng vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Cậu tinh tế, nhạy cảm, biết quan tâm và yêu thương => Thông điệp từ nhân vật: Hãy dùng tất cả các giác quan, hãy mở cánh cửa tâm hồn mình để cảm nhận, yêu thương và thấu hiểu vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tiết 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hỏi: + Nhân vật người bố trong câu chuyện có sở thích gì? + Tình cảm của Bố dành cho nhân vật Tôi như thế nào? GV tổ chức trò chơi nhanh: sắp xếp tranh + Người bố đã nghĩ ra những trò chơi gì cho nhân vật Tôi? Cách chơi ra sao? Em có nhận xét gì về những trò chơi đó? - HS trả lời bằng PHT Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoàn thành PHT cá nhân PHIẾU HỌC TẬP Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm mà bố dành cho Tí Qua những chi tiết đó đã giúp thể hiện điều gì về bố - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 2. Nhân vật người Bố (40’) a. Sở thích - Thích trồng hoa - Luôn biết chăm sóc và lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn và “nhịp sống” của thiên nhiên b. Tình cảm của bố với “tôi” - “Bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay. Bố lại lấy hộp lon gò thành cái vòi sen nữa” - Bố nghĩ ra những trò chơi thú vị Trò chơi Cách chơi Trò chơi đoán tên các loài hoa Con nhắm mắt lại và chạm từng bông hoa Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật Nhắm mắt vẫn có thể đi mà không chạm vật gì, vẫn biết được bố đứng cách mình bao xa. Trò chơi ngửi rồi gọi tên các loài hoa Con nhắm mắt cảm nhận được mùi của các loài hoa Nhận xét: - Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con. - Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ dể đứa con tiến bộ hơn. + Người bố muốn con được trải nghiệm từ thực tế cuộc sống để hình thành thói quen, sự gắn bó và biết trân trọng, nâng niu những giá trị của cuộc sống, cho dù là điều nhỏ nhất. + Những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình - Nói về ý nghĩa những cái tên: Bố tôi nói, mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu. - Nói về ý nghĩa những món quà: Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó - Bố còn nói thêm - Một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà cho bố.  Biết cho và nhận những món quà cũng là cách thể hiện nét đẹp phẩm chất của mình  Một người cha rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con c. Tình cảm của bố với “Tí” - Yêu thương Tí: Bố không ngần ngại cứu Tí dưới sông, bố cõng tôi và Tí trên vai, bố làm xuồng để cả hai cưỡi trên lưng - Trân trọng nâng niu món quà của Tí Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn. => Bố có trái tim giàu yêu thương và nhân hậu - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giản dị, phù hợp + Cách kể chuyện gần gũi + Câu cảm thán, câu nghi vấn bộc lộ tình cảm. + Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết (5’) 1. Nghệ thuật - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ: mộc mạc, tự nhiên, chân thành. - Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn. 2. Nội dung - Truyện kể về những trò chơi của người bố và đứa con. Qua đó, người cha đã dạy cho đứa con cách yêu thương, trân trọng thiên nhiên và nâng niu những món quà từ cuộc sống. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi Ôn tập bài học 1. Tác giả của văn bản “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai? Nguyễn Ngọc Thuần 2. Nhân vật “tôi” trong văn bản có những khả năng đặc biệt nào? - Có cách nhìn đặc biệt - Lắng nghe âm thanh tài tình 3. Hãy chứng minh “người bố” rất yêu quý thằng cu Tí - Không màng nguy hiểm để cứu nó - Trân trọng món quà cu Tí tặng 4. Trong văn bản, người bố đã dạy con chơi những trò chơi gì? - Đoán tên các loài hoa - Nhắm mắt để tìm kiếm một vật - Ngửi rồi gọi tên các loài hoa 5. Nhân vật chính của văn bản là ai? - Nhân vật “tôi” và “người bố” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS chia sẻ + Trong gia đình, em có thường chia sẻ, tâm sự với người bố của mình hay không? + Với em, bố là người như thế nào? + Em hãy chia sẻ những kỉ niệm của em với người bố của mình? - HS chia sẻ - GV định hướng giáo dục - Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một món quà mà em đặc biệt yêu thích. Đối với em, “món quà” đặc biệt nhất trong cuộc sống dành tặng cho em mà em yêu quý nhất chính là mẹ em. Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và yêu thương con cái hết mực. Mẹ đã chăm lo cho em đến từng bữa ăn và cả giấc ngủ. Khi em đi học, mẹ chỉnh quần áo và cả khăn quàng cho em nữa. Em nghĩ nếu như không có mẹ - “món quà” đặc biệt dó có lẽ tôi khó có thể có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và được học hành đến nơi đến chốn. Em yêu và biết ơn về “món quà” to lớn này đến nhường nào. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Ngày soạn:14/10/2023 Ngày giảng:20/10/2023 TIẾT 28 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được đặc điểm của số từ và hiểu được chức năng của số từ để sử dụng đúng và hiệu quả trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và sử dụng hợp lí từ ngữ tiếng Việt. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ + Bảy nổi ba chìm + Đi một ngày đàng học một sàng khôn + Ba đầu sáu tay - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa chơi một trò chơi đơn giản. Các em có phát hiện điểm chung của những câu hỏi đó không? Các đáp án, câu hỏi cô đưa ra đều liên quan đến con số. Những con số đó có vị trí, chức năng gì trong câu, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10’) a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của số từ và hiểu được chức năng của số từ để sử dụng đúng và hiệu quả. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn + Em hãy xác định số từ trong hai ví dụ trên. Nhận xét về vị trí của chúng trong câu. + Nêu khái niệm số từ. + Có mấy loại số từ? Kể tên và nêu đậc điểm của các loại số từ đó? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Lí thuyết 1. Nhận biết số từ (1) Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương.  Số từ đứng trước danh từ  Chỉ số lượng (2) Tôi ngồi bàn thứ nhất  Số từ đứng sau danh từ  Chỉ số thứ tự của sự vật 2. Ghi nhớ - Khái niệm: số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật. - Về vị trí: + Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ: ba tầng, năm canh... + Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ: tầng ba, canh bốn… * Lưu ý Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục, tá,… Các từ này tuy cũng có ý nghĩa số lượng, nhưng có đặc điểm ngữ pháp của danh từ: có thể kết hợp với số từ ở trước và từ chỉ định ở sau. Ví dụ: hai chục (trứng) này, ba đôi (tất) ấy,… Hoạt động 3: Luyện tập (25’) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Bài tập 1,2,3,4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức Hoạt động nhóm Nhóm 1,2: bài tập 1,2,3 Nhóm 3,4: bài tập 4,5 Thời gian: 10 phút Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Thao tác 2: Bài tập 5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN GV chia lớp thành 2 đội, thực hiện nhiệm vụ: tìm các thành ngữ có sử dụng số từ mang nghĩa biểu trưng, ước lệ. Thời gian: 5 phút. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS thay phiên nhau lên ghi kết quả trên bảng. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Luyện tập Bài tập 1 Số từ (từ in đậm) trong các câu là: a. hai bố con b. một bình tưới c. ba chục mét Bài tập 2 * Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là: a. mấy phút b. vài ngày c. một hai hôm * Ba số từ chỉ số lượng ước chừng và đặt câu: - “Những”  Những ngày tới, tôi rất bận - “Nắm”  Mẹ mang nắm thóc ra sân để cho gà ăn - “Ít”  Ít nữa thôi là tôi phải sang Anh du học rồi Bài tập 3 - Từ «Sáu»  không phải số từ - Từ «Sáu» được viết hoa  vì đây là danh từ, tên riêng chỉ người. Bài tập 4 * Trường hợp tương tự: Hai mắt - đôi mắt, hai tay - đôi tay, hai tai - đôi tai, hai cái sừng - đôi sừng, hai chiếc đũa - đôi đũa. - hai là số từ chỉ số lượng, dùng để đếm các sự vật. - đôi là danh từ chỉ một tập hợp sự vật có hai yếu tố cùng loại, tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về mặt chức năng, công dụng. Có thể tính đếm tập hợp đó bằng số từ và đặt số từ đứng trước danh từ đôi: một đôi, hai đôi, ba đôi,... Bài tập 5 - Thành ngữ ba chìm bảy nổi có ý nghĩa chỉ nỗi gian truân, vất vả, long đong, liên tiếp gặp khó khăn, trắc trở. - Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng. Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to. - Chín người mười ý. Mỗi người mỗi ý, khó mà chiều theo cho đặng, cho đều. - Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình. Ý nói gươm đao sắc bén cũng không bằng miệng lưỡi nhân gian. - No ba ngày tết, đói ba tháng hè. Hãy biết điều tiết chi tiêu để không phải túng thiếu. - Một nghề thì sống, đống nghề thì chết. Ý nói thà giỏi một lĩnh vực gì đó cho chuyên sâu còn hơn cái gì cũng biết mà chẳng biết tới đâu. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, đặt câu có sử dụng số từ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động: NHÌN HÌNH ĐẶT CÂU Yêu cầu: Hãy đặt câu có chứa số từ với nội dung liên quan đến bức hình - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.