
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/04/24 08:27
Lượt xem: 1
Dung lượng: 73.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình. - Ôn tập lại những kiến thức đã học về thơ hiện đại. - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm. - Hướng dẫn khắc phục những lỗi còn mắc. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm. - Năng lực chuyên biệt: + Tự học và sử dụng ngôn ngữ: sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lối chính tả và tạo lập văn bản. + Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết và thực hành xây dựng văn bản. 3. Phẩm chất: - Yêu văn học, xúc động, yêu quý, trân trọng cảm xúc về tác phẩm thơ. - Chăm học: có ý thức làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II. Chuẩn bị thiết bị và học liệu Gv: Chấm chữa bài cụ thể, giáo án, đề thi, đáp án biểu điểm, máy tính, TVTM. Hs: Xem lại nội dung kiểm tra III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: 1. Đề bài và đáp án: 10 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa". (Trích Theo chân Bác- Tố Hữu) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Từ đoạn thơ trên, em có suy nghĩ và tình cảm gì đối với Bác (trình bày cụ thể khoảng 3 - 4 dòng)? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!”. (Trích Đồng chí - Chính Hữu) Câu Nội dung, đáp án Điểm PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 ĐIỂM) 1 - Thể thơ: bảy chữ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,25 điểm 0,25 điểm 2 - Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả của Bác đối với nhân loại. 0,5 điểm 3 - Biện pháp tu từ: HS xác định được biện pháp so sánh - Tác dụng: lời thơ trở nên sinh động, gợi tả; thể hiện tình yêu thương mênh mông, sâu nặng và sự hi sinh của Bác dành cho mọi người; thể hiện niềm yêu mến, quý trọng của tác giả đối với Bác. 0,5 điểm 0.5 điểm 4 - Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. - HS trình bày được suy nghĩ, tình cảm đối với Bác: + Bác là người có tình yêu thương bao la đối với nhân loại, hi sinh trọn đời cuộc đời vì đất nước, vì nhân dân + Yêu thương, kính trọng, biết ơn,.. đối với Bác + Suy nghĩ về lời dạy của Bác, ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, quê hương. + ……………… 0,5 điểm 0,5 điểm PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) 1 * Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu * Nội dung: Trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 2. Thân đoạn: * Giải thích + Lòng yêu nước là tình yêu đối với đất nước, sẵn sàng hành động vì đất nước, không ngừng nỗ lực để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. -> Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho quốc gia, dân tộc mình. * Những biểu hiện về lòng yêu nước…. + Nỗ lực học tập, lao động để không chỉ xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn góp phần dựng xây đất nước. + Quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. + Có ý thức vun đắp, bảo vệ, giữ gìn, tự hào về văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước. + Giới thiệu văn hóa của dân tộc với bạn bè thế giới khi có dịp. + Ý thức, hành động luôn hướng về nguồn cội dù ở đâu trên thế giới. + Thương yêu, trân quý đất nước còn nghèo khó, gian lao. + Gắn đời sống cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng để hòa nhịp với đất nước, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần. * Mở rộng: Phê phán lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước của một số người. 3. Kết đoạn - Khẳng định: lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Trên đây chỉ là những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những ý riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. 0,25 điểm 0,25 điểm 1,25 điểm 0,25 điểm 2 1. Yêu cầu về hình thức - Đúng kiểu bài nghị luận, đảm bảo bố cục 3 phần, dẫn dắt lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. 2. Cách lập luận - Xác định đúng vấn đề, xây dựng được các luận điểm, lập luận hợp lí. 3. Yêu cầu về nội dung: Bài viết xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. 3.1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vấn đề nghị luận và trích thơ. 3.2. Thân bài - Hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. - Nêu khái quát về chủ đề của bài thơ, nội dung của 7 câu thơ đầu. - Chi tiết: Lần lượt phân tích từng ý thơ về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, chủ yếu khái thác yếu tố hình thức nghệ thuật để khái quát lên nội dung. Căn cứ vào việc phân tích từng câu thơ. + Chính Hữu viết về quê hương của những người lình. Họ đến từ những vùng quê lam lũ, vùng nông thôn nghèo của đất nước. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ./ Hình ảnh thơ sóng đôi: quê hương anh- làng tôi; nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá. ./ Anh đến từ vùng quê nghèo vùng đồng bằng, quanh năm chiêm chũng, ngập mặn, phèn chua.... ./ Tôi đến từ vùng quê trung du miền núi, đất đai khô cằn sỏi đá, bạc màu. -> Anh và tôi là những anh dân cày, thuộc giai cấp nông dân Các anh giác ngộ cách mạng, đi kháng chiến, đứng trong hàng ngũ. + Họ là những người chung lí tưởng chiến đấu, cùng theo lời hiệu triệu non sông để lên đường kháng chiến. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ./ Hình ảnh thơ xuất hiện theo cặp, theo đôi ./ “đôi người” ./ Họ từ “xa lạ” mà trở nên “quen nhau” -> Họ chung lí tưởng chiến đấu, chung lòng yêu nước. + Cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những anh dân cày còn là chung chiến hào, chung kẻ thù, chung những đêm rét ngoài chiến trường đầy gian khổ Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ./ “súng bên súng” là hình ảnh thực trong chiến đấu giữa những người lính ngoài chiến trường. Các anh đứng sát bên nhau trong chiến hào, họng súng hướng về phía quân thù, đầu các anh sát kề vào nhau lúc chiến đấu. ./ “đầu sát bên đầu” còn gợi đến ý nghĩa tượng trưng, thể hiện tâm đầu ý hợp trong chiến đấu cũng như trong đời sống sinh hoạt sau chiến hào. ./ “tri kỉ” thể hiện rõ sự gắn bó, thấu hiểu giữa những người đồng đội. + Dòng thơ thứ bẩy trong bài là dòng thơ đặc biệt nhất. Thể hiện rõ chủ đề, cảm xúc bao trùm bài thơ. Đồng chí! ./ Đây là dòng thơ đặc biệt cả về hình thức lẫn tư tưởng, ý nghĩa. Dòng thơ ngắn bất ngờ. Dòng thơ là một câu đặc biệt với hai chữ, 1từ và kết thúc bằng dấu chấm than. Đây là một câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui sướng của nhà thơ như phát hiện một thứ tình cảm khăng khít hơn cả tri kỉ giữa những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là tình đồng chí. ./ Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ => tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn chung chí hướng cao cả. Những người chiến sĩ hào mình trong mối giao cảm với tư cách là những quân nhân, là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa thân mật, giản dị, cao quý, lớn lao. ./ Câu này đánh dấu mốc mới trong mạch cảm xúc, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. - Tóm lược những nội dung đã phân tích. Đánh giá những giá trị nổi bật về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ. 3.3. Kết bài - Cảm nhận chung về tác phẩm, về đoạn thơ. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo - Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 0,25 điểm 0,5 điểm 3,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Tổng 10 điểm Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá chung (10 phút) - Nhiều em có cố gắng làm bài theo yêu cầu. I- Phần đọc-hiểu: Đa số các em làm đúng câu 1,2,4. Tuy nhiên còn nhiều em trả lời còn sơ sài, không chỉ ra được tác dụng của phép tu từ so sánh trong 2 câu thơ in đậm. - HS bày tỏ ngắn gọn tình cảm và suy nghĩ của bản thân đối với Bác chưa đầy đủ. II-Phần tự luận: 1. Viết đoạn văn: trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. - Một số học sinh viết đoạn nghị luận đúng về hình thức, dung lượng (10 đến 12 câu) biết vận dụng một số thao tác lập luận để trình bày biểu hiện về lòng yêu nước, đánh số câu theo qui định. - Xác định đúng vấn đề nghị luận, xây dựng luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, làm rõ luận điểm. - Nhiều em viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu (ví dụ đoạn văn chưa hoàn chỉnh; các ý giữa các câu văn có khi chưa có liên kết; các dấu câu sử dụng chưa thật thích hợp). - Một số chép tài liệu, không bám sát yêu cầu đề ra, không có d/c: Luân, Minh, Ngọc B - Còn làm sai yêu cầu:Thành Nam, Tài, Mạc Linh. 2. Viết bài văn: Cảm nhận và suy nghĩ khổ thơ 1 bài “Đồng chí” - Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, đảm bảo bố cục 3 phần, phân tích, cảm thujngheej thuật và nội dung đoạn thơ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. - Cách lập luận: xác định đúng vấn đề, xây dựng được các luận điểm, luận cứ, lập luận hợp lí. - Tuy vậy có một số ít em chưa cố gắng, phân tích sơ sài không khái quát, không có nhận xét đánh giá về NT, ND, tác giả, và liên hệ so sánh với các TP cùng đề tài. Một số bài viết dài nhưng viết lan man, diễn đạt còn gượng ép: Tiến Anh, Minh, Hồng,... - Nhiều em viết sạch, đẹp, trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi: An, Ngân, Bùi Linh; 1 số em chữ viết xấu, cẩu thả, mắc lỗi nhiều: Huy, Thành Nam, Dũng, Mạc Linh, Kiên, Duy Hưng, Phúc Hưng,... - Cá biết có HS không làm bài và viết bài còn gạch đầu dòng: Mạc Linh, Tài, Duy Hưng Hoạt động 3: Chữa lỗi điển hình (10 phút) GV chiếu các lỗi sai của HS lên bảng, yêu cầu một số HS chữa lỗi (chú ý hoạt động của HS khuyết tật) 1. Chính tả: gian nao 2. Dùng từ, đặt câu và diễn đạt: + ... nước mắt phun trào (Duy Hưng) => nước mắt tuôn trào + Đoạn thơ nổi bật và có lẽ là hay nhất chính là 7 câu thơ đầu nói về hoàn cảnh xuất thân và đặc điểm để tao nên tình đồng chí đồng đội. (Sơn) => Đọc bài thơ, có lẽ người đọc ấn tượng nhất là 7 câu thơ đầu viết về những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng + Còn đầu sát bên đầu là cách nói hoán dụ chỉ những người lính tri ân tri kỉ lấy cái đầu để chỉ toàn ộ người lính tạo cảm giác gần gũi. (Đức) => “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì. 3. Viết số, viết tắt: Thành 4. Các lỗi khác: không tách đoạn văn, không có bố cục 3 phần: Mạc Linh; gạch xóa bẩn, chữ cẩu thả: Kiên, Công, Phúc Hưng; viết hoa tùy tiện,... Hoạt động 4: Đọc bài một số bài tiêu biểu (7 phút) - G/v giới thiệu đọc một số bài đạt điểm cao và một số bài đạt điểm thấp: + Bài điểm cao: MaiTrang + Bài thấp: Mạc Linh, Duy Hưng - Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt - Hướng dẫn khắc phục các khuyết điểm, sai sót Hoạt động 5: Trả bài (8 phút) - G/v trả bài cho h/s, yêu cầu h/s sữa lỗi - Sau đó, h/s đổi bài cho nhau để cùng sữa và rút kinh nghiệm - GV cho Học sinh khác nghe và phát biểu cảm nhận về các bài khá giỏi: Mình đã học được điều gì qua bài của bạn. * H¬ƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Viết lại đoạn văn và bài văn. - Giờ sau chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Học và nắm chắc dàn ý chung một bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Nghiên cứu các bài tập sgk. ---------------------------------------------
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/04/24 08:27
Lượt xem: 1
Dung lượng: 73.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình. - Ôn tập lại những kiến thức đã học về thơ hiện đại. - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm. - Hướng dẫn khắc phục những lỗi còn mắc. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm. - Năng lực chuyên biệt: + Tự học và sử dụng ngôn ngữ: sửa lỗi về liên kết văn bản và sửa lối chính tả và tạo lập văn bản. + Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết và thực hành xây dựng văn bản. 3. Phẩm chất: - Yêu văn học, xúc động, yêu quý, trân trọng cảm xúc về tác phẩm thơ. - Chăm học: có ý thức làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II. Chuẩn bị thiết bị và học liệu Gv: Chấm chữa bài cụ thể, giáo án, đề thi, đáp án biểu điểm, máy tính, TVTM. Hs: Xem lại nội dung kiểm tra III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: 1. Đề bài và đáp án: 10 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa". (Trích Theo chân Bác- Tố Hữu) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Từ đoạn thơ trên, em có suy nghĩ và tình cảm gì đối với Bác (trình bày cụ thể khoảng 3 - 4 dòng)? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!”. (Trích Đồng chí - Chính Hữu) Câu Nội dung, đáp án Điểm PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 ĐIỂM) 1 - Thể thơ: bảy chữ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,25 điểm 0,25 điểm 2 - Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả của Bác đối với nhân loại. 0,5 điểm 3 - Biện pháp tu từ: HS xác định được biện pháp so sánh - Tác dụng: lời thơ trở nên sinh động, gợi tả; thể hiện tình yêu thương mênh mông, sâu nặng và sự hi sinh của Bác dành cho mọi người; thể hiện niềm yêu mến, quý trọng của tác giả đối với Bác. 0,5 điểm 0.5 điểm 4 - Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. - HS trình bày được suy nghĩ, tình cảm đối với Bác: + Bác là người có tình yêu thương bao la đối với nhân loại, hi sinh trọn đời cuộc đời vì đất nước, vì nhân dân + Yêu thương, kính trọng, biết ơn,.. đối với Bác + Suy nghĩ về lời dạy của Bác, ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, quê hương. + ……………… 0,5 điểm 0,5 điểm PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) 1 * Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu * Nội dung: Trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 2. Thân đoạn: * Giải thích + Lòng yêu nước là tình yêu đối với đất nước, sẵn sàng hành động vì đất nước, không ngừng nỗ lực để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. -> Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho quốc gia, dân tộc mình. * Những biểu hiện về lòng yêu nước…. + Nỗ lực học tập, lao động để không chỉ xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn góp phần dựng xây đất nước. + Quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. + Có ý thức vun đắp, bảo vệ, giữ gìn, tự hào về văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước. + Giới thiệu văn hóa của dân tộc với bạn bè thế giới khi có dịp. + Ý thức, hành động luôn hướng về nguồn cội dù ở đâu trên thế giới. + Thương yêu, trân quý đất nước còn nghèo khó, gian lao. + Gắn đời sống cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng để hòa nhịp với đất nước, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần. * Mở rộng: Phê phán lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước của một số người. 3. Kết đoạn - Khẳng định: lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Trên đây chỉ là những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những ý riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. 0,25 điểm 0,25 điểm 1,25 điểm 0,25 điểm 2 1. Yêu cầu về hình thức - Đúng kiểu bài nghị luận, đảm bảo bố cục 3 phần, dẫn dắt lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. 2. Cách lập luận - Xác định đúng vấn đề, xây dựng được các luận điểm, lập luận hợp lí. 3. Yêu cầu về nội dung: Bài viết xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. 3.1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vấn đề nghị luận và trích thơ. 3.2. Thân bài - Hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. - Nêu khái quát về chủ đề của bài thơ, nội dung của 7 câu thơ đầu. - Chi tiết: Lần lượt phân tích từng ý thơ về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, chủ yếu khái thác yếu tố hình thức nghệ thuật để khái quát lên nội dung. Căn cứ vào việc phân tích từng câu thơ. + Chính Hữu viết về quê hương của những người lình. Họ đến từ những vùng quê lam lũ, vùng nông thôn nghèo của đất nước. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ./ Hình ảnh thơ sóng đôi: quê hương anh- làng tôi; nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá. ./ Anh đến từ vùng quê nghèo vùng đồng bằng, quanh năm chiêm chũng, ngập mặn, phèn chua.... ./ Tôi đến từ vùng quê trung du miền núi, đất đai khô cằn sỏi đá, bạc màu. -> Anh và tôi là những anh dân cày, thuộc giai cấp nông dân Các anh giác ngộ cách mạng, đi kháng chiến, đứng trong hàng ngũ. + Họ là những người chung lí tưởng chiến đấu, cùng theo lời hiệu triệu non sông để lên đường kháng chiến. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ./ Hình ảnh thơ xuất hiện theo cặp, theo đôi ./ “đôi người” ./ Họ từ “xa lạ” mà trở nên “quen nhau” -> Họ chung lí tưởng chiến đấu, chung lòng yêu nước. + Cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những anh dân cày còn là chung chiến hào, chung kẻ thù, chung những đêm rét ngoài chiến trường đầy gian khổ Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ./ “súng bên súng” là hình ảnh thực trong chiến đấu giữa những người lính ngoài chiến trường. Các anh đứng sát bên nhau trong chiến hào, họng súng hướng về phía quân thù, đầu các anh sát kề vào nhau lúc chiến đấu. ./ “đầu sát bên đầu” còn gợi đến ý nghĩa tượng trưng, thể hiện tâm đầu ý hợp trong chiến đấu cũng như trong đời sống sinh hoạt sau chiến hào. ./ “tri kỉ” thể hiện rõ sự gắn bó, thấu hiểu giữa những người đồng đội. + Dòng thơ thứ bẩy trong bài là dòng thơ đặc biệt nhất. Thể hiện rõ chủ đề, cảm xúc bao trùm bài thơ. Đồng chí! ./ Đây là dòng thơ đặc biệt cả về hình thức lẫn tư tưởng, ý nghĩa. Dòng thơ ngắn bất ngờ. Dòng thơ là một câu đặc biệt với hai chữ, 1từ và kết thúc bằng dấu chấm than. Đây là một câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui sướng của nhà thơ như phát hiện một thứ tình cảm khăng khít hơn cả tri kỉ giữa những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là tình đồng chí. ./ Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ => tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn chung chí hướng cao cả. Những người chiến sĩ hào mình trong mối giao cảm với tư cách là những quân nhân, là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa thân mật, giản dị, cao quý, lớn lao. ./ Câu này đánh dấu mốc mới trong mạch cảm xúc, bao hàm những ý nghĩa sâu xa. - Tóm lược những nội dung đã phân tích. Đánh giá những giá trị nổi bật về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ. 3.3. Kết bài - Cảm nhận chung về tác phẩm, về đoạn thơ. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo - Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 0,25 điểm 0,5 điểm 3,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Tổng 10 điểm Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá chung (10 phút) - Nhiều em có cố gắng làm bài theo yêu cầu. I- Phần đọc-hiểu: Đa số các em làm đúng câu 1,2,4. Tuy nhiên còn nhiều em trả lời còn sơ sài, không chỉ ra được tác dụng của phép tu từ so sánh trong 2 câu thơ in đậm. - HS bày tỏ ngắn gọn tình cảm và suy nghĩ của bản thân đối với Bác chưa đầy đủ. II-Phần tự luận: 1. Viết đoạn văn: trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. - Một số học sinh viết đoạn nghị luận đúng về hình thức, dung lượng (10 đến 12 câu) biết vận dụng một số thao tác lập luận để trình bày biểu hiện về lòng yêu nước, đánh số câu theo qui định. - Xác định đúng vấn đề nghị luận, xây dựng luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, làm rõ luận điểm. - Nhiều em viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu (ví dụ đoạn văn chưa hoàn chỉnh; các ý giữa các câu văn có khi chưa có liên kết; các dấu câu sử dụng chưa thật thích hợp). - Một số chép tài liệu, không bám sát yêu cầu đề ra, không có d/c: Luân, Minh, Ngọc B - Còn làm sai yêu cầu:Thành Nam, Tài, Mạc Linh. 2. Viết bài văn: Cảm nhận và suy nghĩ khổ thơ 1 bài “Đồng chí” - Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, đảm bảo bố cục 3 phần, phân tích, cảm thujngheej thuật và nội dung đoạn thơ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. - Cách lập luận: xác định đúng vấn đề, xây dựng được các luận điểm, luận cứ, lập luận hợp lí. - Tuy vậy có một số ít em chưa cố gắng, phân tích sơ sài không khái quát, không có nhận xét đánh giá về NT, ND, tác giả, và liên hệ so sánh với các TP cùng đề tài. Một số bài viết dài nhưng viết lan man, diễn đạt còn gượng ép: Tiến Anh, Minh, Hồng,... - Nhiều em viết sạch, đẹp, trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi: An, Ngân, Bùi Linh; 1 số em chữ viết xấu, cẩu thả, mắc lỗi nhiều: Huy, Thành Nam, Dũng, Mạc Linh, Kiên, Duy Hưng, Phúc Hưng,... - Cá biết có HS không làm bài và viết bài còn gạch đầu dòng: Mạc Linh, Tài, Duy Hưng Hoạt động 3: Chữa lỗi điển hình (10 phút) GV chiếu các lỗi sai của HS lên bảng, yêu cầu một số HS chữa lỗi (chú ý hoạt động của HS khuyết tật) 1. Chính tả: gian nao 2. Dùng từ, đặt câu và diễn đạt: + ... nước mắt phun trào (Duy Hưng) => nước mắt tuôn trào + Đoạn thơ nổi bật và có lẽ là hay nhất chính là 7 câu thơ đầu nói về hoàn cảnh xuất thân và đặc điểm để tao nên tình đồng chí đồng đội. (Sơn) => Đọc bài thơ, có lẽ người đọc ấn tượng nhất là 7 câu thơ đầu viết về những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng + Còn đầu sát bên đầu là cách nói hoán dụ chỉ những người lính tri ân tri kỉ lấy cái đầu để chỉ toàn ộ người lính tạo cảm giác gần gũi. (Đức) => “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì. 3. Viết số, viết tắt: Thành 4. Các lỗi khác: không tách đoạn văn, không có bố cục 3 phần: Mạc Linh; gạch xóa bẩn, chữ cẩu thả: Kiên, Công, Phúc Hưng; viết hoa tùy tiện,... Hoạt động 4: Đọc bài một số bài tiêu biểu (7 phút) - G/v giới thiệu đọc một số bài đạt điểm cao và một số bài đạt điểm thấp: + Bài điểm cao: MaiTrang + Bài thấp: Mạc Linh, Duy Hưng - Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt - Hướng dẫn khắc phục các khuyết điểm, sai sót Hoạt động 5: Trả bài (8 phút) - G/v trả bài cho h/s, yêu cầu h/s sữa lỗi - Sau đó, h/s đổi bài cho nhau để cùng sữa và rút kinh nghiệm - GV cho Học sinh khác nghe và phát biểu cảm nhận về các bài khá giỏi: Mình đã học được điều gì qua bài của bạn. * H¬ƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Viết lại đoạn văn và bài văn. - Giờ sau chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Học và nắm chắc dàn ý chung một bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) + Nghiên cứu các bài tập sgk. ---------------------------------------------
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

