
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/03/24 00:24
Lượt xem: 1
Dung lượng: 28.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 14/3/2024 Ngày giảng: 16+19/3/2024 Tiết 125,126 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Nắm được những kiến thức về phân môn phần T. Việt để vận dụng làm bài tập. + Hệ thống các kiến thức phần văn bản để cảm nhận dưới dạng đoạn văn. + Vận dung các kĩ năng vào viết bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích. * Đối với HS khuyết tật: nắm 70% kiến thức. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm. - Năng lực chuyên biệt: tạo lập văn bản * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: Tự hào, trân trọng với vẻ đẹp con người, II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi - Học liệu: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tổng hợp kiến thức qua các bài đã học. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm thông tin. - HS suy nghĩ, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS gọi tên văn bản Dự kiến sản phẩm HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc và câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào bài: I. Hệ thống các bài thơ đã học (kì 2) 10 phút Stt Tác phẩm Tác giả Thời gian Thể loại PTBĐ chính Nội dung chính Nghệ thuật chính 1 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Biểu cảm Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. 2 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Tự do Biểu cảm Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc. 3 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 1975 Năm chữ Biểu cảm Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. - Thời gian: 75 phút GV phát phiếu học tập Rèn kĩ năng làm đề đọc hiểu II. Luyện tập HS làm đề vào vở Bài 1 Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nếu dưới: “Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh.” (“Nhớ” – Hồng Nguyên) 1. Xác định thể thơ? - Tự do 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? - Vẻ đẹp của hình ảnh người lính vệ quốc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Họ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đều mang trong mình trái tim nồng nàn yêu nước; cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và đầy ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc. 3. Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 4. Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp? Những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp luôn là những hình ảnh đẹp và để lại trong lòng người đọc sự cảm phục, yêu mến,… Bài 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đã có ai dậy sớm, Nhìn lên rừng cọ tươi. Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp lá ngời ngời, Tôi yêu, thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi! (“Mặt trời xanh của tôi” - Nguyễn Viết Bình) a. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên. - Thể thơ ngũ ngôn b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn? - PT biểu cảm c. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1. - Biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1: so sánh “lá…giống hệt như mặt trời” d. Nêu ngắn gọn cách hiểu của em về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi” - Cách hiểu về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi”: - Hình ảnh ẩn dụ: Chỉ lá cọ là mặt trời xanh. - Cách gọi ấy thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với rừng cọ quê hương. Bài 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...” (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh) 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? - Thể thơ: Tự do 2. Xác định những phương thức biểu đạt? - Những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? - Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. - Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào. (Hoặc: - Nhân hóa: Sông mở, ôm. - So sánh: Bạn bè tôi với bầy chim non.) Tác dụng: Thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả. Thể hiện tài diễn đạt, cảm nhận tài tình của tác giả. 4. Đoạn thơ tác động đến tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? - Tác động đến người đọc tình yêu quê hương. - Suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận đối với quê hương - ……………. Bài 4 Cho đoạn thơ sau: ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa". (Trích Theo chân Bác- Tố Hữu) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ mấy chữ? - Thể thơ bảy chữ 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên? Biện pháp điệp ngữ: thương (lặp 3 lần) so sánh: qua từ '' như '' có trong câu thơ: "Như dòng sông chảy nặng phù sa '' - Tác dụng: thể hiện tình yêu thương mênh mông, sâu nặng của Bác dành cho mọi người, cho thiên nhiên. 4. Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả của Bác đối với nhân loại. Tác giả thể hiện niềm yêu mến, quý trọng Bác. II. PHẦN LÀM VĂN Đoạn văn: Bài 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 1. Mở đoạn - Lòng yêu nước – một truyền thống quý báu của dân tộc, vì thế trong c/s hôm nay con người Việt Nam cần kế thừa ông cha đi trước, bảo vệ và phát huy truyền thống đó. 2. Thân đoạn * Giải thích: + Lòng yêu nước là tình yêu đối với đất nước, sẵn sàng hành động vì đất nước, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. -> Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho quốc gia, dân tộc mình. * Những biểu hiện về lòng yêu nước của con người trong xã hội ngày nay: + Nỗ lực học tập, lao động để không chỉ xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn góp phần dựng xây đất nước. + Quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. + Có ý thức vun đắp, bảo vệ, giữ gìn, tự hào về văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước. + Giới thiệu văn hóa của dân tộc với bạn bè thế giới khi có dịp. + Ý thức, hành động luôn hướng về nguồn cội dù ở đâu trên thế giới. + Thương yêu, trân quý đất nước còn nghèo khó, gian lao. + Gắn đời sống cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng để hòa nhịp với đất nước, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần. * Mở rộng: Phe phán lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước của một số người. 3. Kết đoạn - Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển hơn. Bài 2. Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) về tư tưởng: “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai” trích trong bài thơ “Tự sự” của nhà thơ Lưu Quang Vũ. 1. Mở đoạn * Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề - Trong cuộc sống, khát vọng lớn lao nhất của con người chính là “hạnh phúc”. - Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã dành ngòi bút của mình để viết nên những lời nhắn gửi ý nghĩa “ Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy - Không chỉ dành cho một riêng ai” – một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về hạnh phúc. 2. Thân đoạn * Giải thích: Quan niệm “Hạnh phúc như bầu trời” chính là muốn nhấn mạnh hạnh phúc là món quà của thượng đế dành cho cả nhân loại và vạn vật trên thế giới. * Biểu hiện: Hạnh phúc luôn bao bọc quanh chúng ta: + Có một mái ấm gia đình, có cha mẹ, anh chị em để yêu thương. + Được ăn no, mặc ấm + Được cắp sách tới trường. + Đôi khi, nhìn thấy một bông hoa đẹp hay nhận được một nụ cười của người bạn mới quen… cũng làm ta hạnh phúc. - Càng nhiều người hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng rộng lớn. Và ta sẽ càng gần bầu trời ấy hơn khi ta biết vươn lên và cố gắng. * Đánh giá: vai trò, giá trị. - Hạnh phúc có trong những điều vô cùng giản dị: Một sức khỏe tốt, có tiền bạc, có công việc ổn định, có gia đình tốt và có người để yêu thươn… cho nên ta phải biết trân trọng những điều nhỏ nhất. - Người hạnh phúc thực sự là người biết cân bằng và san sẻ. - Biết cho đi, biết giúp đỡ người khác thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến tâm chúng ta. - Khi được cho đi, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của những người nhận lại, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất. * Mở rộng - Hạnh phúc đến từ những điều giản dị, ta không được coi thường. - Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc do người khác mang lại. * Bài học nhận thức và hành động: - Luôn biết quan tâm, yêu thương đến những người xung quanh. - Phải biết cho đi để nhận lại những hạnh phúc. 3. Kết đoạn: - Hạnh phúc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, mỗi chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực để có được niềm hạnh phúc chọn vẹn cho mình và người thân. GV hướng dẫn HS lập dàn bài: + Nhóm 1,3: Đề 1 + Nhóm 2,4: Đề 2 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét/đánh giá - Gv nhận xét, chốt, trình chiếu dàn bài Bài văn Đề 1. Tiếng lòng của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.”. (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”, Ngữ văn 9, tập hai) Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!”.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/03/24 00:24
Lượt xem: 1
Dung lượng: 28.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 14/3/2024 Ngày giảng: 16+19/3/2024 Tiết 125,126 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Nắm được những kiến thức về phân môn phần T. Việt để vận dụng làm bài tập. + Hệ thống các kiến thức phần văn bản để cảm nhận dưới dạng đoạn văn. + Vận dung các kĩ năng vào viết bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích. * Đối với HS khuyết tật: nắm 70% kiến thức. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm. - Năng lực chuyên biệt: tạo lập văn bản * Đối với HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: Tự hào, trân trọng với vẻ đẹp con người, II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi - Học liệu: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tổng hợp kiến thức qua các bài đã học. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm thông tin. - HS suy nghĩ, trả lời B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS gọi tên văn bản Dự kiến sản phẩm HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc và câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển dẫn vào bài: I. Hệ thống các bài thơ đã học (kì 2) 10 phút Stt Tác phẩm Tác giả Thời gian Thể loại PTBĐ chính Nội dung chính Nghệ thuật chính 1 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Biểu cảm Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. 2 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Tự do Biểu cảm Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc. 3 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 1975 Năm chữ Biểu cảm Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. - Thời gian: 75 phút GV phát phiếu học tập Rèn kĩ năng làm đề đọc hiểu II. Luyện tập HS làm đề vào vở Bài 1 Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nếu dưới: “Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh.” (“Nhớ” – Hồng Nguyên) 1. Xác định thể thơ? - Tự do 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? - Vẻ đẹp của hình ảnh người lính vệ quốc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Họ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đều mang trong mình trái tim nồng nàn yêu nước; cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và đầy ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc. 3. Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 4. Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp? Những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp luôn là những hình ảnh đẹp và để lại trong lòng người đọc sự cảm phục, yêu mến,… Bài 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đã có ai dậy sớm, Nhìn lên rừng cọ tươi. Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp lá ngời ngời, Tôi yêu, thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi! (“Mặt trời xanh của tôi” - Nguyễn Viết Bình) a. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên. - Thể thơ ngũ ngôn b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn? - PT biểu cảm c. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1. - Biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1: so sánh “lá…giống hệt như mặt trời” d. Nêu ngắn gọn cách hiểu của em về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi” - Cách hiểu về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi”: - Hình ảnh ẩn dụ: Chỉ lá cọ là mặt trời xanh. - Cách gọi ấy thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với rừng cọ quê hương. Bài 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...” (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh) 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? - Thể thơ: Tự do 2. Xác định những phương thức biểu đạt? - Những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? - Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. - Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào. (Hoặc: - Nhân hóa: Sông mở, ôm. - So sánh: Bạn bè tôi với bầy chim non.) Tác dụng: Thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả. Thể hiện tài diễn đạt, cảm nhận tài tình của tác giả. 4. Đoạn thơ tác động đến tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? - Tác động đến người đọc tình yêu quê hương. - Suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận đối với quê hương - ……………. Bài 4 Cho đoạn thơ sau: ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa". (Trích Theo chân Bác- Tố Hữu) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ mấy chữ? - Thể thơ bảy chữ 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên? Biện pháp điệp ngữ: thương (lặp 3 lần) so sánh: qua từ '' như '' có trong câu thơ: "Như dòng sông chảy nặng phù sa '' - Tác dụng: thể hiện tình yêu thương mênh mông, sâu nặng của Bác dành cho mọi người, cho thiên nhiên. 4. Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả của Bác đối với nhân loại. Tác giả thể hiện niềm yêu mến, quý trọng Bác. II. PHẦN LÀM VĂN Đoạn văn: Bài 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) trình bày biểu hiện về lòng yêu nước của con người Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 1. Mở đoạn - Lòng yêu nước – một truyền thống quý báu của dân tộc, vì thế trong c/s hôm nay con người Việt Nam cần kế thừa ông cha đi trước, bảo vệ và phát huy truyền thống đó. 2. Thân đoạn * Giải thích: + Lòng yêu nước là tình yêu đối với đất nước, sẵn sàng hành động vì đất nước, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. -> Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho quốc gia, dân tộc mình. * Những biểu hiện về lòng yêu nước của con người trong xã hội ngày nay: + Nỗ lực học tập, lao động để không chỉ xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn góp phần dựng xây đất nước. + Quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước. + Có ý thức vun đắp, bảo vệ, giữ gìn, tự hào về văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước. + Giới thiệu văn hóa của dân tộc với bạn bè thế giới khi có dịp. + Ý thức, hành động luôn hướng về nguồn cội dù ở đâu trên thế giới. + Thương yêu, trân quý đất nước còn nghèo khó, gian lao. + Gắn đời sống cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng để hòa nhịp với đất nước, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần. * Mở rộng: Phe phán lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước của một số người. 3. Kết đoạn - Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển hơn. Bài 2. Viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) về tư tưởng: “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai” trích trong bài thơ “Tự sự” của nhà thơ Lưu Quang Vũ. 1. Mở đoạn * Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề - Trong cuộc sống, khát vọng lớn lao nhất của con người chính là “hạnh phúc”. - Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã dành ngòi bút của mình để viết nên những lời nhắn gửi ý nghĩa “ Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy - Không chỉ dành cho một riêng ai” – một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về hạnh phúc. 2. Thân đoạn * Giải thích: Quan niệm “Hạnh phúc như bầu trời” chính là muốn nhấn mạnh hạnh phúc là món quà của thượng đế dành cho cả nhân loại và vạn vật trên thế giới. * Biểu hiện: Hạnh phúc luôn bao bọc quanh chúng ta: + Có một mái ấm gia đình, có cha mẹ, anh chị em để yêu thương. + Được ăn no, mặc ấm + Được cắp sách tới trường. + Đôi khi, nhìn thấy một bông hoa đẹp hay nhận được một nụ cười của người bạn mới quen… cũng làm ta hạnh phúc. - Càng nhiều người hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng rộng lớn. Và ta sẽ càng gần bầu trời ấy hơn khi ta biết vươn lên và cố gắng. * Đánh giá: vai trò, giá trị. - Hạnh phúc có trong những điều vô cùng giản dị: Một sức khỏe tốt, có tiền bạc, có công việc ổn định, có gia đình tốt và có người để yêu thươn… cho nên ta phải biết trân trọng những điều nhỏ nhất. - Người hạnh phúc thực sự là người biết cân bằng và san sẻ. - Biết cho đi, biết giúp đỡ người khác thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến tâm chúng ta. - Khi được cho đi, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của những người nhận lại, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất. * Mở rộng - Hạnh phúc đến từ những điều giản dị, ta không được coi thường. - Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc do người khác mang lại. * Bài học nhận thức và hành động: - Luôn biết quan tâm, yêu thương đến những người xung quanh. - Phải biết cho đi để nhận lại những hạnh phúc. 3. Kết đoạn: - Hạnh phúc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, mỗi chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực để có được niềm hạnh phúc chọn vẹn cho mình và người thân. GV hướng dẫn HS lập dàn bài: + Nhóm 1,3: Đề 1 + Nhóm 2,4: Đề 2 - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét/đánh giá - Gv nhận xét, chốt, trình chiếu dàn bài Bài văn Đề 1. Tiếng lòng của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.”. (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”, Ngữ văn 9, tập hai) Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!”.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

