Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 6 tiết 28,29
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/10/23 23:07
Lượt xem: 3
Dung lượng: 35.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/10/2023 Ngày dạy : 13/10/2023 (tiết 28 dạy bù) 14/10/2023 (tiết 29) Tiết 28,29: MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: a. Đọc- hiểu: Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và congười trong văn bản tự sự. b. Viết. - Viết được đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả. c. Nói và nghe. - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận. * HSKT nhìn: nắm được các yêu cầu như các HS khác, giảm yêu cầu viết. 2. Về năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực đặc thù: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản * HSKT Nhìn: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL văn học. 3.Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn. - Trách nhiệm: Có ý thức học tập môn học. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Thế nào là văn tự sự? Trong bài văn tự sự, tác giả có chỉ sử dụng 1 phương tức biểu đạt hay không? Vì sao? * Thực hiện nhiệm vụ:Hs trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: Hs dựa vào khái niệm để trả lời * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Khi xây xong một ngôi nhà, để ngôi nhà ấy đẹp và hấp dẫn người ta làm thêm công việc trang trí. Trong văn bản tự sự, để bài văn hấp dẫn hơn cần có thêm yếu tố miêu tả. Yếu tố này có tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút) a) Mục tiêu: Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và congười trong văn bản tự sự. b) Nội dung hoạt động: - Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: - Làm bài tập c) Sản phẩm học tập: yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. * Báo cáo kết quả: - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). * Đánh giá nhận xét: - HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Kể tên một số tác phẩm tự sự em đã đọc, đã học. Cảm nhận của em về những câu chuyện đó. - Phương thức: cá nhân. Thời gian 4 phút - Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung - Dự kiến kết quả: + Nhân vật.... + Tình tiết thu hút, hấp dẫn. + Cảnh thiên nhiên đẹp. + Mối quan hệ giữa các nhân vật.... - Gv đánh giá, chuyển ý: * Gv yêu cầu đọc phần ngữ liếu sách HDH trang 54 ? Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Của ai? ? Đoạn trích viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao em biết. - Phương thức biểu đạt chính là tự sự. ? Nội dung của đoạn trích. Trong trận đánh đó, vua Quang trung có thái độ và hành động như thế nào? - Kể lại chuyện vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ tiến đánh đồn Ngọc Hồi vào mờ sáng ngày mùng 5 Tết. - Vua Quang Trung chỉ huy quân đánh đồn Ngọc Hồi. - Vua Quang Trung bố trí các hướng tấn công và cách đánh giặc. ? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích? - Phương thức: cặp. Thời gian 5 phút - Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung - Dự kiến kết quả: + Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 ván làm một bức, bên ngoài lấy rơm rấp nước phủ kín. + Cứ mười người khiêng một bức, lưng dắt dao găm, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau dàn thành trận chữ “nhất”. + Quân Thanh nổ súng bắn ra khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì. + Đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. + Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết... thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối. + Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử..... - Gv đánh giá. ? Các yếu tố trên nhằm thể hiện đối tượng nào? - Các yếu tố nhằm làm nổi bật khí thế của trận đánh, sự thất bại của giặc và vai trò chỉ huy của Quang Trung. ? Các yếu tố này nằm ở vị trí nào của đoạn văn. + Nằm xen kẽ với yếu tố tự sự. Gv đưa các sự việc tr 91- Sgk cũ ? Nhận xét các sự việc bạn nêu lên đã đủ chưa? - Các sự việc đã đầy đủ và rõ ràng. ? Hãy nối các sự việc ấy thành đoạn văn? - Phương thức: cá nhân. Thời gian 2 phút - Hs làm việc, báo cáo, nhận xét, bổ sung ? Nếu kể như đoạn văn vừa nối có làm nổi bật được nhân vật vua Quang trung không? Trận đánh có sinh động không? Vì sao? - Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật. Trận đánh cũng không sinh động. Bởi vì không có chi tiết cụ thể, làm rõ các đối tượng trận đánh, diễn biến của trận đánh. Rõ ràng, yếu tố miêu tả có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Nếu không có nó, văn bản chỉ gồm các sự việc trần trụi, khô khan ghép lại với nhau. ? So sánh các sự việc vừa liệt kê và đoạn trích, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố miêu tả trong đoạn trích? + Đoạn trích Sgk sinh động hấp dẫn hơn so với đoạn văn vừa nối. Vì đoạn văn nối mới chỉ trả lời câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào. + Các yếu tố miêu tả làm hiện lên cảnh vật, con người trong trận đánh khiến cho ta cảm nhận được vẻ đẹp, tài thao lược của vua Quang Trung và khí thế tấn công của nghĩa quân cùng sự thất bại thảm hại của quân Thanh. =>Vì nhờ có yếu tố miêu tả ? Từ kết quả bài tập trên, em hãy hoàn thiện bảng thông tin sau vào vở để hiểu về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự? * Lưu ý: y/tố m/tả trong vb tự sự chỉ là yếu tố phụ( bổ trợ). Vì vậy m/tả không đc lấn át lời kể làm chìm cốt truyện. I. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: 1. Tìm hiểu ngữ liệu: * ND : Đoạn trích kể về việc vua Q.Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi. - Nội dung sự việc: + QT cho ghép ván-> tiến đánh Ngọc hồi + Quân Thanh bắn ra, ko trúng, phun khói lửa. + Quân của vua QT nhất tề xông lên. + Quân Thanh chống đỡ ko nổi, tướng sĩ thắt cổ tự tử, quân Thanh đại bại. - Các chi tiết miêu tả: + ghép 3 tấm...phủ kín. + Giắt dao ngắn...chữ nhất + Quang Trung cưỡi voi. + Khói tỏa mù trời. + Giặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. + Thây nằm đầy đồng, máu chẩy thành suối. -> Đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả cụ thể cảnh vật, nhân vật, sự việc. => Đoạn văn sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. - Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng làm nổi bật cảnh vật, con người và sự việc khiến cho lời kể trở nên hấp dẫn, gợi cảm. 2. Ghi nhớ (SGK) 3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * HS làm bt theo nhóm ? Em hãy tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích : Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân ? Nhóm 1+ 2: Chị em Thuý Kiều Nhóm 3+ 4: Cảnh ngày xuân *Các yếu tố tả người, tả cảnh trong 2 đoạn trích. a, Tả người - Thuý Vân :tả khuôn mặt, đôi mày, mái tốc, làn da, nụ cười, giọng nói -> Vẻ đẹp nhan sắc. - Thuý Kiều :đặc tả ánh mắt, nét mày, tài năng, tình cảm,-> vẻ đẹp nhan sắc, tài năng , tâm hồn b, Tả cảnh - Cảnh mùa xuân : cỏ non, cành lê, hoa lê, chim én,-> vẻ đẹp riêng biệt của mùa xuân. - Cảnh lễ hội : con người, cảnh vật, trong lễ hội,-> không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội mùa xuân * Tác dụng : các yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho VB trở nên sinh động có hồn, hấp dẫn giàu chất thơ. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc của thơ văn cổ, Nguyễn Du đã dựng nên 2 bức tranh chân dung xinh đẹp với ‘mỗi vẻ mười phân vẹn mười’. - Phần tả cảnh, tác giả đã làm rõ nét đặc trưng riêng biệt của cảnh, mùa. Và đồng thời vẫn đan xen tâm trạng con người qua chi tiết, hình ảnh miêu tả thiên nhiên  cảnh đẹp mà không tĩnh lặng có lúc giàu sức sống và có lúc xao xuyến bâng khuâng. II. Luyện tập: Bài 1: a. Tả người : Vân xem... kém xanh b.Tả cảnh : Cỏ non......... bắc ngang. *Tác dụng: - Tái hiện chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” - Miêu tả vẻ đẹp mùa xuân, không khí lễ hội Đoạn văn tham khảo: Nhân tiết Thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. Lúc này, mùa xuân đã bước vào những ngày tháng cuối cùng. Trên trời, từng đàn chim én, loài chim của mùa xuân chao liệng ngang dọc trên bầu trời như thoi đưa. Bầu trời mới trong sáng làm sao. Đồng cỏ xanh tươi chạy dài tít tắp tới chân trời xa. Nổi bật trên các nền xanh non khêu gợi ấy xuất hiện vài bông hoa lê trắng mới hé nở thật là tinh khiết, mát mắt. Hoà trong bức tranh phong cảnh ấy là các nam thanh nữ tú thướt tha trong những bộ quần áo đẹp nhất, họ nô nức rủ nhau đi tảo mộ, trẩy hội, cùng dạo chơi xuân trên chốn đồng quê vừa đi vừa nói chuyện ríu rít, nô nức như đàn chim yến, chim anh. Chiều đến, khi mặt trời đã ngả về Tây, chị em Kiều thong thả ra về. Phong cảnh quê hương thật thanh bình, yên tĩnh. Ba chị em Kiều đi trên một cây cầu nho nhỏ có dòng nước uốn quanh bắc cuối con ghềnh. Tâm trạng Kiều man mác một nỗi buồn. Bài 2: Viết đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Đoạn văn. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn giới thiệu bằng lời văn của em về nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân. * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập… * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào Dự kiến sp: Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc ngà, mái tóc dầy mượt mà như làn mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng đầy khả ái, phúc hậu, khiến thiên nhiên cảm mến và nhường nhịn cho nàng. So với em gái, Thúy Kiều về cả tài cả sắc có lẽ đều là phần hơn. Nàng có đôi mắt diễm lệ, long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày thanh tú, yểu điệu như dáng núi mùi xuân. Ở nàng toát lên vẻ đẹp đầy quyến rũ và sắc sảo, rực rỡ và đầy cuốn hút, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng đố kị, tức tối mà "hờn", mà "ghen" với nàng. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng. * Kết luận, đánh giá. • Hướng dẫn về nhà - Học ghi nhớ SGK - Hoàn thiện bài tập. - Soạn Miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.