Danh mục
KHBD NGữ văn 8 tuần 21 (tiết 82,83,84)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/02/25 23:14
Lượt xem: 1
Dung lượng: 382.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/02/2025 Ngày dạy: 13/02/2025 Tiết 82, 83 VIẾT VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). 2. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS biết được yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) - HS viết được bài văn phân tích một tác phẩm (truyện): nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, biết sống có trách nhiệm. - Chăm chỉ: suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu 2. Học liệu - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Tài liệu tham khảo, phiếu học tập… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi XEM DỮ LIỆU, ĐOÁN VĂN BẢN Dữ liệu 1 - Anh thanh niên - Cô kĩ sư - Bác lái xe  Lặng lẽ Sapa Dữ liệu 2 - Mon - Mên - Chim chìa vôi  Bầy chim chìa vôi Dữ liệu 3 - Vườn hoa - Cửa sổ - Người bố- người con  Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - GV dẫn dắt vào bài học mới: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau nhắc lại một số văn bản truyện đã học trong chương trình. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ học cách phân tích một tác phẩm truyện. Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) (5 phút) a. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Phân tích một tác phẩm truyện là gì? + Việc viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần chú ý và đảm bảo những yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Giới thiệu kiểu bài 1. Khái niệm Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… 2. Yêu cầu - Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. - Nêu được chủ đề của tác phẩm. - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…) - Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện. 2. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO (25 phút) a. Mục tiêu: Đọc và phân tích được Bài viết tham khảo Hãy “Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ” để cảm nhận vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức kĩ thuật “THINK- PAIR- SHARE” a. Phần nào, câu nào trong bài viết tham khảo đã giới thiệu tác phẩm truyện? b. Đoạn nào trong bài nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm? c. Đọc đoạn 3,4,5,6 của bài văn c1. Chỉ ra câu nêu chủ đề của tác phẩm và những bằng chứng được trích từ tác phẩm để làm sáng tỏ chủ đề c2. Chỉ ra các câu nêu nhận xét, phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và các bằng chứng được trích từ tác phẩm c3. Chỉ ra các câu khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo a. Tác phẩm truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm văn học xuất sắc từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về sách dành cho thiếu nhi”. Ngoài ra cũng trong phần này, người viết đã nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: “Tác phẩm đã cuốn hút ta vào một thế giới tươi sáng, trong trẻo và yên tĩnh lạ lùng” b. Phần đầu của thân bài đã nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm: “Trong đó, nhân vật “tôi”- một cậu bé mười tuổi … cùng những trải nghiệm tuyệt vời” c. Các câu nêu chủ đề: - Đó chính là thái độ yêu quý, trân trọng và biết ơn thiên nhiên. Dường như nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Hãy mở rộng mọi giác quan, mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp diệu kì của sự sống, cỏ cây, đất trời. (bằng chứng gián tiếp và trực tiếp: Người bố đã dạy cho con trai …là một món quà bất tận) - Tác phẩm còn là bài ca về sự giao cảm đẹp đẽ, tinh tế giữa con người với con người. (bằng chứng trực tiếp: Trong câu chuyện Ngày bí mật …nhưng người khác lại vui hơn) - Đằng sau các câu chuyện bình dị ấy lại ẩn chứa những suy nghĩ thấm thía về cuộc sống. (bằng chứng gián tiếp và trực tiếp: Chẳng hạn truyện “Ghét cái răng khểnh”…; “Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa”…) d. Các câu chuyện trong tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất, qua lời một cậu bé mười tuổi nên rất hồn nhiên, tươi tắn, thú vị. - Lời kể trong tác phẩm có giọng điệu gần gũi, thân thương như những lời thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng, thấm vào lòng người. - Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công một số hình ảnh chứa đựng nhiều lớp nghĩa. e. Có thể nói, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một món quà đẹp mà người viết đã trao tặng đến bạn đọc. 3. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC (55 phút) a. Mục tiêu: HS biết - Biết viết bài theo các bước. - Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cho đề bài: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 1.GV yêu cầu HS xác định: Mục đích viết, người đọc, đề tài 2.HS tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Đọc truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em có cảm xúc như thế nào? Em ấn tượng nhất với tác phẩm ở điều gì? (Nội dung, cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ…)? - Nội dung chính của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì? - Chủ đề của của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì? - Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa có những nét đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật (cốt truyện, ngôi kể, nhân vật, ngôn ngữ,…)? - Ý nghĩa, giá trị của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì? 3. Lập dàn ý: HS sắp xếp các ý vừa tìm được ở phần tìm ý vào dàn ý sau: *Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm *Thân bài: -Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm -Nêu chủ đề của tác phẩm -Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm *Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết - Mục đích viết: Làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện, thuyết phục người đọc đồng tình với ý kiến của em về tác phẩm đó. - Người đọc: Những người quan tâm có nhu cầu tìm hiểu về tác phẩm truyện. - Đề tài: Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long -Tìm ý (phiếu tìm ý) - Lập dàn ý (bài làm của HS) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân: Viết thành bài văn hoàn thiện vào vở Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS viết bài Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV thu bài làm của HS để chấm, chữa bài Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: Khi viết bài, em cần chú ý: - Bài viết cần đủ ba phần, trong đó phần Thân bài tập trung làm sáng tỏ chủ đề và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện. - Bài viết cần có các luận điểm chính được sắp xếp theo trật tự lỗ-gíc; tránh rơi vào việc chỉ kể lại diễn biến câu chuyện trong tác phẩm. - Cần lựa chọn, trích dẫn và phân tích các bằng chứng tiêu biểu từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của người viết; tránh phân tích tác phẩm một cách chung chung. 2. Viết bài *Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: - Hoàn thiện bài viết - Đọc, rà soát lại các lỗi trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có) - Soạn bài: Nói và nghe: Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) Tìm đọc 1 cuốn sách (truyện) ngoài chương trình và tập viết bài nói để giới thiệu cuốn sách hoặc truyện đó. Tập 1 mình trước gương tại nhà. ----------------------------- Ngày soạn: 10/02/2025 Ngày giảng: 15/02/2025 Tiết 84 Nói và nghe: GIỚI THIỆU VỀ MỘT CUỐN SÁCH (TRUYỆN) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách. 2. Về năng lực a. Năng lực đặc thù - Biết trình bày được bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách. Bài giới thiệu cần cung cấp những thông tin quan trọng nhất về cuốn sách, nêu được đề tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Từ đó khẳng định và lan toả giá trị của cuốn sách, giúp người nghe hiểu và có thể tìm đọc nó. - HS nghe và tóm tắt được nội dung bài giới thiệu về một cuốn sách, trao đổi với người nói về bài thuyết trình. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra 2. Về phẩm chất - Kỉ luật, biết lắng nghe - Chăm chỉ: chăm học, hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Kế hoạch bài dạy - Sách giáo khoa, Sách giáo viên - Một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cuộc thi SIÊU TRÍ NHỚ - Xem và ghi nhanh những tên tác phẩm truyện xuất hiện trong video. - Bạn nào ghi nhớ đúng và nhiều hơn sẽ được 1 điểm cộng. - GV dẫn vào bài học: Trong cuộc sống, giới thiệu cho người khác về một cuốn sách là một việc cần thiết, thú vị nhưng cũng có không ít thách thức. Bài giới thiệu cần cung cấp những thông tin quan trọng nhất về cuốn sách, khẳng định và làm lan toả giá trị của cuốn sách giúp người nghe hiểu và có thể tìm đọc nó. Phần Nói và nghe của bài học này sẽ hướng dẫn em giới thiệu một cuốn sách (truyện) HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) 2.1. TRƯỚC KHI NÓI (15 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Theo em, để thực hiện tốt bài nói, bài giới thiệu về một cuốn sách (truyện) chúng ta cần chuẩn bị những gì ở bước Trước khi nói? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Trước khi nói - Lựa chọn cuốn sách em sẽ giới thiệu: chọn một cuốn sách yêu thích và cho rằng nhiều người chưa biết đến. - Chuẩn bị nội dung trình bày bằng cách ghi ngắn gọn các thông tin sau: + Lí do em muốn giới thiệu cuốn sách đến người nghe. + Nhan đề cuốn sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, số trang, sự đón đọc của độc giải. + Đề tài, nội dung chính của cuốn sách, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, chủ đề, một vài nét nổi bật,... + Nhận xét, đánh giá về cuốn sách,... - Chuẩn bị sách, tranh ảnh minh họa,... (nếu có) 2.2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI (15 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Bài nói của chúng ta sẽ gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung từng phần là gì? + Theo em, khi nói, chúng ta cần lưu ý những gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Trình bày bài nói 1. Mở đầu: - Chào hỏi - Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu về cuốn sách với người nghe Ví dụ: + Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… . + Sau đây, tôi xin được giới thiệu về cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đó là một cuốn sách rất hay và độc đáo mà tôi nghĩ sẽ rất thiệt thòi nếu như các bạn không biết đến cuốn sách này. 2. Nội dung chính - Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách: tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét về nghệ thuật.. Ví dụ: + Nguyễn Nhật Ánh (sinh năm 1955) là một tác giả quen thuộc của bạn đọc nhỏ tuổi. sinh năm 1955 + Sách được xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 do Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Tác phẩm giống như là một cuốn nhật ký của cậu bé Thiều - nhân vật chính của tác phẩm kể về cuộc sống của những đứa trẻ tại một vùng quê nghèo khó + “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là những trang nhật ký về cuộc sống thường nhật của một cậu bé. + Khi đọc đến từng trang của câu chuyện, người đọc sẽ bị cuốn hút bởi lối kể chuyện vô cùng tự nhiên mà hấp dẫn. Những hình ảnh về tuổi thơ mà có lẽ không ai chưa từng một lần trải qua trong hiện ra trước mắt khiến người đọc. 3. Kết luận - Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc. - Lời cảm ơn Ví dụ: + Câu chuyện kết thúc lại nhưng dường như lại mở ra một câu chuyện mới. Không ai biết rằng rồi Mận có tìm lại được cha của mình. Tường có thật sự khỏe lại. Cũng như Thiều và Mận có gặp lại nhau. Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng. Bởi thế giới tuổi thơ mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra trước mắt chúng ta dường như đẹp đẽ biết chừng nào. Không điện thoại, máy tính - những thiết bị công nghệ hiện đại mà là những cánh diều tuổi thơ, những cánh đồng thơm ngát, rạp xiếc quen thuộc… + Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận sẽ được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Lưu ý: Cần điều chỉnh giọng nói, sử dụng cử chỉ, điệu bộ và các phương tiện hỗ trợ một cách phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn, thuyết phục cho bài nói. 2.3. SAU KHI NÓI (5 phút) a. Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá về bài nói của bạn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói theo mẫu bảng kiểm sau - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. Sau khi nói Người nói Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể tập trung vào một số nội dung như: - Sự ảnh hưởng của cuốn sách với bạn đọc. - Những thông tin về cuốn sách (tác giả nhà xuất bản, năm xuất bản,...) - Đề tài hay chủ đề của cuốn sách. - Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của cuốn sách. - Sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ nét mặt,...) với nội dung bài trình bày. - Hiệu quả của các phương tiện hỗ trợ (sách; hình ảnh tác giảnhân vật...) trong khi trình bày (nếu có). Người nghe Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: - Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. - Trả lời câu hỏi, giải thích thêm những thông tin về cuốn sách mà người nghe chưa rõ. - Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện nội dung bài giới thiệu và kĩ năng trình bày bài nói. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (4 phút) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV áp dụng kĩ thuật 3-2-1 - Em hãy viết lại 3 điều mà em thấy mình đã làm tốt trong buổi nói – nghe ngày hôm nay. - Em hãy đánh giá 2 điều mình còn cần cải thiện trong buổi nói – nghe tiếp theo. - Em hãy chỉ ra 1 điểm mà mình làm chưa tốt trong buổi nói và nghe. - Em hãy bình chọn 1 người nói xuất sắc và 1 người nghe tích cực trong buổi nói – nghe ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (1 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức Dự án: Mỗi tuần một cuốn sách - Chia lớp thành 4 nhóm - Mỗi nhóm lựa chọn một cuốn sách hay và chia sẻ - Thống nhất trong nhóm - Cử đại diện lên trình bày bài nói (Thực hiện vào giờ học sau) *Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: - Hoàn thiện bài viết - Đọc, rà soát lại các lỗi trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có) - Soạn bài: Nói và nghe: Giới thiệu về một cuốn sách (truyện) Tìm đọc 1 cuốn sách (truyện) ngoài chương trình và tập viết bài nói để giới thiệu cuốn sách hoặc truyện đó. Tập 1 mình trước gương tại nhà. ------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.