Danh mục
KHBD Tự chọn Ngữ văn 9
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13/10/23 22:55
Lượt xem: 4
Dung lượng: 30.8kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn:10/10/2023 Ngày dạy: 13+20/10/2023 Tiết 5,6 ÔN TẬP BIỆN PHÁP TU TỪ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. Mục tiêu 1.Kiến thức: (gồm cả HS khuyết tật) - Qua tiết học giúp HS củng cố và thực hành về các biên pháp tu từ đã học. 2. Năng lực -Các năng lực: ra quyết định, giải quyết vấn đề, sáng tạo, xác định giá trị, tự chủ, tự học, sử dụng ngôn ngữ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…) III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU *Thời gian: 5 phút a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: ? Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học? - HS Gv dẫn dắt vào bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Thế nào là phép tu từ so sánh? đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt ?Nhân hoá là gì? ? thế nào là ẩn dụ, hoán dụ ? *Các bước làm BTTT B1 :Gọi tên và chỉ ra dấu hiệu BPTT B2 : Phân tích tác dụng( gợi tả nghĩa đen, nghĩa bóng) C1 : Khi viết đoạn phân tích tác dụng BPTT bao giờ câu đầu tiên cũng nêu xuất xứ C2 : Nhắc lại BPTT C3 : Nêu tác dụng C4 : Chốt ý. ? Ẩm dụ là gì? Hoán dụ là gì: Cho VD? BT4 :Tìm và phân tích giá trị của các BPTT đc sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ sau; Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đăn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.(Trích TK-ND) Đáp án :Thí sinh chỉ ra đc phép BPTT nhân hóa : hoa cười ngọc thốt, hoa và ngọc mang hành động của con người . Hoa cười ngọc thốt cũng là ẩn dụ : nụ cười tươi như hoa và giọng nói trong trẻo như ngà ngọc. ngoài ra câu thơ còn sử dụng phép tu từ so sánh: mây thua…màu da mái tóc nàng nhẹ nhàng bồng bềnh tựa mây trời và làn ra trắng mịn màng hơn tuyết. Tác dụng:Bằng cách sử dụng các phép tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đoạn thơ trên gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là vẻ đẹp của sự hòa hợp. BT5 :” Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ Văn 9 -T2) Nói “người dưới nguyệt chén đồng” là chỉ ai? Nói như vậy là dùng biện pháp tu từ nào? Cách nói ấy cho ta hiểu gì về Thúy Kiều? Đáp án ;-Người dưới nguyệt chén sđồng: Là hình ảnh chỉ Kim Trọng. -Nói như vậy là dùng BPTT hoán dụ, lấy kỉ niệm để chỉ kỉ niệm -Dùng cách nói ấy, Kiều hiểu tâm trạng của nàng: nhớ mà ko dám gọi tên KT bởi xót xa quá. Cũng có thể hiểu là kỉ niệm ước hẹn mà nàng ko thể nào quên. Nhớ tơi KT là nhớ tới kỉ niệm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (55 phút) ? Đọc kĩ hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi? Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng a.Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp NT gì? b. Cách so sánh ở hai câu có gì khác nhau? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? BT2:Tìm và phân tích tác dụng của BPTT “Chiéc thuyền im, bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. BT3:. Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như ây Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. BT4: Tìm và phân tích ngắn gọn BPTT nhân hóa và so sánh trong các ví dụ sau: Sương trắng nhỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi ướn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. ( Chợ tết- Đoàn văn cừ) HS lên bảng trả lời HS làm ra vở HS nhận xét GV chốt ý, cho điểm b. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. ( Lưu Quang Vũ tiếng việt) HS lên bảng trả lời HS làm ra vở HS nhận xét GV chốt ý, cho điểm c.. Sáng hồng lơ lửng mây son Mặt trời thức giấc veo von chim chào. HS lên bảng trả lời HS làm ra vở HS nhận xét GV chốt ý, cho điểm Bài 5:Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau: a) Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mười quan san (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b) Còn trời còn nước còn non Còn cụ bán rượu anh còn say sưa Bài 6: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? a) Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần b) Trẻ em như búp trên cành c) Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta I Kiến thức cần đạt: .( 15 phút) 1. So sánh:- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm. - Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 2. Nhân hoá : 1.Khái niệm : Gọi hoặc tả con vật cây cối đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, con vật, cây cối trở lên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người. 2. Các kiểu nhân hoá: 3 kiểu a. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật b. Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. 3. Ẩn dụ 1.khái niệm: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 2. Các kiểu ẩn dụ: 4kiểu - Ẩn dụ hình thức - Cách thức - Phẩm chất - Chuyển đổi cảm giác 4. Hoán dụ Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của 1 sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. II. Luyện tập BT1 a.Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp NT so sánh b. Cách so sánh ở hai câu -Chiếc thuyền so sánh với con tuấn mã ->so sánh cái cụ thể với cái cụ thể=>nổi bật vẻ đẹp và sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. -Cánh buồm so sánh với mảnh hồn làng ->so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng vô hình=>ý nghĩa thiêng liêng, cánh buồm trở nên sống động có vẻ đẹp lớn lao BT2: Hình ảnh nhân hoá.->Sự vật thuyền, bến đ¬ược nhân hoá rất sống động. Tế Hanh đã thổi hồn vào sự vật vô tri, vô giác ấy khiến ta cảm nhận hình ảnh con thuyền như 1 sinh thể. Và sau 1 ngày lao động vất vả, vật lôn cùng sóng gió đại dương, những con thuyên neo đậu trên bến như mệt mỏi và đang râm ran khắp các thớ vỏ để tận hưởng thành quả lao động. ->Thể hiện những cảm nhận vô cùng tinh tế, sâu sắc của tác giả Tế Hanh. Bài 3 - BPTT: so sánh -chỉ so sánh : mây trắng- bông Bông trắng- mây Đội bông- đội mây. -Phân tích giá trị BPTT: + Làm nổi bật màu trắng của mây, của bông, một mù trắng tràn ngập ko gian. + So sánh đội bông với đội mây khiến cho cảnh lao động trở nên thú vị, lãng mạn thể hiện tình cảm ngợi ca, trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của người lao động. BT4: Tìm và phân tích ngắn gọn BPTT nhân hóa và so sánh trong các ví dụ sau: Sương trắng nhỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi ướn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. ( Chợ tết- Đoàn văn cừ) a. Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa -So sánh: Sương trắng….giọt sữa: Gợi vẻ đẹp của giọt sương mùa xuân ấm áp, ngọt lành như giọt sữa nuôi dưỡng cỏ cây. - Nhân hóa: Tia nắng tía nháy, núi uốn mình, đồi thoa son - Tác dụng: Đoạn thơ trích trong bài thơ Chợ tết của ĐVC. Tác giả đã sử dụng thành công BPTT so sánh, nhân hóa. Nhờ các phép tu từ này khiến cho những sự vật đc miêu tả trở nên sinh động nhue cũng có linh hồn, nắng biết đùa nghịch, núi đồi biết làm duyên. Qua đó nhà thơ vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, lộng lẫy và tràn đầy sức sống của mùa xuân. b. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. ( Lưu Quang Vũ tiếng việt) BPTT : So sánh : Ôi Tv ..... như tơ Phân tích : Đoạn thơ trích trong bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ . Đoạn thơ có sử dụng biện pháp tư từ so sánh : Ôi Tv ..../ như tơ . Với biện pháp nhân hóa , tác giả đã hình tượng hóa vẻ đẹp của tiếng việt bằng hình ảnh cụ thể . Tiếng Việt vừa đẹp một cách gần gũi vùa dân dã vừa mềm mại , bóng bẩy . Qua đó , Tg thiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. Bài 5: a) Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Bằng lối nói quá, tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh b) Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vừa uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm về tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. Bài 6: a) Chơi chữ b) So sánh c) Nhân hóa. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *Thời gian: 10 phút - khái quát nội dung bài hoc bằng sơ đồ tư duy - HS thực hiện theo nhóm/đại diện nhóm trình bày * Hướng dẫn về nhà - Ôn các kiến thức đã học. - Hoàn thiện bài tập còn lại

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.