Danh mục
KHBD TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 TUẦN 19
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19/01/24 23:52
Lượt xem: 1
Dung lượng: 22.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Tiết 19 Soạn: 17/01/2024 Giảng: 20/01 /2024 ÔN TẬP: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - H nắm chắc yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. - Chứng minh được yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm bộc lộ rõ tích cách nhân vật trong văn bản tự sự * HS khuyết tật: nắm chắc yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. 2. Năng lực - Năng lực tự học nhận diện các yếu tố nghị luận trong VB tự sự và viết đoạn văn tự sự có sd các yếu tố nghị luận. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi viết đoạn văn tự sự có sd các yếu tố nghị luận. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. II. Chuẩn bị Gv: Nghiên cứu Sgk, Sgv, TL chuẩn KT- KN, TLTK, chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: máy chiếu Hs: Đọc- Trả lời câu hỏi Sgk/ 176->179 III. Phư¬¬ơng pháp: - Phương pháp dạy học: vấn đáp, phân tích tình huống, dạy học nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề… - Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, “trình bày một phút” IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra: 2’ Kiểm tra phần chuẩn bị của Hs 3.Tổ chức các hoạt dộng bài mới: Hoạt động 1: Mở đầu Mục tiêu: + Kiến thức:Giới thiệu vào bài mới tạo hứng thú học tập cho HS +Kĩ năng : Tư duy, tìm hiểu + Thái độ : Nhìn nhận, yêu thích tìm hiểu tác phẩm văn học +Năng lực : Nhận thức, sử dụng ngôn ngữ,hợp tác Thời gian: 3 phút Cách thức tiến hành: GV giới thiệu bài: GV đặt câu hỏi ? Để khắc hoạ tính cách nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào? H: Ngoại hình, hành động, trang phục, cử chỉ, lời nói (nói với người khác, và nói với chính mình - Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại) Vậy đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự được thể hiện như thế nào,bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn. Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Hs nhận diện được yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VBTS. Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. Thời gian: 10 phút * GV hướng dẫn ôn tập yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ? Nhắc lại thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Cách nhận biết? H: đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hay nhiều người - Độc thoại là lời của nhân vật nói với chính mình - Độc thoại nội tâm: những cảm xúc suy nghĩ không nói thành lời (GV chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Lưu ý: - Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. +Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. + Trường hợp không có gạch đầu dòng trước lời nói gọi là độc thoại nội tâm I. Ôn tập yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 1. Khái niệm - Đối thoai là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng). - Độc thoại là lời của nhân vật nói với chính mình - Độc thoại nội tâm: những cảm xúc suy nghĩ không nói thành lời 2. Tác dụng: - Hình thức đối thoại có tác dụng tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của mọi người với làng chợ Dầu-> Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. - Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm: khắc hoạ tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin xấu về làng-> làm câu chuyện sinh động hơn. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: +Kiến thức: Hs vận dụng được yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm bộc lộ rõ tích cách nhân vật trong văn bản tự sự. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác, chia sẻ, giải quyết tình huống... - Thái độ: Tự giác, tích cực làm bài tập -Năng lực PC: Tự học, tư duy, năng lực GQ vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ... Thời gian: 25 p ? Gọi 1 Hs đọc và chỉ ra yêu cầu Bài tập yêu cầu các em viết đoạn văn kể chuyện, trong đó có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và đối thoại nội tâm. Gợi ý: có thể lựa chọn một trong các đề tài sau : + Tình bạn + Mẹ + Học tập + Thầy cô Hoạt động cá nhân Phiếu học tập (5’) Học sinh làm bài. Gv thu 5 bài chấm, nhận xét và đọc bài II. Luyện tập Bài tập Viết đoạn văn yêu cầu các em viết đoạn văn kể chuyện, trong đó có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và đối thoại nội tâm. Gợi ý: có thể lựa chọn một trong các đề tài sau : + Tình bạn + Mẹ + Học tập + Thầy cô Tham khảo bài văn của học sinh Lê Giang Thương, lớp 9A, trường THCS Nguyễn Văn Cừ, (Bắc Ninh) ĐÊM NAY MẸ LẠI THẮP HƯƠNG LÊN BÀN THỜ Nhận được giấy báo điểm thi đại học, anh Hùng buồn lắm. cả nhà lặng đi. Mẹ em và em rất buồn. Anh Hùng chăm học và học giỏi, anh là học sinh lớp 12 trường PTTH Hàn Thuyên. Anh đã đi thi học sinh giỏi toán, đã được giải Ba toàn tỉnh. Không hiểu vì sao điểm toán thi đại học, anh chỉ được 6 điểm. Từ hôm đó trở đi, anh Hùng ít đi ra ngoài, ngại tiếp xúc lạn bè. Anh ngồi lặng lẽ trước ảnh bố. Có hôm anh bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Mẹ em rất buồn. Chưa bao giờ, em thấy mẹ buồn như thế.Được tin hôm trước thì hôm sau ông ngoại đên chơi. Ông nói với anh Hùng: - “Đệ nhất buồn là cái hỏng thi”, cháu ạ. Có điều phải nhớ, phải hiểu: Thất bại là mẹ thành công. Thua keo này ta bày keo khác! Cháu còn trẻ, mới 17 tuổi. Ôn tập lại, sang năm thi tiếp cháu ạ. Cháu đã gửi đơn phúc tra chưa? Ông ở lại chơi hai ngày. Đã ngoài 70 tuổi mà ông vẫn đọc sách. Mái tóc bạc, nước da hồng hào. Ông kể nhiều chuyện vui thời lính tráng. Trước khi ra về, ông dặn riêng mẹ em gì đó. Ông nhắc anh Hùng chủ nhật tới sang giúp ông trồng mấy cây na.Ông về hưu với quân hàm thiếu tướng, lương hưu nhiều. Lần nào mẹ con em đến thăm ông, hay ông đến chơi, ông đều cho mẹ em tiền. Lần thì nửa triệu, lần thì một hai triệu đồng. Ông nói: “Mẹ Hoa cầm lấy mà bồi dưỡng cho các cháu ăn học. Các cháu ngoan ngoãn, học giỏi và mạnh khoẻ là ông vui lắm rồi...”. Thỉnh thoảng mẹ thở dài. Nhưng mẹ cố nén bao nỗi buồn, tìm đủ mọi cách để an ủi con trai. Chiều chủ nhật nào, mẹ cũng đưa anh Hùng đi thăm mộ bố. Đến bữa cơm, mẹ nhẹ nhàng nói: “Hùng ạ, con ăn thêm một bát nữa đi. Món xào rau khoai lang này ngon lắm! Món canh chua này, ông ngoại và bố con rất thích”. Mẹ dặn riêng con gái cưng của mẹ là làm hộ anh trai một số việc, tìm cách động viên anh. Hình như để quên đi nỗi buồn hỏng thi, anh Hùng hì hục sắp xếp, kê dọn lại mọi thứ trong gia đình. Anh lau bàn thờ, xếp lại tủ sách, kê lại bàn học. Anh làm cho ngồi nhà nhỏ bé của ba mẹ con trỏ nên gọn gàng, sạch sẽ rất đẹp mắt. Anh trồng thêm cây lựu có mấy chùm hoa đỏ rực. Anh buồn nhưng vẫn hi vọng chờ đợi. Bố em đã mất hơn ba năm, khi mẹ em mới ngoài 40 tuổi. Tóc mẹ xanh mướt ngày nào thế mà nay đã có vài ba sợi bạc. Hơn tháng qua, mẹ ít ngủ. Nhiều đêm chợt thức giấc, em thấy mẹ thắp hương lên bàn thờ và khấn thì thầm: “Anh ơi! Con trai vợ chồng mình thi đại học thiếu điểm. Con ngơ ngẩn hẳn đi. Em lo và buồn lắm! Anh nhớ về, phù hộ cho ba mẹ con em nhé!”... Tiếng gà gáy sang canh mà mẹ vẫn đứng lặng trước ảnh bố. Trưa nay, tan học, em vừa ra đến cổng trường bất ngờ thấy anh Hùng đến đón. Anh nói là khao em gái kem sầu riêng Thiên Nga. Thấy anh vui, em hỏi trêu anh: “Cô Liên con gái bác Nhàn gửi thư cho anh phải không?”. Anh rút tờ giấy báo điểm phúc tra từ túi áo trên ngực đưa cho em. Điểm toán được 9 điểm. Em reo lên. Anh nói: “Anh đỗ rồi. So với điểm chuẩn anh thừa 2 điểm”. Thế là ông ngoại, mẹ và em cùng vui. Mẹ đi làm về muộn. Hai anh em ra đón mẹ từ ngoài cổng, cầm tờ giấy báo điểm phúc tra, tay mẹ run run. Mẹ ôm lấy anh Hùng, đứa con trai yêu quý của bố mẹ. Nước mắt mẹ chảy ra.Mẹ nhắc đi nhắc lại: “Hùng ạ. Sáng mai con sang thăm ông và báo tin vui cho ông mừng...” Đêm nay, mẹ lại thức khuya, mẹ lại thắp hương lên bàn thờ... Hoạt động 4. Vận dụng Mục tiêu: Vận dung, mở rộng tìm tòi vấn đề nội dung văn bản để làm một số BT TH - Thời gian: 7p -Cách thức tiến hành Bài tập : Sự giống và khác nhau giữa đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự? * Đối thoại, độc thoại: -Giống nhau:+Là những phát ngôn.. +Th¬ường có gạch đầu dòng ở những lư¬ợt thoại. -Khác nhau: Độc thoại không hư¬ớng về chủ đề giao tiếp, không h¬ướng về một ai… +Độc thoại nội tâm diễn ra trong suy nghĩ của nhân vật và không phát ra thành lời.. +Đối thoại h¬ướng về chủ đề giao tiếp. * Hướng dẫn về nhà - H đọc thuộc ghi nhớ, hoàn thành các bài tập - Xem và ôn lại bài: Làng - Tìm những đoạn văn nghị luận trong các văn bản tự sự đã học. * Rút kinh nghiệm ...............…………………………………………………………………………. ...............………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.