Danh mục
KHBD HDDTN tuần12
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 25/11/24 06:35
Lượt xem: 1
Dung lượng: 32.6kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 21/11/2024 Tiết 34 CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG THÁNG 12 MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tìm hiểu được về những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh và thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với họ. - Lập được và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương, biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú. - Giới thiệu được một số truyền thống của gia đình. XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÂN ÁI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được biểu hiện của lòng nhân ái. - Tìm hiểu được truyền thống nhân ái của con người Việt Nam. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, noi gương những tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ những người gặp khó khăn. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; vận động được người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia hoạt động thiện nguyện. - Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm; kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập và thực hiện được kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện tại địa phương. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao trong nhóm; có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động thiện nguyện phục vụ cộng đồng. - Chăm chỉ: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch hoạt động thiện nguyện của nhóm, của lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Hướng dẫn HS tìm hiểu về những hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ ở cộng đồng, địa phương nơi mình đang sống thông qua trò chuyện với cha mẹ, hàng xóm, hỏi các bác cán bộ tổ dân phố. - Hướng dẫn HS sưu tầm một câu chuyện có thật (chuyện em được nghe kể lại, được đọc, xem hoặc đã trải qua) về lòng nhân ái, sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. - Đề nghị HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tương thân, tương ái của con người Việt Nam. - Tìm những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, cuộc sống để minh hoạ cho bài học. - Kết nối với một hoặc một vài nhóm tình nguyện viên trong hoặc ngoài nhà trường để chuẩn bị cho hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thiện nguyện. - Hướng dẫn HS cùng chuẩn bị một số nguyên vật liệu để làm tranh cổ động (poster), tranh xé dán như: giấy màu, bìa tạp chí cũ, giấy báo cũ, bìa cứng các màu, các loại bút sáp, bút màu, kéo, băng dính, hồ dán, ... - Bộ thẻ màu xanh và hồng cho hoạt động đánh giá cuối bài (đủ cho mỗi HS 2 thẻ). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 34 – Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương (tiết 1) Xây dựng dự án nhân ái: Những câu chuyện về lòng nhân ái Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” c. Sản phẩm học tập: HS hát theo nhạc chuẩn bị vào bài mới d. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp nghe và yêu cầu cả lớp hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” https://youtu.be/764glgUfYwM?si=ZHy3APXoGzDXxVdc HS thực hiện và hát theo bài nhạc Hoạt động 2: Những câu chuyện về lòng nhân ái a. Mục tiêu: - HS nêu được biểu hiện của lòng nhân ái và rút ra bài học từ những câu chuyện về lòng nhân ái. b. Nội dung: HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến c. Sản phẩm: Câu chuyện của HS kể. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mời một số HS kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến hoặc là người tham gia. - Hướng dẫn thảo luận: + Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì? + Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? (Nêu việc làm cụ thể của các nhân vật trong câu chuyện). + Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. I. Xây dựng dự án nhân ái 1. Những câu chuyện về lòng nhân ái - Mỗi người có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau trong cuộc sống, học tập, công việc... - Cảm thông, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn và có hành động cụ thể để chia sẻ, giúp đỡ họ là biểu hiện của lòng nhân ái. 3. Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Khái niệm lòng nhân ái: A. Là tình yêu thương giữa con người với con người B. Là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình C. Là một đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói vè lòng nhân ái, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Hành động nào sau đây được coi là biểu hiện của lòng nhân ái? A. Ủng hộ lũ lụt cho người dân miền Trung B. Quyên góp tiền cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo D. Tất cả đáp án trên Câu 4: Biểu hiện của lòng nhân ái là gì? A. Khí thế mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà không hề run sợ, luôn đấu tranh cho lẽ phải. B. Thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. C. Biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng D. Cả A, B, C Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A A D B - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Tiết 35 – Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương (tiết 2) Xây dựng dự án nhân ái: Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” c. Sản phẩm học tập: HS hát theo nhạc chuẩn bị vào bài mới d. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp nghe và yêu cầu cả lớp hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” https://youtu.be/764glgUfYwM?si=ZHy3APXoGzDXxVdc HS thực hiện và hát theo bài nhạc Hoạt động 2: Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái a. Mục tiêu: - HS biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện ý tưởng về lòng nhân ái và thông qua đó, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện. b. Nội dung: Các nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái. c. Sản phẩm: tranh (poster) của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho từng nhóm thảo luận ý tưởng và cùng nhau vẽ một bức tranh cổ động (poster) hoặc tranh xé dán khổ lớn theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái. Giả định mỗi nhóm sẽ dùng tranh này để vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa. - Các nhóm nhận xét, bình chọn cho bức tranh đẹp và có ý nghĩa nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm thuyết minh về bức tranh của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - GV tổ chức cho HS bình chọn bức tranh (poster) ấn tượng và ý nghĩa nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Vẽ tranh theo chủ đề Những tấm lòng nhân ái - Những bức tranh do các nhóm tạo ra thể hiện suy nghĩ, mong muốn và hành động của chúng ta về lòng nhân ái và các hoạt động thiện nguyện. - Hoạt động thiện nguyện có sự tham gia của nhiều người sẽ giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn, vì vậy chúng ta cần chung tay lập kế hoạch và cùng 3. Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Điền từ thích vào chỗ trống trong câu ca dao nói về lòng nhân ái sau: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải .... cùng. A. yêu nhau B. thương nhau C. hận nhau D. ghét nhau Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào nói về lòng nhân ái? A. Thấy người hoạn nạn thì thương B. Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn C. Thương người như thể thương thân D. Tất cả đáp án trên Câu 3: Trong cuộc sống, mỗi người sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác nhau về đời sống, học tập, công việc,.., đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 Câu 3 B D A - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Tiết 36 – Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương (tiết 3) Xây dựng dự án nhân ái: Giữ gìn truyền thống tương thân, tương ái Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” c. Sản phẩm học tập: HS hát theo nhạc chuẩn bị vào bài mới d. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp nghe và yêu cầu cả lớp hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” https://youtu.be/764glgUfYwM?si=ZHy3APXoGzDXxVdc HS thực hiện và hát theo bài nhạc Hoạt động 2: Giữ gìn truyền thống tương thân, tương ái a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu và có ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS chia sẻ theo từng cặp đôi (hoặc theo nhóm) về những câu ca dao, tục ngữ mình đã sưu tầm được. - Yêu cầu một số em nêu cảm nhận của mình về các câu ca dao, tục ngữ đó và liên hệ với thực tiễn ngày nay. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia sẻ cảm nhận ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ ý thức giữ gìn truyền thống nhân ái trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: 3. Giữ gìn truyền thống tương thân, tương ái + Tương thân tương ái là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam, được thể hiện một cách sâu sắc qua nhiều câu ca dao, tục ngữ mà các thế hệ trước đã để lại. + Thế hệ trẻ chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống đó. 3. Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Cuộc sống sẽ như thế nào khi lòng nhân ái được khơi dậy, lan tỏa trong mỗi con người? A. Cuộc sống sẽ tươi đẹp, đầy ý nghĩa và hạnh phúc B. Cuộc sống sẽ tràn đầy u ám C. Cuộc sống sẽ buồn tẻ, chán nản D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Có những cách nào để tuyên truyền về lòng nhân ái cho mọi người? A. Phương tiện truyền thông B. Các hoạt động thiện nguyện C. Thông qua các bài học trên lớp D. Tất cả đáp án trên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 A D - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Tiết 37 – Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương (tiết 4) Xây dựng dự án nhân ái: “Cùng nhau vượt khó” Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” c. Sản phẩm học tập: HS hát theo nhạc chuẩn bị vào bài mới d. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp nghe và yêu cầu cả lớp hát theo bài hát “Người tôi yêu tôi thương” https://youtu.be/764glgUfYwM?si=ZHy3APXoGzDXxVdc HS thực hiện và hát theo bài nhạc Hoạt động 2: Diễn đàn “Cùng nhau vượt khó” a. Mục tiêu: - Biết được hành động quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta; - Biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn; - Tích cực hưởng ứng tham gia phong trào “Cùng nhau vượt khó” b. Nội dung: HS phát biểu tham luận về chủ đề “Cùng nhau vượt khó” c. Sản phẩm: bài phát biểu của HS d. Tổ chức thực hiện: - HS được phân công lên phát biểu tham luận về chủ để “Cùng nhau vượt khó” - HS các nhóm kể về những gì đã chuẩn bị cho lễ phát động hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “Cùng nhau vượt khó”. 3. Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trong cuộc sống, lòng nhân ái ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi người? A. Có thể vượt qua cơn khốn khó B. Đem lại tình yêu thương giữa con người với nhau C. Thấu hiểu được cuộc sống của nhau D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, em cần có thái độ như thế nào? A. Cảm thông, thấu hiểu với hoàn cảnh khó khăn của họ B. Coi thường họ C. Khinh rẻ D. Tất cả đáp án trên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 D A - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. * GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - GV chia lớp làm 2 đội chơi, mỗi đội 5 em: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân ái? ?(5 phút) - GV phổ biến luật chơi - HS thực hiện /GV nhận xét/đánh giá. - Dự kiến sản phẩm: 1. Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn. Ý nghĩa: Câu ca dao về lòng nhân ái trên nhằm đề cao giá trị nhân văn giúp đỡ người khác một cách trực tiếp thì tốt hơn là làm những gì mang tính hình thức. 2. Dẫu xây chín bậc phù đồ Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người. Ý nghĩa: Phù đồ chỉ tháp, chùa theo quan niệm Phật giáo. Câu ca dao này ý nghĩa có ý nghĩa cứu một mạng người còn phước đức hơn cả xây chùa, đúc chuông, tạo tượng. 3. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Lòng nhân ái, tình thương người không chỉ gói gọn trong gia đình, dòng tộc mà rộng lớn hơn là trong cùng một nước. Dù không phải ruột thịt, máu mủ ruột già nhưng chúng ta cùng chảy chung dòng máu Việt, cùng là con rồng cháu tiên... vì thế chúng ta cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 4. Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 6. Đôi ta cùng bạn chăn trâu Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng. Ý nghĩa: Câu này ý nói đến tình yêu thương giữa bạn bè với nhau, cùng nhau chăn trâu, cùng nhau mặc áo vá nhuộm nâu, thể hiện sự đồng cảm yêu thương và không kỳ thị nhau. 7. Anh em cốt nhục đồng bào Kẻ sau người trước phải hào cho vui Câu ca dao này mang ý nghĩa về tình yêu thương giữa đồng bảo dân tộc với nhau, cùng nhau đồng lòng và giúp đỡ nhau. Câu này có ý nghĩa rộng lớn về cả một dân tộc yêu thương nhau từ xưa đến nay của nhân dân ta. 8. Đó nghèo thì đây cũng nghèo Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau. 9. Ai ơi, ăn ở cho lành, Tu thân tích đức để dành về sau. 10. Có câu tích đức tu nhân, Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.