Danh mục
KHBD NGữ văn 9 tuần 9 tiết 42,43 KTGKI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/11/23 00:03
Lượt xem: 2
Dung lượng: 25.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 29/10/2023 Ngày giảng: 02/11/2023 Tiết 42,43 KIỂM TRA GIỮA KÌ I Thời gian kiểm tra: 90 phút I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Kiểm tra kiến thức tổng hợp phân môn Văn, tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I ( từ tuần 1 đến tuần 8). -Mức độ nhận biết: Nhớ lại nội dung văn bản đã học; các loại câu, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp, miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Mức độ thông hiểu: Hiểu giá trị nội dung của văn bản; mục đích các loại câu. - Mức độ vận dụng: Viết được bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. * HS khuyết tật: Kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh trong phạm trù kiến thức của phần văn bản, tiếng Việt và TLV ở mức nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. 2. Năng lực - Dùng lời văn của mình để tự sự, biết sử dụng các bước làm bài văn tự sự, hình dung cụ thể được đối tượng tự sự và cách đưa các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm vào trong bài viết. - Năng lực viết bài văn: Biết cách tạo lập văn bản bằng những lời văn thích hợp, gợi cảm. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL văn học. 3. Phẩm chất - Giáo dục phẩm chất trung thực, chăm chỉ trong khi làm bài. II. Hình thức - Kiểm tra viết: TNKQ: 30 %; Tự luận: 70% III. Ma trận Nội dung Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Phần Đọc hiểu - Phương thức biểu đạt chính của văn bản - Các sự việc. - Biện pháp tu từ và tác dụng - Nội dung và suy nghĩ vấn đề gợi ra từ văn bản. - Số câu: 4 câu -Số điểm:3,0 đ - Tỉ lệ: 30% 2. Phần Làm văn - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Số câu: 1 câu -Số điểm: 2,0 đ - Tỉ lệ: 20% - Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm và biểu cảm - Số câu: 1 câu -Số điểm: 5,0 đ - Tỉ lệ: 50% Tổng - Số câu: 2 câu -Số điểm: 1,0 đ - Tỉ lệ: 10% - Số câu: 2 câu -Số điểm: 2,0 đ - Tỉ lệ: 20% - Số câu: 1 câu -Số điểm: 2,0 đ - Tỉ lệ: 20% - Số câu: 1 câu -Số điểm: 5,0 đ - Tỉ lệ: 50% - Số câu: 6 câu - Số điểm: 10 đ - Tỉ lệ: 100% IV. Đề kiểm tra Phần I. Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới. (Theo “Hạt giống tâm hồn”, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm). Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất. Câu 3 (0,5 điểm). Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm. Câu 4 (1,0 điểm). Từ câu chuyện về hai hạt mầm, em có suy nghĩ gì về con đường đạt được ước mơ trong cuộc sống của mỗi người? Nêu cụ thể bằng 3 đến 4 dòng. PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình này suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau đây: Đề 1. Đóng vai nhân vật Trương Sinh trong “Chuyện người con gái Nam Xương” rồi kể lại câu chuyện về cuộc đời Vũ Nương từ đầu đến khi Vũ Nương tự vẫn. Đề 2. Đóng vai Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” rồi kể lại sự việc và diễn biến tâm trạng Kiều trong đoạn trích đó. V. Đáp án, biểu điểm Câu Nội dung, đáp án Điểm PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 ĐIỂM) 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 điểm 2 Biện pháp tu từ điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất: làm đẹp và có ích cho cuộc đời. 1,0 điểm 3 Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm: - Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách. - Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi. 0,5 điểm 4 Suy nghĩ gì về con đường đạt được ước mơ trong cuộc sống của mỗi người: - Con đường đạt được ước mơ với mỗi người vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. - Luôn tin tưởng vào ước mơ của chính mình. - Lên kế hoạch thực hiện ước mơ - Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biến ước mơ thành hiện thực. 1,0 điểm PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) 1 * Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 200 từ * Nội dung: Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung - Câu mở đoạn: Nêu và đánh giá ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống - Các câu phát triển đoạn:. + Giải thích: lòng khoan dung là rộng lòng tha thứ, độ lượng, bao dung trước sai lầm của người khác. + Biểu hiện của lòng khoan dung . Biết nhượng nhịn, chịu thiệt thòi, rộng lòng bỏ qua sai lầm của người khác; . Biết tha thứ cho người khác cũng như cho những sai lầm của chính bản thân mình; …. + Phân tích và chứng minh ý nghĩa của lòng khoan dung: . Với người mắc lỗi: khi nhận được sự khoan dung sẽ cảm thấy nhẹ lòng, sẽ có cơ hội được sửa sai; Họ sẽ thấy cuộc sống và lòng người ấm áp hơn, có sự tin tưởng hơn. Và có lẽ họ sẽ sống có trách nhiệm hơn. . Với người có lòng khoan dung: Tha thứ cho người khác chính là tự trút bỏ những phiện muộn trong lòng mình; Con người trở nên cao thượng hơn… . Với xã hội: Khoan dung giúp hàn gắn mối quan hệ, tái thiết cuộc sống mới. Khoan dung như liệu thuốc tiên, giúp vết thương lòng mau liền da liền thịt. - Dẫn chứng ….. + Bàn luận mở rộng: . Phê phán những người không có lòng bao dung: nhỏ nhen, cố chấp với lỗi lầm của người khác. . Cũng có người lợi dụng tấm lòng bao dung của người khác và năm lần bẩy lượt mắc lỗi. + Bài học nhận thức và hành động: . Tha thứ cho người đã làm hại, làm tổn thương mình không phải là việc dễ. . Cũng không phải ai gây lỗi cùng đều xứng đáng nhận được lòng khoan dung. . Chỉ khoan dung với người biết hối lỗi. - Câu kết đoạn khẳng dịnh lại sự cần thiết của lòng khoan dung... Lưu ý: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Trên đây chỉ là những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những ý riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. 0,25 điểm 1,75 điểm 2 1. Yêu cầu về hình thức: Đúng kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần, xây dựng đoạn văn hợp lí. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. 2. Cách lập luận: xác định đúng sự việc chính, xây dựng được chuỗi các sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự. 3. Yêu cầu về nội dung: Đề 1 a. Mở bài - Giới thiệu bản thân, chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Trương Sinh) - Giới thiệu Vũ Nương và “Chuyện người con gái Nam Xương”. b. Thân bài - Tiến hành kể lại các sự kiện chính ở ngôi kể thứ nhất - Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, lời đánh giá của bản thân - Không kể những chi tiết nằm ngoài văn bản c. Kết bài - Đánh giá và nêu lòng thương cảm, sự ân hận, day dứt của bản thân về Vũ Nương Đề 2 (Biểu điểm tương tự đề 1) a. Mở bài - Giới thiệu bản thân, chọn ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” (Thúy Kiều) và tình cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. b. Thân bài Kể lại các sự việc chính (kết hợp yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm) - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi trước không gian bát ngát, mênh mông, hoang vắng ở lầu Ngưng Bích. - Nỗi nhớ về Kim Trọng da diết, khôn nguôi. - Nỗi nhớ cha mẹ, lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc. - Cảm xúc khi bản thân quay về thực tại trớ trêu, nghĩ về số phận bi thảm của mình, cô đơn, lẻ loi, trơ trọi ,… nơi lầu Ngưng Bích. c. Kết bài - Cảm xúc của bản thân và ước mơ tự do, khát vọng sum vầy. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 0,25 điểm 0,25 điểm 4,0 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm */ Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên có thể linh hoạt khi đánh giá, cho điểm. - Khuyến khích sự nỗ lực hoàn thành bài kiểm tra của HS (điểm không quá 1,0 điểm). Tổng 10 điểm VI. Kết quả kiểm tra STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 1 9D1

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.