Danh mục
KHBD Ngữ văn 9 tuần 21 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/02/24 07:51
Lượt xem: 1
Dung lượng: 24.5kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/01/2024 Ngày giảng: 02+03/02/2024 Tiết 104,105 LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Mục đích tác dụng, đặc điểm của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu VB nghị luận: nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp. + Viết: Sử dụng phép phân tích tổng hợp thuần thục hơn khi tạo lập văn bản nghị luận. 3. Phẩm chất: - Có trách nhiệm và ý thức sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi tạo lập văn bản. - Ý thức tự giác học tập của học sinh. Nhận ra sự cần thiết phải vận dụng các PPLL phân tích và TH II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Học liệu: Kế hoạch bài học, phiếu học tập. - TBDH: Đồ dùng dạy học, BGĐT 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài, trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị một số đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: 5 phút a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS hiểu được vai trò của phép lập luận pt và tổng hợp. b. Nội dung: HS nghe câu hỏi của GV c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, trả lời miệng câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. • Dự kiến sản phẩm + Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó. + PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng. + Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp. GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp. Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 40 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1. a. Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt và th được sử dụng trong văn bản cụ thể. b. Nội dung: HS đọc yêu cầu, làm bài. c. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: * Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn (7 phút) ? Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Bước 3 : Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Bước 4 : Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 a. Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể. b. Nội dung: HS đọc yêu cầu, làm bài. c. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: * Hoạt động nhóm cặp đôi ? Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Bước 3 : Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Bước 4 : Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3 a. Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể. b. Nội dung: HS đọc yêu cầu, làm bài. c. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ?) Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách - Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, trình bày. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và chiếu đáp án, HS ghi vở *GV hướng dẫn hs: - Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó trên cơ sở phân tích ở trên. - Tóm lại những điều đã phân tích về việc đọc sách. TIẾT 2 (35 phút) Viết đoạn văn nghi luận (từ 12 đến 15 câu) suy nghĩ về hiện tượng học vẹt, học tủ trong học sinh hiện nay. a. Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể. b. Nội dung: HS đọc yêu cầu, làm bài. c. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nhắc lại dàn ý chung cho đoạn văn nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống? ? Xây dựng dàn ý cho đề bài trên? Em dự định dùng phép phân tích và tổng hợp ở những phần nào, ý nào của dàn ý? - Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, trình bày. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và chiếu dàn ý đoạn văn - Yêu cầu HS viết thành đoạn văn. 1. Bài tập 1 Đoạn văn a - Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.. - Trình tự phân tích: + Cái hay ở các điệu xanh + ở những cử động + ở các vần thơ + ở các chữ không non ép Đoạn văn b - Luận điểm: Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt - Trình tự phân tích: + Do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần): Gặp thời, điều kiện học tập thuận lợi, tài năm trời phú... + Do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ): Tinh thần kiên trì học tập không mệt mỏi, không ngừng trau đồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp. - Tổng hợp: "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan của mỗi ng¬ười, ở tinh thần kiên trì, phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm đư¬ợc một cái gì đó có ích cho mọi ng¬ười, cho xã hội, đ¬ợc xã hội thừa nhận". 2. Bài tập 2 - Phân tích thực chất của lối học đối phó. + Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ + Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. + Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp. + Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học + Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch 3. Bài tập 3 Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại. - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm. - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó như thế mới có ích. - Bên cạnh việc đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn. Bài tập 4: Thực hành tổng hợp Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “Bàn về đọc sách”. Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho việc nghiên cứu sâu chuyên. 1. Mở đoạn: 2. Thân đoạn (phép phân tích) – Lí giải khái niệm: học tủ, học vẹt: + Học tủ là học tập trung vào một hoặc một số bài cụ thể với tư tưởng “cầu may”. + Học vẹt là học máy móc, không hiểu bản chất vấn đề – Thực trạng học tủ, học vẹt: + Tồn tại ở bộ phận lớn học sinh, thường diễn ra trước mỗi kì thi, những bài kiểm tra quan trọng – Nguyên nhân: + Lười biếng, ham chơi, ngại học của học sinh + Chưa có ý thức học, học thụ động + Áp lực từ thầy cô, cha mẹ + Do khối lượng kiến thức lớn – Hậu quả: + Thiếu hụt kiến thức + Ảnh hưởng đến nhân cách – Đề xuất giải pháp 3. Kết đoạn: Khẳng định tầm quan trọng của việc học. (phép tổng hợp) Đoạn văn tham khảo: Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt (1). Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì (2)? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả (3). Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay (4). Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra (5). Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh: nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao; các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt (6). Nguyên nhân khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao; thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân (7). Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài (8). Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì (9). Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế; học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện (10). Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút; hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh (11). Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước (12). Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức: có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn; cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt; nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực (13). Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt (14). Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt (15). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 10 phút a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Tình huống hội thoại d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựng một tình huống đối thoại có sử dụng phép lập luận PT và tổng hợp - Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày nhóm cặp + Dự kiến sp: A: Cậu có thể cho mình biết hút thuốc là có tác hại gì không? B: ........ -> Phân tích A: Vậy qua những dẫn chứng trên cậu rút ra được bài học gì cho mình? B: Để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người, chúng ta không nên hút thuốc lá -> tổng hợp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. - Chuẩn bị bài mới

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.