
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/01/24 12:40
Lượt xem: 1
Dung lượng: 156.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/12/2023 Ngày giảng: 02/01/2024 Tiết 69 NÓI VÀ NGHE Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cách trình bày ý kiến, trao đổi về một vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe. - Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: Hãy kể tên những nét văn hóa truyền thống nơi em đang sinh sống. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn vào bài học: Trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta, chúng ta có quyền tự hào về một đất nước nhỏ bé nhưng giàu truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Ở những giờ học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những nét đẹp gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời nói của mỗi địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy nhiển, nét đẹp đó liệu còn toàn diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Tiếp nối nội dung đó, ở trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tập trình bày ý kiến của mình về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Trước khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học - Các nhóm luyện nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung * Văn hóa truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. - Một số vấn đề có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: + Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại + Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống tròn đời sống sinh hoạt hằng ngày + Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. - Lập dàn ý cho bài nói: Vấn đề em trình bày Lí do em trình bày về vấn đề này Những thông tin đáng quan tâm về vấn đề (nội dung thông tin và nguồn thông tin) Những hình ảnh mà em chia sẻ (trình chiếu) Ý kiến của em về vấn đề vấn đề được bàn Mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề 2. Luyện tập Tập luyện một mình Tập luyện theo nhóm - B1: nhìn vào dàn ý để nói - B2: không cần nhìn dàn ý để nói - Chú ý: kiểm soát thời gian trình bày bài nói theo quy định hoặc dự kiến Cần luân phiên vai trò người nói và người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói và cách biểu đạt bằng nét mặc và các ngôn ngữ hình thể - Cần tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi 2.2. Trình bày bài nói (20 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu đề bài: Ví dụ: “Sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại” - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tiến hành tìm ý và lập dàn ý - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu - Chào hỏi, giới thiệu và gợi dẫn vào vào vấn đề, nói khái quát vì sao em lựa chọn vấn đề đó. - Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng Ví dụ Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. 2. Triển khai - Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói - Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định - Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên - Quan sát những phản ứng của người nghe - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày - Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát 3. Kết luận - Tóm lược nội dung đã trình bày - Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống - Phát biểu suy nghĩ của em, lời cảm ơn Ví dụ: Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 2.3. Sau khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: Học sinh biết trao đổi, nhận xét về nội dung của bài nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. SAU KHI NÓI Người nghe - Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập - Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói - Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói - Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng) - Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu. Người nói - Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị - Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm - Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thỏa đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi) - Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói. Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu: “Sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại” Bài nói tham khảo Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:…… Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. * Rút kinh nghiệm --------------------------------------- Ngày dạy: 30/12/2023 Ngày dạy: 02/01/2024 Tiết 70 VIẾT Viết văn bản tường trình (tiết 3) - Củng cố, mở rộng và thực hành đọc I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm văn bản bản tường trình; nắm được các quy cách, thể thức của một văn bản tường trình. - HS rèn luyện và biết cách viết văn bản tường trình 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: máy tính, ti vi TM 2. Học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV dùng kĩ thuật LWLH ? Ở tiết trước, em đã biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày ? Tiết này, em muốn biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày - GV dẫn dắt vào bài học mới HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (28 phút) a. Mục tiêu: -Nhận biết được các yêu cầu khi viết một văn bản tường trình. - HS nắm được các bước thực hành viết một văn bản tường trình.. Sau khi trả bài, hs nhận ra được những điểm mạnh cần phát huy và điểm hạn chế trong bài viết của mình; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1 GV: kiểm tra bài viết: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em. Đọc bài viết 2. Nhận xét ưu nhược điểm a. Ưu điểm b. Nhược điểm NHIỆM VỤ 2 - Yêu cầu HS: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hs đọc bài viết của hs - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi về ưu điểm và nhược điểm một số bài viết của hs - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs Thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV trình chiếu mẫu phiếu STT TIÊU CHÍ ĐẠT KHÔNG ĐẠT 1 Tên văn bản đã phản ánh đúng nội dung chính được tường trình chưa? 2 Sự việc tường trình đã đầy đủ, cụ thể chưa? 3 Tư cách, vai trò của bản thân trong vụ việc đã rõ ràng chưa? 4 Có chỗ nào diễn đạt như văn nói không? 5 Hình thức VB tường trình đã trình bày đúng quy cách chưa? 6 Đọc lại và chỉnh sửa bài viết (lỗi chính tả, diễn đạt) 3. Chỉnh sửa bản tường trình Dựa vào phần Thể thức của văn bản tường trình để tự rà soát và chỉnh sửa. Chỉnh sửa theo bảng Phiếu đánh giá bài viết Bài tham khảo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Phước, ngày 7, tháng 12, năm 2022 BẢN TƯỜNG TRÌNH (Về việc vi phạm nội quy nhà trường) Kính gửi: BGH Trường THCS Liên Trung Họ tên em là: Nguyễn Văn T. Sinh ngày: 29/3/2008 Nơi ở hiện tại: Tổ 1, khu phố a, phường b, tx X,tỉnh Y Là học sinh lớp: 12D1 Trường THPT Thị xã Bình Long Hôm nay, ngày 7 tháng 12 năm 2022 em viết đơn này nhằm tường trình về hành vi vi phạm nội quy nhà trường của em, cụ thể: Em đã không mặc đồng phục đúng quy định. Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo Điều 7 của nội quy. Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật. Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm! Người viết tường trình (Kí tên) Nguyễn Văn T. Hoạt động 3: Củng cố- mở rộng (15 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến: GV yêu cầu HS hoàn thiện PHT cá nhân Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt Chuyện cơm hến Thể loại Những hình ảnh nổi bật Đặc điểm lời văn Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Gợi ý đáp án Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt Chuyện cơm hến Thể loại Tùy bút Tản văn Những hình ảnh nổi bật - Hình ảnh về xuân Hà Nội đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,… - Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác, mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm,…. - Không gian gia đình: Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước Giới thiệu về thói quen ăn cay của người dân xứ Huế - Món ăn: cơm hến – đặc trưng của xứ Huế: + Về cơm: cơm nguội + Hến: xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. + Rau sống: làm bằng chân chuối hoặc bắp chuối xát mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi được thêm những cánh bông vạn thọ vàng. - Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa Đặc điểm lời văn Tâm tình, như đang trò chuyện với bạn đọc, uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo. Lời văn ngắn gọn, như lời tâm tình, đang trò chuyện với bạn đọc. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Tác giả đã bộc lộ tình cảm tha thiết của bản thân với thiên nhiên đất trời lúc xuân sang. Tác giả đã bộc lộ sự trân trọng, tự hào về món ăn quê hương, muốn gìn giữ nét đẹp đó. Bài tập 2. Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau: a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào? b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì? c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động? d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất? Gợi ý trả lời: Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân a, Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc. b, Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó. c, Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;…… d, Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức . Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục hoàn thành bài và chỉnh sửa - Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập kiểm tra cuối kì I.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02/01/24 12:40
Lượt xem: 1
Dung lượng: 156.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 30/12/2023 Ngày giảng: 02/01/2024 Tiết 69 NÓI VÀ NGHE Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cách trình bày ý kiến, trao đổi về một vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại sao cho hấp dẫn và thuyết phục, biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe. - Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn vào bài: Hãy kể tên những nét văn hóa truyền thống nơi em đang sinh sống. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV dẫn vào bài học: Trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta, chúng ta có quyền tự hào về một đất nước nhỏ bé nhưng giàu truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Ở những giờ học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những nét đẹp gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời nói của mỗi địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy nhiển, nét đẹp đó liệu còn toàn diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Tiếp nối nội dung đó, ở trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tập trình bày ý kiến của mình về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Trước khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học - Các nhóm luyện nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung * Văn hóa truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. - Một số vấn đề có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: + Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại + Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống tròn đời sống sinh hoạt hằng ngày + Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. - Lập dàn ý cho bài nói: Vấn đề em trình bày Lí do em trình bày về vấn đề này Những thông tin đáng quan tâm về vấn đề (nội dung thông tin và nguồn thông tin) Những hình ảnh mà em chia sẻ (trình chiếu) Ý kiến của em về vấn đề vấn đề được bàn Mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề 2. Luyện tập Tập luyện một mình Tập luyện theo nhóm - B1: nhìn vào dàn ý để nói - B2: không cần nhìn dàn ý để nói - Chú ý: kiểm soát thời gian trình bày bài nói theo quy định hoặc dự kiến Cần luân phiên vai trò người nói và người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói và cách biểu đạt bằng nét mặc và các ngôn ngữ hình thể - Cần tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi 2.2. Trình bày bài nói (20 phút) a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu đề bài: Ví dụ: “Sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại” - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tiến hành tìm ý và lập dàn ý - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI 1. Mở đầu - Chào hỏi, giới thiệu và gợi dẫn vào vào vấn đề, nói khái quát vì sao em lựa chọn vấn đề đó. - Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng Ví dụ Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. 2. Triển khai - Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói - Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định - Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên - Quan sát những phản ứng của người nghe - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày - Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát 3. Kết luận - Tóm lược nội dung đã trình bày - Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống - Phát biểu suy nghĩ của em, lời cảm ơn Ví dụ: Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 2.3. Sau khi nói (5 phút) a. Mục tiêu: Học sinh biết trao đổi, nhận xét về nội dung của bài nói b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi nói - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ III. SAU KHI NÓI Người nghe - Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập - Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói - Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói - Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng) - Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu. Người nói - Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị - Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm - Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thỏa đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi) - Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói. Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện bài nói trên lớp. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu: “Sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại” Bài nói tham khảo Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn và cô giáo về sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vấn đề văn hóa truyền thống trong XH hiện đại. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:…… Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.. ….Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. * Rút kinh nghiệm --------------------------------------- Ngày dạy: 30/12/2023 Ngày dạy: 02/01/2024 Tiết 70 VIẾT Viết văn bản tường trình (tiết 3) - Củng cố, mở rộng và thực hành đọc I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm văn bản bản tường trình; nắm được các quy cách, thể thức của một văn bản tường trình. - HS rèn luyện và biết cách viết văn bản tường trình 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: máy tính, ti vi TM 2. Học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV dùng kĩ thuật LWLH ? Ở tiết trước, em đã biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày ? Tiết này, em muốn biết được những kiến thức gì về viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc? - HS suy nghĩ, trình bày - GV dẫn dắt vào bài học mới HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG (28 phút) a. Mục tiêu: -Nhận biết được các yêu cầu khi viết một văn bản tường trình. - HS nắm được các bước thực hành viết một văn bản tường trình.. Sau khi trả bài, hs nhận ra được những điểm mạnh cần phát huy và điểm hạn chế trong bài viết của mình; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1 GV: kiểm tra bài viết: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em. Đọc bài viết 2. Nhận xét ưu nhược điểm a. Ưu điểm b. Nhược điểm NHIỆM VỤ 2 - Yêu cầu HS: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hs đọc bài viết của hs - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi về ưu điểm và nhược điểm một số bài viết của hs - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs Thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV trình chiếu mẫu phiếu STT TIÊU CHÍ ĐẠT KHÔNG ĐẠT 1 Tên văn bản đã phản ánh đúng nội dung chính được tường trình chưa? 2 Sự việc tường trình đã đầy đủ, cụ thể chưa? 3 Tư cách, vai trò của bản thân trong vụ việc đã rõ ràng chưa? 4 Có chỗ nào diễn đạt như văn nói không? 5 Hình thức VB tường trình đã trình bày đúng quy cách chưa? 6 Đọc lại và chỉnh sửa bài viết (lỗi chính tả, diễn đạt) 3. Chỉnh sửa bản tường trình Dựa vào phần Thể thức của văn bản tường trình để tự rà soát và chỉnh sửa. Chỉnh sửa theo bảng Phiếu đánh giá bài viết Bài tham khảo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Phước, ngày 7, tháng 12, năm 2022 BẢN TƯỜNG TRÌNH (Về việc vi phạm nội quy nhà trường) Kính gửi: BGH Trường THCS Liên Trung Họ tên em là: Nguyễn Văn T. Sinh ngày: 29/3/2008 Nơi ở hiện tại: Tổ 1, khu phố a, phường b, tx X,tỉnh Y Là học sinh lớp: 12D1 Trường THPT Thị xã Bình Long Hôm nay, ngày 7 tháng 12 năm 2022 em viết đơn này nhằm tường trình về hành vi vi phạm nội quy nhà trường của em, cụ thể: Em đã không mặc đồng phục đúng quy định. Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo Điều 7 của nội quy. Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật. Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm! Người viết tường trình (Kí tên) Nguyễn Văn T. Hoạt động 3: Củng cố- mở rộng (15 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bài tập 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến: GV yêu cầu HS hoàn thiện PHT cá nhân Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt Chuyện cơm hến Thể loại Những hình ảnh nổi bật Đặc điểm lời văn Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Gợi ý đáp án Tháng Giêng, mơ về trắng non rét ngọt Chuyện cơm hến Thể loại Tùy bút Tản văn Những hình ảnh nổi bật - Hình ảnh về xuân Hà Nội đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,… - Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác, mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm,…. - Không gian gia đình: Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước Giới thiệu về thói quen ăn cay của người dân xứ Huế - Món ăn: cơm hến – đặc trưng của xứ Huế: + Về cơm: cơm nguội + Hến: xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. + Rau sống: làm bằng chân chuối hoặc bắp chuối xát mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi được thêm những cánh bông vạn thọ vàng. - Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa Đặc điểm lời văn Tâm tình, như đang trò chuyện với bạn đọc, uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo. Lời văn ngắn gọn, như lời tâm tình, đang trò chuyện với bạn đọc. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Tác giả đã bộc lộ tình cảm tha thiết của bản thân với thiên nhiên đất trời lúc xuân sang. Tác giả đã bộc lộ sự trân trọng, tự hào về món ăn quê hương, muốn gìn giữ nét đẹp đó. Bài tập 2. Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau: a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào? b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì? c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động? d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất? Gợi ý trả lời: Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân a, Viết về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà của vùng Tây Bắc. b, Tác giả biểu lộ sự tự hào, trân trọng trước sự hùng vĩ của dòng sông cũng như là sự cảm thán trước vẻ đẹp trữ tình nên thơ mà ít người khám phá ra được của nó. c, Những từ ngữ diễn tả tình cảm, cảm xúc: “không ai nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc”; “nhìn dòng sông Đà như một cố nhân”; “Hùng vĩ của Sông Đà”; “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến”;…… d, Chi tiết thú vị: Tác giả tưởng tượng có một anh quay phim có thể vào trong quãng sông ấy để quay lại những thước phim để đời cho người xem thưởng thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức . Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục hoàn thành bài và chỉnh sửa - Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập kiểm tra cuối kì I.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

