Danh mục
KHBD NGU VAN 9 TUAN 17
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 25/12/23 23:26
Lượt xem: 1
Dung lượng: 47.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 23/12 /2023 Ngày giảng: 26 /12 /2023 Tiết 81,82 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: (Cả HS khuyết tật) 1. Kiến thức: - Hệ thống được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại, truyện, thơ hiện đại Việt Nam. - Hệ thống kiến thức phần tiếng việt về các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.. - Cách lập dàn ý và tạo lập bài văn tự sự. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp hợp tác, Năng lực tự giác và tự chủ tự học trong học tập. - Nhận biết và đánh giá được các yếu tố nghệ thuật, giá trị nội dung trong các tác phẩm trung đại. - Viết và làm được các bài tập vận dụng. * HSKT: năng lực tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất: - Chăm học, tích cực học hỏi, có ý thức viết và tạo lập văn bản. - Tinh thần trách nhiệm, trung thực khi ôn tập kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi - Học liệu: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Thời gian: 2 phút b.Mục tiêu: HS hứng thú tìm hiểu bài học mới c.Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Câu trả lời của HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập -HS nhắc lại các kiến thức đc học về văn, Tiếng Việt, TLV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS trình bày ý kiến cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định Gv dẫn vào bài mới: 2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Thời gian: 10 phút b. Mục tiêu: Tìm hiểu yêu cầu cấu trúc đề bài c. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS: HS thực hiện các bài tập GV yêu cầu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện làm theo nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm bàn, học sinh trình bày miệng các câu hỏi GV đưa ra - Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét đánh giá, đưa ra kết luận, nhận định kiến thức I. KIẾN THỨC ÔN TẬP 1. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (ngoài SGK) - Văn bản thơ và truyện hiện đại: nhận biết thể loại, thể thơ, PTBĐ - Thông hiểu ND, ý nghĩa, nghệ thuật của bài thơ (đoạn thơ) - Vận dụng: cảm nhận về bài thơ (đoạn thơ), bài học (thông điệp từ đoạn trích, bài thơ (đoạn thơ) 2. TIẾNG VIỆT - Các phương châm hội thoại - Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp - Các biện pháp tu từ đã học 3. LÀM VĂN - Đoạn văn NLXH khoảng 200 từ về hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí - Bài văn: viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (78 phút) II. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA 1. Phần Đọc – hiểu a. Thời gian: 23 phút b. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập. c. Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của HS d. Sản phẩm: Phiếu học tập,câu trả lời của HS; GV phát Phiếu học tập, trình chiếu các BT và chia lớp 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài vào Phiếu học tập 5 phút - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét/ đánh giá chéo - GV chốt, kết luận trên T vi TM, HS tự chữa vào vở Bài 1. Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nếu dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (..) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ! (Trích Cho đi là con mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57) a. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. -PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích là Nghị luận b. (0,25 điểm) Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? - Theo đoạn trích, "Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình" c. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta”. - BPTT trong câu: "Hãy nhớ rằng...mỗi chúng ta" là so sánh: "tình yêu thương" với "ngọn lửa" - Tác dụng: Tình yêu là tình cảm sâu đậm thanh khiết nhất, tôn quý nhất, vĩ đại nhất trong tâm hồn, nó đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, là ngọn lửa nâng cao tinh thần, nhân cách.... Ngọn lửa ấy sưởi ấm ta bằng sức nóng, nó giúp cuộc sống của chúng ta ngày một ý nghĩa hơn. d. (0,5 điểm) - Đồng tình: - Lý giải: + Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, tạo sự lan tỏa, động lực cho mọi người. + Khi bày tỏ tình yêu thương cả người cho và người nhận mới đều nhận được giá trị toàn diện nhất của nó. Câu 2. (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản “ Chiếc lược ngà” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. - “Chiếc lược ngà” là một nhan đề độc đáo và thú vị, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm. Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng,thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa: + Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha. + Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân… => Nhan đề là biểu tượng thiêng liêng bất diệt tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu. Bài 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn. Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn. Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.” (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân) a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.” - Biện pháp tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh “hố sâu”, “thú dữ”, “mưa bão”, “tuyết lạnh” để nói về những khó khăn, thử thách mà mỗi người gặp phải trên đường đời. - Tác dụng: + Tăng giá trị biểu đạt cho đoạn văn, làm cho hình ảnh trong văn chương giàu sức gợi hình, gợi cảm. + Nhấn mạnh được những khó khăn trên đường đời mà con người gặp phải là những điều không dễ dàng. c. -Thông điệp: Trong cuộc đời mỗi con người đều phải tự bước đi trên con đường riêng của mình. Tuy nhiên, trên con đường có vô vàn những khó khăn, nếu cố gắng vượt qua chúng ta sẽ đạt được thành công. Bài 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011) a. Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5) -PTBD: Biểu cảm - Thể thơ: 8 chữ b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0) Nỗi trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo của Tổ quốc đang bị đe doạ bởi bao hiểm hoạ và nguy cơ. Từ đó đã toát lên tình yêu sâu sắc với biển đảo, yêu đất nước. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5). Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là ẩn dụ và câu hỏi tu từ: + ẩn dụ “Sóng” (lớp lớp đè lên thềm lục địa”): những hiểm họa, nguy cơ chủ quyền biển đảo bị đe dọa + Câu hỏi tu từ: “Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”: ngọn sóng lòng , lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo => làm nổi bật những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển và nỗi niềm trăn trở, âu lo đối với tình hình biển đảo Bài 4 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nếu dưới: Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khôn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là một món quà vô giá. Có thể lúc đang khổ sở với những vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta. Hãy lấy bộ truyện nổi tiếng thế giới "Harry Potter" ra làm ví dụ. Tôi cực kì thích "Harry Potter". Nhớ những đêm tối thức đến ba bốn giờ sáng ôm quyển truyện trong tay, vừa đọc vừa quẹt nước mắt. Harry và những người bạn của cậu chỉ là tưởng tượng. Thế giới của phù thủy, đũa thần và chổi bay có thể không có thật. Nhưng nỗi buồn và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật. Sợ hãi và mất mát là thật. [...] Những nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc với tác giả, kết nối người đọc với nhau, và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. JKRowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân. Nếu không trải qua từng ấy đau khổ, chắc gì Rowling đã viết được cấu chuyện sâu sắc dường vậy, chắc gì "Harry Potter" đã lay động lòng người và thành công đến thế? (Trích Tuổi trẻ đảng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2019, tr. 68 - 69) a. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. b. (0,25 điểm) Tác giả đã lấy bộ truyện nổi tiếng nào của thế giới để làm ví dụ? c.(1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: JK Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân. c. (0,5 điểm) Một bài học sâu sắc em rút ra được từ đoạn trích trên? Lí giải 3 - 5 đông. a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. Tác giả lấy bộ truyện “Harry Potter” để làm ví dụ c. - BPTT: Liệt kê: chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa mới hai mươi mấy tuổi, hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, trở thành bà mẹ đơn thân. - Tác dụng: + Sử dụng biện pháp liệt kê tác giả nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc những nỗi khó khăn và bất hạnh mà J.K. Rowling đã gặp phải trong cuộc đời. Và cũng chính từ những khó khăn đó đã giúp bà viết nên những câu chuyện vô cùng sâu sắc. + Qua đó mỗi chúng ta cần học cách vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để vươn tới thành công. II. PHẦN LÀM VĂN Đoạn văn: a. Thời gian: 10 phút b. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập. c. Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của GV d. Sản phẩm: Đáp án dàn ý của HS đ. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Bài 1. Những ngày qua, câu chuyện cậu học trò lớp 7 dũng cảm cứu người thoát chết trong gang tấc đã trở thành tấm gương về lòng nhân ái và là niềm tự hào của tập thể Trường Trung học cơ sở Cẩm Thịnh (thành phố Cẩm Phả) cũng như người dân địa phương. Khi nhắc đến em Hoàng Mạnh Chiến (học sinh lớp 7A2, Trường THCS Cẩm Thịnh), các bạn học không giấu được sự tự hào bởi Chiến là minh chứng rõ ràng nhất cho việc: tuổi nhỏ nhưng các em học sinh có thể làm những việc mang ý nghĩa to lớn. Việc làm tốt của em Hoàng Mạnh Chiến vừa được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. (Báo Quảng Ninh ngày 30/11/2022) Từ việc làm và hành động của em Hoàng Mạnh Chiến, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. HS thực hiện nhóm hai bàn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm bài - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bài 1: Chữa bài trên bảng của nhóm Bài 2: đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác lắng nghe, cho ý kiến đánh giá, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả bài tập - Rút kinh nghiệm về kĩ năng trình bày. 1. Dàn ý chung nghị luận xã hội về lòng dũng cảm 1. Mở đoạn Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Lòng dũng cảm 2. Thân đoạn a. Giải thích Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa. * Biểu hiện: - Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong LĐ, biết bao CN, nông dân dám nghĩ, dám làm không sợ khó khăn để tăng năng suất LĐ. Trong học tập, nhiều Hsvuwowtj h/c khó khắc vươn lên chinh phục đỉnh cao tri thức, đạt thành tích cao. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực tham nhũng b. Ý nghĩa (lấy đc để CM) - Lòng dũng cảm giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thể hiện đc bản lĩnh trong những tình huống ngặt nghèo nhất. - > giúp con người không sợ hiểm nguy, ra tay cứu giúp ng khác - Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. - Lòng dũng cảm là một trong những đức tính tốt đẹp của người dân VN mọi người đều đáng có. Đó cũng là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại. Người có lòng dũng cảm đc mọi người yêu quí, được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh. => Dẫn chứng… c. Mở rộng VĐ - Phê phán: những người hèn nhát, bạc nhược, không dám đấu tranh đương đầu với những khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống. - Cần phân biệt lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí để thỏa mãn sự sĩ diện hoặc thú vui ngông cuồng náo đó. d. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức: Như vậy lòng dũng cảm là đức tính cần có ở mỗi con người. Nó giúp bản thân mỗi người trở lên mạnh mẽ, trưởng thành hơn và góp phần làm cho xã hội trở lên tôt đẹp hơn. - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Vai trò, giá trị của lòng dũng cảm - Liên hệ bản thân. TIẾT 2 a. Thời gian: 45 phút b. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập. c. Nội dung: HS thực hiện theo yêu cầu của HS d. Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS; GV phát Phiếu học tập, trình chiếu các BT và chia lớp 3 nhóm, yêu cầu các nhóm lập dàn ý vào Phiếu học tập 10 phút - Đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét/ đánh giá chéo - GV chốt, kết luận trên ti vi TM, HS tự chữa vào vở * NHIỆM VỤ 1: 15 phút Bài 2. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 2. Thân đoạn: * Giải thích - Tình yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. - Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc,... * Phân tích, chứng minh - Biểu hiện của tình yêu thương: hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau vế vật chất và tinh thần, chăm sóc khi đau ốm hay khi gặp khó khăn. - Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn: + Cho ta chỗ dựa tinh thẩn để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần. + Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể. + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. - Tinh yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn (học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế) - Xã hội không có tình yêu thương sẽ chỉ toàn điều ích kỉ, dối trá, lừa lọc, tàn nhẫn. * Bàn luận, mở rộng - Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. - Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương. * Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời cũng như yêu thương chính bản thân mình. 3. Kết đoạn - Khẳng định lại sức mạnh của tình yêu thương. - Liên hệ bản thân. * NHIỆM VỤ 2: 30 phút Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HS thực hiện nhóm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS lập dàn ý - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bài 1: Chữa bài trên bảng của nhóm Bài 2: đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác lắng nghe, cho ý kiến đánh giá, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả bài tập - Rút kinh nghiệm về kĩ năng trình bày. Bài văn: Đề 1. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với một nhân vật văn học trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 1. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu được tình huống cuộc gặp gỡ với 1 nhân vật văn học trong chương trình Ngữ văn 9. 2. Thân bài - Kể tình huống tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật ấy + Hoàn cảnh gặp gỡ: không gian, thời gian, cảm xúc chung của bản thân… + Lời chào hỏi giữa mình với nhân vật + Cảm nhận ban đầu của mình về nhân vật - Kể lại cuộc trò chuyện: những tâm sự, tâm trạng của nhân vật dựa theo nội dung trong tác phẩm. -> Có sử dụng đa dạnh hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm của bản thân trong cuộc trò chuyện ấy. 3. Kết bài - Những suy nghĩ, tình cảm, những bài học của bản thân. Đề 2. Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết một bức thư cho bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. a. Đầu thư Đông Triều, ngày…tháng …năm… Bạn…thân mến + Những lí do thăm hỏi đầu thư Lí do viết bức thư này (cảm xúc nhớ đến bạn, vô tình nhớ đến bạn,…) Dẫn dắt, giới thiệu được tình huống về thăm trường cũ b. Nội dung thư - Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? Đi bằng phương tiện gì? - Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính, dụng cụ…). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng Đoàn Đội. So sánh trước kia với hiện tại. - Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào? ghế đá,… - Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp (miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt) và các thầy cô khác (những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu). - Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em. - Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Cảm xúc của em lúc đó thế nào? (xúc động, buồn, vui) + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào? cảm xúc ra sao? - Hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. c. Cuối thư - Lời chúc sức khoẻ và chúc bạn thành công trong cuộc sống. Lời chào đến người bạn và ngôi trường của mình. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Hoàn thiện các bài tập - Học bài ôn tập nội dung để kiểm tra cuối kì. ---------------------------------- Ngày soạn: 25/13/2023 Ngày kiểm tra: 28/12/2023 Tiết 83,84: KIỂM TRA HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức (bao gồm cả HSKT) - Kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh trong phạm trù kiến thức của phần văn bản, tiếng Việt và TLV ở học kỳ I. 2. Về năng lực - Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, NL văn học. * HSKT: năng lực tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ. 3. Về phẩm chất - Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp. - Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục II. HÌNH THỨC - Kiểm tra viết: TNKQ: 30 %; Tự luận: 70% III. MA TRẬN Nội dung Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Phần Đọc hiểu - Phương thức biểu đạt chính của văn bản - Thể thơ - Biện pháp tu từ và tác dụng - Nội dung và suy nghĩ vấn đề gợi ra từ văn bản. - Số câu: 4 câu - Số điểm: 3,0 điểm - Tỉ lệ: 30% 2. Phần Làm văn - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Số câu: 1 câu - Số điểm: 2,0 điểm - Tỉ lệ: 20% - Viết bài văn tự sự kết hợp nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm - Số câu: 1 câu - Số điểm: 5,0 điểm - Tỉ lệ: 50% Tổng - Số câu: 2 câu - Số điểm: 1,0 điểm - Tỉ lệ: 10% - Số câu: 2 câu - Số điểm: 2,0 điểm - Tỉ lệ: 20% - Số câu: 1 câu - Số điểm: 2,0 điểm - Tỉ lệ: 20% - Số câu: 1 câu - Số điểm: 5,0 điểm - Tỉ lệ: 50% - Số câu: 6 câu - Số điểm: 10 điểm - Tỉ lệ: 100% IV. ĐỀ BÀI PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương? Trình bày cụ thể khoảng 4 đến 5 dòng. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. V. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung, đáp án Điểm PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 ĐIỂM) 1 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm - Thể thơ: 8 chữ 0,25 điểm 0,25 điểm 2 - Nỗi trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi bao hiểm họa xâm lăng. Từ đó thể hiện tình yêu biển đảo, yêu đất nước sâu sắc của tác giả. 0,5 điểm 3 - Biện pháp tu từ: HS xác định được 1 trong 2 biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ. - Tác dụng: làm nổi bật những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển và nỗi niềm trăn trở, âu lo của tác giả đối với tình hình biển đảo. 0,5 điểm 1,0 điểm 4 HS trình bày được trách nhiệm với biển đảo quê hương theo suy nghĩ của mình …. - Có những hành động như tuyên truyền hay tham gia các buổi ngoại khóa về bảo vệ biển đảo Tổ quốc quê hương. - Luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. - Khi phát hiện những người có hành động nói xấu, phá hoại hay phản quốc cần khuyên nhủ hay báo cáo với chính quyền nếu người đó không hợp tác. 1,0 điểm PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) 1 * Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 200 từ * Nội dung: Trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương 1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 2. Thân đoạn: * Giải thích - Tình yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. - Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc,... * Phân tích, chứng minh - Biểu hiện của tình yêu thương: hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau vế vật chất và tinh thần, chăm sóc khi đau ốm hay khi gặp khó khăn. - Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn: + Cho ta chỗ dựa tinh thẩn để niềm vui được nhân lên, nỗi buổn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần. + Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể. + Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn. - Tinh yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn (học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế) - Xã hội không có tình yêu thương sẽ chỉ toàn điều ích kỉ, dối trá, lừa lọc, tàn nhẫn. * Bàn luận, mở rộng - Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim. - Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương. * Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời cũng như yêu thương chính bản thân mình. 3. Kết đoạn - Khẳng định lại sức mạnh của tình yêu thương. - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Trên đây chỉ là những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những ý riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm. 0,25 điểm 1,75 điểm 2 1. Yêu cầu về hình thức: Đúng kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần, dẫn dắt kể chuyện hợp lí. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, không sai chính tả. 2. Cách lập luận: xác định đúng nội dung vấn đề, ngôi kể hợp lí, sử dụng yếu tố nghị luận, đối thoại – độc thoại và độc thoại nội tâm. 3. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được tình huống cuộc gặp gỡ nhân vật ông Hai. b. Thân bài - Kể tình huống tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật ông Hai (Hoàn cảnh gặp gỡ: không gian, thời gian, cảm xúc chung của bản thân…) - Kể lại cuộc trò chuyện: những tâm sự, tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc (Khi nghe tin dữ, khi về đến nhà, mấy ngày sau đó, khi tin đồn làng Dầu theo giặc được cải chính) - Kể lại suy nghĩ, tình cảm của bản thân trong cuộc trò chuyện ấy. c. Kết bài: Những suy nghĩ, tình cảm, những bài học của bản thân. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 5. Tính sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 0,25 điểm 0,25 điểm 4,0 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm */ Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên có thể linh hoạt khi đánh giá, cho điểm. - Khuyến khích sự nỗ lực hoàn thành bài kiểm tra của HS (điểm không quá 1,0 điểm). Tổng 10 điểm VI. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA (90 phút) 1. Ổn định tổ chức, sĩ số HS. 2. GV phát đề, quán triệt tinh thần, thái độ làm bài của HS. 3. HS nhận đề photo và làm bài vài giấy kiểm tra trong 2 tiết. GV theo dõi để kịp thời uốn nắn, chỉ bảo các em trong việc trình bày bài kiểm tra. 4. GV thu bài, nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Chuẩn bị bài: Cố hương

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.