Danh mục
KHBD NGữ văn 8 tuần 10
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 13/11/24 15:59
Lượt xem: 1
Dung lượng: 189.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 10/11/2024 Ngày giảng: 13,14/11/2024 Tiết 37, 38 VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI XÃ HỘI, CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Theo em, chúng ta cần làm gì để thể hiện được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước, xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) là bài văn thể hiện quan điểm của người viết trước những vấn đề cụ thể của đời sống xã hội, mối quan hệ cộng đồng, đất nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu đối với kiểu bài (5 phút) a. Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận + Một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) cần đáp ứng được những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. I. Yêu cầu - Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến. - Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết. - Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết. - Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động. Hoạt động 3: Đọc và phân tích bài viết tham khảo (20 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết tham khảo theo các yêu cầu của kiểu bài đã trình bày ở phần yêu cầu của kiểu bài. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng và đất nước) c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận + Bài viết đã giới thiệu vấn đề nghị luận nào? + Người viết đã dùng lí lẽ và bằng chứng như thế nào để làm rõ luận điểm chính Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày nội dung từng phần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ. II. Phân tích bài viết tham khảo Văn bản “Hiểu biết về lịch sử” 1. Giới thiệu vấn đề cần bàn luận Hiểu biết về lịch sử 2. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử - Lí lẽ: + Tìm hiểu lịch sử nước nhà để quá khứ cất liên tiếng nói, đưa ta về với cội nguồn xa xôi. + Nhờ có kiến thức lịch sử, ta mới biết dân tộc mình từng có thời điểm trải qua những giai đoạn tăm tối, đau thương. - Bằng chứng: Với những bài học lịch sử … thu non sông về một mối. 3. Tiếp tục dùng lí lẽ để mở rộng ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử. - Con người thời đại nào, quốc gia nào … quê hương, xứ sở. - Lòng yêu nước … biết cách hành động. - Học lịch sử không chỉ … bài học cho cuộc sống hôm nay. - Bài học lịch sử … những sai lầm không đáng có. 4. Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế: có những bạn trẻ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, hậu quả của tình trạng đó. - Lí lẽ: + Thực tế: Nhiều người trẻ cho rằng, lịch sử là những về thuộc về xa xưa, không liên quan gì đến cuộc sống sôi động hằng ngày. + Việc thiếu hiểu biết về lịch sử ảnh hưởng rõ rệt đến nhân cách của người đó. + Một khi con người không có ý niệm gì … khó tránh khỏi. - Dẫn chứng: + Họ không có nhu cầu tìm hiểu về quá khứ của đất nước. + Họ nhầm lẫn các thời kì, các sự kiện, các nhân vật lịch sử. + Không ít bạn học sinh lúng túng khi được hỏi về các nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật được dùng đặt tên đường, tên phố… 5. Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động - Ý nghĩa: Có thể viết về sự kiện hay nhân vật lịch sử bằng tất cả niềm hứng thú say mê. - Phương hướng hành động: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trong thư viện, trên in-tơ-net, đến viện bảo tàng và nếu có điều kiện thì gặp gỡ các nhân chứng để được nghe kể lại một cách sống động những chuyện đã xảy ra. Hoạt động 4: Thực hành viết theo các bước (50 phút) a. Mục tiêu: HS nắm vững được các bước viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được bài văn theo quy trình. c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ: ? Mục đích của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) là gì? Ai là người sẽ đọc bài viết của em? HS đọc hướng dẫn chọn đề tài trong SHS. Mỗi HS tự lựa chọn một đề tài, viết vào vở Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt: III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết - Mục đích viết: Làm rõ mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, đất nước, từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng việc chung. - Người đọc: Những người quan tâm đến vấn đề trách nhiệm của các nhân với cộng đồng, đất nước. a. Lựa chọn đề tài Với yêu cầu nghị luận về vấn đề con người trong quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước, em cần huy động vốn hiểu biết qua môn học Ngữ văn và các môn học khác, qua sách báo và các phương tiện truyền thông, nêu ra một số vấn đề để suy nghĩ, lựa chọn. Có thể tham khảo các đề tài sau: - Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện. - Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em. - Trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý). - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời hai cặp HS đứng lên trình bày dàn ý của nhóm mình sau khi đã thống nhất, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: b. Tìm ý * Đề bài: Trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước. Ghi nhanh ra giấy những ý nghĩ bất chợt nảy sinh trong quá trình tìm hiểu các khía cạnh của đề tài , kết hợp với việc tự trả lời các câu hỏi xoay quanh đề tài. Chẳng hạn: - Vấn đề có tầm quan trọng như thế nào? Phải nêu được vấn đề và xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đó đối với đời sống xã hội, cộng đồng, đất nước. Vai trò của việc nhận thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm của học sinh với cộng đồng. - Vấn đề có những khía cạnh cơ bản nào? Cần dùng lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ từng khía cạnh? Mỗi khía cạnh của vấn đề được nêu ra tương ứng với một luận điểm (ý) cần triển khai. Tìm hiểu bài viết tham khảo để nắm được cách xác định: + Ý 1: Giải thích thế nào là trách nhiệm? + Ý 2: Nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc. + Ý 3: Nêu ý nghĩa của trách nhiệm + Ý 4: Liên hệ bản thân - Cần có hành động như thế nào sau khi nhận thức về vấn đề? Văn bản nghị luận hướng người đọc đi từ nhận thức đến hành động. Trả lời các câu hỏi trên, em sẽ tìm được các ý. Phải suy nghĩ, tìm tòi để không bỏ sót những ý quan trọng của bài. Em cần ghi lại ngay, mặc dù có thể còn lộn xộn. Việc sắp xếp các ý sao cho mạch lạc sẽ được thực hiện ở bước tiếp theo. c. Lập dàn ý Kết quả của việc tìm ý là cơ sở để lập dàn ý. Lập dàn ý là tổ chức, sắp xếp các ý đã tìm được ở trên thành một hệ thống chặt chẽ, hợp lí, gồm các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mở bài: Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề đó. - Thân bài: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc. + Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng) + Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng) + Liên hệ, mở rộng vấn đề? (Lí lẽ, bằng chứng) - Kết bài: Những nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS viết bài. GV nhắc HS: Cần bám vào dàn ý đồng thời nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu mỗi HS tự đọc lại bài của mình và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh đoạn văn. - GV yêu cầu HS đổi vở với bài của bạn để góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt một vài bài văn hay. 2. Viết bài Khi viết, luôn luôn chú ý nhiệm vụ của từng phần trong bài viết: - Mở bài: Viết thành một đoạn văn, giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nghị luận. Tìm hiểu cách mở bài của các văn bản đọc và của bài viết tham khảo để vận dụng. - Thân bài: Triển khai các ý đã nêu ở dàn ý. Mỗi ý lớn viết thành một đoạn văn. Cần luôn luôn quan tâm vị trí của câu chủ đề (đầu đoạn, cuối đoạn,…), sự phù hợp của câu chủ đề với nội dung cần trình bày và mục đích nghị luận. Tham khảo các kiểu đoạn văn đã phân tích ở văn bản đọc và ở phần Thực hành tiếng Việt để học tập cách viết. Chú ý dùng phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn và các đoạn trong bài. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động (viết trong một đoạn văn). Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc kĩ lại bài viết, chỉnh sửa những lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ đặt câu trước khi nộp bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và chỉnh sửa bài viết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu mỗi HS tự đọc lại bài của mình và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh đoạn văn. - GV yêu cầu HS đổi vở với bài của bạn để góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt một vài bài văn hay. 3. Chỉnh sửa bài viết Đọc kĩ bài viết, căn cứ vào yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập, rà soát các phần, các ý đã triển khai để có cách chỉnh sửa - Nếu thấy vấn đề đời sống liên quan đến con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước nêu chưa rõ ràng, cụ thể thì cần bổ sung - Nếu thấy luận điểm ở từng đoạn văn chưa rõ ràng, lí lẽ chưa xác đáng, bằng chứng chưa đầy đủ thì cần bổ sung, chỉnh sửa C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, suy nghĩ và đọc lại SGK để chuẩn bị trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) c. Sản phẩm học tập: Bài văn mà HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, về nhà thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhắc HS sẽ thu bài và chữa bài vào tiết sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét việc học tập của cả lớp trong tiết học * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) + Soạn bài Nói và nghe: thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) Lựa chọn đề tài, tìm ý, xây dụng nội dung cho bài nói và luyện tập nói một mình trước gương. ------------------------------ Ngày soạn: 10/11/2024 Ngày giảng: 16/11/2024 Tiết 39: Nói và nghe THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI (Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC SINH) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thuyết trình trước đám đông 3. Phẩm chất: - Ý thức trách nhiệm với cộng đồng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - Video nói về tư duy phản biện. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi phát vấn: Theo em để xây dựng một xã hội, cộng đồng văn minh, phát triển, chúng ta cần làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 – 4 HS nêu cảm nhận cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS. - GV dẫn vào bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút) Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói (15 phút) a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: + Trước khi nói, cần chuẩn bị những gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi, nắm bắt kiến thức về các bước trình bày bài nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Trước khi thảo luận - Từng thành viên trong lớp cần nêu vấn đề theo góc nhìn của mình, tập thể lớp trao đổi, thống nhất chọn một vấn đề trong đời sống phù hợp với tuổi, được nhiều người quan tâm làm đề tài cho cuộc thảo luận. Có thể xem lại các đề tài đã gợi ý ở phần Viết, hoặc tham khảo thêm một số đề tài sau để lựa chọn: + Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước? + Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông? + Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? - Sau khi thống nhất đề tài, mỗi cá nhân tự tìm hiểu, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, ghi chép nhanh các ý nảy sinh trong quá trình suy nghĩ để chuẩn bị phát biểu ý kiến thảo luận. - Lớp cử một người điều hành thảo luận đảm nhận sắp xếp, giới thiệu tuần tự các ý kiến, định hướng vào trọng tâm đề tài, kiểm soát thời gian phát biểu ý kiến của từng người; tổ chức đánh giá, tổng kết cuộc thảo luận. - Cử một thư kí ghi chép các ý kiến trong cuộc thảo luận. Hoạt động 2: Thảo luận (15 phút) a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các lưu ý khi trình bày bài nói trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm nắm bắt kiến thức về hình thức và nội dung thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - Người điều hành nhắc lại đề tài, nêu định hướng và mục đích thảo luận. - Theo định hướng của người điều hành, các thành viên trong lớp lần lượt phát biểu ý kiến. Ý kiến cần tập trung vào trọng tâm vấn đề, phân tích từng khía cạnh, có lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe. - Người phát biểu sau có thể bàn luận về vấn đề theo góc nhìn riêng, tán thành hay phản đối ý kiến của người phát biểu trước, trên cơ sở đó, khẳng định quan điểm của mình. - Các thành viên tham gia thảo luận cần nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi và trình bày lại được nội dung các ý kiến đó. - Thư kí ghi chép các ý kiến, người điều hành dựa vào đó tổng hợp, kết luận về vấn đề. Tùy thực tế cuộc thảo luận, người điều hành có thể khẳng định sự đồng thuận của các ý kiến hoặc khái quát các nhóm ý kiến khác nhau. Mục đích cuối cùng là để mọi người hiểu sâu sắc hơn về bản chất vấn đề và có thái độ, hành động phù hợp. Hoạt động 3: Đánh giá (5 phút) a. Mục tiêu: Đánh giá để tìm ra điểm cần phát huy và hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện kĩ năng nói và nghe b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trao đổi về bài nói c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các lưu ý khi trình bày bài nói trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi theo nhóm nắm bắt kiến thức về các tiêu chí đánh giá bài nói và nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. Đánh giá Sau khi thảo luận, cả lớp cần tập trung trao đổi về một số khía cạnh: - Vấn đề đời sống được thảo thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân? - Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào? - Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào, có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không? - Người điều hành và thư kí đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa? C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút) a. Mục tiêu: Thực hành vận dụng các kiến thức đã học để trình bày bài nói b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để hoàn thành BT. c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV yêu cầu, sau đó hoàn thiện bài nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để sửa bài nói cho các bạn khác b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát bảng đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS, yêu cầu sau khi nghe phần trình bày của bạn, đánh giá mức độ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện đánh giá vào bảng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV thu bảng đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt nội dung * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Soạn trước bài Củng cố, mở rộng IV. HỒ SƠ DẠY HỌC - Bảng đánh giá hoạt động nói và nghe Tiêu chí Chưa tốt Tốt Xuất sắc Mở đầu Có lời chào ban đầu và giới thiệu Giới thiệu rõ vấn đề của bài nói Nêu khái quát được nội dung bài nói (bố cục, ý chính) Nội dung chính Vấn đề đời sống được thảo thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân? Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào? Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào, có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không? Người điều hành và thư kí đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa? Kết thúc Khẳng định được ý nghĩa của vấn đề thảo luận Rút ra được bài học nhận thức, hành động Kỹ năng trình bày Diễn đạt rõ ràng, tự tin, đáp ứng yêu cầu bài nói Cử chỉ tự nhiên, kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ bài nói Có phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe * Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục luyện tập và trình bày nội dung bài nói theo góp ý đã chỉ ra ở phần trao đổi. - Soạn nội dung: Củng cố, mở rộng, thực hành đọc + Làm các bài tập 1,2,34 SHS/77 + Thực hành đọc văn bản Chiếu dời đô, xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La. ---------------------------------------- Ngày soạn: 10/11/2024 Ngày giảng: 16/11/2024 Tiết 40 VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG (CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC) (TIẾT 3); CỦNG CỐ MỞ RỘNG, THỰC HÀNH ĐỌC. 1. Kiến thức - HS biết chỉnh sửa các lỗi còn thiếu sót trong bài viết văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước) -Hệ thống hóa, củng cố kiến thức được học trong bài 3: Lời sông núi. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Giờ trước các em đã viết i bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. Sau khi viết bài và nộp bài, em thấy bàiviết của mình đã đầy đủ nội dung chưa? Nếu được bổ sung, em sẽ bổ sung điều gì cho bài viết của em? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học: đến với tiết trả bài hôm nay, các em sẽ được biết những thiếu sót trong bài của mình và cách khắc phục để rút kinh nghiệm và có kết quả tốt hơn trong các bài viết sau. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chỉnh sửa bài viết a. Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình và biết khắc phục các lỗi để bài viết đạt kết quả tốt hơn. b. Nội dung: GV trả bài 1 ssos bài, cho HS chấm chéo bài, HS quan sát những lỗi được GV và bạn chỉ ra trong bài và sửa lại vào vở ghi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV trả bài, gọi vài HS nhắc lại yêu cầu chung của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống và những lưu ý để viết được bài văn theo kiểu này. GV chiếu lại những yêu cầu của kiểu bài để HS đối chiếu với bài viết của bản thân, tự phát hiện ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại yêu cầu và những lưu ý của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 3. Chỉnh sửa bài viết a. Nhắc lại, khắc sâu yêu cầu của kiểu bài Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV nhận xét chung về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt ở bài viết của HS, minh họa bằng một số ví dụ cụ thể (Không nêu tên HS có bài viết được phân tích), rút kinh nghiệm cho cả lớp. -Yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn chỉnh sửa bài viết trong SHS và các ý kiến nhận xét của GV trong bài để rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Khuyến khích HS về nhà viết lại một bản mới với chính đề tài này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhắc lại yêu cầu và những lưu ý của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh b. Nhận xét về kết quả và chỉnh sửa bài viết Hoạt động 2: Luyện tập - Củng cố mở rộng (GV hướng dẫn HS về nhà làm bằng các phiếu học tập bằng các BT) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập Bài tập 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp: Văn bản Thời điểm ra đời Luận đề Luận điểm Lí lẽ Bằng chứng Hịch tướng sĩ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Bài tập 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp. Xác định luận điểm Hịch tướng sĩ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luận điểm 1 - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: Luận điểm 2 - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: Luận điểm n - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: - Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: Bài tập 3: (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. Bài tập 4: (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài tập 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm tổ, hoàn thiện bài tập của nhóm mình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Dự kiến trả lời: Bài tập 1: Văn bản Thời điểm ra đời Luận đề Luận điểm Lí lẽ Bằng chứng Hịch tướng sĩ Cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 Khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính - Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc. - Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ - Kêu gọi tướng sĩ - Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc. - Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời. - Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời. - Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung. - Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa. - Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Trong cuộc kháng chiến chống Pháp Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. - Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”) - Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... - “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ” Bài tập 2: Xác định luận điểm Hịch tướng sĩ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luận điểm 1 - Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp - Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch Luận điểm 2 - Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song - Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp Luận điểm 3 - Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp - Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp Luận điểm 4 - Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song - Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp Bài tập 3: Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận: Một bài văn nghị luận có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ: + Luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu + Luận điểm cần đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục + Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục Bài tập 4: Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử. - Khác nhau: + Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu. + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc. Bài tập 5: Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm. - Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc? - Luận điểm: + Ngọt ngào là hạnh phúc + Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. - Các kiểu đoạn văn: + Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch + Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp + Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp + Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch + Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp + Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp Hoạt động 3: Vận dụng - Thực hành đọc (HD HS về nhà) a. Mục tiêu: HS biết cách đọc hiểu một tác phẩm nghị luận trung đại theo đặc trưng thể loại. b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để chiếm lĩnh văn bản. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, bài làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Tìm những lí lẽ, bằng chứng Lý Công Uẩn đưa ra để thuyết phục quan lại, nhân dân dời đô - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô về hoa lư về đại la 1. Lí do cần dời đô - Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài + Nhà Thương: 5 lần dời đô + Nhà Chu: 3 lần dời đô - Mục đích: + Kinh đô được đặt ở một nơi trung tâm của đất trời, phong thủy và khẳng định vị thế + Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn + Là nơi thích hợp để có thế tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu - Kết quả: + Vận mệnh đất nước được lâu dài + Phong tục, tập quán, lối sống đa dạng, phồn thịnh - Nhà Đinh- Lê đóng đô một chỗ là hạn chế - Hậu quả: + Triều đại không lâu bền, suy yếu không vững mạnh dễ dàng bị suy vong + Trăm họ hao tổn + Số phận ngắn ngủi, không tồn tại + Cuộc sống, vạn vật không thích nghi ⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Lí do các giả chọn Đại La làm kinh đô là gì? Em có nhận xét gì về hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra trong bài? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô - Các lợi thế của thành Đại La + Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương + Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt + Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nêi định đô bền vững, là nêi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh - Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần ⇒ Luận cứ có tính thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt ⇒ Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Chiếu dời đô b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá * Hướng dẫn về nhà: GV dặn dò HS: - Đọc lại yêu cầu và quy trình viết đối với Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống. - Soạn bài: Đọc mở rộng + Đọc kĩ giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn để biết được đặc điểm của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. + Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. + Soạn bài, trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong SGK. ----------------------------------------------

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.