Danh mục
KHBD Ngữ văn 8 tuần 30 (tiếp)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/04/25 11:29
Lượt xem: 1
Dung lượng: 3,322.4kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 14/04/2023 Ngày giảng: 17/04/2025 Tiết 118 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI I. Mục tiêu 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được đặc điểm nội dung và hình thức của các kiểu câu phân loiaj theo mục đích nói. - HS biết sử dụng các dấu hiệu phù hợp khi viết (tạo lập) câu đáp ứng mục đích nói khác nhau. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức Trò chơi điền từ: GV Chuẩn bị một số câu mẫu thuộc các loại câu khác nhau và bỏ đi một số từ trong mỗi câu. Ví dụ: + Câu cầu cầu khiến: "Hãy _____ sách cho tôi." + Câu cảm: "Tôi _____ vì điều đó." + Câu nghi vấn: "Bạn _____ đi học ngày mai không?" + Câu trần thuật: "Anh ấy nói: 'Tôi _____ điều đó.’” - GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em có biết tại sao lại có những ví dụ đó không? Những ví dụ đó thuộc kiểu câu gì, chúng có chức năng nhưu thế nào trong câu? Dấu hiệu nào giúp các em nhận diện kiểu câu đó? Chúng ta cùng giải đáp những câu hỏi đó trong bài học ngày hôm nay! HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút) a. Mục tiêu: HS tìm hiểu kiến thức về các kiểu câu xét theo mục đích nói (câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến) b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu và rút ra đặc điểm, chức năng của từng kiểu câu Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, lắng nghe và trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV hỏi thêm: Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất, vì sao? Câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất. Vì trong cuộc sống, nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa người với người rất lớn, mà chỉ có câu trần thuật mới đáp ứng được, nó bao hàm nhiều chức năng như thông báo, trình bày, miêu tả, nhận định, yêu cầu, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - GV chiếu bảng tổng kết kiến thức về phân loại kiểu câu: I. Hình thành kiến thức 1. Câu hỏi (nghi vấn) - Anh bảo cuốn sách còn có ở trên bàn nữa không? + Câu được đặt trong mạch đối thoại, trực tiếp nêu nên một thắc mắc nhờ giải đáp + Có từ không, dấu hỏi chấm  Câu hỏi - Con gái tôi vẽ đây ư? … cái con Mèo hay lục lọi ấy! + Câu được đặt trong mạch suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc: Sự ngạc nhiên + Có từ ư, dấu hỏi chấm  Câu cảm - Chức năng: Dùng để hỏi - Đặc điểm hình thức: + Có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu… + Kết thúc bằng dấu hỏi chấm Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để (bộc lộ cảm xúc, cầu khiến…) 2. Câu khiến (cầu khiến) - Mở cổng nhanh lên! + Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu. + Có động từ “mở”- điều đối tượng cần thực hiện. + Kết thúc bằng dấu chấm than.  Câu khiến - Thôi đừng lo lắng. + Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra lời khuyên “đừng” + Kết thúc bằng dấu chấm.  Câu khiến - Chức năng: ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo - Đặc điểm hình thức: + Có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… + Thường kết thúc bằng dấu chấm, chấm than 3. Câu cảm (cảm thán) Tôi nhớ cái mùi nồng mặn quá! + Câu được dùng để nêu trực tiếp cảm xúc của người viết. + Có từ cảm thán “quá” + Kết thúc bằng dấu chấm than.  Câu cảm - Hỡi ơi lão Hạc! + Câu được dùng để nêu trực tiếp cảm xúc của người viết. + Có từ cảm thán “Hỡi ơi” + Kết thúc bằng dấu chấm than.  Câu cảm - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói) - Đặc điểm hình thức: + Có từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ơi… + Thường kết thúc bằng dấu chấm than. 4. Câu kể (trần thuật) - Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi, cuội đưa dần về phía nơi thấp hơn. + Câu được dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc + Kết thúc bằng dấu chấm  Câu kể - Chức năng: Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định. - Đặc điểm hình thức: thường kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (23 phút) a. Mục tiêu: HS vận dụng được những tri thức đã biết để giải các bài tập về các kiểu câu b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1,2 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 a. Cảm thán: Căn cứ vào nội dung biểu đạt b. Câu kể: Thể hiện chức năng kể, thông báo về sự công phu của đoàn làm phim khi thực hiện loạt phim Hành tinh của chúng ta. c. Câu hỏi: Có từ để hỏi “chăng” và kết thúc bằng dấu hỏi chấm. d. Câu khiến: Có sự xuất hiện của cụm từ “ngài phải bảo”  ý yêu cầu, mệnh lệnh Bài tập 2 - Giống nhau: đều có mặt các từ ngữ có tính đặc thù của kiểu câu hỏi: cái gì, tại sao. - Khác nhau: + Câu a. là câu hỏi (vì có từ nghi vấn “cái gì”, kết thúc bằng dấu (?)) + Câu b. là câu cảm (tuy có cụm từ “tại sao” nhưng nội dung bộc lộ thái độ bất bình, không nêu câu hỏi cần giải đáp) HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (7phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV tổ chức trò chơi NHANH TAY – LẸ MẮT: Tìm trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai những ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác. Ví dụ: “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”  Hình thức kiểu câu nghi vấn, nhưng dùng để bộc lộ cảm xúc 2. GV tổ chức trò chơi AI NHANH NHẤT? Em câu (1)…..………..trong nhà, (2)……………, khuyên bảo luôn là niềm vui. Yêu cầu,(3) ……………vài lời, (4)……………..cầu khiến mọi người nghe xem! Học trò muốn nhận ra em, Hãy, thôi,(5)………., chớ không quên từ nào. Đi, nào giục giã làm sao! Chấm than,(6) …………….góp vào thành câu. Mong học trò nhớ thật lâu! Nếu không sẽ trở thành câu chuyện buồn!... (1)cầu khiến (2)Đề nghị (3)ra lệnh (4)Ngữ điệu (5)đừng (6)dấu chấm 3. GV tổ chức hoạt động: Tạo câu theo chủ đề Yêu cầu học sinh tạo ra các câu thuộc các loại câu khác nhau liên quan đến một chủ đề cụ thể. *Ví dụ: Chủ đề "Gia đình" + Câu cầu cầu khiến: "Mẹ bảo em hãy dọn phòng." + Câu cảm: "Tôi rất yêu quý gia đình của mình." + Câu nghi vấn: "Ba đã nấu cơm chưa?" + Câu trần thuật: "Anh trai tôi nói: 'Em đã làm xong bài tập chưa.'" - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà: GV dặn dò HS: -Ôn tập, nắm chắc nội dung kiến thức về thành phần biệt lập, biết vận dụng trong diễn đạt, nói và viết. - Soạn bài: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta + Đọc kĩ văn bản, khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm + Trả lời hệ thống câu hỏi sau khi đọc trong SGK/98 ------------------------------------ Ngày soạn: 14/04/2025 Ngày giảng: 17,18/4/2025 Tiết 119, 120 Văn bản 2: CHOÁNG NGỢP VÀ ĐAU ĐỚN NHỮNG CẢNH BÁO TỪ LOẠT PHIM HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA - Lâm Lê- I. Mục tiêu 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được các đặc điểm nổi bật của VB giới thiệu một bộ phim. - HS phân tích được tác dụng của việc sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong một VB thông tin. - HS nêu được những thu hoạch bổ ích về ý thức bảo vệ môi trường sống trên Trái đất và thể hiện được những khát vọng những điều bí ấn, kì diệu của sự sống b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: Thể hiện được thái độ quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Máy chiếu, máy tính 2. Học liệu - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 1. GV giới thiệu clip bộ phim King Kong + King Kong mang hình dạng một con Gorilla khổng lồ, sinh sống ở một hòn đảo hoang vu chưa từng được con người khám phá (Skull Island) và được các cư dân bản địa nơi đây tôn thờ như một vị thần bảo hộ cho hòn đảo, giúp họ chống lại các sinh vật nguy hiểm khác. Tổ tiên của King Kong có lẽ đã xuất hiện từ thời tiền sử. + Tuy là một quái vật nhưng King Kong rất thông minh. Nó là một Kaiju có tình cảm, sống nội tâm vô cùng sâu sắc. Nó không hề muốn làm hại con người mà chỉ nổi giận khi ngôi nhà thiên nhiên của nó bị tàn phá. Có lẽ, đặc biệt hơn cả những quái vật Kaiju kì dị khác, King Kong là một biểu tượng đại diện cho sức mạnh to lớn của thiên nhiên, thứ sức mạnh mà khi đứng trước nó, con người bỗng trở nên vô cùng nhỏ bé và yếu ớt. Cơn giận và cái chết của King Kong như một sự lên án đối với nhân loại vì những gì chúng ta đã làm đối với mẹ thiên nhiên. 2. Trong những năm tháng gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh nào?  môi trường ô nhiễm, Trái Đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng...  GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, “Hành tinh của chúng ta” (Our Planet) là bộ phim tài liệu tập trung vào sự đa dạng của các môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng Bắc Cực hoang dã xa xôi, đại dương sâu thẳm bí ẩn cho đến những vùng đất ở Châu Phi cùng những khu rừng rậm ở Nam Mỹ. Tuy nhiên, loạt phim tài này đưa ra lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị hủy diệt và nhiều loài biến mất, đồng thời mang đến một thông điệp sống còn: 'Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn!'. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút) Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (20 phút) a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác phẩm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu giọng đọc: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, chú ý nhấn giọng khi đọc những cụm từ in đậm đánh dấu từng phần của văn bản. - Thể hiện được thái độ, cảm xúc phù hợp với từng nội dung thông tin. - Chú ý chiến lược đọc theo dõi, hình dung, suy luận, chú ý - Lưu ý các chú thích và đọc phần giải nghĩa. GV đọc mẫu đoạn đầu Tổ chức cho HS đọc phân vai, đóng vai nhân vật, thể hiện yêu cầu giọng đọc Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đóng vai đọc văn bản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Lớp nhận xét giọng đọc Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích a. Đọc b. Tìm hiểu cước chú - BBC Earth: một chương trình thuê bao tài liệu, thuộc quyền sở hữu và điều hành của BBC Studios (Anh) - Pích-xa: hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Hoa Kỳ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả Lâm Lê -Về tác phẩm yêu cầu HS ? Nêu xuất xứ của văn bản. ? Xác định thể loại, nêu khái niệm, đặc điểm của thế loại ấy. ? Từ thể loại vừa tìm được, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Xác định bố cục của văn bản ? Nêu bối cảnh và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả: - Tên thật Lê Hồng Lâm - Sinh năm 1977 - Quê ở Quảng Trị, là nhà báo chuyên viết phê bình điện ảnh; - Một số tác phẩm tiêu biểu: Xem chữ đọc hình (2005); Chơi cùng cấu trúc (2009); Cánh chim trong gió (2016); 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (2018), Người tình không chân dung (2020) b. Tác phẩm - Xuất xứ: báo Tuổi trẻ online, ngày 12/5/2019 - Thể loại Văn bản giới thiệu một bộ phim - Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh - Căn cứ xác định Văn bản có giới thiệu về nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim  Mang đầy đủ những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một bộ phim - Bố cục + Phần 1 (đoạn 1,2): Giới thiệu chung về loạt phim + Phần 2 (gồm các đoạn nằm trong đề mục “Rất nhiều loài đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng”): nhấn mạnh những nguy cơ đối với môi trường sống mà “loạt phim” muốn thể hiện + Phần 3 (gồm các đoạn tiếp nối sau đề mục “Nhưng vẫn chưa quá muộn”): tinh thần lạc quan toát lên từ 8 tập phim “Hành tinh của chúng ta. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (45 phút) a. Mục tiêu: Nắm được + Thông tin cơ bản của văn bản + Thái độ, quan điểm đánh giá của người viết về bộ phim + Cách triển khai của văn bản + Yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Quang Trung đại phá quân Thanh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Dấu Vết Điện Ảnh: Sổ Tay Tìm Hiểu Văn Bản Giới Thiệu Phim Nhóm 1: "Người thông tin” Nhóm 2: “Người phát hiện" Nhóm 3: "Nhà chiến lược“ Nhóm 4: “Người quan sát" Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào? - Song song với việc làm nổi bật vẻ đẹp kì diệu của thế giới tự nhiên trên Trái Đất, bộ phim cũng đưa ra những lời cảnh báo đau lòng về sự suy thoái của môi trường sống bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân đến từ hoạt động của con người. -Bộ phim toát lên sự lạc quan về khả năng phục hồi của môi trường sống trên Trái Đất nhờ vào sự “tỉnh ngộ” của con người. II. Khám phá văn bản 1. Thông tin cơ bản của văn bản - Bộ phim được xây dựng hết sức kì công, có phạm vi bao quát lớn, gồm 8 tập. - Bộ phim như là phần tiếp theo của “Hành tinh Trái Đất” được thực hiện trước đó, xét theo thông điệp chính mà chúng hướng tới. - Bộ phim đưa đến “những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất về hành tinh của chúng ta” với những thước quay về 8 môi trường sống khác nhau trên Trái Đất. - Song song với việc làm nổi bật vẻ đẹp kì diệu của thế giới tự nhiên trên Trái Đất, bộ phim cũng đưa ra những lời cảnh báo đau lòng về sự suy thoái của môi trường sống bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân đến từ hoạt động của con người. - Bộ phim toát lên sự lạc quan về khả năng phục hồi của môi trường sống trên Trái Đất nhờ vào sự “tỉnh ngộ” của con người. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Dấu Vết Điện Ảnh: Sổ Tay Tìm Hiểu Văn Bản Giới Thiệu Phim Nhóm 1: "Người thông tin” Nhóm 2: “Người phát hiện" Nhóm 3: "Nhà chiến lược“ Nhóm 4: “Người quan sát" Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này? GV giới thiệu 1 đoạn trong văn bản giới thiệu bộ phim “Mẹ vắng nhà” để thấy sự khác biệt về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này Tác giả có cách giới thiệu tác phẩm khá linh hoạt, chẳng hạn, không đưa những thông tin về nhà làm phim, nhóm làm phim, thời gian làm phim,…vào một đoạn văn mà tách chúng ra và cài đặt vào những vị trí đắc địa. Điều tác giả quan tâm là khơi gợi được hứng thú của người đọc, muốn làm chiếc cầu nối giữa “loạt phim” và khán giả. Tất cả các nhận xét mang tính chủ quan đều được đưa kèm với những miêu tả khách quan về các cảnh phim. 2. Thái độ, quan điểm đánh giá của người viết về bộ phim - Thái độ của người viết: Đồng cảm - Biểu hiện: - Cách tác giả đặt nhan đề đầy tính biểu cảm và sử dụng nhiều cụm từ mang nội dung biểu dương, ca ngợi - Tác giả chia sẻ, tâm đắc với những thông điệp chính của “loạt phim” - Tác giả miêu tả lại bằng phương tiện ngôn ngữ những hình ảnh đẹp có trong phim với cảm giác thích thú  sự đồng cảm giữa người phê bình và tác phẩm cùng tác giả của nó có ý nghĩa rất quan trọng: làm nên sức gợi của văn bản, gây cho người đọc niềm hứng thú muốn được trải nghiệm trực tiếp cùng tác phẩm được phê bình. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Dấu Vết Điện Ảnh: Sổ Tay Tìm Hiểu Văn Bản Giới Thiệu Phim Nhóm 1: "Người thông tin” Nhóm 2: “Người phát hiện" Nhóm 3: "Nhà chiến lược“ Nhóm 4: “Người quan sát" Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 3. Cách triển khai của văn bản Lần lượt đưa thông tin về những giá trị nội dung cơ bản của “loạt phim”  Dễ dàng nêu bật được các thông điệp chính toát ra từ bộ phim, gắn liền với hai từ khóa là “choáng ngợp” và “đau đớn” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động Dấu Vết Điện Ảnh: Sổ Tay Tìm Hiểu Văn Bản Giới Thiệu Phim Nhóm 1: "Người thông tin” Nhóm 2: “Người phát hiện" Nhóm 3: "Nhà chiến lược“ Nhóm 4: “Người quan sát" Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ nhóm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá. 4. Yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản Tác dụng: Chứng minh tính xác đáng của nhận xét mà tác giả nêu: “Ở mỗi tập phim, người xem lại được thưởng thức những thước phim đẹp đẽ, thập chí choáng ngợp mà những nhà làm phim đã kì công tạo nên”  Đây gần như là một yếu tố không thể thiếu trong một bài viết giới thiệu phim Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung, nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. - Văn bản sử dụng các kênh chữ, kênh hình nhằm tăng tính thuyết phục, tăng sức hấp dẫn đối với người đọc. 2. Nội dung - “Hành tinh của chúng ta” đã mang tới những lời cảnh báo, cảnh tỉnh tới mọi người về cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá và giết chết nhiều sinh vật mỗi ngày. - Tác phẩm đưa ra thông điệp: Không bao giờ là quá muộn để chúng ta bắt tay vào hành động cứu lấy Trái đất này. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức thảo luận nhóm bàn: 1. Nêu tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim “Hành tinh của chúng ta”. Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên điều gì? Ảnh 3: Phim Đại dịch cúm là một bộ phim thảm kịch năm 2013 của Hàn Quốc do Kim Sung-su viết kịch bản và làm đạo diễn, kể về sự bùng phát của một chủng H5N1 đột biến gây chết người trong vòng 36 giờ kể từ khi ủ bệnh, làm quận Budang của thành phố Seongnam, nơi có dân số của gần nửa triệu người rơi vào hỗn loạn. Ảnh 2 Phim Địa Chấn (2018) - bộ phim về thảm họa thiên nhiên đáng sợ, nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia và khán giả. Kể về cuộc sống mới của nhà địa chất học Kristian Eikjord sau sự kiện sóng thần trong The Wave. Gia đình anh đã phải đối mặt với những khó khăn, đẩy Eikjord và vợ Idun vào cuộc ly dị. Thảm họa tiếp tục đeo bám họ, đưa họ vào cuộc chiến mới với thiên nhiên. Nhịp phim ban đầu chậm rãi, giới thiệu về cuộc sống của Kristian qua những sự kiện hàng ngày. Tuy nhiên, khi nhận được phong bìa của Lindblom, mọi thứ trở nên ngoài tầm kiểm soát. Kristian đối mặt với tình hình gia đình và chiến đấu nội tâm, đồng thời thu thập thông tin về cơn địa chấn. Khán giả sẽ hồi hộp khi theo dõi những bước chân cuối cùng của Kristian. Ảnh 1: Phim Cơn Sóng (2015) là tác phẩm thảm họa đầu tiên của Na Uy, trở thành bộ phim nổi tiếng nhất năm tại Bắc Âu. Kristian (Kristoffer Joner), một nhà địa chất học tại trung tâm dự báo thảm họa ở vùng Akneset, phải đối mặt với những đồn đoán không lành về sự không ổn định của dãy núi, tiềm ẩn nguy cơ sóng thần. Khi có cơ hội làm việc tại một công ty dầu, Kristian quyết định rời bỏ ngôi nhà ở vịnh Geiranger để đưa gia đình đến nơi ở mới gần nơi làm việc. Thế nhưng, khi họ chuẩn bị rời khỏi, thảm họa bắt đầu. Núi sạt lở, tạo nên cơn sóng thần cao hơn 80m. Cư dân Geiranger chỉ có 10 phút để di tản trước khi đại dương dữ tìm đến, phá hủy mọi thứ. 2. tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim “Hành tinh của chúng ta”. Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên điều gì? Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên mối bận tâm chung của nhân loại về một thử thách sống còn đối với sự sống trên Trái Đất. Như vậy, từ nhà khoa học cho đến các nghệ sĩ, tất cả đều không thể lảng tránh những câu hỏi bức thiết do đời sống đặt ra, nhưng mỗi người, bằng các phương tiện sở đắc của mình, có thể bày tỏ quan điểm về các vấn đề chung theo một cách hay hình thức khác biệt. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta GV cần lưu ý với HS: Trước khi viết phải xác định được thông điệp chính của “loạt phim” Hành tinh của chúng ta. Nói đến “hưởng ứng” là nói đến sự đồng cảm, chia sẻ về quan điểm, thái độ. - Trái Đất đang cất lời “kêu cứu”, môi trường tự nhiên đang dần biến đổi theo hướng tiêu cực, sự sống của nhiều loài động thực vật đang bị đe dọa. - Con người hãy hành động để bảo vệ sự sống trên Trái Đất, cũng là sự sống của chính con người. IV. Hồ sơ dạy học 1. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Hình thức hỏi - đáp - Thuyết trình sản phẩm. - Quan sát - Vấn đáp - Sản phẩm học tập - Hồ sơ học tập - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học ......... - Câu hỏi - Bài tập - .... 2. Phiếu học tập * Hướng dẫn về nhà - Ôn tập, nắm được đặc điểm của văn bản giới thiệu phim và những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Soạn bài: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn + Đọc kĩ văn bản, khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm + Trả lời hệ thống câu hỏi sau khi đọc trong SGK.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.