Danh mục
KHBD NGữ văn 7B3 tuần 13
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 28/11/23 07:37
Lượt xem: 1
Dung lượng: 68.2kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 25/11/2023 Ngày giảng: 28/11/2023 Tiết 49 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, dấu câu, biện pháp tu từ đã học và vận dụng được trong giao tiếp. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, dấu câu, biện pháp tu từ đã học và vận dụng được trong giao tiếp. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi: HÁI DẤU CÂU TIẾNG VIỆT Cảm ơn các bạn dấu câu Không là chữ cái nhưng đâu bé người Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi Tách biệt từng ý đọc thời ngắt ra Dấu chấm (.) trọn vẹn câu mà Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai. Chấm phẩy (;) phân cách làm hai Sau bổ sung trước mới tài làm sao Chấm than (!) tình cảm dạt dào Khiến sai, đề nghị lẽ nào làm ngơ Chấm hỏi (?) giỏi đến bất ngờ Hỏi ai hay chính thẫn thờ hỏi ta Hai chấm (:) lời trích gần xa Đôi khi giải thích thế là hiểu thêm Chấm lửng (...) câu hoá có duyên Dù chưa nói hết vẫn nên bao điều Gạch ngang (-) tách ý khi nhiều Mở đầu lời nói bao nhiêu rõ ràng Ngoặc đơn ( ) giải thích kĩ càng Làm cho câu cũng nhẹ nhàng dễ coi Ngoặc kép (“ ”) trân trọng rạch ròi Sau dấu hai chấm (:) nhưng đòi chuẩn luôn Học dần, hiểu sẽ nên khôn Muốn viết cho đúng phải ôn luyện dần - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời - GV dẫn dắt vào bài học mới Hoạt động 2: Củng cố kiến thức (10’) a. Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi nhớ những đơn vị kiến thức đã học’ + Nghĩa của từ ngữ là gì? Cách nhận biết nghĩa của từ. + Dấu ngoăc đơn và dấu ngoặc kép có tác dụng gì? + Nhắc lại những hiểu biết của em về BPTT nhân hóa, so sánh. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Củng cố kiến thức 1. Nghĩa của từ ngữ - Nghĩa của từ ngữ là nội dung (sự vật, tính chất, hành động, quan hệ…) mà từ biểu thị. - Nhận biết nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh: từng nghĩa của từ sẽ được xác định khi ta đặt nó vào ngữ cảnh, xem xét với các từ bên cạnh. 2. Dấu câu - Dấu ngoặc đơn có công dụng đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp lời của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay cụm từ. 3. Biện pháp tu từ a. So sánh - Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Tác dụng: So sánh vừa giúp cho việc miêu tả các sự vật cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Cách nhận biết: có từ “như, bằng, hơn, kém, giống,…” b. Nhân hóa - Khái niệm: Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ vốn để tả con người. - Tác dụng: làm cho đối tượng trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người… - Cách nhận biết: chị ong, chú chim.. Hoạt động 3: Luyện tập (25’) a. Mục tiêu: biết sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết các bài tập b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức Hoạt động nhóm Nhóm 1+3: bài 2-4 Nhóm 2+4: bài 1-3 Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài tập 1 - Thở (Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ): phả ra, tỏa ra. - Thở (Em bé thở đều đều khi ngủ say): hoạt động của con người – hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng. Bài tập 2 - Các từ láy trong bài thơ: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò - Xao xuyến (Gió dìu vương xao xuyến bờ tre): trạng thái xúc động kéo dài, khó dứt  Tác dụng: Giúp cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ đã gợi nên được trạng thái bâng khuâng của sự vật, giúp cho sự vật thêm gần gũi với con người, cũng có những nỗi niềm cảm xúc như con người, ... Bài tập 3 Véo von điệu hát cổ truyền (Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe) - Dấu ngoặc đơn: có công dụng đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin cho phần trước đó. Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò - Dấu ngoặc kép: có tác dụng đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Bài tập 4 Ví dụ BPTT Tác dụng a. - nhân hóa: trăng tắm, mây bơi - so sánh: nước trong- nước mắt người yêu  Tác dụng: Để làm nổi bật lên độ trong của nước và khung cảnh yên bình của quê hương. b. - nhân hóa: tre thổi sáo  Tác dụng: làm cho cây cối có hồn, khung cảnh trở nên sinh động. c. - so sánh: lá xanh- dải lụa  Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. d. - nhân hóa: tre khúc khích, mây lắng nghe  Tác dụng: làm cho sự vật có hồn, sinh động hơn, thu hút người đọc Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về biện pháp tu từ mà em thích nhất được sử dụng trong đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.” - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. * Hướng dẫn về nhà - Học bài - Hoàn thiện các bài tập - Soạn bài: Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi + Đọc bài văn + Trả lời các câu hỏi SGK ------------------------------------------ Ngày soạn: 25/11/2023 Ngày giảng: 28/11/2023 TIẾT 50 BÀI THƠ ĐƯỜNG NÚI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI Vũ Quần Phương I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết và cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm - Tìm và phân tích được những ý kiến bình luận, đánh giá của Vũ Quần Phương về bài thơ Đường núi. - Cảm nhận và hiểu được sự đồng cảm của nhà phê bình với những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. - Thông qua việc phân tích kiểu văn bản Nghị luận văn học, học sinh vận dụng được cấu trúc của kiểu bài vào thực hành tạo lập văn bản. 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: - Năng lực văn học: Thông qua việc phân tích kiểu văn bản Nghị luận văn học, học sinh vận dụng được cấu trúc của kiểu bài vào thực hành tạo lập văn bản. - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu ý kiến các bạn, nắm bắt được thông tin từ phần giới thiệu bài 3. Phẩm chất: biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ vể đẹp của quê hương II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Các phương tiện kỹ thuật - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV trả lời câu hỏi gợi mở: Em đã đến vùng núi nào nước ta chưa? Em hãy chia sẻ một vài cảm nhận của mình về vùng đất đó sau khi đã trực tiếp đến hoặc xem qua sách, báo, internet? - GV dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam là một quốc gia có không gian địa lý phong phú và đa dạng, là một đất nước nhiều đồi núi. Chính yếu tố đó đã tạo nên đặc trưng riêng về địa hình và văn hóa vùng miền nước ta. Đến với vùng rẻo cao nơi xứ sở của sương giăng khói phủ, chúng ta không chỉ được đắm chìm trong không gian thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, nên thơ trữ tình mà tại đây chúng ta còn được hòa mình trong không gian văn hóa vùng cao với những mái nhà sàn, tiếng khèn điệu múa sập xình đêm hội xuân. Thưởng thức không gian Tây Bắc nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã có những cảm nhận hết sức tinh tế qua những vần thơ viết về vùng núi Tây Bắc – Bài thơ Đường núi. Để thấy được cái hay cái đẹp của bài thơ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một bài nghị luận của tác giả Vũ Quần Phương. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (10 phút) a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: đọc- chú thích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc nối tiếp văn bản Đọc chậm rãi, to, rõ ràng, chú ý ngừng, nghỉ ở những chỗ tách đoạn, nhấn mạnh ý kiến của người viết. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về tác giả Vũ Quần Phương - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: tìm hiểu những nét khái quát về văn bản: xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. I. Đọc- tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Tên khai sinh: Vũ Ngọc Chúc - Quê: Hải Hậu- Nam Định - Là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học - Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. - Các tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)... b. Tác phẩm - Xuất xứ: trích trong “Thơ hay có lời bình 100 bài”, Vân Long tuyển chọn - Thể loại: văn nghị luận - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (từ đầu đến "say đắm của người viết"): Giới thiệu giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi + Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đường núi + Phần 3 (còn lại): Khẳng định cái tài của Nguyễn Đình Thi Hoạt động 2: Khám phá văn bản (22 phút) a. Mục tiêu: - Xác định và phân tích được cách triển khai luận điểm, luận cứ của tác giả. - Đánh giá được cái hay, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Vũ Quần Phương. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Tìm câu văn khát quát chủ đề của bài thơ? + Sau khi khái quát chủ đề của bài thơ, tác giả đã làm rõ cái hay, cái đẹp, cái tình của bài thơ. Em hãy chỉ rõ cái hay, cái đẹp đó và dẫn chứng mà tác giả sử dụng để minh chứng cho cái hay, cái đẹp của bài thơ? + Vì sao tác giả khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác gia’. + Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Khám phá văn bản 1. Cảm nhận chung về bài thơ Đường núi - Bài thơ Đường núi là bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. * Cái hay, cái đẹp của bài thơ. - Nhịp điệu: ngất ngây, rì rào, reo vui lặng thầm. - Âm điệu: âm điệu của nội tâm, lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. - Hình ảnh ấm lòng, độ dài như một sự ngưng đọng, ngân nga. - Cảnh: chỉ được vẽ một và nét, tốc độ chuyển cảnh rất nhanh. - Nội dung nằm bên ngoài dòng chữ. - Từ trường cảm xúc làm chúng ta xúc động. * Kết luận. Cái tài là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. → Nghệ thuật nghị luận: triển khai luận điểm, luận cứ mạch lạc, thuyết phục; sử dụng lối viết giầu sức gợi. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. 2. Những ấn tượng về bài thơ của Vũ Quần Phương - Sự đồng cảm với những cảm nhận sâu sắc của nhà phê bình về tình cảm, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ; - Sự thích thú trước những phát hiện tinh tế, bất ngờ của người viết về đặc sắc ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ... - Những câu văn mang tính chất khái quát về chủ đề của bài thơ: + Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết... + Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh... - Những câu đánh giá về cách thể hiện cảm xúc của nhà thơ: + Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, nhanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả,... - Lời bình về đặc sắc của một câu thơ bất kì trong bài thơ: + Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá. Hai câu thơ kết dài tới 7 âm tiết như một sự ngân nga của tâm trí. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Tổ chức thảo luận nhóm ( 5 -7 phút). - Hình thức: nhóm lớn. - Nội dung: tìm những minh chứng thể hiện sự đồng cảm của người bình với bài thơ? Ý ngĩa của sự đồng cảm đó? * Thực hiện nhiệm vụ: - Tìm chi tiết trong văn bản. - Suy nghĩ, trao đổi về ý nghĩa của sự đồng cảm. * Báo cáo kết quả thảo luận. - Trao đổi, tương tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt kiến thức và nâng cao. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - Một số biểu hiện của sự đồng cảm: người bình thơ cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây; cảnh vật trong bài thơ được điểm xuyết, lướt qua khá nhanh và vội. - Nhà phê bình có sự phát hiện rất tinh tế là âm điệu câu thơ chính là âm điệu của nội tâm chứ không phải âm điệu được tạo nên bởi cách hiệp vần, vần đã bị bỏ rơi.  Sự đồng cảm giúp cho nhà phê bình có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, tinh tế những tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ, từ đó có thể lan tỏa tình cảm này đến người đọc.  Vũ Quần Phương đã có được những rung động mãnh liệt v à những trang viết tài hoa về bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi. - Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,... - Phong cảnh bài thơ mang đậm vị tâm hồn tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên, ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ. 3. Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ - Cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây; cảnh vật trong bài thơ được điểm xuyết, lướt qua khá nhanh và vội, cái tạo nên tính liền mạch ở đầy chính là cảm xúc của người viết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (3 phút) - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng. - Ngôn từ bình dị, gần gũi. - Lối viết hấp dẫn, thuyết phục. - Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm. 2. Nội dung Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì? Gợi ý: - Làm rõ hơn nét lạ của bài thơ mà nhà phê bình Vũ Quần Phương đã chỉ ra: Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. - Phân tích chi tiết, cụ thể hơn về thời gian nghệ thuật trong bài thơ: việc nhà thơ lựa chọn thời khắc buổi chiều có ý nghĩa như thế nào đối với việc khơi gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Bổ sung phần phân tích hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa trong việc giúp cho cảnh vật thiên nhiên nơi vùng núi trở nên gần gũi, giàu sức sống hơn: Dải áo chàm bay múa, Bờ tre đang reo ánh lửa. - Cảm nhận về tác dụng gợi hình, gợi cảm của các từ láy được nhà thơ sử dụng liên tiếp trong bài thơ: nhạt nhạt, ngây ngất, rì rào, rung rinh,... - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng (GV giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - GV kiểm tra, thu chấm vào đầu giờ sau Ngày soạn: 25/11/2022 Ngày dạy: 23/12/2022 Tiết 51,52 VIẾT Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS viết được bài văn nêu cảm xúc, suy nghĩ về một con người hoặc sự việc để lại cho mình ấn tượng sâu sắc; đảm bảo bố cục và số lượng câu đúng quy định, đúng cấu trúc văn biểu cảm 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. - SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v… *Công cụ kiếm tra đánh giá: câu hỏi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho học sinh xem Video “ Giúp đỡ người già, người tàn tật” - Lưu ý học sinh khi xem video ghi lại suy nghĩ và cảm xúc về việc làm của một số nhân vật trong video. - Sau khi xem video, học sinh chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình. - GV dẫn dắt vào bài học mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 2.1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc (5 phút) a. Mục tiêu: nắm được đầy đủ các yêu cầu khi viết một bài văn miêu tả về sự việc hoặc con người. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Theo em, để viết được một bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, cần đảm bảo những yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. - HS dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV khái quát lại các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. GV có thể phân tích thêm đế HS hiểu rõ vì sao kiểu bài văn này lại cần phài đáp ứng những yêu cầu đó. I. Yêu cầu dối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc - Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó. - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. - Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. 2.2 Phân tích bài viết tham khảo (20 phút) a. Mục tiêu: Phân tích được nội dung, cấu trúc, các yếu tố được sử dụng trong bài viết tham khảo “ Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện”. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hoạt động: SUY NGHĨ- CẶP ĐÔI- CHIA SẺ Hình thức: Gv đưa ra những câu hỏi, trong thời gian 5 phút, các bạn trong lớp suy nghĩ độc lập. Sau 5 phút, mỗi bàn phân chia thành các cặp đôi để trao đổi với nhau về kiến thức đó trong thời gian 3 phút. Gv sẽ gọi ngẫu nhiên các thành viên trong nhóm nên trình bày. Yêu cầu: (1) Bài viết là lời của nhân vật nào? (2) Nội dung bài viết nói về điều gì? (3) Đối tượng biểu cảm của văn bản là ai? (4) Đặc điểm nổi bật của đối tượng. (5) Tình cảm, cảm xúc của người viết. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức II. Phân tích bài viết tham khảo - Bài văn được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “em”) - Nội dung: kể về một người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện (bà Nhung) - Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung - Đặc điểm nổi bật của đối tượng: + Bà Nhung 57 tuổi, hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu, làm bán hàng + Dù điều kiện sống không dư giả nhưng bà luôn chia sẻ với những mảnh đời cơ cực: bà cưu mang những mảnh đời khó khăn suốt 30 năm, bà tham gia thiện nguyện, trao quà cho người dân miền núi, ... - Cảm xúc của người viết về đối tượng biểu cảm: cảm phục, kính trọng 2.3. Thực hành viết theo các bước (60 phút) a. Mục tiêu: Thực hiện được các bước viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1: Trước khi viết (15 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở: + Theo em, để viết tốt 1 bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, gồm có những bước nào? Trình bày những nội dung chính của các bước. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức Tiết 2: NHIỆM VỤ 2: viết bài văn (45 phút) - GV thu 1/3 số bài của lớp, chấm chữa/ trả vào giờ sau. III. Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài: - Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây: + Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô...). + Cảm nghĩ về một sự việc khiến em cảm động + Cảm nghĩ về một sự việc khiến em ấn tượng Ví dụ: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em b. Tìm ý PHIẾU TÌM Ý - Người đó là ai? Sự việc đó là gì? - Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật? - Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó? - Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên? Ví dụ: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em - Cha của em làm nghề gì? Ngoại hình cha như thế nào? - Cha em bao nhiêu tuổi? Cha của em là người như thế nào? - Vai trò của người cha trong gia đình em? - Tình cảm của em dành cho cha như thế nào? c. Lập dàn ý - Mở bài: + Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm. + Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó. - Thân bài: + Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc. + Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về người hoặc sự việc đó. 2. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý: - Nêu được đặc điểm nổi bật của đối tượng. - Ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Soạn bài: Nói và nghe: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - GV yêu cầu HS lập 2 dàn ý chuẩn bị cho bài Nói và nghe:

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.