Danh mục
KHBD GD địa phương 7 tuần 9
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 03/11/23 22:46
Lượt xem: 2
Dung lượng: 29.7kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 26/10/2023 Ngày giảng: 03/11/2023 Tiết 9 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá các kiến thức của HS về các bài 1,2,3: - Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Quảng Ninh từ 938 đến thế kỉ XVI - Chiến thắng trên sông Bạch Đằng qua các mốc thời gian 938.981,1288 cùng ý nghĩa lịch sử của nó. - Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng Ninh 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực đặc thù - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với địa phương nếu có - Năng lực giải quyết vấn đề *HSKT 7B1: Yêu cầu làm bài mức độ đạt 50% toàn đề. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị: Máy tính 2. Học liệu: Tài liệu gdđp 7, đề kiểm tra III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Thiết lập bản đặc tả và ma trận TT Chương/ chủ đề Nội dung/ Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Văn hóa, lịch sử truyền thống Bài 1. Quảng Ninh từ năm 938 đến đầu thế kỉ XVI Nhận biết - Nhớ và ghi được thời gian, phạm vi lãnh thổ, tên gọi tỉnh Quảng Ninh gắn với mốc thời gian. - Trình bày được những nét khái quát về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc trên địa bàn tỉnh. Thông hiểu - Khái quát được lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc trên địa bàn tỉnh. Vận dụng - Nhận xét, đánh giá được những giá trị của văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, kiến trúc. 2TN 2TN 20% Đạt Bài 2. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng Nhận biết - Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của từng chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Thông hiểu - So sánh được các trận đánh. Nêu được ý nghĩa của mỗi chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Vận dụng - Đánh giá, phân tích được tác động của mỗi chiến thắng với độclập dân tộc. 4TN 2TN 30% Đạt Bài 3. Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Nhận biết - Trình bày được địa điểm, thời gian phát hiện và niên đại của các bảo vật. Thông hiểu - Giới thiệu được giá trị văn hóa, lịch sử của các bảo vật. Vận dụng - Lập được bảng thống kê các bảo vật. Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. 2TN 2TN 1/2TL 1/2TL 50% Đạt Tổng 8 câu TNKQ 6 câu TNKQ ½ câu TL ½ câu TL 15 câu Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% 2. MA TRẬN Tên chủ đề/Bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Quảng Ninh từ năm 938 đến đầu thế kỉ XVI 2 2 4 Chiến thắng trên sông Bạch Đằng 4 2 6 Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh 2 2 1 5 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 8 Đ 40% 6 Đ 30% 1 Đ 30% 15 Đ 2. Hình thức kiểm tra: tự luận và trắc nghiệm. 3. Đề kiểm tra Phần 1. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Hãy đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất Câu 1. Thời Hậu Lê - Lê sơ (1428 - 1527), đời vua Lê Thái Tổ năm 1428, vùng Quảng Ninh thuộc A. Thừa tuyên An Bang. B. Đông Đạo. C. lộ phủ Tân An. D. trấn Triều Dương . Câu 2. Người sáng lập ra dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là A. Trần Nhân Tông. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Thái Tông. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 3. Hát nhà tơ, hát đúm, hát giao duyên của cư dân biển gọi chung là A. lễ hội. C. nghệ thuật diễn xướng. B. văn nghệ dân gian. D. văn hóa biển. Câu 4. Trong kỉ nguyên Đại Việt, thời nhà Lý (thế kỉ XII), thương cảng Vân Đồn ra đời đã tác động làm hình thành và phát triển nền A. kinh tế biển. B. văn nghệ dân gian. C. văn hóa biển. D. du lịch biển. Câu 5. Năm 938, Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân A. Tống. B. Mông Cổ. C. Nguyên. D. Nam Hán. Câu 6. Tháng 12/1287, đoàn thuyền Lương của nhà Nguyên đã bị quân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy chặn đánh tại A. Cửa Ông. B. Vân Đồn. C. Cẩm Phả. D. Vạn Kiếp. Câu 7. Cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của vua Lê Đại Hành đã khiến quân Tống đại bại. Tướng giặc nào đã bị giết chết trong cuộc truy kích ấy là A. Trương Văn Hổ. B. Lưu Hoằng Tháo. C. Hầu Nhân Bảo. D. Ô Mã Nhi. Câu 8. Để chống quân Nguyên đánh Đại Việt lần ba, nhà Trần đã cử ai làm Quốc công tiết chế- Thống lĩnh quân đội cả nước? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Nhân Tông. C. Trần Khánh Dư. D. Trần Quốc Toản. Câu 9. So với hai trận Bạch Đằng năm 938 và năm 981, việc bố trí trận địa cọc ngầm tại Bạch Đằng năm 1288 có điểm khác là A. chặn bước tiến của giặc. B. chặn đường rút của quân giặc. C. chặn đoàn thuyền lương của giặc. D. chặn đội quân thủy của giặc. Câu 10. Trận Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã A. bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. B. đánh bại một đế quốc lớn mạnh, hung hãn đang hoành hành cả thế giới khi đó. C. chấm dứt vĩnh viễn nền đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc. D. mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. Câu 11. Ý nào không phản ánh cách hiểu về bảo vật quốc gia? A. Là hiện vật gốc, độc bản. B. Có giá trị đặc biệt quý hiếm. C. Có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. D. Có thể trưng bày ở bất cứ đâu. Câu 12. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông hiện được lưu giữ, bảo quản, bài trí trong tháp Huệ Quang (Yên Tử) được làm từ A. đá xanh. B. đồng. C. sắt. D. bê tông. Câu 13. Điểm chung của Bình gốm hoa nâu Kinnari và Thạp gốm hoa nâu là A. kế thừa nghệ thuật của văn hóa Đông Sơn. B. thể hiện trình độ và kĩ thuật điêu khắc điêu luyện. C. đồ dùng của tầng lớp quyền quý. D. biểu trưng của tư tưởng và chiều sâu văn hóa. Câu 14. Bình gốm Đầu Rằm là tác phẩm nghệ thuật gốm tiêu biểu, đặc sắc của nền văn hóa được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồ đá và đồ gốm. Đó là nền văn hóa nào? A. Đông Sơn. B. Phùng Nguyên. C. Soi Nhụ. D. Hạ Long. Phần 2. Tự luận (3,0 điểm) Em đã tìm hiểu về các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hãy: a. Kẻ bảng theo 4 cột (STT/Tên bảo vật/Niên đại/Nơi lưu giữ bảo vật) để thống kê 2 bảo vật trong tổng số 9 bảo vật vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. b. Đóng vai là một thuyết minh viên của Bảo tàng Quảng Ninh, hãy chọn giới thiệu một bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh đang được trưng bày tại đây. 4. Đáp án, biểu điểm Phần 1. Trắc nghiệm (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm, tổng điểm là 7,0 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A C A D B C A B C D A C B Phần 2. Tự luận Câu Nội dung Điểm a Kẻ bảng theo 4 cột (STT/Tên bảo vật/Niên đại/Nơi lưu giữ bảo vật) để thống kê 2 bảo vật trong tổng số 9 bảo vật vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. STT Tên bảo vật Niên đại Nơi lưu giữ bảo vật 1 Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông Thế kỉ XVII Tháp Huệ Quang (Yên Tử) 2 Trống đồng Quảng Chính Thế kỉ III-II TCN Bảo tàng Quảng Ninh 3 Bình gốm Đầu Rằm Cách nay hơn 3.000 năm Bảo tàng Quảng Ninh 4 Bình gốm hoa sen Thế kỉ XI-XII Bảo tàng Quảng Ninh 5 Bình gốm hoa nâu Kinnari Thế kỉ XI-XII Bảo tàng Quảng Ninh 6 Thạp gốm hoa nâu Thế kỉ XI-XII Bảo tàng Quảng Ninh 7 Thống đồng thời Trần Thế kỉ XIII-XIV Bảo tàng Quảng Ninh 8 Hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử Thế kỉ XIV Bảo tàng Quảng Ninh 9 Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu Thế kỉ XV Bảo tàng Quảng Ninh 2,0 Yêu cầu - Học sinh kẻ được bảng - Học sinh điền đúng thông tin của 2 bảo vật 1,0 1,0 b Đóng vai là một thuyết minh viên của Bảo tàng Quảng Ninh, hãy chọn giới thiệu một bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh đang được trưng bày tại đây. 1,0 Yêu cầu: - HS đóng vai một thuyết minh viên - Giới thiệu được một bảo vật, đảm bảo các ý sau: + Tên bảo vật + Niên đại + Nơi phát hiện + Năm phát hiện + Giá trị văn hóa, lịch sử 0,5 0,5 Tổng điểm Kết quả điểm toàn bài là điểm cộng của cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận - Đạt: HS có kết quả Đạt là 5 điểm trở lên. - Không Đạt: HS có kết quả Đạt là dưới 5 điểm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.