Danh mục
KHBD NGU VAN TUAN 22 TIET 106,107
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20/02/24 07:28
Lượt xem: 1
Dung lượng: 35.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 17/02/2024 Ngày giảng: 20/02/2024 Tiết 106,107 Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi trong văn bản. * HS khuyết tật: nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. - Chăm chỉ: Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống. 3. Năng lực - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm. + Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. * HS khuyết tật: năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, NL thẩm mĩ, đọc - hiểu II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Học liệu: Kế hoạch bài học, phiếu học tập, tranh minh họa. - Thiết bị: Bài giảng trình chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị bài trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút) * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS bày tỏ cảm xúc của mình trước một tác phẩm văn học nào đó ở bất cứ thời kì nào. * Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. * Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. * Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV giao câu hỏi : ? Hs đọc bất cứ 1 bài thơ nào em thích. Trình bày cảm xúc, suy ngẫm của mình khi đọc bài thơ đó ? - Dự kiến TL: ? HS khác còn với em khi nghe bài thơ bạn đọc em có rung cảm nào? -Dự kiến TL: GV dẫn dắt vào bài: Sau khi nghe phần trình bầy của các em chúng nhận thấy ở mỗi văn bản hay bài thơ khi đọc ra có nhiều cung bậc cảm xúc được cảm nhận khác nhau. Vậy tại sao có được điều đó ? chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay -HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ của thầy và trò ND kiến thức (ghi bảng) Hoạt động 1: Tìm hiểu chung *Thời gian 10 phút a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Nguyễn Đình Thi - Dự kiến TL: -Nguyễn Đình Thi (1924-2003)..., - Quê: Hà Nội - Hoạt động văn nghệ từ trư¬ớc cách mạng tháng Tám 1945 - Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức: ? Nêu những hiểu biết về văn bản? 1 HS trả lời. (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) Dự kiến TL: - Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - GV chốt: Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Hoạt động 2.1. HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu đọc GVhướng dẫn: Giọng mạch lạc, rõ ràng. Đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ. HS đọc. Gọi 3 hs đọc rồi nhận xét. ? Giải thích một số từ ngữ khó. - HS/GV nhận xét đọc 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ NHÓM (3 phút): a. Xác định kiểu văn bản? b. Nêu PTBĐ chính của văn bản? c. Vấn đề nghị luận là gì? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động cặp đôi. + HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Dự kiến TL: - Kiểu vb: Nghị luận - Ph¬ương thức biểu đạt chính: nghị luận - Vấn đề nghị luận: Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người ?Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và chỉ ra các phần nội dung tương ứng? - HS trả lời. - Nhận xét. - GV chốt: - 3 luận điểm tương ứng 3 phần: + P1…một cách sống của tâm hồn à Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung VN còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng t/c của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là 1 cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ” + P2: Chúng ta…trang giấy à Công dụng của văn nghệ: Rất cần thiết đối với đời sống con người nhất là hoàn cảnh chiến đấu sx vô cùng gian khổ của Dt ở những năm đầu kháng chiến. + P3: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Khả năng cảm hóa sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xat từ trái tim. Hoạt động 2.2. HD học sinh tìm hiểu chi tiết ND, NT văn bản *Thời gian 15 phút a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của văn nghệ. b.Nội dung:HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)- phiếu học tập a. Nội dung phản ánh của Văn nghệ là gì b. Câu văn nào của đoạn nêu lên luận điểm ấy? Em hiểu gì về nội dung phản ánh của văn nghệ? c. Theo tác giả, thì tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đâu để xây dựng? ? Nhưng ở đây có phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy hay không ? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận. - Đại diện trình bày. - Dự kiến TL: c. Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật: Lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan à tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn nhủ. HĐ cặp đôi:? Tác giả đã lấy dẫn chứng nào để minh hoạ? ? Nêu nhận xét về cách lập luận của t/giả? ? Từ 2 ý phân tích của tác giả về nội dung của tác phẩm nghệ thuật em hãy nêu nội dung của văn nghệ? HS hoạt động cá nhân => Hoạt động cặp đôi => trình bày kết quả. Dự kiến TL: + Dẫn chứng 1: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du à Đọc câu thơ, rung động trước cảnh đẹp ngày xuân, bâng khuâng nghe lời gửi của tác giả. + Dẫn chứng 2: An-na Ca-rê-nhi-na-Lép Tôn- xtôi. - Tác phẩm nghệ thuật không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ à khiến ta rung động ngỡ ngàng trước những điều… rất quen thuộc. GV giảng - GV rút ra kết luận chung chốt - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khác quan mà còn thể hiện t¬ư t¬ưởng, tình cảm của nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của người sáng tác. - Văn nghệ mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn đọc giả mỗi thế hệ - VN tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân người nghệ sĩ . ? HĐ theo nhóm: Vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào ? HS dự kiến trả lời: - Nội dung của các môn KH khác khám phá miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên, xã hội, các quy luật khách quan. - Còn tiếng nói của văn nghệ thì khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người GV chốt I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: -Nguyễn Đình Thi (1924-2003)..., - Quê: Hà Nội - Hoạt động văn nghệ từ trư¬ớc cách mạng tháng Tám 1945 - Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng 2. Văn bản: - Viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong “Mấy vấn đề văn học” xuất bản năm 1956. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: VB Nghị luận - PTBĐ: Nghị luận - Vấn đề nghị luận : Nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người - Bố cục: 3 phần 3. Phân tích 3.1. Nội dung của văn nghệ - Dẫn chứng tiêu biểu, cách lập luận chặt chẽ => tác dụng của tác phẩm văn nghệ. Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. TIẾT 2 .GV hướng dẫn HS tìm hiểu ND2: 17 phút *Mục tiêu Giúp HS nắm được vai trò của Tiếng nói văn nghệ *Nhiệm vụ HS tìm hiểu ở nhà *Phương thức thực hiện hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: a. Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? b. Tác giả đã chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống? c. Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào? ? Nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao? - Dự kiến TL: a. V a. Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân. b. Cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, hàng ngày c. Hoàn cảnh khắc nghiệt, đặc biệt, dễ gây ấn tượng. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức: Em có n/xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ phân tích của tác giả? à Trữ tình, thiết tha. GV bình: Sự Tác động của văn nghệ thật kì diệu...Chúng ta thử hình dung một ngày nào đó c/s của chúng ta không có sự hiện diện của VN c/s của chúng ta sẽ ra sao, sẽ buồn tẻ như thế nào. GV hướng dẫn HS tìm hiểu ND3: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ (18 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được sức mạnh kì diệu của Tiếng nói văn nghệ. *Nhiệm vụ: HS tìm hiểu đọc *Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. *Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gọi HS đọc đoạn cuối. ? Tác giả đã lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá? Gợi ý: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến như vậy ? Tư tưởng nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào ? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào ? Bằng cách gì ? - Dự kiến TL: + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. + Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét, vui buồn… của con người chúng ta. + Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng. + Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn qua con đường tình cảm. 2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động nhóm. + HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời>Nhận xét. - >GV chốt: * GV bình thêm: Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ… cùng các nhân vật và cùng nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy.” HĐ cặp đôi ? Cách viết trong "Tiếng nói của VN" có gì giống và khác bài "Bàn về đọc sách" Dự kiến trả lời: * Giống: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết. * Khác: Tiếng nói của VN là bài NLVH nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm... - HS trả lời. - Nhận xét. - GV chốt: HĐ cá nhân ? Vậy văn nghệ có khả năng kì diệu gì? ? Em hãy lấy dẫn chứng minh hoạ về một tác phẩm văn nghệ chứa đựng những tình cảm yêu, ghét, buồn vui ? - HS tự do phát biểu ý kiến. - HS trả lời. - Nhận xét. - GV chốt: * HD Hs tổng kết (3 phút) 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN ? Qua bài học, em rút ra nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm? ? Tiểu luận nhằm thuyết phục người đọc điều gì? - HS trả lời, GV chốt một số ý về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm. (Chú ý hoạt động của HS khuyết tật) - Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK 17. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút) * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: -Giáo viên trình chiếu nội dung bài tập: 1. Lập sơ đồ các luận điểm cơ bản của văn bản. - Hs thảo luận – trình bày 2. Em thử hình dung trong thế kỉ XXI không tồn tại văn nghệ (không thư viện, không đài phát thanh, báo chí…) thì 1 năm con người sẽ ra sao? Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 15 dòng để trình bày suy nghĩ của em - Hs hoạt động cá nhân – trình bày => GV nhận xét. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2 phút) *Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. *Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày *Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân *Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Khi đọc một cuốn sách hay khi xem xong một bộ phim…em có tâm trạng thế nào? Trình bầy cảm xúc của mình. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà hoàn thành 3.2. Vai trò của văn nghệ - Văn nghệ giúp ta sống phong phú hơn, thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Văn nghệ là sợi dây nối kết con người với cuộc sống đời thường đối với quần chúng nhân dân. - Văn nghệ mang lại niềm vui ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn, giúp họ tin yêu cuộc sống, v¬ượt lên bao khó khăn gian khổ của cuộc sống hiện tại. 3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. - Lay động cảm xúc, tâm hồn - Thay đổi nhận thức của con người... 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên . - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú giàu thuyết phục - Giọng văn chân thành say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản 4.2. Nội dung: - Nội dung phản ánh của VN - Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người. 4.3. Ghi nhớ III. Luyện tập * Hướng dẫn về nhà - Học bài & hoàn thành BT 3/ 17 - Học thuộc ghi nhớ SGK/ 17 - Soạn bài: Các thành phân biệt lập: Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời các câu hỏi.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.