Danh mục
KHBD Ngu van 7 tuan 17 tiet 67,68 KTHKI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 28/12/23 12:21
Lượt xem: 1
Dung lượng: 35.0kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 22/12/2022 Ngày giảng: 29/12/2022 Tiết 67,68 KIỂM TRA CUỐI KÌ I I. Mục tiêu của đề kiểm tra 1. Về kiến thức - Thông qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. 2. Năng lực + Kĩ năng bài học: Rèn H kĩ năng diễn đạt, trình bày và kĩ năng xác định yêu cầu câu hỏi và khả năng tạo lập văn bản. + Kĩ năng sống: - KN đặt mục tiêu hoàn thành công việc theo yêu cầu. - KN quản lí thời gian tập trung giải quyết vấn đề đảm bảo thời gian quy định. 3. Phẩm chất Giáo dục cho các em tính trung thực, độc lập, tự giác trong quá trình làm bài. II. Hình thức đề kiểm tra 1. Hình thức : + Trắc nghiệm: 60% + Tự luận: 40% 2. Thời gian : 90 phút III. Thiết lập ma trận và bảng đặc tả ma trận TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Các tác phẩm tùy bút , tản văn về sắc màu cuộc sống trên các vùng quê khác nhau. 3 0 5 0 0 2 0 60 Các tác phẩm thơ về tình yêu quê hương đất nước 2 Viết Biểu cảm về con người và sự vật 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40% Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các tác phẩm truyện về đề tài tuổi thơ với thiên nhiên Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; phương thức biểu đạt. + Các kiến thức tiếng Việt: từ láy, cụm từ, biện pháp tu từ Xác định được biện pháp tu từ, các thành phần chính hoặc thành phần trạng ngữ trong câu (được mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Tác dụng của biện pháp tu từ - Nghĩa của từ Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Vận dụng cao: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. 3 TN 5TN 2TL Các tác phẩm thơ về tình yêu quê hương đất nước Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 3 TN 5TN 2TL Các tác phẩm tùy bút , tản văn về sắc màu cuộc sống trên các vùng quê khác nhau. Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt trong văn bản. - Nhận biết các chi tiết thể hiện đặc điểm của sự vật hiện tượng và cảm xúc của nhà văn và chất trữ tình trong văn bản. - Xác định được biện pháp tu từ trong câu văn. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh. - Lí giải một số đặc điểm của sự vật hiện tượng gắn với đời sống. Vận dụng: - Vận dụng kiến thức để giới thiệu về món đặc sản làng quê. - Đưa ra thông điệp tới mọi người về việc bảo tồn văn hóa truyền thống làng quê. 3 TN 5TN 2TL Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về yêu cầu khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học . Thông hiểu: Viết đúng về nội dung và hình thức của bài văn. Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật 1TL Biểu cảm về con người và sự vật Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về yêu cầu khi viết bài văn biểu cảm. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung và hình thức của bài văn. Vận dụng: Bộc lộ được ấn tượng, cảm xúc về con người và sự việc. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách viết, dùng từ, diễn đạt,... 1TL Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 IV. Thiết lập đề kiểm tra I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam…Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ…Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.” (Thạch Lam, Một thức quà của lúa non- Cốm, trích Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn hóa thông tin) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8: Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại gì ? A. Kí sự; C. Tùy bút; B. Hồi kí; D. Truyện ngắn. Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì ? A. Tự sự, miêu tả; C. Miêu tả, biểu cảm; B. Tự sự, biểu cảm; D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3 (0,5 điểm). Cốm làng Vòng nổi tiếng bởi điều gì ? A. Cốm dẻo, thơm và ngon; C. Cốm già, thơm và ngon; B. Cốm rẻ, thơm và ngon; D. Cốm non, thơm và ngon. Câu 4 (0,5 điểm). Trong câu văn “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? A. Nhân hóa, liệt kê; C. Ẩn dụ, liệt kê; B. Điệp từ, so sánh; D. So sánh, liệt kê. Câu 5 (0,5 điểm). Nghĩa của từ “thanh đạm” trong câu văn “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” là gì ? A. Trong sáng, thanh cao; C. Tinh khiết, đơn giản, không cầu kì; B. Trong sáng, giản dị; D. Thanh cao, giản dị. Câu 6 (0,5 điểm). Tại sao khi nói về Cốm, tác giả lại nhắc tới lá sen ? A. Lá sen có vị ngọt, dùng để ướp cốm; B. Lá sen có mùi thơm, dùng để gói cốm; C. Lá sen có màu xanh, dùng để tạo màu cốm; D. Lá sen là nguyên liệu để tạo độ dẻo cho cốm . Câu 7 (0,5 điểm). Vì sao “Cốm không phải là thức quà của người vội” ? A. Ăn cốm phải ăn trong bữa cơm gia đình; B. Ăn cốm phải ăn trong ngày lễ hội; C. Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ; D. Ăn cốm phải ăn kèm với các món ăn khác. Câu 8 (0,5 điểm). Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong văn bản trên ? A. Giọng điệu dí dỏm, ngôn ngữ đậm chất địa phương; B. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, đời thường, có nhân vật cụ thể; C. Ngôn từ giàu hình ảnh, mang tính triết lí cao, có cốt truyện rõ ràng; D. Ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ, lời văn trang trọng, tinh tế. Câu 9 (1,0 điểm). Qua bài viết trên, bằng một câu văn, em hãy giới thiệu với mọi người về thức quà quê đặc biệt: Cốm làng Vòng. Câu 10 (1,0 điểm). Cuối bài viết, tác giả bày tỏ: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”. Em hiểu như thế nào về thông điệp mà tác giả gửi gắm từ suy nghĩ đó? (Trả lời bằng đoạn văn dài từ 3 đến 5 câu) II. VIẾT: (4,0 điểm) Hãy chọn và làm vào tờ giấy thi một trong hai đề văn sau: Đề số 1: Em hãy viết một bài văn biểu cảm về một người thân của em. Đề số 2: Em hãy phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU: 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 D 0,5 9 - HS có thể giới thiệu với mọi người về thức quà quê đặc biệt: Cốm là món quà quê đặc biệt từ những bông lúa non ngậm đầy những giọt sữa thanh sạch của đất trời, được những cô gái làng Vòng chế biến theo phương thức gia truyền với sự nâng niu, trân trọng và khéo léo. 0,5 0,5 10 HS hiểu được thông điệp tác giả đưa ra: -Tác giả nhắc nhở mỗi chúng ta cần yêu quý trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái dân tộc trong thức quà quê: cốm. - Cốm mang giá trị tinh thần, giá trị văn hóa cổ truyền của người Việt Nam vì thế cần biết thưởng thức và trân trọng những sản vật thanh cao và giản dị đó. 0,5 0,5 II VIẾT: 4,0 ĐỀ SỐ 1 Hình thức a. Đảm bảo bố cục 3 phần của bài văn hoàn chỉnh. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về về người mẹ kính yêu. 0,25 c. Chính tả, ngữ pháp: Đúng chính tả; không mắc lỗi câu, diễn đạt, dùng từ 0,25 d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, hình ảnh gần gúi và giàu cảm xúc. 0,25 Nội dung HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài - Giới thiệu về người thân (bố, mẹ, ông, bà…) và bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người thân . *Thân bài a. Giới thiệu chung về người thân - Tên, tuổi và nghề nghiệp. - Đặc điểm ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, điểm ấn tượng nhất (ví dụ:biểu cảm về mẹ thì nói về đôi bàn tay chai sần, giọng nói dịu dàng…) - Đặc điểm tính cách: hiền từ, nghiêm khắc, vui vẻ… b. Vai trò của người thân Ví dụ: Biểu cảm về mẹ - Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với em: chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ em nên người. - Mẹ là điểm tựa tinh thần vững chắc: luôn bao dung, yêu thương em vô điều kiện. - Những kỉ niệm đặc biệt như: Mẹ chăm sóc khi bị ốm; Một lần mắc lỗi với mẹ… c. Bày tỏ tình cảm dành cho người người thân: - Yêu mến, kính trọng, tự hào,... - Mong muốnn người thân luôn vui vẻ, khỏe mạnh *Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho người thân mà em yêu quý. 0,25 2,5 0,25 ĐỀ SỐ 2 4,0 Hình thức a. Đảm bảo bố cục 3 phần của bài văn hoàn chỉnh. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. 0,25 c. Chính tả, ngữ pháp: Đúng chính tả; không mắc lỗi câu, diễn đạt, dùng từ 0,25 d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, hình ảnh gần gúi và giàu cảm xúc. 0,25 Nội dung HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. *Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật + Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. + Ngôn ngữ của nhân vật + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. *Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật. 0,25 2,5 0,25 VI. Tiến trình kiểm tra * GV phát đề, HS làm bài 90 phút * Thu bài, nhận xét giờ KT

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.