Danh mục
KHBD HĐTN 6 TUẦN 14
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 09/12/24 06:22
Lượt xem: 1
Dung lượng: 27.3kB
Nguồn: Tự soạn
Mô tả: Ngày soạn: 06/12/2024 Ngày giảng: 09,13,14/12/2024 Tiết 41,42,43 CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG II. GIỮ GÌN CHO TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được những nét đẹp về truyền thống (văn hoá, lịch sử, ...) của - Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương tới bạn bè, người thân. - Nhận thức được ý nghĩa của sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: – Tự chủ và tự học: Tự giác, tích cực tìm hiểu về truyền thống quê hương biết vận động người thân và bạn bè tham gia giữ gìn, bảo tồn các truyền thống đó. – Giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác với các bạn trong các hoạt động nhóm của chủ để – Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, năng khiếu của mình để giới thiệu truyền thống quê hương, có khả năng sử dụng lập luận logic cho hoạt động tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tổ chức được cuộc thi tìm hiểu về truyền thống địa phương với các bạn, lựa chọn hình thức phù hợp để giới thiệu truyền thống địa phương theo nhóm. 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Bày tỏ thái độ trân trọng, tự hào về các truyền thống mà thế hệ trước đã trao truyền lại. - Nhân ái: Biết ơn những người đã góp phần tạo nên truyền thống quê hương. - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Hướng dẫn HS tìm hiểu trước thông tin về những truyền thống văn hoá, lịch sử nổi bật của quê hương minh (thông qua sách báo, tài liệu, mạng internet, hỏi người thân thầy cô giáo... - Làm 4 lá thăm về các loại hình truyền thống của địa phương mình để chuẩn bị cho HS bốc thăm trước khi tiến hành hoạt động. Gợi ý: + Một lá thăm về truyền thống địa phương liên quan đến nghệ thuật; + Một lá thăm về truyền thống địa phương liên quan đến ẩm thực + Một lá thăm về nghề truyền thống của địa phương; + Một lá thăm về truyền thống liên quan đến lễ hội ở địa phương. Lá thăm có thể bằng chữ hoặc bằng hình vẽ biểu tượng như hình minh hoạ trong SGK. Lưu ý: loại hình truyền thống để HS bốc thăm do GV tự lựa chọn, căn cứ vào đặc điểm cụ thể mỗi địa phương. - Hướng dẫn HS lựa chọn một hình thức trình bày hiểu biết của nhóm mình về truyền thống/di sản đó (Ví dụ: hát, múa, thuyết trình theo nhóm, làm sơ đồ tư duy, hùng biện, đóng vai, đọc thơ, chơi trò chơi, vẽ tranh cổ động, làm tranh xé dán, kể chuyện bằng tranh chiếu bóng, làm rối tay, ...) để thực hiện trong tiết học. - Hỗ trợ các nhóm chuẩn bị một bộ câu hỏi nhanh kèm đáp án (tối đa 3 câu hỏi) về truyền thống mà nhóm mình dự định trình bày để phục vụ cho hoạt động “Thử tài hiểu biết về truyền thống quê hương”. - Đề nghị HS tìm kiếm thông tin về những cách thức, việc làm cụ thể để bảo tồn, giữ gìn các truyền thống quê hương. 2. Đối với HS - Sgk, chuẩn bị đồ dùng học tập theo hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC II. Giữ gìn cho tương lai Tiết 41- CĐ 4- Giữ gìn cho tương lai (tiết 1) Tìm hiểu về truyền thống địa phương; Giới thiệu về 1 truyền thống địa phương Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động. b. Nội dung: GV cho HS hát theo bài hát “Đông Triều đệ tứ chiến khu” c. Sản phẩm học tập: HS hát theo nhạc chuẩn bị vào bài mới d. Tổ chức thực hiện: GV cho cả lớp nghe và yêu cầu cả lớp hát theo bài hát “Đông Triều đệ tứ chiến khu” https://youtu.be/ldVPhbj5CF0?feature=shared HS thực hiện và hát theo bài nhạc Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống địa phương; Giới thiệu về 1 truyền thống địa phương a. Mục tiêu: - HS nêu được tên gọi và đặc điểm nổi bật của một truyền thống quê hương mình. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi tìm hiểu về truyền thống địa phương giữa các nhóm c. Sản phẩm: Kết quả cuộc thi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên từ 4 lá thăm đã chuẩn bị để lựa chọn một trong các loại hình truyền thống văn hoá, lịch sử, của địa phương. - Hướng dẫn HS thi tìm hiểu về truyền thống địa phương giữa các nhóm theo hình thức gợi ý sau: + Từng nhóm lần lượt giơ cao lá thăm đã bốc được; + Nêu tên và trình bày ít nhất 2 đặc điểm nổi bật của loại hình truyền thống quê hương tương ứng với thẻ bốc thăm được; + Thời gian chuẩn bị của mỗi nhóm: 5 phút; + Thời gian trình bày của mỗi nhóm: tối đa 2 phút; + Trao giải cho đội thực hiện nhanh, đúng và có nội dung đặc sắc nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận 1. Tìm hiểu về truyền thống địa phương - Mỗi vùng quê, mỗi địa danh nơi ta sinh sống đều gắn liền với một truyền thống về văn hoá, lịch sử, ẩm thực, đặc sắc. - Là một thành viên của cộng đồng địa phương, HS chúng ta cần hiểu biết về những truyền thống đó và cùng chung tay giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. 3: Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Khi giới thiệu về địa phương nơi em sinh sống, cần nêu ra những đặc điểm nào để thể hiện rõ đặc trưng của địa phương? A. Lễ hội B. Ẩm thực C. Cảnh vật D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Mỗi vùng quê, mỗi địa danh nơi chúng ta sinh sống đều gắn liền với một truyền thống về văn hóa, lịch sử, ẩm thực, đặc sắc khác nhau, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Truyền thống quê hương là: A. Những nét bản sắc độc đáo, đặc trưng riêng của từng vùng đất B. Phản ánh cuộc sống của địa phương đó C. Phản ánh nghề nghiệp và con người của địa phương đó D. Tất cả đáp án trên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 Câu 3 D A D - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. Tiết 42- CĐ 4- Giữ gìn cho tương lai (tiết 2) Thử tài hiểu biết về một truyền thống địa phương Hoạt động 1: Thử tài hiểu biết về một truyền thống địa phương a. Mục tiêu: - HS giới thiệu được và bày tỏ niềm tự hào về một trong các truyền thống của quê hương mình. - HS thực hành được kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng trình bày vấn đề thông qua các hình thức đa dạng. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lựa chọn hình thức để giới thiệu về truyền thống địa phương. c. Sản phẩm: bài giới thiệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho từng nhóm lần lượt thể hiện những thông tin đã tìm hiểu được về một truyền thống cụ thể của địa phương theo các gợi ý: + Tên của truyền thống; + Lịch sử ra đời; + Thời điểm diễn ra trong năm; + Những điểm nổi bật về truyền thống đó. – Gợi ý hình thức trình bày của HS: hát, múa, thuyết trình theo nhóm, làm sơ đồ tư duy, hùng biện, đóng vai, đọc thơ, chơi trò chơi, vẽ tranh cổ động, làm tranh xé dán, kể chuyện bằng tranh chiếu bóng, làm rối tay, - GV đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS thể hiện suy nghĩ, cảm nhận sau mỗi phần trình bày của các nhóm: + Em thấy điều gì là độc đáo, thú vị nhất của truyền thống này? Vì sao? + Trước đây, em đã từng nghe nói/nghe kể về truyền thống này chưa? Do ai kể lại? Sau buổi học này, em biết thêm được điều gì? + Em có biết nơi nào trên đất nước mình cũng có truyền thống tương tự không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - Tổ chức bình chọn cho phần trình bày tốt nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Giới thiệu một truyền thống địa phương - Truyền thống quê hương là những nét bản sắc độc đáo, đặc trưng riêng của từng vùng đất, từng miền quê, phản ánh cuộc sống, nghề nghiệp và con người của địa phương đó. - Mỗi truyền thống của quê hương đều đáng trân trọng, tự hào. Tiết 43- CĐ 4- Giữ gìn cho tương lai (tiết 3) Người lưu giữ truyền thống địa phương; Giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương Hoạt động 1: Người lưu giữ truyền thống địa phương a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu được về thực tế những cá nhân, gia đình, dòng họ, ... tại địa phương đang góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mời một số HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương (Ví dụ: các nghệ nhân trong cộng đồng; người biết nấu món ăn đặc sản của địa phương; người thành thạo một nghề truyền thống; người đào tạo/hướng dẫn về các điệu múa, bài hát, ... đặc trưng của quê hương, ...). - GV đặt một số câu hỏi gợi ý để HS cùng trao đổi: + Những cá nhân/tập thể đó đã hoặc đang làm công việc cụ phát huy truyền thống quê hương? + Em có suy nghĩ gì về công việc của họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia sẻ thông tin mà các em biết về những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ trước lớp về thông tin những người đã và đang tham gia thực hành, bảo tồn, giữ gìn các truyền thống của địa phương - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Cần trân trọng, biết ơn những người đã và đang chung tay giữ gìn truyền thống của quê hương chúng ta. Hoạt động 2: Giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương a. Mục tiêu: - HS nhận thức được ý nghĩa của sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương thông qua hoạt động tranh luận. - HS thực hành được kĩ năng tranh luận. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hướng dẫn HS chia làm 2 đội để tiến hành tranh luận: + Một đội đồng tình với quan điểm GV đưa ra; + Một đội phản đối quan điểm đó; + Hai đội đưa ra lí lẽ để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình. - Một số chủ đề gợi ý cho cuộc tranh luận: Có ý kiến cho rằng: “Các truyền thống sẽ liên tục được sinh ra và thay thế nhau từ thời này qua thời khác. Vì vậy, việc gìn giữ chúng không còn quá quan trọng”. Em đồng ý hay phản đối ý kiến này? Em nghĩ như thế nào về quan điểm: “Chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ khác nếu mất đi truyền thống.”? - Hai đội tranh luận có khoảng 5 đến 7 phút để chuẩn bị trước các lí lẽ bảo vệ quan điểm của đội mình, hình dung trước các lập luận phản biện của đội bạn để cho ứng phó trong quá trình tranh luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các đội trình bày kết quả thảo luận của đội mình. - GV và HS của các đội khác có thể đặt câu hỏi cho đội trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. 2. Giữ gìn, phát huy truyền thống HS đưa ra trong cuộc tranh luận để kết luận về ý nghĩa, sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương. 3: Hoạt động Luyện tập a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập phần luyện tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Là một thành viên của cộng đồng địa phương, học sinh chúng ta nên làm gì để gìn giữ, phát huy truyền thông quê hương? A. Cần hiểu biết về những truyền thống đó của quê hương B. Không xuyên tạc, bôi nhọ về văn hóa, lịch sử C. Tuyên truyền những thông tin sai sự thật về truyền thống của quê hương đó D. Đáp án A và B đúng Câu 2: Đâu là những người đã và đang bảo tồn, gìn giữ các truyền thống của địa phương? A. Các nghệ nhân trong cộng đồng B. Người biết nấu món ăn đặc sản của địa phương C. Người đào tạo, hướng dẫn các điệu múa, bài hát,...đặc trưng của quê hương D. Tất cả đáp án trên Câu 3: Những công việc của những người bảo tồn, gìn giữ các truyền thống của địa phương, chúng ta cần giữ thái độ như thế nào? A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình B. Trân trọng, biết ơn C. Xấu hổ D. Ngại ngùng, thẹn thùng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1 Câu 2 Câu 3 D D B - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.